Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )
nhận của họ về công ty của mình, những nguyên tắc ứng xử trong công ty và môi
trường làm việc. Tóm lại là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng
bởi văn hóa là lợi thế cạnh tranh thực sự và bền vững nhất.
2. Tìm hiểu vấn đề của nhà tuyển dụng
“Bạn là người thế nào không quan trọng. Không ai quan tâm tới chuyện đó. Họ
cũng sẽ không quan tâm đến việc bạn từng làm gì”, ông Bradt viết. “Không ai nửa
đêm bật dậy và quyết định sẽ tuyển dụng bạn vì một sự thôi thúc không rõ ràng.
Vậy họ quan tâm đến gì? Họ chỉ quan tâm đến chính họ, đến những vấn đề chưa có
lời giải”.
Từ quan điểm đó, Bradt khuyên bạn hãy tìm hiểu xem vấn đề của công ty bạn
muốn vào làm việc là gì và cá nhân nào trong công ty đó phải “nhức đầu” vì những
vấn đề này nhất. Nếu làm được vậy bạn đã đi được 2/3 chặng đường để có một
công việc như ý.
3. Hãy chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất
Sau khi đã thấu hiếu về văn hóa của công ty, biết được những khó khăn họ đang
đối mặt, bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là chứng tỏ mình là giải pháp tốt
nhất. Hãy trình bày xem bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhà
tuyển dụng hết “đau đầu”.
Hãy sẵn sàng để trả lời 3 câu hỏi then chốt và thực chất nhất trong mỗi cuộc phỏng
vấn đó là: điểm mạnh của bạn là gì, vì sao bạn muốn vào làm tại đây và tại sao bạn
là người phù hợp cho vị trí cần tuyển. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy kể câu
chuyện của bản thân theo cách có thể khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là
giải pháp cho vấn đề của họ.
4 điều nên biết về mức lương của bạn
Mỗi công ty đều có một mức quỹ tăng lương cho nhân viên theo từng kỳ nhất định.
Đa số thường có đợt xem xét tăng lương 1 năm/lần và mức quỹ dự phòng đó bao
giờ cũng ở con số khá cao, đủ để có thể giữ chân những nhân viên xuất sắc có nguy
cơ rời bỏ công ty.
Khi đi làm, mọi người rất quan tâm đến vấn đề lương bổng, thu nhập của bản thân
nhưng không phải ai cũng biết cách để thỏa thuận một mức lương tương đối. Nhiều
ứng viên chia sẻ, họ thường "cứng họng" trước lý lẽ của sếp khi không muốn tăng
lương cho bạn, có khi là do tình hình kinh tế khó khăn chung, mức tăng phải tuân
theo quy định của công ty...
Ảnh minh họa
Thế nhưng, thực tế, đó cũng là những "chiêu bài" các nhà tuyển dụng thường dùng
để thuyết phục ứng viên với mức lương vừa phải. Nếu bạn hiểu rõ 4 bí mật sau,
bạn sẽ thấy việc tăng lương đôi khi không khó khăn như bạn nghĩ:
- Mức tăng thực tế có thể cao hơn quy định của công ty
Mỗi công ty đều có một mức quỹ tăng lương cho nhân viên theo từng kỳ nhất định.
Đa số thường có đợt xem xét tăng lương 1 năm/lần và mức quỹ dự phòng đó bao
giờ cũng ở con số khá cao, đủ để có thể giữ chân những nhân viên xuất sắc có nguy
cơ rời bỏ công ty.
Tuy nhiên, mức quỹ lớn không có nghĩa là sếp sẽ hào phòng khi tăng lương cho
nhân viên. Ngược lại, sếp sẽ hết sức cẩn trọng về việc tăng bao nhiêu để không
vượt quá tỷ lệ trung bình. Đôi khi, mức trung bình là 10% nhưng sếp lại tăng cho
nhân viên ưu tú 15% và giảm của những nhân viên trung bình khác xuống 5%. Vậy
nếu bạn là nhân viên xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ được hưởng mức lương cá biệt kia
bởi các nhà quản lý đều luôn tự hỏi bản thân "Liệu mình có thể để mất nhân viên
này chỉ vì mức tăng quá thấp hay không?". Thực tế, nếu có tăng cho bạn thêm một
chút, khoản này cũng rất nhỏ so với chi phí phải bỏ ra để tìm người thay thế bạn.
- Lương không nhất thiết phải phản ánh năng lực và kinh nghiệm làm việc
Đa số các công ty thường trả mức lương theo nhu cầu thị trường để có được ứng
viên phù hợp. Nhưng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi
điểm của những nhân viên mới vào có khi lại bằng hoặc cao hơn mức lương của
bạn, dù bạn hơn họ về thâm niên công tác và trình độ công việc.
Tất nhiên, cũng có những công ty nhìn thấy sự bất cập này và họ có kế hoạch tăng
lương cho người cũ, để có sự công bằng chung. Tuy nhiên, một số khác lại không
chủ động cho đến khi bạn phản ánh.
Bởi vậy, điều quan trọng là bạn phải nắm được mức lương của những người có
cùng kinh nghiệm và trình độ học vấn như bạn. Nhiều công ty vẫn đưa ra quy định
bí mật về mức lương cá nhân nhưng trên thực tế, những thông tin ấy vẫn khó tránh
khỏi bị "rò rỉ" và bạn hoàn toàn có thể nắm được con số chính xác. Nếu thấy có
khoảng cách quá xa, bạn nên trao đổi thẳng thắn với sếp.
- Trả lương cao cho những người được sếp ưu ái
Trong hàng chục nhân viên, chắc chắn sếp sẽ có những ưu ái riêng, quý mến riêng
với một vài người nào đó. Sự quý mến ấy không phải xuất phát từ việc nịnh bợ, lấy
lòng sếp mà bởi vì đó là những người được việc, giúp sếp một cách đáng kể. Sếp sẽ
chú ý đến họ và tạo điều kiện để họ trở thành những nhà quản lý tốt. Đây cũng là
một cách bạn có thể phấn đấu để cải thiện mức thu nhập của bản thân.
- Tài chính không phải là vấn đề khi sếp từ chối tăng lương cho bạn
Thông thường, quản lý sẽ vin vào cớ công ty đang khó khăn để từ chối tăng lương
cho nhân viên. Nên nhớ, đây chỉ là cái cớ trong vô vàn lý do để họ đạt được mục
đích. Nếu họ nói như vậy, bạn hãy hỏi lại xem công ty sẽ mất gì nếu bạn được tăng
lương. Nếu sếp không trả lời thẳng thắn, nghĩa là sếp cho rằng bạn xứng đáng với
khoản lương đó.
Lúc này, bạn nên xem mình có muốn tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tịa hay không
rồi hãy ngồi lại nói chuyện rõ ràng với sếp trước khi đưa ra quyết định.
4 sai lầm mà nhân viên mới cần tránh
Bạn đã được một công ty nhận làm nhân viên và đang hết sức vui mừng.
Nhưng mọi việc sẽ chỉ “xuôi chèo mát mái” nếu bạn tránh được 4 sai lầm dưới
đây.
Ảnh minh họa.
Trong những ngày đầu đi làm ở một công ty mới, bạn mong muốn gây được ấn
tượng tốt đẹp với đồng nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng mà đồng
nghiệp và cấp trên cùng dồn sự chú ý vào bạn, đánh giá về khả năng cũng như vai
trò của bạn trong nhóm, chưa kể cách cư xử, mức độ hòa đồng của bạn. Đừng để
những điều này khiến bạn cảm thấy run. Hãy là chính mình, và cố gắng tránh
những
lỗi
sau
đây:
1.
Hội
chứng
so
sánh
Ở công sở nào cũng có những người thích so sánh hiện tại với quá khứ. Họ thường
nói những câu đại loại như: “Ở công ty cũ của tôi, chúng tôi là việc này thế này”
hay “Công ty cũ của tôi có một cách làm hoàn toàn khác”.
Tất nhiên mọi thứ diễn ra không giống như ở những nơi khác nhau. Nhưng nếu bạn
nói ra sự so sánh của mình cho tất cả mọi người cùng nghe thấy, những người xung
quanh bạn sẽ nghĩ, bạn đang muốn ám chỉ, mọi thứ trước kia đối với bạn tốt đẹp
hơn bây giờ. Và cuối cùng, đồng nghiệp của bạn sẽ đặt câu hỏi: “Nếu anh/chị thích
công ty cũ của mình đến thế, thì tại sao không quay trở lại đó?”
Bạn có thể nghĩ là mình đang giúp ích bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và đem tới
những phương pháp làm việc mà công ty cũ của bạn áp dụng sang cho công ty
mới. Nhưng đồng nghiệp sẽ không nhìn nhận vấn đề theo cách đó, ít nhất là vào
lúc đầu. Điều đáng buồn là nhiều người trong số họ đang tìm kiếm lý do để không
chấp nhận bạn vào nề nếp vốn có của công ty. Nếu bạn liên tục so sánh công ty
mới với công ty cũ, bạn vô tình tạo ra một tinh thần “chúng tôi chống lại họ” mà ở
đó bạn ở phía bên ngoài. Một khi bạn liên tục “nhắc” mọi người rằng bạn là người
mới, thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ trở thành một phần của công ty mới.
2
.
Hào
hứng
với
việc
khoe
mình
có
những
gì
Đúng là công ty mới nhận bạn vào làm vì có lý do của họ. Chắc chắn là bạn có
những kỹ năng và kinh nghiệm và họ cần. Rõ ràng, mọi người đều tin là bạn có thứ
gì đó có ý nghĩa để đóng góp cho công ty. Mặc dù vậy, đừng quá hứng thú với việc
hể hiện bản thân khi bạn mới vào làm. Hãy để mọi việc diễn ra chậm rãi. Dành thời
gian tìm hiểu về các đồng nghiệp. Quan sát cách làm việc của nhóm. Từ đó xác
định
được
vị
trí
của
bạn
trong
nhóm.
Khi một nhân viên mới xuất hiện và tìm mọi cách để chứng tỏ bản thân ngay lập
tức, điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong môi trường. Bạn bắt đầu được người
khác cảm thấy như một nhân tố thay đổi, tạo ra cảm giác không thoải mái và lo
ngại cho những người xung quanh. Xét cho cùng, thay đổi dù tốt hay xấu đều là
một điều không dễ dàng gì đối với hầu hết mọi người.
Hãy nhớ rằng, ê-kíp này, công ty này đã có một phong cách làm việc riêng từ trước
khi có bạn. Sự xuất hiện của bạn có thể sẽ giúp mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn,
nhưng đừng quá vội vã. Hãy tìm hiểu về môi trường mới trước khi bổ sung những
bí quyết và kinh nghiệm công việc mà bạn có vào đó. Làm mọi việc một cách
chậm rãi, từ tốn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp hơn cho bạn.
3.
Tỏ
ra
biết
tất
cả
mọi
chuyện
Không có gì tệ hơn một người vừa đặt chân vào một môi trường mới với ý nghĩ
mình đã có tất cả mọi câu trả lời. Đúng là ở phương diện nào đó, bạn biết mình
đang làm gì. Nhưng cho dù bạn đã làm đúng công việc này ở một công ty cùng lĩnh
vực trước kia, thì bây giờ bạn vẫn đang ở trong một công ty mới, làm việc với một
ê-kíp mới. Bạn đang ở trong một môi trường hoàn toàn khác, và chuyên môn của
bạn
cũng
cần
phải
có
sự
điều
chỉnh.
Đồng nghiệp mới của bạn rất có thể đều là những người giỏi với những kỹ năng