Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )
khắc phục điều yếu đó, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn là một người cầu tiến, biết
tiếp
thu.
3.
Đưa
ra
những
câu
trả
lời
dài
dòng
hoặc
cụt
lủn
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn bị nhà tuyển dụng đánh giá không chỉ dựa trên nội
dung các câu trả lời của bạn mà còn cả cách bạn trình bày những câu trả lời đó.
Thời lượng phù hợp nhất là 1-2 phút cho mỗi câu trả lời. Nếu câu trả lời của bạn
quá ngắn, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu khả năng, không có sự hiểu biết hoặc không
quan tâm tới vấn đề. Tệ hơn, nhà tuyển dụng sẽ phải vất vả hơn với việc đặt câu
hỏi cho bạn để làm rõ vấn đề. Trong khi đó, những người nói quá dài lại bị đánh
giá là buồn tẻ, thiếu khả năng diễn đạt khúc chiết. Thậm chí, nhà tuyển dụng có lúc
phải ngắt lời bạn và nói với bạn rằng họ chẳng hiểu bạn nói gì.
4.
Hỏi
những
câu
kiểu
như
“Tôi
sẽ
được
gì?”
Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, hãy hành động như thể bạn là người bán hàng, cho
dù bạn tin mình là ứng viên sáng giá nhất mà nhà tuyển dụng đang muốn tuyển
được. Việc đặt ra những câu hỏi phục vụ riêng cho mục đích của bản thân bạn như
“Tôi sẽ được trả bao nhiêu?” hay những câu hỏi về các chế độ đãi ngộ khác sẽ
ngay lập tức khiến bạn bị “mất điểm”. Hãy nhớ, bạn chỉ nên đưa ra những câu hỏi
như vậy một khi nhà tuyển dụng phát tín hiệu bạn có thể được tuyển.
5. Nhìn vào hồ sơ xin việc của mình trong cuộc phỏng vấn
Hồ sơ của bạn có thể được nhà tuyển dụng đặt ngay trên mặt bàn khi bạn được
phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn chăm chăm vào đó, thì hành động này sẽ bị
nhà tuyển dụng xem là lo lắng thái quá, hoặc bạn đang nói dối điều gì đó. Nhà
phỏng vấn kỳ vọng bạn thuộc lòng về lịch sử công việc của bản thân, bao gồm các
công ty bạn đã làm việc qua, thời gian, chức danh, vai trò, vị trí, những thành tích
chính… Để tránh bị quên những chi tiết quan trọng, bạn có thể viết vào sổ tay
những ý chính trước khi đi tới cuộc phỏng vấn và sử dụng những ghi chép đó trong
quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, việc “dán mắt” vào hồ sơ khi được phỏng vấn là
không
nên
chút
nào.
Còn dưới đây là một số bí quyết giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:
1.
Chuẩn
bị
kỹ
lưỡng
Mỗi cuộc phỏng vấn xin việc là một bài thuyết trình quan trọng, nên sự chuẩn bị kỹ
lưỡng từ trước là điều không thể thiếu. Hãy đọc kỹ thông tin về công ty, lĩnh vực
hoạt động, miêu tả công việc, hồ sơ của những người sẽ phỏng vấn bạn trên mạng
xã hội nghề nghiệp LinkedIn (nếu có). Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Quan
trọng hơn, bạn cầu hiểu rõ về bản thân, hồ sơ của mình, các thế mạnh, điểm yếu,
cũng như các câu trả lời và các câu hỏi mà bạn dự định đưa ra trong cuộc phỏng
vấn.
2.
Đưa
ra
những
câu
hỏi
chất
lượng
Các nhà phỏng vấn đánh giá ứng viên dựa trên 3 tiêu chí chính, bao gồm: ấn tượng
ban đầu về ứng viên, chất lượng các câu trả lời, và chất lượng của các câu hỏi mà
ứng viên đưa ra. Những câu hỏi chất lượng có thể bù đắp cho một số yếu điểm của
ứng viên. Những câu hỏi tốt nhất là những câu hỏi về ảnh hưởng và những thách
thức của vị trí ứng tuyển, cũng như mối quan hệ giữa vị trí này với hoạt động của
công
ty.
3. Biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc rà soát lại những thành tích công việc
trước
đây
của
bạn
Nếu nhà phỏng vấn có vẻ như chỉ muốn kiểm tra là bạn có/không có những kinh
nghiệm và kỹ năng, hãy hỏi xem những kỳ vọng chính mà công ty đặt ra cho vị trí
mà bạn đang ứng tuyển là gì. Sau đó, hãy đưa ra những ví dụ về các thành tích tốt
nhất mà bạn đã đạt được trong công việc trước kia để chứng minh là bạn có thể
hoàn thành được công việc ứng tuyển như kỳ vọng của nhà tuyển dụng.
4.
Chứng
minh
thế
mạnh
và
trung
hòa
các
yếu
điểm
Hãy viết ra toàn bộ các điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Với mỗi điểm mạnh, liệt
kê 1-2 thành tích mà bạn đã đạt được để chứng minh. Còn để trung hòa điểm yếu,
hãy kể với nhà tuyển dụng xem bạn đã biến điểm yếu đó thành bài học như thế
nào,
hoặc
cách
mà
bạn
xử
lý
điểm
yếu
đó.
5.
Hỏi
về
những
bước
tiếp
theo
Về cuối cuộc phỏng vấn, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn đang đứng ở vị trí nào
và những bước tiếp theo là gì. Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra thờ ơ, có thể bạn sẽ không
được gọi lại. Trong trường hợp này, hãy hỏi xem bạn có thiếu sót gì về bằng cấp,
học vấn hay kỹ năng mà công việc yêu cầu. Một khi đã biết được điều này, bạn có
thể giảm thiểu sự lo lắng của nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một thành tích
tương đương mà bạn đã đạt được nhưng chưa được đề cập tới trong cuộc phỏng
vấn.
Phương
Theo Business Insider
Anh
5 dấu hiệu bạn sắp bị “đẩy” ra đường
Trong bối cảnh việc làm khó khăn như hiện nay, hẳn không ai muốn bị đưa
vào diện “cắt giảm biên chế”. Tuy nhiên sự thật thì vẫn thường phũ phàng.
Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn sắp phải tìm công việc mới.
Kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp đang phải sáp nhập
hoặc giải thể. Nếu không may ở vào các công ty như vậy, thì dù không muốn bạn
vẫn sẽ phải tìm cho mình một công việc mới. Khi đó, việc dự đoán trước được kết
cục là rất quan trọng để đảm bảo bạn có đủ thời gian để tìm công việc ưng ý. Vậy
đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn sắp phải ra đi?
Không ai muốn bị sa thải nhưng thực tế thường phũ phàng
1. Công ty bị sáp nhập
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Cheryl Palmer, các vụ sáp nhập mà khiến
nhiều vị trí trong công ty bị trùng lặp về chức năng luôn gây ra rắc rối. “Nếu bạn
đang đảm nhận một công việc mà một đối thủ khác trong công ty thôn tính cũng
đang làm, vị trí của bạn chắc chắn sẽ chịu nhiều rủi ro”, bà Palmer chia sẻ
với CNBC. “Về cơ bản công ty nào đứng ra thực hiện vụ mua lại sẽ loại bỏ các vị
trí bị trùng lặp”.
2. Sếp lờ đi chuyện thăng chức
Theo lẽ thông thường, sau thời gian cống hiến, với kinh nghiệm và năng lực các
nhân sự được quy hoạch gắn bó lâu dài sẽ được thăng chức, tăng quyền lợi để giữ
chân. Bởi vậy nếu “bạn bị gạt sang một bên khi cơ quan cân nhắc việc đề bạt trong
khi bạn có trình độ (bên cạnh kinh nghiệm và thời gian cống hiến) cao hơn những
người được chọn khác”, thì có vẻ như cấp trên đã quyết định bạn không còn thuộc
diện được trọng dụng. Và đó là lúc bạn cần phải để mắt tới những cơ hội khác.
Chuyên gia Fred Cooper của công ty tư vấn nhân sự Compass HR Consulting nhận
định.
3. Bị yêu cầu chia sẻ tài liệu, mật khẩu
Một ngày nào đó, bạn được sếp yêu cầu cung cấp hồ sơ về các công việc, dự án
bạn đang quản lý cho một ai đó khác, hoặc chuyển giao danh sách khách hàng cho
ai đó thì đó chính là “báo động đỏ”. Bởi theo chuyên gia Debby Carreau của
Inspired HR:
“Một trong những dấu hiệu của việc sắp bị sa thải chính là việc bạn được yêu cầu
chia sẻ hồ sơ, cập nhật cho một thành viên khác trong nhóm về tiến độ các dự án
của bạn. Còn nếu bạn được yêu cầu cung cấp mật khẩu, các danh sách khách hàng
của mình cùng thông tin liên lạc của họ thì đó chính là những chỉ báo rõ ràng
nhất”.
4. Tham gia những dự án “đặc biệt”
Một cách khác các chủ doanh nghiệp thường dùng trước khi sa thải nhân viên đó là
điều động họ tham gia những dự án “đặc biệt”. Đó thường là những nhiệm vụ ngắn
hạn nào đó chẳng mấy liên quan đến những công việc thường nhật của bạn. “Khi
dự án kết thúc, có thể công việc của bạn ở công ty cũng kết thúc”, chuyên gia Fred
Cooper chia sẻ. “Kể cả những dự án dài hạn cũng có những rủi ro tương tự đi kèm
với những điều nghe có vẻ “vinh dự” khi được trao nhiệm vụ”.
5. Bạn phải cạnh tranh với…máy tính
Theo bà Palmer, bất kỳ công việc nào mà máy móc có thể thay thế con người đều
không bền vững. “Nếu việc bạn đang làm có thể được thực hiện bởi máy móc thay
vì con người, bạn cần sớm tìm cho mình một công việc mới. Bởi thường không
sớm thì muộn công ty sẽ quyết định tự động hóa công việc đó bởi nó giúp tiết kiệm
chi phí”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn đành ngậm ngùi rời bỏ công việc
yêu thích khi gặp phải một trong những dấu hiệu trên. Theo Morgan Norman, CEO
và cũng là đồng sáng lập của WorkSimple, “việc thường xuyên yêu cầu phản hồi,
nhận xét từ cấp quản lý, ghi chép và theo dõi các mục tiêu cá nhân, chia sẻ công