Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )
hay buổi phỏng vấn xin việc chẳng thành công như mong muốn, hay bị sếp ngó lơ
khi có dịp tăng lương…bạn vẫn nên biết kiềm chế.
Đừng “xả giận” bằng những bức email, đoạn tin nhắn thô lỗ hoặc những hành động
tương tự khác mà không thể đảo ngược. Đồng thời bạn cũng nên hiểu rõ những
hành động như tới trễ một buổi họp hoặc quên việc thực hiện lời hứa có thể bị coi
là bất lịch sự ra sao. Hãy cố gắng vượt qua khó khăn bằng cách trân trọng, hồ hởi
với những điều vẫn còn tốt đẹp trong cuộc sống bạn và tự tìm một con đường mới
tới với sự vui vẻ, yêu đời.
Hạn chế tiếp xúc, tán gẫu với những người bi quan, hay than thở. Thay vào đó cố
gắng tìm những người biết động viên khuyến khích. Hãy kiểm soát cuộc sống hoặc
giả vờ như bạn đang làm được như vậy cho đến khi bạn cảm nhận được điều đó.
Rất nhanh thôi, bạn sẽ tìm lại được cho mình sự lạc quan, hứng khởi.
2. Đầu hàng trước những công việc khó khăn
Khi muốn tiến lên một nấc thang mới ở công ty hiện tại hoặc tìm kiếm cơ hội ở
một công ty khác, hãy luôn nhớ rằng chính bạn là người duy nhất khiến mong
muốn ấy có thể xảy ra hay không. Không phải sếp của bạn, cũng không phải đồng
nghiệp của bạn, lại càng không phải vợ/chồng/bạn thân của bạn.
Điều đó không có nghĩa là bạn không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người
xung quanh nhưng đừng mong chờ họ có thể giúp bạn làm phần việc khó nhất, đặc
biệt là những khâu suy nghĩ, lập kế hoạch và thực thi. Bạn có thể thuê ai đó giúp
mình thực hiện một phần chiến lược chuyển đổi nghề nghiệp của mình nhưng đừng
hy vọng rằng chỉ cần ngồi đó nghĩ là một ngày nào đó bạn sẽ trở thành lực sỹ. Bạn
cần hành động, cần đổ mồ hôi thực sự.
3. Không theo dõi thành quả công việc
Nếu vẫn được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, tăng lương, rõ ràng bạn
đang đạt được thành công nào đó. Bởi đơn giản nếu không công ty sẽ chẳng thể trả
lương cho bạn. Khi muốn biết thành quả công việc mình đạt được là gì, hãy luôn
nhớ đặt câu hỏi: “Công việc mình đang làm ảnh hưởng tới doanh thu/lợi nhuận của
công ty?”.
Ngay cả khi bạn nhận mình là một công nhân quèn, là người súc rửa chai lọ trong
nhà máy thì rõ ràng ít nhất cách bạn vệ sinh chúng cũng đủ sạch sẽ theo yêu cầu
khách hàng. Và nếu không có khách thì hiển nhiên công ty không có doanh thu để
trả lương cho bạn.
Nếu không thường xuyên theo dõi những thành quả mình đạt được, một ngày nào
đó khi muốn ra đi tìm cơ hội mới, bạn sẽ chẳng biết liệt kê thành tích gì vào bản sơ
yếu lí lịch hay thư xin việc để gây ấn tượng với ông chủ tương lai.
Đây có thể là một ví dụ đơn giản nhưng điều quan trọng hơn ở đây đó là hãy cố
hình dung rộng hơn xem công việc của bạn đang gây tác động ra sao tới toàn bộ
công ty. Việc cứ cho rằng mình chẳng có thành công nào đáng kể chính là một thái
độ có thể khiến sự nghiệp của bạn mãi không “cất cánh” nổi.
4. Trong mắt mọi người bạn như một khúc ca buồn
Dù là trên Facebook, Tweeter hay các diễn đàn, CLB, lúc nào bạn cũng tỏ ra là
người ủy mị, ướt át, với những dòng “status” u ám. Bạn ngó lơ những nhận xét,
bình luận của bạn bè và cũng chẳng màng xem họ đang chia sẻ gì. Nếu đó là điệu
bạn đang làm thì hãy từ bỏ ngay thói quen ấy bởi ngày nay mạng xã hội cũng là
một xã hội thu nhỏ. Bạn cần phải tương tác với mọi người, phải có thái độ tích cực
nếu không muốn bị bỏ lại.
5. Đừng tiết kiệm lời “cảm ơn”
Cho dù đang trong một cuộc phỏng vấn hay thể hiện sự biết ơn vì đã nhận được
một lời khuyên từ một người bạn, thành viên trong gia đình, nhà tuyển dụng…
đừng bao giờ quên nói cảm ơn. Vì sao vậy? Bạn càng tỏ ra biết ơn với mọi người
thì bạn càng có cơ hội được những người khác nhớ tới khi họ bất chợt bắt gặp 1 cơ
hội nghề nghiệp nào đó phù hợp với bạn.
Điều này nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất bất kỳ ai cũng có thể gặp một cơ hội
tốt phù hợp với người khác nhưng vấn đề là ít khi họ sẵn sàng cởi mở với những
người không biết ơn. Bởi vậy, hãy đừng tiếc lời cảm ơn khi cần, bạn sẽ thấy tác
dụng nó đem lại thật bất ngờ.
5 điều nhà tuyển dụng không bao giờ thổ lộ với ứng viên
Điểm yếu lớn nhất của tôi là "làm việc quá chăm chỉ" hay "tôi không hoàn hảo".
Câu nói ấy là tín hiệu không tốt với nhà tuyển dụng bởi họ đã nghe không ít ứng
viên lặp đi lặp lại nhược điểm này.
Bạn khó có thể đọc được suy nghĩ của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Tuy
nhiên, nếu biết rõ nhà tuyển dụng thực sự nghĩ và mong muốn điều gì, câu trả lời
của bạn sẽ hoàn hảo hơn.
Nhà tuyển dụng cũng như bạn, sẽ có những điều họ không thể nói trực tiếp với ứng
viên nhưng bạn cũng nên chú ý:
1. Tôi không có thời gian chuẩn bị
Bạn không phải là ứng viên duy nhất khiến nhà tuyển dụng chú ý. Họ có hàng chục
ứng viên tiềm năng đang xếp hàng đợi phỏng vấn và việc nhà tuyển dụng không có
thời gian xem kỹ hồ sơ, CV của bạn trước khi đối diện với bạn trong buổi phỏng
vấn cũng là điều dễ hiểu. Họ thậm chí còn không có bản sao hồ sơ của bạn nữa.
Ảnh minh họa
Vì vậy, khi đến phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên đem theo một bản sao hồ sơ của
mình, nhớ là in trên loại giấy có chất lượng tốt. Nếu cần thiết, bạn nên dành ra 30
giây để tóm tắt trình độ, kinh nghiệm của bản thân cho nhà tuyển dụng có sự hình
dung sơ bộ.
2. Trang phục của bạn có vấn đề
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng là trang phục bạn lựa chọn khi đi
phỏng vấn. Nó tác động khá nhiều đến họ trong cả quá trình tuyển dụng về sau.
Chiếc quần bò và áo T-shirt bạn mặc hôm nay khiến nhà tuyển dụng băn khoăn về
tính chuyên nghiệp và mong muốn thực sự của bạn khi nộp hồ sơ cho họ. Thế
nhưng, nhà tuyển dụng sẽ không trực tiếp nói điều đó với bạn mà chỉ giữ điều đó
trong suy nghĩ. Bởi vậy, tốt nhất là nên chọn trang phục phù hợp với văn hóa công
ty, dù có phải mất thời gian tìm hiểu thêm một chút.
3. Tôi đã từng nghe điều này rất nhiều lần
Điểm yếu lớn nhất của tôi là "làm việc quá chăm chỉ" hay "tôi không hoàn hảo".
Câu nói ấy là tín hiệu không tốt với nhà tuyển dụng bởi họ đã nghe không ít ứng
viên lặp đi lặp lại nhược điểm này. Bạn sẽ trở thành ứng viên thiếu chân thật, có
nguy cơ bị lãng quên nhanh chóng vì những câu trả lời rất chung chung.
Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu
hỏi cơ bản và thực hành với một người đáng tin cậy để trau dồi thông tin. Việc đưa
ra những nhược điểm thực sự không khiến nhà tuyển dụng chê bai bạn mà họ chỉ
có suy nghĩ giúp bạn khắc phục mà thôi.
4. Tôi cố tình khiến bạn không thoải mái
Nhà tuyển dụng biết mọi "thủ đoạn" để khiến ứng viên cảm thấy khó chịu. Không
phải vì họ muốn hành hạ bạn mà ngược lại, họ hy vọng khi bị đặt vào tình huống
dở khóc dở cười, ứng viên sẽ có cái nhìn sắc sảo hơn và xử lý tình huống tinh tế
hơn.
Tuy nhiên, nhiều ứng viên không hiểu được ý đồ của nhà tuyển dụng và khó chịu
ra mặt vì những câu hỏi không đâu, thậm chí còn sẵn sàng "bật lại". Vì vậy, bạn
nên suy nghĩ một chút và trả lời mọi câu hỏi một cách thẳng thắn, chân thành.
5. Tôi muốn gây ấn tượng với bạn
Người tìm việc thường quên rằng họ không phải là ứng viên duy nhất được gọi đến
phỏng vấn. Nhà tuyển dụng cũng vậy, cuộc phỏng vấn là cơ hội để họ cho ứng viên
thấy, gia nhập công ty này là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho con đường sự nghiệp
của mình.
Khi có cơ hội, hãy hỏi một vài câu để nhà tuyển dụng có cớ mà giới thiệu về công
ty, về khoảng thời gian họ làm việc ở đó. Đây cũng là điều ứng viên nên "tâm lý"
với nhà tuyển dụng.
5 lỗi 'chết người' nơi công sở
Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào
công việc mà cứ nhấp nhổm không yên, nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác.
Bạn nghĩ rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia
đồi bao giờ cũng xanh hơn".
Bạn luôn có ý thức phấn đấu phát triển con đường sự nghiệp nhưng đôi khi, chỉ
một chút hớ hênh lại khiến bạn phạm phải những sai lầm "chết người". Sự nghiệp
bấy lâu bạn gây dựng cũng theo đó tuột dốc, coi như trở thành công cốc.
Nên nhớ, cạm bẫy không hiện hữu cho chúng ta nhận diện rõ ràng, vì thế, phải thật
khéo léo để biết và tránh những lỗi không đáng có. Sau đây là 5 lỗi bạn nên lưu ý
để tránh mắc phải:
- Ganh tỵ với đồng nghiệp
Ngay khi đồng nghiệp vừa lập công và được sếp khen thưởng, bạn cảm thấy có
chút ấm ức, ganh tỵ với thành quả của họ. Bạn thầm nghĩ, lẽ ra thành công này
phải thuộc về mình, so với mình, người này còn kém hơn hẳn. Suy nghĩ ấy khiến
bạn chán nản và có những cảm xúc tiêu cực, thật khó để kéo bạn trở lại công việc
với lòng say mê, tập trung cao độ như trước. Rõ ràng, sự ganh tỵ chỉ kéo lùi bạn
mà thôi.
Ảnh minh họa
Bởi vậy, thay vì so đo, ganh tỵ với đồng nghiệp, bạn nên nhìn vào thành quả họ đạt
được để thổi bùng lên nhiệt huyết của bản thân. Từ đó, bạn sẽ đề ra kế hoạch cụ
thể, mục tiêu phát triển trong ngắn hạn và dài hạn để đi đến thành công.
- Đứng núi này trông núi nọ
Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào
công việc mà cứ nhấp nhổm không yên nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác.
Bạn nghĩ rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia
đồi bao giờ cũng xanh hơn".
Ở đây, chúng ta chưa nói đến việc cấp trên biết bạn đang có tư tưởng "hai lòng" sẽ
khó chịu như thế nào nhưng ngay chính bạn cũng khó tập trung vào công việc. Mỗi
ngày đến công ty, bạn vẫn có cảm giác "đi thì không nỡ, ở không xong", bạn sẽ rất
khó có cơ hội thăng tiến.
- Tham thành tích
Để ghi điểm với sếp và lập thành tích trong công việc, bạn tham lam ôm hết mọi
việc vào người và cứ chăm chăm làm sao để hoàn thành càng nhanh càng tốt,
không chú ý đến suy nghĩ của mọi người xung quanh. Tất nhiên, không tránh khỏi
những lúc tinh thần lên cao, bạn hào hứng toàn tâm toàn ý cho công việc và năng
suất vượt kế hoạch. Nhưng nếu chỉ chú ý đến thời hạn hoàn thành công việc mà
không để ý đến chất lượng thì thành công chỉ đến nhất thời mà hậu quả lại tiềm ẩn
khó lường.
Ảnh minh họa
- Không biết kiềm chế
Cho dù bạn là nhân viên kỳ cựu hay ở cấp quản lý, sự giận dữ, không biết kiềm chế
cơn giận sẽ khiến uy tín của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con đường thăng tiến
của bạn cũng theo đó mà thu hẹp lại.
Tất nhiên, một khi đam mê công việc và cống hiến hết mình, bạn khó tránh khỏi
những lúc giận dữ nếu công việc không theo ý mình. Tuy nhiên, hãy khéo léo bày
tỏ sự thất vọng hay bất đồng quan điểm, nổi trận lôi đình không phải là cách giải
quyết tối ưu. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo kết quả công việc cuối cùng như
mong muốn chứ không phải là trút giận lên một ai đó.
- Huênh hoang quá mức
Bạn có năng lực và đạt được không ít thành công, mang lại hiệu quả cho công ty.
Bạn cho rằng, bấy nhiêu đó đủ để bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp một
cách nhanh chóng.
Trong hào quang của chiến thắng, bạn hầu như quên hẳn đóng góp của đồng
nghiệp, của nhân viên, công tập thể biến thành của riêng bạn. Sự huênh hoang quá
mức khiến đồng nghiệp có cái nhìn khác hẳn về bạn, và những lần sau, bạn trở nên
bình thường thậm chí là tầm thường trong mắt họ kể cả bạn lập được công lớn.
5 luật bất thành văn khiến bạn có thể bị sa thải
Khi làm việc tại bất kỳ công ty nào, việc nắm rõ được những quy tắc ứng xử là
điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề là không phải lúc nào những quy tắc
ấy cũng rõ ràng mà thường ở dạng ngầm hiểu như một thứ luật “bất thành
văn”.
Để trụ vững ở bất kỳ công ty nào, ngoài việc chứng tỏ được năng lực bản thân thì
khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. Nói cách khác bạn
cần phải nắm được các quy tắc ứng xử phù hợp. Đó không chỉ là những quy tắc
được nêu trong nội quy nơi làm việc mà còn cả những thứ được coi như “luật bất
thành văn”. Sau đây là 5 điều bạn cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn con
đường sự nghiệp dang dở.
Nguy cơ bị sa thải luôn rình rập những ai thiếu thận trọng
1. Nói xấu sếp
Đừng bao giờ dại dột nói xấu sếp hoặc các đồng nghiệp vì bất kỳ lí do gì. Bạn nghĩ
rằng sẽ chẳng ai biết chuyện đâu? Bạn đã nhầm to. Những chuyện kiểu này luôn
rất dễ lan truyền rộng rãi. Đó chính là những gì từng xảy ra với phó TGĐ Joe
Lacher của hãng bảo hiểm cá nhân lớn thứ 2 nước Mỹ Allstate. Ông này đã nói đùa
một vài thứ không hay về ông chủ của mình là CEO Tom Wilson tại một sự kiện
của công ty hồi năm ngoái. 2 tuần sau, Lacher nhận quyết định sa thải với “hiệu lực
ngay lập tức”.
2. Gửi những thứ không mong muốn qua mạng
Bạn nên nhớ rằng cho dù là email, hay đoạn chat qua Yahoo, tất cả những gì được
truyền qua máy chủ của công ty đều sẽ được lưu lại. Cho dù bạn có xóa chúng thì
cũng chẳng ích gì bởi luôn có một bản sao ở đâu đó. Bởi vậy đừng bao giờ viết ra
những gì mình không muốn người khác biết nếu không việc bạn phải dọn đồ ra đi
chỉ là vấn đề thời gian.
3. Coi thường sản phẩm của công ty hoặc khách hàng
Nhất là khi bạn đang giữ một chức vụ quản lý nào đó, hãy nhớ rằng bất kỳ khi nào
xuất hiện trước đám đông, dù đó là một buổi hội thảo hay đơn giản là ở sân bay
hoặc kể cả lúc ở một mình, bạn chính là người đại diện cho hình ảnh của công ty.
Bất kỳ ai xung quanh đều có thể ghi lại những hành động của bạn với chiếc điện
thoại của họ. Tương tự vậy, khi trả lời báo giới hoặc bất kỳ ai, những người có thể
nhắc lại lời của bạn, hãy cẩn trọng với những phát ngôn của mình.
4. Cho rằng các cuộc trò chuyện riêng sẽ luôn bí mật
Trên thực tế sự riêng tư luôn mong manh hơn nhiều những gì mọi người thường
nghĩ. Nếu bạn đang trò chuyện với gia đình thì điều đó có thể không vấn đề gì.
Nhưng dù sao cũng chỉ là “có thể” bởi không ai có thể biết biết liệu vợ/chồng hay
lũ nhóc nhà mình sẽ đăng thứ gì lên web sau cuộc trò chuyện đó.
Còn với những nơi khác thì khỏi phải bàn. Sự bí mật giờ đây mong manh đến độ
bạn có thể giả định như bất kỳ những gì bạn nói đều có thể xuất hiện trên trang
nhất các tờ báo ngay ngày hôm sau. Đây là thực tế buồn nhưng sẽ buồn hơn nếu
bạn không biết chấp nhận nó.
5. Quá cởi mở trên các mạng xã hội
Hồi năm ngoái, trang Bloomberg từng đưa tin ông Scott McClellan, một Phó TGĐ
với 26 năm kinh nghiệm tại hãng máy tính HP, đã vô tình để lộ cho các đối thủ một
số chi tiết về chiến lược điện toán đám mây của công ty trên trang cá nhân
LinkedIn. Không lâu sau ông phải ra đi. Một sự trùng hợp chăng? Có thể, nhưng
theo khảo sát của công ty Forrester Research, 82% các công ty theo dõi các mạng
xã hội chủ yếu để tìm kiếm các thông tin mật của đối thủ.
5 luật bất thành văn khiến bạn có thể bị sa thải
Khi làm việc tại bất kỳ công ty nào, việc nắm rõ được những quy tắc ứng xử là
điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề là không phải lúc nào những quy tắc