Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )
2. Gửi những thứ không mong muốn qua mạng
Bạn nên nhớ rằng cho dù là email, hay đoạn chat qua Yahoo, tất cả những gì được
truyền qua máy chủ của công ty đều sẽ được lưu lại. Cho dù bạn có xóa chúng thì
cũng chẳng ích gì bởi luôn có một bản sao ở đâu đó. Bởi vậy đừng bao giờ viết ra
những gì mình không muốn người khác biết nếu không việc bạn phải dọn đồ ra đi
chỉ là vấn đề thời gian.
3. Coi thường sản phẩm của công ty hoặc khách hàng
Nhất là khi bạn đang giữ một chức vụ quản lý nào đó, hãy nhớ rằng bất kỳ khi nào
xuất hiện trước đám đông, dù đó là một buổi hội thảo hay đơn giản là ở sân bay
hoặc kể cả lúc ở một mình, bạn chính là người đại diện cho hình ảnh của công ty.
Bất kỳ ai xung quanh đều có thể ghi lại những hành động của bạn với chiếc điện
thoại của họ. Tương tự vậy, khi trả lời báo giới hoặc bất kỳ ai, những người có thể
nhắc lại lời của bạn, hãy cẩn trọng với những phát ngôn của mình.
4. Cho rằng các cuộc trò chuyện riêng sẽ luôn bí mật
Trên thực tế sự riêng tư luôn mong manh hơn nhiều những gì mọi người thường
nghĩ. Nếu bạn đang trò chuyện với gia đình thì điều đó có thể không vấn đề gì.
Nhưng dù sao cũng chỉ là “có thể” bởi không ai có thể biết biết liệu vợ/chồng hay
lũ nhóc nhà mình sẽ đăng thứ gì lên web sau cuộc trò chuyện đó.
Còn với những nơi khác thì khỏi phải bàn. Sự bí mật giờ đây mong manh đến độ
bạn có thể giả định như bất kỳ những gì bạn nói đều có thể xuất hiện trên trang
nhất các tờ báo ngay ngày hôm sau. Đây là thực tế buồn nhưng sẽ buồn hơn nếu
bạn không biết chấp nhận nó.
5. Quá cởi mở trên các mạng xã hội
Hồi năm ngoái, trang Bloomberg từng đưa tin ông Scott McClellan, một Phó TGĐ
với 26 năm kinh nghiệm tại hãng máy tính HP, đã vô tình để lộ cho các đối thủ một
số chi tiết về chiến lược điện toán đám mây của công ty trên trang cá nhân
LinkedIn. Không lâu sau ông phải ra đi. Một sự trùng hợp chăng? Có thể, nhưng
theo khảo sát của công ty Forrester Research, 82% các công ty theo dõi các mạng
xã hội chủ yếu để tìm kiếm các thông tin mật của đối thủ.
5 luật bất thành văn khiến bạn có thể bị sa thải
Khi làm việc tại bất kỳ công ty nào, việc nắm rõ được những quy tắc ứng xử là
điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề là không phải lúc nào những quy tắc
ấy cũng rõ ràng mà thường ở dạng ngầm hiểu như một thứ luật “bất thành
văn”.
Để trụ vững ở bất kỳ công ty nào, ngoài việc chứng tỏ được năng lực bản thân thì
khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. Nói cách khác bạn
cần phải nắm được các quy tắc ứng xử phù hợp. Đó không chỉ là những quy tắc
được nêu trong nội quy nơi làm việc mà còn cả những thứ được coi như “luật bất
thành văn”. Sau đây là 5 điều bạn cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn con
đường sự nghiệp dang dở.
Nguy cơ bị sa thải luôn rình rập những ai thiếu thận trọng
1. Nói xấu sếp
Đừng bao giờ dại dột nói xấu sếp hoặc các đồng nghiệp vì bất kỳ lí do gì. Bạn nghĩ
rằng sẽ chẳng ai biết chuyện đâu? Bạn đã nhầm to. Những chuyện kiểu này luôn
rất dễ lan truyền rộng rãi. Đó chính là những gì từng xảy ra với phó TGĐ Joe
Lacher của hãng bảo hiểm cá nhân lớn thứ 2 nước Mỹ Allstate. Ông này đã nói đùa
một vài thứ không hay về ông chủ của mình là CEO Tom Wilson tại một sự kiện
của công ty hồi năm ngoái. 2 tuần sau, Lacher nhận quyết định sa thải với “hiệu lực
ngay lập tức”.
2. Gửi những thứ không mong muốn qua mạng
Bạn nên nhớ rằng cho dù là email, hay đoạn chat qua Yahoo, tất cả những gì được
truyền qua máy chủ của công ty đều sẽ được lưu lại. Cho dù bạn có xóa chúng thì
cũng chẳng ích gì bởi luôn có một bản sao ở đâu đó. Bởi vậy đừng bao giờ viết ra
những gì mình không muốn người khác biết nếu không việc bạn phải dọn đồ ra đi
chỉ là vấn đề thời gian.
3. Coi thường sản phẩm của công ty hoặc khách hàng
Nhất là khi bạn đang giữ một chức vụ quản lý nào đó, hãy nhớ rằng bất kỳ khi nào
xuất hiện trước đám đông, dù đó là một buổi hội thảo hay đơn giản là ở sân bay
hoặc kể cả lúc ở một mình, bạn chính là người đại diện cho hình ảnh của công ty.
Bất kỳ ai xung quanh đều có thể ghi lại những hành động của bạn với chiếc điện
thoại của họ. Tương tự vậy, khi trả lời báo giới hoặc bất kỳ ai, những người có thể
nhắc lại lời của bạn, hãy cẩn trọng với những phát ngôn của mình.
4. Cho rằng các cuộc trò chuyện riêng sẽ luôn bí mật
Trên thực tế sự riêng tư luôn mong manh hơn nhiều những gì mọi người thường
nghĩ. Nếu bạn đang trò chuyện với gia đình thì điều đó có thể không vấn đề gì.
Nhưng dù sao cũng chỉ là “có thể” bởi không ai có thể biết biết liệu vợ/chồng hay
lũ nhóc nhà mình sẽ đăng thứ gì lên web sau cuộc trò chuyện đó.
Còn với những nơi khác thì khỏi phải bàn. Sự bí mật giờ đây mong manh đến độ
bạn có thể giả định như bất kỳ những gì bạn nói đều có thể xuất hiện trên trang
nhất các tờ báo ngay ngày hôm sau. Đây là thực tế buồn nhưng sẽ buồn hơn nếu
bạn không biết chấp nhận nó.
5. Quá cởi mở trên các mạng xã hội
Hồi năm ngoái, trang Bloomberg từng đưa tin ông Scott McClellan, một Phó TGĐ
với 26 năm kinh nghiệm tại hãng máy tính HP, đã vô tình để lộ cho các đối thủ một
số chi tiết về chiến lược điện toán đám mây của công ty trên trang cá nhân
LinkedIn. Không lâu sau ông phải ra đi. Một sự trùng hợp chăng? Có thể, nhưng
theo khảo sát của công ty Forrester Research, 82% các công ty theo dõi các mạng
xã hội chủ yếu để tìm kiếm các thông tin mật của đối thủ.
5 sai lầm “chết người” khi viết hồ sơ xin việc
Trong bối cảnh thị trường việc làm ngày một khó khăn, hẳn không ai muốn bị loại
ngay từ vòng xét hồ sơ khi tìm được một vị trí yêu thích. Nếu vậy bạn cần tránh 5
sai lầm phổ biến sau đây.
Với bất kỳ nhà tuyển dụng nào, hồ sơ xin việc chính là ấn tượng đầu tiên họ có về
một ứng viên. Bởi vậy bản lý lịch trích ngang (resumé) cũng không khác nào một
tài liệu tiếp thị bản thân, cần thu hút cả về nội dung lẫn hình thức. Nhưng làm thế
nào để được gọi là thu hút? Trước hết bạn cần tránh 5 sai lầm phổ biến sau:
Bản lý lịch trích ngang rất quan trọng khi đi xin việc
1. Lạm dụng việc liệt kê các công việc
Quả thực lý lịch trích ngang là bản tóm tắt quá trình làm việc nhưng điều đó không
đồng nghĩa với việc bạn liệt kê tất cả các công việc đang làm. Nếu bạn viết: “chịu
trách nhiệm về việc bán hàng khu vực Đông Nam Bộ” điều đó không thực sự cho
nhà tuyển dụng thấy bạn đã đạt được gì trong công việc đó. Hãy nêu chi tiết công
việc bạn làm và những kết quả thu được.
2. Thiếu những con số cụ thể
Những con số cụ thể luôn được các nhà tuyển dụng chú ý. Nếu bạn viết rằng “tôi
đã giúp tăng doanh thu cho công ty”, điều đó không tệ nhưng nếu bạn viết: “tôi đã
giúp doanh thu tăng 25% trong vòng 3 năm” thì thông tin ấy nói lên rất nhiều điều
về thành quả bạn đạt được. Bạn thu hút được bao nhiêu khách hàng mới? quản lý
bao nhiêu nhân viên? được ký những hợp đồng trị giá bao nhiêu tiền?...Bản lý lịch
của bạn sẽ nổi bật hơn rất nhiều nếu có những con số như vậy.
3. Chú ý khi gửi hồ sơ trực tuyến
Hiện nay rất nhiều công ty khuyến khích ứng viên gửi hồ sơ qua email. Điều này
thật tiện lợi nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không phải máy tính của ai cũng có
cùng một chương trình soạn thảo văn bản. Bản lý lịch được trình bày rất đẹp, gọn
gàng trên máy tính của bạn có thể bị lỗi định dạng, cách dòng, font chữ thay đổi
trên máy của người khác, hoặc tệ hơn là không thể đọc được.
Bởi vậy sẽ là không thừa khi thử kiểm tra xem bản lý lịch của mình sẽ trông ra sao
trên các chương trình soạn thảo văn bản phổ biến như Microsoft Word (phiên bản
2003, 2007), Open Office, Google Docs…trước khi gửi đi.
4. Quá dài hoặc quá ngắn
Không có một chuẩn nào cho độ dài bản lý lịch trích ngang. Nhưng sẽ là đáng ngờ
khi bạn vừa mới ra trường nhưng bản lý lịch lại dài kín 2 trang giấy. Ngược lại một
người với 15 năm kinh nghiệm mà thông tin chỉ vỏn vẹn 1 trang thì dễ khiến nhà
tuyển dụng nghĩ bạn chẳng làm gì. Do vậy cần cân nhắc trước khi viết. Thông
thường sinh viên mới ra trường chỉ nên trình bày trong 1 trang A4 còn những
người có kinh nghiệm làm việc nên viết 2 trang. Nếu bạn là nhà nghiên cứu với
nhiều sách, bài viết được xuất bản đừng ngần ngại dùng thêm các trang đính kèm.
5. Trình bày nguyện vọng vào lý lịch trích ngang
Sẽ thật sai lầm nếu trong lý lịch trích ngang bạn nêu quá nhiều về quan điểm của
mình. Nếu muốn trình bày điều gì đặc biệt, hãy đưa chúng vào bức thư xin việc.
Những câu kiểu như: “Mục tiêu của tôi là tìm được một công việc phù hợp, có thu
nhập tốt trong một môi trường tôi có thể học hỏi và hoàn thiện bản thân…” không
phù hợp để đưa vào lý lịch.
5 tín hiệu “báo động” trong một cuộc phỏng vấn
Dù hào hứng bao nhiêu trong quá trình tìm việc, bạn cũng nên cảnh giác với
những tín hiệu “không bình thường” mà nhà tuyển dụng phát đi trong cuộc
phỏng vấn.
Ảnh minh họa.
Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn thường không nhiều, nhưng lại quyết định công
việc của bạn trong một thời gian có thể là dài sau đó. Bởi thế, sự thận trọng không
bao giờ là thừa. Dưới đây là một số tín hiệu mà bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi chấp
nhận
công
việc
mà
nhà
tuyển
dụng
đề
xuất:
1.
Họ
muốn
bạn
bắt
đầu
công
việc
luôn
Hãy đặt câu hỏi tại sao một công ty muốn bạn bắt đầu làm việc luôn, nhất là khi
bạn đang có một công việc hiện tại và phải báo trước với sếp về việc bạn sắp
chuyển đi. Các khả năng có thể xảy ra là họ đang cần gấp người vì nhân sự trước
đó ở vị trí này nghỉ đột ngột, để lại một “núi” công việc. Hoặc cũng có thể công ty
này không có sự tổ chức tốt như bạn nghĩ. Cho dù điều gì xảy ra, bạn cũng cần
phải biết mình đang bước chân vào đâu và kiểm soát những kỳ vọng của bản thân.
Hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho bạn bắt đầu công việc sau thời gian chuẩn hai
tuần để bạn có thời gian thông báo trước và sắp xếp công việc ở công ty hiện tại.
Xét cho cùng, chẳng nhẽ công ty này không muốn nhân viên của họ có cách giải
quyết tương tự khi xin nghỉ việc? Nếu họ buộc bạn phải bỏ công việc hiện tại của
bạn một cách đột ngột và không giải quyết thỏa đáng quan hệ với công ty hiện tại,
thì
đó
thực
sự
là
một
tín
hiệu
không
tốt.
2.
Vị
trí
công
việc
thường
xuyên
thay
đổi
người
Có thể bạn đã để ý thấy vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển đã được đăng
tuyển nhiều lần trong năm qua. Có thể bạn đã nghe thấy những lời xì xào bàn tán.
Nhưng nếu bạn hồ nghi mình không phải là người đầu tiên được đề nghị nhận công
việc này trong mấy tháng trở lại đây, hãy tự đặt câu hỏi tại sao. Sau đó hãy đặt câu
hỏi liệu bạn có gắn bó được với công việc này lâu hơn người gần nhất, và liệu bạn
có
muốn
như
thế
hay
không.
Việc thay đổi nhân sự thường xuyên là một tín hiệu của quản lý tồi và tinh thần
làm việc sa sút của nhân viên. Liệu bạn có thực sự muốn thử trở thành nhân tố thay
đổi để khắc phục tình trạng xấu trong công ty này? Có lẽ là không.
3. Danh sách những công việc cần làm vượt xa mô tả công việc trong đăng
tuyển
Bạn tới cuộc phỏng vấn với ý nghĩ, công việc này có một số nhiệm vụ nhất định.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn, danh sách công việc ngày càng dài hơn, mà mức
lương được đưa ra có vẻ như không hơn so với thông báo tuyển ban đầu. Đây
chính là chiêu “dùng mồi nhử” cũ rích, và bạn không nên mắc bẫy.
Trước khi nhận một công việc nào đó, hãy đảm bảo là bạn đã có sự suy nghĩ thật
kỹ ở nhà và đặt ra kỳ vọng về một mức lương phù hợp, thậm chí nhỉnh hơn so với
kinh nghiệm và trách nhiệm mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Nếu nhà tuyển dụng từ
chối bạn, thì hãy nói luôn lời chào với họ. Đừng bao giờ để một nhà tuyển dụng
nào
đánh
giá
thấp
giá
trị
thực
của
bạn.
4.
Họ
muốn
nhận
bạn
luôn
Cho dù bạn có muốn rút ngắn và đơn giản hóa quá trình chờ đợi sau cuộc phỏng
vấn đến đâu, thì sự hồ nghi vẫn là cần thiết khi nhà tuyển dụng đề xuất bạn vào làm
ngay sau cuộc phỏng vấn kéo dài 20 phút đồng hồ. Liệu bạn có phải là người duy
nhất được phỏng vấn? Liệu họ đã quyết định tuyển bạn ngay từ trước khi bạn đến
phỏng vấn? Tại sao họ lại vội vã đi đến quyết định tuyển bạn ngay lúc này?
Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ suy nghĩ về đề xuất của họ, sau đó đi về
nhà và tìm hiểu thật kỹ để xác định xem vì sao công ty này lại tỏ ra “tuyệt vọng”
đến
thế.
5.
Người
phỏng
vấn
có
cách
tổ
chức
tồi
Cách tổ chức kém của người phỏng vấn không phải lúc nào cũng là một tín hiệu
cho thấy đây là một công ty “không ra gì”. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý tới cách
mà người phỏng vấn bạn xử lý cuộc gặp ra sao. Ông/bà ấy có biết tên bạn hay bất
kỳ điều gì trong hồ sơ của bạn hay không? Ông/bà ấy có đưa ra những câu hỏi phù
hợp
liên
quan
tới
công
việc
mà
bạn
đang
làm?
Nếu trong cuộc phỏng vấn, bạn không thể hiểu được vai trò của mình sẽ như thế
nào, hãy hỏi người phỏng vấn xem bạn có cơ hội gặp gỡ với những nhân vật khác
trong đơn vị tuyển dụng hay không. Nếu được, có thể bạn sẽ biết rõ hơn về công
việc, và cũng sẽ xác định được liệu tất cả những người trong công ty này có cách tổ
chức
kém
như
người
phỏng
vấn
này
hay
không.
Nếu trong thâm tâm cảm thấy công ty này không ổn, tốt hơn hết bạn không nên
luyến tiếc. Bạn có thể đang rất cần một công việc mới, nhưng sẽ chẳng có ích lợi gì
nếu bạn chuyển từ tình trạng thất nghiệp hoặc một công việc không tốt sang một
công việc không tốt khác. Nếu sau cuộc phỏng vấn, độ hứng thú của bạn về công
ty này giảm sút, thì có lẽ tốt hơn hết, bạn nên tiếp tục công cuộc tìm việc.
5 tư tưởng “huỷ hoại” sự nghiệp
Nhiều khi sự thất bại trong công việc không phải do bạn mắc sai lầm hay có
mối quan hệ không tốt với sếp, mà bắt nguồn từ chính suy nghĩ, quan điểm
của bạn.
Những người có tư tưởng dưới đây thường được đánh giá là thiếu năng lượng,
động lực để tạo ra thành công cho bản thân mình. Nếu có một hay nhiều tư tưởng
này, bạn nên nhanh chóng loại bỏ để tự tin phát triển sự nghiệp:
"Giá trị của bản thân chính là những điều người khác nói về mình"
Một số người xác định bản thân dựa trên những gì sếp, đồng nghiệp, người thân,
bạn bè nhìn nhận họ. Vì thế nên khi người khác nghĩ, nói điều không tích cực về
mình, họ sẽ trở nên thiếu sự tự tin và mặc định rằng mình đúng là thiếu năng lực
như mọi người nói. Kết quả là họ không màng tới hành động hay kế hoạch để cải
thiện, phát triển bản thân.
"Tương lai rồi sẽ giống như quá khứ và hiện tại"
Khi một số người trải qua thất bại, họ cho rằng mục tiêu của họ là không thể đạt
được. Do đó, họ trở nên mất tinh thần, dũng khí và tránh đương đầu với thách thức.
Đây là một tư tưởng sai lầm bởi sẽ làm vậy là bạn đã hạn chế cơ hội phát triển của
chính mình. Bất cứ thành công nào cũng đòi hỏi sự nỗ lực, dám đương đầu với khó
khăn. Một lần thất bại không có nghĩa là mãi mãi thất bại. Hơn nữa, “thất bại là mẹ
thành công”, sau mỗi lần vấp ngã, bạn sẽ biết rút ra bài học để vững tiến trên chặng
đường tiếp theo.
"Số phận của tôi được định đoạt bởi người khác"
Một số người tin rằng địa vị của mình trong cuộc sống, thậm chí khả năng là con
người của mình được quyết định bởi vận may, định mệnh hoặc thần linh. Những
niềm tin vô định như vậy khiến họ mất sáng tạo, trở nên thụ động vì mải chờ vận
may của mình để thay đổi. Cuộc sống là của bạn, hãy tự quyết định điều mình
muốn làm, vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch để hiện thực hóa chúng.
"Cảm xúc của mình phản ánh chính xác hiện thực khách quan"
Thật sai lầm nếu đánh giá về một vấn đề hay con người một cách phiến diện từ
quan điểm của riêng bạn. Một người bảo thủ như vậy sẽ khó thích nghi với thay
đổi cần thiết để phát triển. Vì vậy, bạn nên học cách nhìn nhận vấn đề một cách đa
chiều, lắng nghe những đóng góp tích cực của mọi người trước khi đưa ra quyết
định cuối cùng.
"Mục tiêu mình muốn đạt được phải là sự hoàn hảo"
Do sự hoàn hảo là điều không thể đạt được nên người tìm kiếm nó rốt cuộc chỉ
khiến bản thân thất vọng. Người hoàn hảo đổ lỗi cho thế giới khi kết quả không
hoàn hảo như kỳ vọng thay vì vươn tới một đích đến khả thi hơn. Cũng chính vì
vậy mà người theo xu hướng hoàn hảo khó đạt tới những thành công vượt trội.
6 bài học nghề nghiệp cho tuổi 20
Cuộc đời không phải là một đường thẳng, bạn không thể tự mình làm tất cả
mọi việc, hãy tự nhận sai lầm khi phạm lỗi, tìm kiếm người giúp đỡ…
Ảnh minh họa.
Tuổi 20 là quãng thời gian mà hầu hết mọi người bắt đầu sự nghiệp của mình. Nắm
vững những bài học về nghề nghiệp cần thiết cho lứa tuổi này. Dưới đây là 6 bài
học nghề nghiệp cho tuổi 20, đặc biệt là phái nữ, mà bà Debora Spar, Chủ tịch Đại
học Barnard, Mỹ, chia sẻ trong một cuốn sách mới xuất bản:
1.
Cuộc
đời
không
phải
là
một
đường
thẳng
Nhiều phụ nữ, nhất là những phụ nữ trẻ tuổi mới bắt đầu sự nghiệp, thường có xu
hướng tin rằng, nếu đưa ra được những quyết định đúng đắn, bạn sẽ có được một
con đường cụ thể, dễ dàng, không trở ngại để đi tới thành công. Tuy nhiên, theo bà
Spar, phần lớn những người thành công mà bà biết đều không thể biết được họ sẽ
đạt tới vị trí nào trong sự nghiệp về sau của họ ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp.
“Cuộc sống đi theo một đường zigzag khó đoán biết. Bạn thực sự không đoán
trước được cuộc đời bạn sẽ diễn biến như thế nào. Hãy tìm những công việc mà
bạn cảm thấy hứng thú. Rất có thể, bạn sẽ không yêu công việc của mình khi bạn
24 tuổi. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều không có được công việc như mơ của
mình
vào
lúc
họ
24
tuổi”,
bà
Spar
nói.
Tuy nhiên, khi đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hay sự nghiệp, điều
quan trọng là bạn không làm điều gì bất ngờ hoặc hấp tấp. Thay vào đó, bà Spar
gợi ý bạn nên thử xác định xem điều gì làm bạn quan tâm nhất, thứ mà bạn giỏi
nhất, những khao khát khác mà bạn có thể có, rồi từ từ thay đổi. Nếu bạn quyết
định có sự thay đổi lớn trong sự nghiệp, chẳng hạn chuyển từ lĩnh vực này sang
một lĩnh vực khác, hãy tới những cuộc phỏng vấn cho dù chưa chắc bạn thực sự
hứng thú với vị trí ứng tuyển. Cách này sẽ giúp bạn có cơ hội để mài giũa các kỹ
năng phỏng vấn và xác định chắc chắn xem bạn có động lực thực sự như thế nào
cho
vị
trí
mới
này.
2.
Bạn
không
thể
tự
mình
làm
tất
cả
mọi
việc
Không một ai có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Đó là một vấn đề hết sức đơn
giản. Bà Spar tin rằng, nhiều người, nhất là phụ nữ, đã sai lầm khi cho rằng mình
có
thể
có
tất
cả
và
cũng
có
thể
làm
tất
cả.
“Đó là một bí mật và là một bí mật nguy hiểm”, bà Spar nói. “Tôi muốn khuyến
khích tất cả những phụ nữ trẻ nghĩ về cách đưa ra các lựa chọn, vì cuộc đời gắn với
các lựa chọn”, bà đưa ra lời khuyên. Khi đã đi theo một lựa chọn nào đó, thì bạn
phải nói “không” với những thứ khác. Phụ nữ thường gặp rắc rối chỉ vì họ muốn
ôm
đồm
quá
nhiều
việc.
“Tôi đã phát hiện ra rằng, nói không sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với nói có thể. Có
thể là thứ sẽ đưa bạn tới rắc rối. Có thể là thứ khiến bạn cảm thấy có lỗi, lo lắng và
buồn
khổ”,
bà
Spar
nói.
3.
Biết
nhận
lỗi
của
mình
Không ai trong chúng ta, cả phụ nữ và nam giới, sẽ không bao giờ mắc lỗi, thậm
chí là sẽ mắc lỗi một cách khá thường xuyên. Lý tưởng nhất, lỗi của bạn mắc phải
chỉ là lỗi nhỏ, có thể sửa chữa được. Nhưng trong một số trường hợp, bạn phạm
phải lỗi lớn và không thể tự mình khắc phục. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy suy sụp
và mất niềm tinh, hãy dũng cảm đứng lên thừa nhận sai lầm, hỏi mọi người xem
bạn có thể khắc phục bằng cách nào, rút kinh nghiệm và tiếp tục bước đi.