Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 34 trang )
Việc quy hoạch, phân bố cây trồng trên địa bàn huyện còn chưa hợp lý, người dân
thì chạy theo giá cả thị trường, mở rộng quy mô một cách ồ ạt, dẫn đến khó khăn cho
đầu ra sản phẩm khi thị trường bão hồ do vậy nhiều diện tích nơng sản cũng tăng đột
biến theo.
Liên kết giữa các ngành hay trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng rất kém và cần
phải thúc đẩy hơn rất nhiều. Ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp yếu và
điều này thể hiện khá rõ ở sự gắn kết giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ và phục vụ lại
cho nông nghiệp cũng còn hạn chế, chưa khai thác hết nơng nghiệp như một nguồn cung
đầu vào rất lớn cho ngành công nghiệp.
Ngành nông nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để lo đầu
ra cho nông dân và nơng dân có điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên
tiến để nâng cao năng suất, giảm giá thành.
Cây chủ lực của huyện như cây cà phê thì đã trong thời gian già cỗi, dẫn đến năng
suất thấp.
Các thơn, các xã đều có tuyến đường chạy ra huyện tuy nhiên hiện nay hệ thống
đường sá đã bị hư hỏng nặng nề.
Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị
trường khó tính như châu Âu, Mĩ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ trong nơng nghiệp chưa được tồn
diện, vẫn còn những lỗ hổng dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp. Công nghệ mới chỉ
được ứng dụng trong yếu tố đầu vào của sản xuất (tạo ra giống cây trồng, vật ni cho
năng suất và giá trị tốt), trong khi đó nghiên cứu về bảo quản và xử lí sau thu hoạch rất ít
và tác động đến hiệu quả sản xuất chưa cao. Điều này làm cho nông sản của nước ta có
sức cạnh tranh thấp, giá thành sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận của nông dân thấp.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thức đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện
3.2.1. Giải pháp chung
Gắn kết sản xuất nông nghiệp với xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý
gắn với quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Đồng thời đề
nghị các cấp, các ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị cần
nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp
theo hướng chất lượng cao. Chuyển đổi, tổ chức lại sản xuất cho nông dân, lựa chọn một
số lĩnh vực cụ thể, lấy chất lượng thay cho số lượng; thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu
ngành nơng nghiệp. Đối với các ban, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với ngành nơng nghiệp
Quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp và thực hiện bảo đảm sự tương
tác, hỗ trợ, khai thác và phát huy cao độ nguồn lực của huyện để đẩy mạnh phát triển
thành vùng kinh tế trọng điểm.
Chính sách: Hỗ trợ, ưu tiên về đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp đang và sẽ đầu tư trên địa bàn.
Nguồn vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, trong đó có ngành
nơng nghiệp. Chính quyền địa phương tiến hành rà sốt kĩ lưỡng những hộ có nhu cầu
vay vốn để phát triển sản xuất nơng nghiệp, sau đó thẩm định lại danh sách và trình cấp
trên xem xét. Nếu được giải quyết, người vay phải cam kết sử dụng đúng mục đích
nguồn vốn vay. Đồng thời cho người người nông dân vay những gói tín dụng dài và
trung hạn để phục vụ sản xuất.
Áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật: Đầu tư cho cơng tác khuyến nơng, khuyến
khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất
nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện quy trình, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
Hệ thống giao thông: Sửa chữa các tuyến đường trọng yếu phục vụ cho việc vận
chuyển nông sản, thông thương hàng hóa và cung cấp dịch vụ đầu vào.
Hệ thống thủy lợi: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống thủy lợi đã được phê
duyệt, nhằm khai thác có hiệu quả lượng nước từ các hồ chứa, nhất là hệ thống kênh
mương nội đồng phục vụ cho việc tưới, tiêu.
Thị trường tiêu thụ: Liên kết thị trường như: kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
giữa Doanh nghiệp, đại lý thu mua với nông dân giam gia chuỗi sản xuất. Đồng thời cần
quan tâm thực hiện dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm gì để người sản xuất có thể
tăng hay giảm số lượng theo từng thời điểm thích hợp.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
a, Đối với cây hàng năm
Tăng cường cơng tác KH-KT, phổ biến quy trình thâm canh, hội thảo đầu bờ
thường xuyên để cho bà con nông dân kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong q
trình sản xuất. Dự báo và xử lí các loại dịch bệnh hay xảy ra trên địa bàn.
Xây dựng mơ hình trồng các loại giống nơng sản mới có năng suất, chất lượng
cao, tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, chuyển giao cho bà con sử dụng rộng rãi.
Mở ra các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi hội thảo hướng dẫn bà con nơng dân
cách bón phân, thuốc, nước hợp lí để giảm chi phí đầu tư, hạn chế ô nhiếm môi trường
và dư lượng thuốc BVTV trong nông sản.
b. Đối với cây lâu năm
Cà phê và cao su là hai loại cây trồng lâu năm chủ lực của huyện nhưng nay có
thêm cây tiêu mới được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây.
Vì vậy chính quyền cần xem xét, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Quy hoạch lại diện tích trồng cây cà phê, cao su và tiêu cho hợp lý.
Chuyển đổi giống cây trồng, thay thế bằng những giống cà phê mới, năng suất
chất lượng cao thay thế cho những vườn cà phê đã già cỗi, năng suất kém.
Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp thu mua, chế biến đầu tư vào địa bàn để giải
quyết đầu ra cho sản phẩm, đồng thời giải quyết lao động nhàn rỗi khi xong mùa vụ sản
xuất nông nghiệp tại địa phương.
c. Đối với ngành chăn nuôi
Năng suất đạt chưa cao, vì vậy cần giải quyết vấn đề cấp bách này trước khi việc
nhân đàn, nhập đàn được thực hiện.
Con giống: Nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lai đảm bảo năng suất chất lượng, thực
hiện có hiệu quả phương án cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đảm bảo
duy trì ổn định nguồn giống, ngồi việc sản xuất chăn nuôi, đảm bảo cho nhu cầu thực
phẩm trong nội địa phương, đối với các trang trại cần khuyến khích phát triển theo
hướng hàng hóa. Địa phương cần chủ động thành lập trại giống thuộc sở hữu nhà nước,
tuyển chọn những loại có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều
kiện môi trường của huyện từng bước thay đổi con giống truyền thống (bò cỏ) bằng hình
thức hỗ trợ phối giống vì điều kiện địa phương chưa đủ để cấp giống đại trà.
Về quản lí, xử lí dịch bệnh: Kiện tồn hệ thống thú y đến toàn bộ các xã trong
huyện, tổ chức tập huấn cho người chăn ni cách phòng và trị bệnh cho đàn trâu, bò
(chú ý bệnh lỡ mồm, long móng). Tiêm phòng đúng, đủ các lọai vacxin phòng bệnh cho
đàn trâu, bò định kì để hạn chế dịch bệnh. Nếu dịch xảy ra, kịp thời khoanh vùng khống
chế không để bệnh phát sinh thành dịch.
Thức ăn: Dành diện tích hợp lý để phát triển cây thức ăn gia súc nhằm thực hiện
hình thức ni nhốt, hạn chế thả rơng, chăn ni theo phương thức truyền thống, bố trí
đủ kinh phí để thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm.
Tiếp tục khuyến khích đầu tư đảm bảo các điều kiện về giống, kỹ thuật, an toàn
dịch bệnh, đồng thời chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết khác để phát
triển chăn ni theo hướng hiệu quả.
Hướng dẫn, khuyến khích người chăn nuôi trồng các loại cây thức ăn xanh ở
những nơi sinh trưởng được vào mùa khô, dọc hai bên bờ sông suối. Đồng thời dự trữ
nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cây đậu... để cung cấp đầy đủ cho
vật nuôi vào mùa khô.
Phần IV KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện có
nhiều biến chuyển, đạt được hiệu quả tương đối khả quan , góp phần ôn định cuộc sống
của người dân trên đia bàn huyện. Huyện krơng năng có ví trị địa lý thuận lợi địa hình
tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ , phì nhiêu, khí hậu có hai mùa mưa khơ rõ rệt ,
thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su tuy nhiên
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nơng nghiệp còn nhiều hạn chế vì vậy
chúng ta cần phải triển khai các chủ trương đường lối để góp phần phát triển sản xuất
nông nghiệp của huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện, các cơ sơ chế biến nông sản chưa phát triển mạnh,
chỉ có một số cơ sơ đồ mộc.
Về chủng loại sản phẩm nông nghiệp đa dạng, chất lượng của cây giống ngày
càng được tăng lên.
Về trồng trọt có các cây trồng nơng nghiệp chủ yếu của huyện vẫn là cây cơng
nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu,
cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bơng vải, mía, lạc, đậu tương;
cây lương thực và các loại cây hằng năm như lúa, ngô, khoai, sắn...
Trong chăn nuôi chủ yếu của huyện là chăn ni lợn, gà, bò, trâu và một số con
lấy thịt khác như thỏ, nhím…và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp ngày càng
được cải tiến, năng suất , sản lượng tăng lên nhờ áp dụng các loại giống mới, các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đã được các địa
phương đẩy mạnh.
Sản lượng sản phẩm nông nghiệp tại địa bàn huyện là khá cao nhưng mạng lưới
thu mua còn rất lỏng lẻo khơng có hệ thống, đa phần người dân vẫn chưa chịu ký các
hợp đồng cụ thể về tiêu thụ sản phẩm.
Trên địa bàn huyện hiện nay chỉ các các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu mua nông sản
như cà phê, tiêu. Chưa có các cơng ty lớn thu mua chế biến sản phẩm nông sản. Hoạt động
sản xuất nơng nghiệp thì phân tán, nhỏ lẻ, xa trung tâm huyện nên khó khăn trong việc thu
gom nơng sản. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện đã xuống cấp hư hỏng
nặng, những vùng sâu vùng xa thì chưa có đường nhựa, đường bê tơng nên việc đi lại, vận
chuyển gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.