Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 34 trang )
các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được cải tiến, năng suất , sản lượng tăng lên nhờ
áp dụng các loại giống mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản
xuất nông nghiệp đã được các địa phương đẩy mạnh, hình thành được nhiều vùng sản
xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như: vùng chuyên canh ngô giống ở xã Tam Giang;
cà phê chè xen canh cao su tiểu điền ở xã Cư Klơng, Ea Tân, Ea Tam... Các hình thức tổ
chức sản xuất được đổi mới đa dạng và linh hoạt hơn, lực lượng lao động trong nông
nghiệp được sắp xếp ngày càng hợp lý, giảm lao động trồng trọt, tăng lao động ngành
nghề, dịch vụ, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
2.1.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp nhà nước, rất nhiều các doanh
nghiệp tư nhân phân bố trên địa bàn huyện, công ty trách nhiệm huữ hạn mộtt thành viên
cà phê 49 và 26 hợp tác xã nông nghiệp, số hợp tác xã đang hoạt động là 13 hợp tác xã,
số hợp tác xã ngừng hoạt động là 5 hợp tác xã và có 8 hợp tác xã ngưng hoạt động đang
đề nghị giải thể.
Số tổ hợp tác nơng nghiệp đã có hợp đồng chứng thức của UBND cấp xã là 15 tổ
họp tác. Trong đó 12 tổ hợp tác quản lý thủy nơng hoạt động có hiệu quả, có 3 tơt hợp
tác hoạt động khơng có hiệu quả. Loại hình hoạt động chủ yếu của tổ hợp tác là quản lý
thủy nông trên cơ sở hình thành để điều tiết nước cùng quản lý vận hành cơng trình thủy
lợi, bảo vệ hồ đập, hợp đồng nạo vét kênh mương và các công trình thủy lợi.
Tổng số trang trại hiện có của huyện là 105 trang trại, trong đó trang trại cây lâu
năm là 100 trang trại, trang trại chăn ni có 4 trang trại, trang trại thủy sản có 1 trang
trại, trang trại được nhận giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên toàn huyện là 93 trang
trại.
2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Krơng Năng.
2.2.1. Điểm mạnh
Diện tích tự nhiên rộng, tài ngun khá đa dạng, trong đó một số loại có tiềm
năng lớn như đất đai, khoáng sản, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói
chung và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nơng nghiệp. Với lợi
thế có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nơng nghiệp, trong đó có gần 20 ngàn ha đất đỏ
bazan, với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao, nhất là cây cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu.
Là một huyện với dân số đa phần sống bằng nghề nông nên huyện Krơng Năng
có lượng lao động nơng nghiệp tương đối dồi dào. Bên cạnh đó nguồn lao động đã hoạt
động trong lĩnh vực nơng nghiệp với thời gian dài, họ có kinh nghiệm về mọi mặt của
nông nghiệp.
Lực lượng cán bộ khuyến nông ở địa phương ngày càng được củng cố về số
lượng và chất lượng, bên cạnh đó huyện đã tổ chức rất nhiều các chương trình nhằm trau
dồi thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ để họ có thể hỗ trợ cho người nông dân một cách
tốt nhất.
Đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Người dân đã biết và tiếp thu
những cái mới trong sản xuất nông nghiệp, họ đã biết được sự quan trọng của máy móc,
của các sản phẩm sinh hóa khi áp dụng một cách hợp lý vào sản xuất nông nghiệp thì lợi
ích mạng lại sẽ rất cao.
2.2.2. Điểm yếu
Khí hậu phân hố theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Đối với các vùng đất dốc, địa hình bị phân cắt mạnh hiện tượng xói mòn rửa trơi
đang diễn ra nghiêm trọng, cần đặc biệt chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho
đất đồi, chú ý bảo vệ thảm thực vật rừng, đẩy mạnh mơ hình sản xuất nơng - lâm kết
hợp.
Tài nguyên đất đã khai thác trong nhiều năm nên khả năng mở rộng diện tích đất
canh tác rất khó khăn, do đó đối với việc phát triển kinh tế đầu tư theo chiều sâu bằng
các biện pháp thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yếu tố quyết
định cho sự phát triển của địa bàn.
Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc
phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao
động.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng lao động ở đây có trình độ phổ thơng khơng
được đào tạo bài bản, suy nghĩ của họ khá đơn giản chỉ biết làm theo những khn mẫu
có sẵn trong các khâu sản xuất, họ khơng có những ý kiến, sáng kiến gì trong q trình
làm việc mặc dù họ là những người lao động trực tiếp và là những người hiểu về cây
trồng, vật nuôi nhất.
2.3. Hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của
địa bàn huyện Krông Năng
2.3.1. Mạng lưới cung cấp dịch vụ đầu vào
Một số công ty giống đã về phối hợp với địa phương để cung cấp những cây, con
giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, tổ chức các buổi hội thảo về sản phẩm giióng cây
trồng, phân bón.
Nhà nước hỗ trợ nông dân trong việc tập huấn, tiếp cận kỹ thuật canh tác và tái
canh cà phê bền vững thông qua các lớp học đầu bờ, dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền
vững (VnSAT) Đắk Lắk sẽ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất và tái canh cà phê bền
vững.
Hằng năm, trạm khuyến nơng của huyện có tổ chức triển khai các mơ hình giống
lai mới có năng suất chất lượng tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với going lúa lại, ngơ
lại mới để đa dạng hóa các loại cây trồng vào trong sản xuất. Đồng thời triển khai nhiều
lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn ni nhằm giúp nơng dân nâng cao trình độ canh
tác góp phần gia tăng sản lượng lương thực trên địa bàn.
Triển khai các chương trình liên kết sản xuất cà phê bền vững giữa nông dân với
công ty 2/9 tại các xã thị trấn như xã Ea Tân, Ea Tóh, Phú Lộc. Mơ hình liên kết HTX Ea
Tân.
Tiếp tục triển khai các chương trình phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện
theo nguyên tắc 4C, RFA, UTZ… liên kết phát triển bền vững với HTX Minh Toàn Lợi ở
xã Ea Tam, Ea Puk và Tam Giang để sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, Chế biến cà
phê ướt và bao tiêu sản phẩm cà phê ướt.
Tổ chức các cuộc tham quan học tập mơ hình sản xuất bơ, hồ tiêu, sầu riêng tại
một số huyện trên địa bàn.
Triển khai thực hiện một số mơ hình lúa lai và ngơ trong đó có 01 mơ hình lúa lai
chất lượng cao triển khai tại xã Phú Lộc với diện tích 4 ha, 04 mơ hình liên kết với các
cơng ty bao gồm mơ hình lúa HKT 99 triển khai tại xã Ea Hồ, mơ hình lúa lai Kim Ưu 18
tại thị trấn Krơng Năng , mơ hình lúa lai TEJ vàng triển khai tại xã Phú Lộc.
Thường xuyên có các lớp tập huấn, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật, dự báo về tình
hình sâu bệnh hại trên cây trồng để nông dân chủ động và kịp thời xử lý , hạn chế sâu
bệnh hại trên cây trồng
Trong chăn nuôi, đã thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trên
gia súc gia cầm. Tiếp tục khuyến khích đầu tư đảm bảo các điều kiện về giống, kỹ thuật,
an toàn dịch bệnh, đồng thời từng bước chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết
khác để phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm
2.3.2. Mạng lưới thu mua sản phẩm
Từ những bảng số liệu trên chúng ta thấy được sản lượng sản phẩm nông nghiệp
tại địa bàn huyện Krông Năng là khá cao nhưng mạng lưới thu mua còn rất lỏng lẻo
khơng có hệ thống, đa phần người dân vẫn chưa chịu ký các hợp đồng cụ thể về tiêu thụ
sản phẩm, họ chỉ thấy nơi nào thuận tiện cho mình họ sẽ bán cho nơi đó vì vậy nên tiêu
thụ sản phẩm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các lái buôn, người buôn bán nhỏ lẻ. Giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng
giảm dần. Thực tế cho thấy giá cả tác động rất lớn đến giá trị sản phẩm nông sản như cà
phê, hồ tiêu. Những năm qua người trồng các loại cây trồng này cả nước bị ảnh hưởng
rất lớn từ giá cả.
2.3.3. Cơ sở chế biến
Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành các cơ sở chế biến các sản phẩm chủ
yếu từ gỗ và sản xuất đồ mộc như HTX nông nghiệp Ea Dah và dự án xây dựng nhà máy
chế biến tinh bột sắn. Huyện đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến phân bón từ rác thải và phế phẩm nơng
nghiệp…Với việc hình thành CCN Ea Dah, Krông Năng kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho sản
xuất CN của địa phương, tận dụng nguồn nguyên vật liệu, lao động sẵn có, qua đó vực dậy
kinh tế các xã cánh đông của huyện.
2.3.4. Những hạn chế trong q trình tiêu thụ nơng sản
Trên địa bàn huyện hiện nay chỉ các các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu mua nơng sản
như cà phê, tiêu. Chưa có các công ty lớn thu mua chế biến sản phẩm nơng sản, vì vậy sản
xuất nơng nghiệp của huyện còn gặp khó khăn trong khâu giải quyết đầu ra cho nơng sản.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp thì phân tán, nhỏ lẻ, xa trung tâm huyện nên khó
khăn trong việc thu gom nông sản.
Các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã trên địa bàn huyện đã xuống cấp hư
hỏng nặng, những vùng sâu vùng xa thì chưa có đường nhựa, đường bê tông nên việc đi
lại, vận chuyển gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.
2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến giá trị nông sản thấp
Giá trị sản phẩm thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố một trong những yếu tố đó là
việc sản phẩm nơng sản của chúng ra làm chỉ dừng lại ở mức sơ chế như phơi khô, sấy,
xay xát mà không qua chế biến một cách kỹ lưỡng vì vậy vừa làm giảm giá trị sản phẩm
lại vừa làm giảm cả khả năng bảo quản sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay chưa có các cơ
sở, doanh nghiệp nơng nghiệp chế biến sâu, nên hàng hố nơng sản phải đưa đi các nơi
khác để chế biến làm cho chất lượng sản phẩm giảm.
Đa số người dân đều khơng có nắm vững về thị trường, giá cả, sản phẩm nông
nghiệp là mặt hàng không thể để lâu dài được, do sản xuất nông nghiệp thì nhỏ lẻ theo quy
mơ hộ gia đình nên sản xuất sản phẩm nông sản phải vận chuyển đi xa. Nắm được những
điều này các thương lái thường tận dụng để ép giá làm cho giá nông sản thấp hơn giá thị
trường.
Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, các cơn bão hàng
năm đến nhiều hơn với cường độ mạnh hơn ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sản xuất.
Không những thế với cơ sở hạ tầng chưa hồn thiện như hiện nay thì việc bảo quản nông
sản trong thời gian bão cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm sinh hóa cũng là một ngun nhân làm giá trị
nơng sản giảm. Người dân còn q thiếu thơng tin về các sản phẩm sinh hóa họ dùng các
sản phẩm này một cách thiếu hiểu biết làm giảm giá trị nông sản và làm ảnh hưởng đến
môi trường. Việc lạm dụng các loại thuốc hố học , phân bón để kích thích cây trồng sinh
trưởng quá nhanh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản cũng làm cho nông sản bị
hư hỏng nhanh,đạt về số lượng nhưng chất lượng giảm.
2.3.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ sản xuất và hệ
thống tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Điểm mạnh
Nguồn nhân cơng dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu lao động tại các nhà máy,
xưởng chế biến nông sản quy mô lớn.
Giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu vật liệu và giao thương
hàng hóa giữa Đăk Lăk với Phú Yên và các tỉnh dun hải Nam Trung Bộ.
Diện tích rừng trồng có trữ lượng lớn và có các nguồn lâm sản khác, sẽ là điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề chế biến gỗ và CN giấy, chưa kể đây còn là một
trong những địa phương phát triển mạnh về nông sản, cà phê, tiêu, cao su…, tạo nguồn
nguyên liệu tại chỗ dồi dào cho CN chế biến nông sản và thức ăn gia súc.
Các thương lái thường đi thu mua nông sản tại các vùng địa phương rồi về tập
hợp lại ở khu vực đầu mối.
Có các điểm tập kết thu mua nông sản tại các vùng địa phương.
Việc vận chuyển hàng hoá từ các nơi vùng sâu vùng xa được vận chuyển bằng ơ
tơ, góp phần giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển.
Điểm yếu
Hệ thống cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông sản chưa phát triển
mạnh trên địa bàn.
Các sản phẩm nơng sản trên địa bàn huyện chưa có thương hiệu riêng.
Vẫn còn nhiều mặt hàng nơng sản trên địa bàn huyện rơi vào cảnh được mùa mất
giá, không được bao tiêu sản phẩm.
Chưa thu hút được các nhà đầu tư đến với địa bàn. Bên cạnh đó gặp khó khăn về
vốn, rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng nên có nhiều dự án
đầu tư vẫn đang dậm chân tại chỗ.
Chế biến sau thu hoạch đối với các loại nông sản ở đây còn yếu và thiếu, nhất là
việc áp dụng các máy móc, cơng nghệ khiến giá trị các mặt hàng nơng sản chưa đạt được
mức cao nhất đáng có của nó.
Phần III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ, GIẢM ĐẦU VÀO CHO
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG
3.1. Bối cảnh tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị
giảm đầu vào
Cơ hội
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đa dạng và phong phú với nhiều chủng
loại cây trồng, vật nuôi. Các sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị lớn, thời gian bảo
quản lâu.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển các loại máy móc mới ra đời, các giống
cây trồng vật nuôi mới cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Các mơ hình liên kết giữa các nhà doanh nghiệp với nông dân để tạo điều kiện
tiêu thụ hàng hóa thuận lợi ngày càng được chú trọng và thực hiện rộng rãi trên địa bàn
huyện.
Lao động trong nông nghiệp đồi dào, phần lớn dân cư đang trong độ tuồi lao động
thuận lợi để phát triển, xây dụng các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Các cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện mang lại nhiều giá trị kinh tế, là vùng
thuận lợi có đất đỏ bazan màu mỡ có nhiều cây trồng mạng lại giá trị kinh tế cao phát
triển và đạt năng suất cao.
Các mô hình về sản xuất nơng nghiệp bền vững, sản xuất nông sản sạch ngày
càng được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi và được người dân tham gia mạnh mẽ.
Hệ thống dịch vụ đầu vào cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng
phát triển mạnh.
Thách thức
Việc quy hoạch, phân bố cây trồng trên địa bàn huyện còn chưa hợp lý, người dân
thì chạy theo giá cả thị trường, mở rộng quy mô một cách ồ ạt, dẫn đến khó khăn cho
đầu ra sản phẩm khi thị trường bão hồ do vậy nhiều diện tích nơng sản cũng tăng đột
biến theo.
Liên kết giữa các ngành hay trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng rất kém và cần
phải thúc đẩy hơn rất nhiều. Ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp yếu và
điều này thể hiện khá rõ ở sự gắn kết giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ và phục vụ lại
cho nơng nghiệp cũng còn hạn chế, chưa khai thác hết nông nghiệp như một nguồn cung
đầu vào rất lớn cho ngành công nghiệp.
Ngành nông nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để lo đầu
ra cho nông dân và nông dân có điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên
tiến để nâng cao năng suất, giảm giá thành.
Cây chủ lực của huyện như cây cà phê thì đã trong thời gian già cỗi, dẫn đến năng
suất thấp.
Các thơn, các xã đều có tuyến đường chạy ra huyện tuy nhiên hiện nay hệ thống
đường sá đã bị hư hỏng nặng nề.
Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị
trường khó tính như châu Âu, Mĩ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ trong nơng nghiệp chưa được tồn
diện, vẫn còn những lỗ hổng dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp. Cơng nghệ mới chỉ
được ứng dụng trong yếu tố đầu vào của sản xuất (tạo ra giống cây trồng, vật nuôi cho
năng suất và giá trị tốt), trong khi đó nghiên cứu về bảo quản và xử lí sau thu hoạch rất ít
và tác động đến hiệu quả sản xuất chưa cao. Điều này làm cho nơng sản của nước ta có
sức cạnh tranh thấp, giá thành sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận của nông dân thấp.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thức đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện
3.2.1. Giải pháp chung
Gắn kết sản xuất nông nghiệp với xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý
gắn với quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Đồng thời đề
nghị các cấp, các ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị cần
nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp
theo hướng chất lượng cao. Chuyển đổi, tổ chức lại sản xuất cho nông dân, lựa chọn một
số lĩnh vực cụ thể, lấy chất lượng thay cho số lượng; thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp. Đối với các ban, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với ngành nông nghiệp
Quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp và thực hiện bảo đảm sự tương
tác, hỗ trợ, khai thác và phát huy cao độ nguồn lực của huyện để đẩy mạnh phát triển
thành vùng kinh tế trọng điểm.
Chính sách: Hỗ trợ, ưu tiên về đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp đang và sẽ đầu tư trên địa bàn.
Nguồn vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, trong đó có ngành
nơng nghiệp. Chính quyền địa phương tiến hành rà soát kĩ lưỡng những hộ có nhu cầu
vay vốn để phát triển sản xuất nơng nghiệp, sau đó thẩm định lại danh sách và trình cấp
trên xem xét. Nếu được giải quyết, người vay phải cam kết sử dụng đúng mục đích
nguồn vốn vay. Đồng thời cho người người nơng dân vay những gói tín dụng dài và
trung hạn để phục vụ sản xuất.
Áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật: Đầu tư cho công tác khuyến nơng, khuyến
khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất
nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện quy trình, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
Hệ thống giao thông: Sửa chữa các tuyến đường trọng yếu phục vụ cho việc vận
chuyển nông sản, thông thương hàng hóa và cung cấp dịch vụ đầu vào.
Hệ thống thủy lợi: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống thủy lợi đã được phê
duyệt, nhằm khai thác có hiệu quả lượng nước từ các hồ chứa, nhất là hệ thống kênh
mương nội đồng phục vụ cho việc tưới, tiêu.
Thị trường tiêu thụ: Liên kết thị trường như: kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
giữa Doanh nghiệp, đại lý thu mua với nông dân giam gia chuỗi sản xuất. Đồng thời cần
quan tâm thực hiện dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm gì để người sản xuất có thể
tăng hay giảm số lượng theo từng thời điểm thích hợp.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
a, Đối với cây hàng năm
Tăng cường cơng tác KH-KT, phổ biến quy trình thâm canh, hội thảo đầu bờ
thường xuyên để cho bà con nông dân kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong q
trình sản xuất. Dự báo và xử lí các loại dịch bệnh hay xảy ra trên địa bàn.
Xây dựng mô hình trồng các loại giống nơng sản mới có năng suất, chất lượng
cao, tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, chuyển giao cho bà con sử dụng rộng rãi.
Mở ra các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi hội thảo hướng dẫn bà con nơng dân
cách bón phân, thuốc, nước hợp lí để giảm chi phí đầu tư, hạn chế ô nhiếm môi trường
và dư lượng thuốc BVTV trong nông sản.
b. Đối với cây lâu năm
Cà phê và cao su là hai loại cây trồng lâu năm chủ lực của huyện nhưng nay có
thêm cây tiêu mới được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây.
Vì vậy chính quyền cần xem xét, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Quy hoạch lại diện tích trồng cây cà phê, cao su và tiêu cho hợp lý.
Chuyển đổi giống cây trồng, thay thế bằng những giống cà phê mới, năng suất
chất lượng cao thay thế cho những vườn cà phê đã già cỗi, năng suất kém.
Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp thu mua, chế biến đầu tư vào địa bàn để giải
quyết đầu ra cho sản phẩm, đồng thời giải quyết lao động nhàn rỗi khi xong mùa vụ sản
xuất nông nghiệp tại địa phương.
c. Đối với ngành chăn ni
Năng suất đạt chưa cao, vì vậy cần giải quyết vấn đề cấp bách này trước khi việc
nhân đàn, nhập đàn được thực hiện.
Con giống: Nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lai đảm bảo năng suất chất lượng, thực
hiện có hiệu quả phương án cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đảm bảo
duy trì ổn định nguồn giống, ngồi việc sản xuất chăn nuôi, đảm bảo cho nhu cầu thực
phẩm trong nội địa phương, đối với các trang trại cần khuyến khích phát triển theo
hướng hàng hóa. Địa phương cần chủ động thành lập trại giống thuộc sở hữu nhà nước,
tuyển chọn những loại có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều
kiện môi trường của huyện từng bước thay đổi con giống truyền thống (bò cỏ) bằng hình
thức hỗ trợ phối giống vì điều kiện địa phương chưa đủ để cấp giống đại trà.
Về quản lí, xử lí dịch bệnh: Kiện tồn hệ thống thú y đến toàn bộ các xã trong
huyện, tổ chức tập huấn cho người chăn ni cách phòng và trị bệnh cho đàn trâu, bò
(chú ý bệnh lỡ mồm, long móng). Tiêm phòng đúng, đủ các lọai vacxin phòng bệnh cho
đàn trâu, bò định kì để hạn chế dịch bệnh. Nếu dịch xảy ra, kịp thời khoanh vùng khống
chế không để bệnh phát sinh thành dịch.
Thức ăn: Dành diện tích hợp lý để phát triển cây thức ăn gia súc nhằm thực hiện
hình thức ni nhốt, hạn chế thả rơng, chăn ni theo phương thức truyền thống, bố trí
đủ kinh phí để thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm.
Tiếp tục khuyến khích đầu tư đảm bảo các điều kiện về giống, kỹ thuật, an toàn
dịch bệnh, đồng thời chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết khác để phát
triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả.
Hướng dẫn, khuyến khích người chăn ni trồng các loại cây thức ăn xanh ở
những nơi sinh trưởng được vào mùa khô, dọc hai bên bờ sông suối. Đồng thời dự trữ
nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cây đậu... để cung cấp đầy đủ cho
vật nuôi vào mùa khô.