Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 187 trang )
108
Ngồi hai phương pháp kể trên còn rất nhiều phương pháp mới khác,
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong dạy học. Bởi vậy, người GV
để đạt yêu cầu trong đào tạo CLC thì việc nên bồi dưỡng, tìm tòi nhiều
phương pháp dạy học mới và biết ứng dụng linh hoạt trong dạy học là việc
làm thực sự quan trọng để đem lại hiệu quả trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo
đỉnh cao. Ngoài ra, GV nên học hỏi, nghiên cứu phương pháp giảng dạy của
những GV đầu ngành có uy tín, những người từng được đào tạo tại nền TN
nổi tiếng trên thế giới, có thâm niên nghề nghiệp cùng kinh nghiệm sư phạm
quý báu, đã đào tạo ra rất nhiều lớp GV và ca sĩ kế cận, đa số họ đều là giọng
Colorature Soprano. Theo chúng tơi, các GV muốn có kinh nghiệm đào tạo
CLC thì việc học hỏi để trau dồi chun mơn ở các thầy cơ thế hệ trước là
việc nên làm, có thể tham gia dự giờ giảng của các GV có kinh nghiệm,
phỏng vấn trực tiếp phương pháp dạy học nhất là khi còn đang vướng mắc
những tác phẩm hoặc khúc đoạn có kỹ thuật khó cần xử lý khi dạy SV...
Ngồi ra, nhiều GV còn là những ca sĩ giọng Colorature Soprano, họ đã có
những thành cơng nhất định trong đào tạo và biểu diễn, học hỏi kinh nghiệm
từ họ cũng đem lại những kiến thức quý báu để nâng cao năng lực giảng dạy.
3.1.4. Năng lực nghiên cứu khoa học
Đây là một trong những năng lực cần thiết đối với hầu hết những người
làm công tác giảng dạy. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi người dạy năng lực tìm
tòi, phát hiện vấn đề, có tư duy độc lập, từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề
để mang tới kết quả tích cực hơn.
Qúa trình nghiên cứu khoa học giúp người GV thêm vững vàng về
chun mơn bởi ngồi thực hành dạy học họ còn xây dựng được hệ thống lý
luận vững vàng thơng qua q trình nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết,
tìm hiểu các phương pháp dạy học, nghiên cứu những kiến thức phù hợp với
năng lực tiếp nhận của mỗi đối tượng đào tạo... Trong giảng dạy giọng
Colorature Soprano CLC, để mang tới hiệu quả cao, người GV nên nghiên
cứu đặc điểm của loại giọng này, những kỹ thuật phù hợp để phát triển giọng
109
hát, dạy bằng phương pháp, phương tiện nào... Thông qua nghiên cứu các
cơng trình chun khảo, qua khảo sát tìm hiểu thực trạng đào tạo, tìm hiểu
nguyên nhân... người dạy sẽ đề ra phương hướng giải quyết vấn đề.
Việc nghiên cứu bước đầu có thể nghiên cứu những bài báo khoa học
tại cấp trường, tham gia hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường về lĩnh vực
đào tạo giọng Colorature Soprano hoặc những vấn đề liên quan khác. Với
từng bước như vậy trong mỗi vấn đề nghiên cứu, người GV sẽ dần tự xây
dựng và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học ngày càng tốt hơn.
Tóm lại, để hướng tới đào tạo CLC, tiến tới đỉnh cao thì việc nâng cao
năng lực của GV về mọi mặt là yếu tố nên được coi trọng hàng đầu. Không ai
khác, người GV nên hiểu tầm quan trọng của việc này để không chỉ dừng lại ở
một, hai năng lực mà là sự tổng hòa của nhiều năng lực với nhau, như vậy
mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đào tạo.
3.2. Những yêu cầu về năng lực của sinh viên trong đào tạo giọng
Colorature Soprano chất lượng cao
Một giọng hát đẹp, vang, khỏe, nhạc cảm... ngay khi chưa được học TN
đó là yếu tố bản năng trời phú. Theo thời gian, giọng hát đó có giữ được, phát
triển hay bị mai một, thậm chí hỏng giọng đó là do q trình học tập và rèn
luyện. Trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, năng lực của SV thường
phải thể hiện rõ sự vượt trội sau đây.
3.2.1. Về năng lực chun mơn
Đòi hỏi đối với SV giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC ngoài
kỹ thuật TN cơ bản cần nắm vững là sự phát triển để hoàn thiện nhiều mặt của
giọng hát, từ các tiêu chí về âm vực, âm sắc đặc trưng cho tới nhạc cảm tốt,
biết thể hiện năng lực biểu diễn, giọng hát có nội lực và người hát phải có thể
lực tốt... SV cần được rèn luyện bởi những mẫu luyện thanh, các vocalise và
tác phẩm ở mức độ khó thậm chí rất khó; thể hiện những tác phẩm phức tạp
mà đòi hỏi cần một kiến thức tổng hợp mới có thể đạt được như các tác phẩm
tại phụ lục 8, phụ lục 9. SV cũng phải đạt được yêu cầu cao trong cách xử lý,
biểu cảm và biểu diễn tác phẩm...
110
3.2.2. Về năng lực các môn bổ trợ
Học tập nghiêm túc để nắm vững kiến thức âm nhạc tổng hợp.
Lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc đặc biệt là môn xướng âm, đây là
những môn học rất quan trọng và cần thiết yêu cầu SV trong đào tạo CLC
phải có. SV phải biết sử dụng một loại nhạc cụ nào đó đặc biệt là Piano...
Điều quan trọng trước khi hát SV cần hiểu nội dung của tác phẩm (thuộc
trường phái nào? tác giả, tác phẩm hướng tới...). Biết tự xướng âm tác phẩm
được học, phân tích tác phẩm... Vấn đề này cần được GV nghiêm khắc và
thường xuyên nhắc nhở người học. Tránh nhiều trường hợp SV học đại khái,
bắt chước, lâu dài sẽ không tạo được kỹ năng học tập đúng đắn và khó có thể
phát triển trong đào tạo CLC.
Học phát âm tiếng Ý, Đức, Nga, Pháp
Bên cạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ phổ thơng (Tiếng Anh) thì
việc tăng cường các lớp ngoại ngữ chuyên ngành, trong đó có các khóa phát
âm tiếng Ý, Nga, Pháp… rất cần được quan tâm bởi đây là những quốc gia có
nền tảng và trình độ về âm nhạc, nơi ra đời và phát triển những tác phẩm âm
nhạc kinh điển - trở thành những tác phẩm tiêu biểu để đào tạo trong các
trường âm nhạc, đặc biệt là đào tạo giọng Colorature Soprano. Chúng tôi đã
nêu một phần vấn đề này trong giải pháp về đội ngũ GV về yêu cầu nâng cao
trình độ ngoại ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tại đây, chúng tôi tiếp tục đề cập
đến sự cần thiết của việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho người học.
Việc tổ chức các lớp học ngoại khóa ngoại ngữ chuyên ngành giúp cho
SV, học viên TN tiếp cận với tác phẩm âm nhạc của các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay trong chương trình đào tạo, rất nhiều tác phẩm nước ngoài được sử
dụng. Do vậy, nếu người học không được dạy cách phát âm các ngơn ngữ này
sẽ rất khó trưởng thành về mặt chun mơn cũng như khó hội nhập quốc tế
thành cơng. Hơn nữa, trong nhiều cuộc thi quốc tế, các tác phẩm kinh điển
của nước ngồi vẫn được nhiều thí sinh lựa chọn mới bộc lộ hết được tài năng
và phẩm chất của người nghệ sĩ. Do vậy, việc phát âm một số ngôn ngữ cơ
bản để biểu diễn các tác phẩm quốc tế là một việc làm rất cần thiết hiện nay
111
trong quá trình hội nhập. Chẳng hạn như, ca sĩ Bảo Yến, trong vòng chung kết
TN quốc tế Âm nhạc tình bạn được tổ chức tại thành phố Ekaterinburg, Nga
đã thể hiện một ca khúc nổi tiếng là Hồi ức của Liza. Là thí sinh châu Á duy
nhất tham dự cuộc thi và phải thể hiện ca khúc bằng tiếng Nga, Bảo Yến đã có
phần thi xuất sắc và nhận được giải Thí sinh yêu thích nhất tại cuộc thi.
3.2.3. Về năng lực xử lý tác phẩm và biểu diễn
Về xử lý tác phẩm
Tác phẩm TN chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có những
tác phẩm thể hiện sự vui tươi, hạnh phúc, ngược lại có những tác phẩm lại thể
hiện sự buồn, sầu, bi thương... Khi đã hiểu nội dung, người nghệ sĩ, ca sĩ cần
thể hiện được các sắc thái biểu cảm một cách chuẩn xác, rõ ràng. Muốn vậy,
trước hết SV cần đạt kỹ thuật ở mức độ cao. Thông thường, khi SV được chọn
lựa trong đào tạo CLC thường đạt tiêu chí về kỹ thuật, xong sự biểu đạt sắc
thái cảm xúc còn ở mức độ hạn chế. Chẳng hạn: Những tác phẩm Việt Nam,
nếu có những đoạn hát staccato hoặc hát với tốc độ nhanh thì tác phẩm đó
thường mang tính chất vui tươi, nhí dỏm, chẳng hạn: Cánh chim báo tin vui
của Đàm Thanh, Cơ gái vót chơng của Hồng Hiệp... đoạn staccato trong tác
phẩm để minh họa tiếng chim hót, vui tươi... Người Châu Yên bắn máy bay
của Trọng Loan; Tiếng đàn Ta lư của Huy Thục, Nổi lửa lên em của Huy Du...
khi hát các tác phẩm như vậy SV phải biểu đạt sự vui mừng với âm thanh đạt
sự trong sáng, thánh thót... Ngược lại, với những tác phẩm thể hiện sự dàn trải
như: aria Cô Sao của Đỗ Nhuận; Bài ca hy vọng của Văn Ký; Miền Xa thẳm
của Đức Trịnh; Mẹ Yêu Con của Nguyễn Văn Tý; Xa Khơi của Nguyễn Tài
Tuệ... Về mặt kỹ thuật người hát phải đạt được sự điêu luyện trong lối hát
cantilena, hát phóng to, thu nhỏ, biểu hiện được sự luyến láy tinh tế... Về cảm
xúc, phải chạm được tới nỗi đau của “Cô Sao”, thể hiện được niềm hân hoan
và hy vọng lớn lao về tương lai phía trước, ngày chiến tranh khơng còn tồn tại
như trong tác phẩm “Bài ca hy vọng”; biểu hiện tình u cao cả khơng gì sánh
bằng của người Mẹ dành cho con, đồng thời lồng ghép trong cả tình u dành
112
cho hồn thiêng sơng núi như trong các tác phẩm “Mẹ yêu con”... Thực tế, để
đạt được những yêu cầu như vậy với SV là một việc làm khó. Theo chúng tơi,
ngồi hồn thiện kỹ thuật, kỹ xảo ca hát, người học cần nghiên cứu kỹ nội
dung tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm nước ngồi. Khuyến khích SV tìm hiểu
các giá trị văn hóa, tìm hiều tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ nào? trường
phái âm nhạc nào?; người học cần thường xun nghe, xem những nghệ sĩ có
chun mơn cao biểu diễn ... từ đó, người học có thể trau dồi hiểu biết về lịch
sử, văn hóa, có thể hóa thân vào nhân vật dễ dàng hơn... dần dần giúp họ
trưởng thành hơn về mặt tâm hồn và hình thành kỹ năng về xử lý tác phẩm.
Về năng lực biểu diễn tác phẩm
Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ - ca sĩ là mang nội dung tác
phẩm tới quảng đại quần chúng, họ phải làm hai việc một lúc trên sân khấu:
vừa hát vừa nghe; vừa hành động vừa quan sát. Khi đang biểu diễn ngay cả
những lúc cao trào nhất, bị cuốn hút vào diễn xuất nhất, người nghệ sĩ cũng
vẫn phải giữ được tâm lý chủ động, bình thản, kiểm sốt một cách tự tin từng
tình huống trong quá trình diễn xuất của mình để nhận thức và ý chí làm chủ
được sự hưng phấn và nhiệt huyết. Tuy nhiên, trên thực tế, SV đang thể hiện
là sự nhút nhát, thiếu tự tin khi biểu hiện tác phẩm, điều này biểu hiện rõ ở
các kỳ kiểm tra đánh giá, những buổi biểu diễn ở trường hay những chương
trình nghệ thuật khác trong và ngoài nước, ngay những SV có năng lực
chun mơn tốt nhưng lại hạn chế về điểm này khiến cho phần trình bày tác
phẩm thiếu sự hấp dẫn.
Để phát huy kỹ năng biểu diễn cho SV giọng Colorature Soprano CLC
theo chúng tôi cần thường xuyên rèn luyện phong cách biểu diễn cho SV
thơng qua q trình học. Những buổi học trên lớp, sau khi học thuộc tác phẩm,
người dạy chú ý tới việc biểu cảm của SV (các động tác tay, chân, ánh mắt, nụ
cười...) dạy họ cách biểu diễn một cách tự tin, kiên trì khai thác những thế mạnh
về biểu diễn của mỗi người. Khi hướng dẫn luyện tập những tác phẩm đơn giản
cũng không nên để SV hát một cách chung chung, thiếu sự biểu hiện nội dung
cụ thể. Tập trung tinh thần trong lúc biểu diễn sẽ làm cho giọng ca có nét tinh
113
tế, có thể chuyển đổi âm sắc và biểu cảm một cách uyển chuyển, qua đó có
sức cuốn hút và chinh phục thính giả. Những tác phẩm dành cho giọng
Colorature trong đào tạo CLC ln bao hàm đòi hỏi cao trong biểu diễn: vui,
buồn, tức giận, hạnh phúc... đều cần được thể hiện ra ánh mắt, cử chỉ, hành
động... GV trong chương trình đào tạo này nên khuyến khích người học tham
gia các lớp học về nhảy múa cổ điển, giải phóng hình thể, dạy về cách biểu
cảm... đây là những mơn học rất cần thiết giúp hình thành kỹ năng biểu diễn
cho SV. Các kỳ thi học kỳ, nên khuyến khích SV thể hiện biểu cảm trên sân
khấu, thể hiện phong cách biểu diễn như đang diễn trên sân khấu lớn. Khuyến
khích SV tham gia nhiều sân chơi ca nhạc ở các quy mô khác nhau để học hỏi
thêm kinh nghiệm biểu diễn...
3.2.4. Về năng lực tự học
Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, ý thức học tập của
SV, nhiều em có giọng hát vượt trội, có tố chất nghệ sĩ... xong ý thức học tập
rất kém, sự lười nhác dẫn tới kết quả học tập bị giảm sút, khó vươn xa, thậm
chí nhiều em đã phải bỏ học do không theo kịp chương trình và tiến độ học
tập. Mặt khác, những em khởi điểm giọng hát khơng thật xuất sắc, nhưng qua
q trình học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ đã vượt trội về khả năng của
bản thân, gặt hái được những thành quả xuất sắc trong học tập.
Với thời lượng đào tạo hiện nay, mỗi SV được làm việc với GV hai
buổi trên tuần, mỗi buổi một tiết. Đây là khoảng thời gian hạn chế đối với đào
tạo ca sĩ chuyên nghiệp nói chung và trong đào tạo CLC thì thời gian như vậy
càng khó mang lại hiệu quả mong đợi. Để khắc phục điều này thì việc tự học
tự rèn luyện của SV có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để xây
dựng cho SV phát huy năng lực này? Cách tự học thế nào cho hiệu quả?
Việc tự học, tự rèn luyện đều rất quan trọng đối với tất cả các giọng hát,
nhưng riêng đối với giọng Colorature Soprano thì còn đòi hỏi chặt chẽ hơn,
hơn gấp bội. Trong chương trình học của giọng hát này gồm nhiều tác phẩm
được sáng tác với rất nhiều kỹ thuật hát, kỹ xảo rất khó, phải rèn luyện đúng,
114
rèn luyện dần dần, liên tục mới có thể thực hiện được những yêu cầu mà tác
phẩm đòi hỏi. Nghệ sĩ, nhạc sĩ tài năng người Nga Rubinstein từng nói: “Một
ngày tơi khơng tập đàn thì chỉ mình tơi nhận biệt, hai ngày tơi khơng tập đàn
thì bạn bè của tơi nhận biết, ba ngày tơi khơng tập đàn thì tất cả thính giả
đều nhận biết. Tài năng khơng có sự cần cù cũng tàn lụi”. GV - ca sĩ của
Khoa TN khi đề cập đến khía cạnh tinh thần học tập và rèn luyện của SV đã
nhấn mạnh rằng Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển nên khơng thể
tránh khỏi việc chúng ta còn thiếu hụt nhiều về điều kiện học tập hay trang bị
kiến thức thật tốt cho người học như ở nước ngoài. Nhưng người học có sự
đam mê và quyết tâm học tập rèn luyện cộng với tài năng tự nhiên thì các em
hồn tồn có thể hội nhập với thế giới... Theo ca sĩ Tố Loan: “Các bạn trên
thế giới hoàn toàn thuận lợi hơn ta nhưng các bạn cũng phải rèn luyện và
học tập rất vất vả cho nên chúng ta phải vất vả hơn các bạn gấp nhiều lần
mới đạt được kết quả như mong đợi” [Phỏng vấn Đào Tố Loan, Khoa TN,
HVANQGVN qua ghi âm, CD 1, check 2].
Chúng tôi cho rằng, để xây dựng năng lực tự học và phát huy việc tự học
đối với SV, học viên Colorature Soprano CLC trước hết cần xây dựng lý
tưởng nghề nghiệp, sự khát khao vươn lên và niềm đam mê cháy bỏng đối với
nghệ thuật ca hát. Khi đưa vào đào tạo CLC thì SV bắt đầu thực hiện từng
bước những định hướng nghệ thuật bao gồm: Tiếp tục phát triển giọng hát,
hoàn thiện giọng hát theo một khuynh hướng đã được GV định hướng. Muốn
thực hiện được SV, học viên không chỉ học tập theo hứng thú mà phải xây
dựng cho mình những lý tưởng đúng đắn. Từ lý tưởng nghệ thuật này người
học thể hiện những khát khao trong từng hành động để thực hiện những yêu
cầu về kỹ thuật, nghệ thuật cụ thể. Chẳng hạn, đối với giọng Colorature
Soprano, việc đòi hỏi những kỹ thuật hát là những sức ép liên tục, không thực
hiện được từng bước những u cầu kỹ thuật này sẽ khơng thể hồn thành
được những nốt ở âm khu cao, những đoạn nhạc passage, staccato, qua đó thể
hiện những cảm xúc của nội dung tác phẩm.
115
Để phát huy năng lực tự học cho SV, học viên giọng Colorature Soprano
CLC theo chúng tôi cần hướng dẫn cách học và phương pháp tự học bởi rất
nhiều SV, học viên giọng Colorature Soprano chưa có thói quen này.
Biết cách lập kế hoạch học tập.
Khi xác định rõ mục tiêu cần thực hiện trong mỗi học kỳ, mỗi tác
phầm... người học cần lên kế hoạch học tập cụ thể và phấn đấu với những kế
hoạch đặt ra. Chẳng hạn, mục tiêu của giai đoạn phát triển, người học cần đạt
được kỹ thuật staccato, passage, trillo và mở rộng âm vực giọng hát. Phần lý
thuyết SV tự học, tự nghiên cứu về những kỹ thuật, kỹ xảo dành cho giọng
Colorature Soprano qua những giáo trình hoặc trên mạng internet… Phần
thực hành, đây là nội dung mà người học cần sự chỉ bảo của GV, bởi vậy cần
đi học đầy đủ, chú ý nghe giảng và thực hành luyện tập. Trong khi học, có gì
khúc mắc, khó hiểu, cần nhờ GV giải đáp và hướng dẫn chỉ bảo. Nghe và xem
tác phẩm do các nghệ sĩ trên thế giới thể hiện để học hỏi được cách xử lý và
biểu diễn tác phẩm từ họ.
Cần biết lập kế hoạch sử dụng thời gian.
SV cần học cách làm chủ quỹ thời gian và không quên các việc phải
làm, không bị động trước rất nhiều nội dung phải học và các công việc phải
hoàn thành đúng hạn. Chẳng hạn, khi được giao một tác phẩm TN mới. Thời
gian tự học, SV sẽ dành để vỡ bài, xác định tác phẩm viết ở thời kỳ nào, nội
dung nói điều gì? Tự phân tích những đoạn khó và nghe tác phẩm... Người
học tránh tình trạng không vỡ bài trước bởi lượng thời gian học trên lớp
khơng nhiều, nếu lên lớp mới vỡ bài thì khơng thể có nhiều thời gian học kỹ
thuật và sửa những cố tật khi học từ GV.
Biết cách tận dụng thời gian học trên lớp.
Trong khoảng thời gian học trên lớp SV cần tập trung cao, nghe giảng
tỉ mỉ để có thể kết hợp cao nhất đồng thời các giác quan, nhờ đó hiểu và thực
hành một cách dễ dàng hơn. Không chỉ học lúc thực hành cùng GV, học cách
nghe giảng đem lại hiểu quả rất cao. Trong khi nghe người khác học, SV chú
116
ý lắng nghe và phân biệt bạn hát đúng hay chưa đúng, cảm nhận âm thanh
đúng sai, từ đó, liên hệ bản thân và nhận biết trình độ của mình đã đạt hay
chưa. Nghe nhiều còn tạo cho SV thói quen về kỹ năng nghe và phân biệt âm
thanh. Người học cần thường xuyên hỏi GV, hoặc bạn bè (những người có
khả năng, trình độ tốt hơn) về những nội dung khó thực hiện…
Cách tự học.
Để có thể tự học SV, học viên giọng Colorature Soprano trong đào tạo
CLC cần biết cách học như thế nào. Chẳng hạn: Với kỹ năng vỡ bài, cách cơ
bản là xướng âm, sau đó ghép phụ âm, nguyên âm hoặc lời ca. Tuy nhiên,
người học cần chú ý, ngay cả trong giai đoạn vỡ bài, âm thanh phát ra, dù là
nốt nhạc, nguyên âm hay lời ca đều cần chú ý đến vị trí âm thanh. Khơng nên
để âm thanh tỳ cổ sẽ tạo ra thói quen xấu và cố tật, lâu dần dễ hỏng giọng, bởi
vậy phải cố gắng đặt âm thanh vị trí cao. Cần chú ý tập luyện những quãng
khó, những chỗ luyến láy phức tạp, những âm treo… Ngày nay, với sự phát
triển vượt bậc của công nghệ thông tin nên việc tự học của SV gặp nhiều thuận
lợi. Người học dễ dàng tìm hiểu kiến thức từ Internet, máy nghe đĩa, xem đĩa
hình… để tìm những tư liệu TN cần thiết. Các thiết bị đó tạo điều kiện rất tốt
cho việc học tập của SV. Việc sử dụng các thiết bị này sẽ phát huy hiệu quả
hơn nếu có sự phân tích, hướng dẫn của GV có kiến thức và kinh nghiệm.
Những buổi học như vậy sẽ giúp cho người học tăng khả năng tiếp nhận kiến
thức một cách được chọn lọc hơn.
3.2.5. Yêu cầu về sức khỏe
Sức khỏe của người ca sĩ bao hàm hai yếu tố, sức khỏe giọng hát và sức
khỏe của cơ thể. Thiếu một trong hai yếu tố đều không thể mang tới kết quả
tốt đặc biệt khi hát các tác phẩm TN khó, phức tạp mà giọng Colorature
Soprano trong đào tạo CLC cần thực hiện.
Việc ăn uống cần phải được quan tâm để có thể bảo vệ và duy trì sức
khỏe và bảo vệ cổ họng. Theo kinh nghiệm của nhiều nghệ sĩ, cần thường
xuyên quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe như:
117
Bảo vệ cổ họng: Giữ gìn, tránh tình trạng viêm nhiễm đường hơ hấp
(viêm mũi, viêm họng…). Khi bị viêm những bộ phận này, giọng hát sẽ mất
đi những cảm giác. Do vậy, cần phải tập thở bằng mũi, nhất là về mùa đông
để hạn chế luồng khí lạnh và bụi.
Tập thể dục: Hát đòi hỏi phải có thể lực tốt, nên giữ sức khỏe là điều
thiết yếu để thành công trong nghề ca hát. Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh
và đầu óc minh mẫn, đó cũng là một cách mang lại nhiều sinh lực.
Giấc ngủ: Việc ngủ sẽ giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc
thần kinh căng thẳng, cơ bắp mệt mỏi, đặc biệt là thanh đới hoạt động nhiều,
cần được nghỉ ngơi. Nếu người ca sĩ mất ngủ thì cơ thể sẽ khơng sảng khối,
thần kinh khơng nhạy cảm, thanh đới mệt, ... ảnh hưởng trực tiếp đến giọng
hát, tiếng hát sẽ không được trong sáng.
Nên ăn nhẹ và đủ dinh dưỡng trước khi biểu diễn. Số lượng lớn thức ăn và
chất lỏng chiếm chỗ nhiều trong cơ thể có thể gây cản trở đến hơi thở. Các sản
phẩm sữa có thể gây ra nhiều chất nhầy vì vậy nên tránh dùng trước khi hát.
Không hút thuốc lá và uống rượu: vì thói quen này gây ngứa họng và
thanh đới. Việc này gây ra đau đớn và tổn thương thanh quản, cổ họng, ngồi
ra, theo thời gian còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nói chung, thực tế đã chỉ ra rằng, sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của giọng hát. Do vậy, nên tiêu chuẩn hóa với giọng Colorature
Soprano ngay từ khi tuyển sinh, trong q trình đào tạo. Ngồi tiêu chí năng
khiếu, tài năng thì nên bổ sung tiêu chí sức khỏe, thể trạng của các thí sinh khi
tuyển sinh đầu vào cho chương trình đào tạo đặc biệt này. Theo đó, cung cấp
các kiến thức cơ bản về vai trò của sức khỏe, để người học nắm được tầm
quan trọng của sức khỏe đối với hoạt động nghệ thuật nói chung và ca hát nói
riêng. Thơng qua đó biết được phương pháp bảo vệ, giữ gìn và nâng cao sức
khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
118
3.3. Chương trình, giáo trình trong đào tạo giọng Colorature Soprano
chất lượng cao
Muốn đào tạo chất lượng cao thì phải có chương trình dạy học thỏa mãn
những yêu cầu và điều kiện để tiến hành. Như chúng tơi đã nêu tại phần thực
trạng, chương trình đào tạo TN hiện hành tại HVANQGVN còn nhiều hạn chế
theo hướng đào tạo CLC. Để đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu, theo chúng tôi
nên điều chỉnh, đổi mới mô hình đào tạo cũng như hồn thiện và phát triển giáo
trình, tài liệu. Cụ thể, điều chỉnh theo hướng sau.
Thứ nhất: Phân rõ đào tạo bậc đại học theo hai chuyên ngành.
Nên có sự đổi mới từng phần để phù hợp với những đòi hỏi trong giai
đoạn mới đó là từng chun ngành TN Thính phòng và Opera được phân định
rõ ràng, thực hiện những kế hoạch, những yêu cầu riêng, khơng còn có một
u cầu chung như những năm đã qua. Theo chúng tôi, bậc đào tạo đại học thời
gian đào tạo vẫn tiến hành 4 năm. Hai năm đầu tất cả SV đại học, học theo một
giáo trình chung. Hết năm thứ hai Khoa sẽ phân dòng dành cho SV hát thính
phòng và hát opera. Riêng SV giọng Colorature Soprano được lựa chọn đào tạo
CLC chúng tôi đề xuất học 5 năm với những yêu cầu riêng [Xem phụ lục 7].
Thứ hai: Tổ chức biên soạn, điều chỉnh giáo trình
Biên soạn, bổ sung một số tác phẩm âm nhạc nhà thờ, thời kỳ Baroque,
một số Romance của các tác giả thời kỳ Baroque, cổ điển, lãng mạn, một số tác
giả đương đại thế kỷ XX...
Biên soạn, bổ sung những tác phẩm romance, ca khúc cách mạng Việt
Nam, ca khúc đương đại Việt Nam có phần đệm Piano đầy đủ.
Dưới đây, chúng tôi đề xuất những tác phẩm dành cho đào tạo giọng
Colorature Soprano CLC.
Từ những nghiên cứu về đặc điểm giọng hát và những kỹ thuật TN đặc
trưng dành cho loại giọng này. Chúng tôi cho rằng, các tác phẩm được lựa
chọn trong đào tạo CLC phải đạt những tiêu chí sau đây.
Tác phẩm phải phù hợp với đặc điểm giọng Colorature Soprano.