Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 74 trang )
8
trên quyền sở hữu thay đổi ở các mức sở hữu 5% và 25%) để ước tính mối quan hệ
giữa các biến này. Kết quả của họ cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu
quản lý và Tobin’s Q trong phạm vi quyền sở hữu từ 0% đến 5% và vượt quá mức
sở hữu 25%; mặc dù mức độ phản ứng của hiệu suất đối với các thay đổi trong
quyền sở hữu quản lý là ít hơn đối với các mức ở trên mức 25%. Họ cũng lưu ý một
mối quan hệ tiêu cực trong khoảng 5% đến 25%. Morck et al. (1988) kết luận rằng
các kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng sự hội tụ của các ảnh hưởng lợi ích
chiếm ưu thế trong phạm vi 0% đến 5% và trên mức 25%, với hiệu ứng phân kỳ là
chiếm ưu thế trong phạm vi quyền sở hữu từ 5% đến 25%.
Hiệu
quả
0%
25%
50%
100%
Tỷ lệ sở hữu
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban quản lý và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp theo nghiên cứu của Morck et al.(1988)
Trong khi đó, McConnell và Servaes (1995) thực hiện hồi quy Tobin’s Q với quyền
sở hữu quản lý. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa quyền sở hữu quản lý và giá trị
của cơng ty là rất phức tạp, có hình dạng chữ U, vì giá trị của cơng ty tăng lên đầu
tiên và sau đó giảm khi quyền sở hữu trở nên tập trung trong tay nhà quản lý. Cụ
thể, mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất của các doanh nghiệp và quyền sở hữu
9
quản lý tồn tại đối với các vị trí sở hữu quản lý từ 0% đến khoảng 40-50%, phù hợp
với sự liên kết khích lệ xảy ra ở các mức sở hữu này, và mối quan hệ tiêu cực ở các
mức sở hữu lớn hơn. Những phát hiện này, vì vậy, khác với những nghiên cứu của
Morck và cộng sự (1988), những người tìm thấy mối quan hệ phân kỳ xảy ra trong
phạm vi quyền sở hữu từ 5% đến 25%. Hơn nữa, McConnell và Servaes (1995)
không thể lặp lại những phát hiện thực nghiệm cụ thể của Morck et al.(1988) bằng
các kỹ thuật hồi quy chia cắt. Ngoài ra, McConnell và Servaes (1995) mở rộng
nghiên cứu trước đó của họ cho một khoảng thời gian nghiên cứu sau đó và báo cáo
kết quả tương tự.
Nghiên cứu của Kole (1995) sử dụng dữ liệu của 352 công ty từ tháng 10/1980 đến
tháng 3/1981, Kole (1995) với phương pháp tương tự đã được Morck et al.(1988) sử
dụng, đã tìm thấy một mối quan hệ tương tự Morck et al.(1988) khi mối quan hệ
tích cực giữa quyền sở hữu quản lý và Tobin’s Q trong phạm vi quyền sở hữu từ 0%
đến 5% và vượt quá mức sở hữu 25%; và một mối quan hệ tiêu cực trong khoảng
5% đến 25%.
Tại Anh, Short và Keasey(1999) sử dụng mô hình hổi quy phi tuyến bậc 3:
Performances =⍺ +β1DIR + β2DIR2 +β3DIR3 +γControl Variables. (Trong đó DIR
là tỷ lệ sở hữu của ban quản lý) để kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban
quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với dữ liệu của các công ty được
niêm yết trên thị trường chứng khoán của Anh, Short và Keasey (1999) đã tiếp tục
khẳng định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ sở hữu của ban quản lý và hiệu quả
hoạt động của công ty (được đo bằng hai chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và
giá trị thị trường của trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần của công ty).
Cụ thể đối với hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, khi khi tỷ lệ sở hữu tăng lên từ mức 0% thì xảy ra hiện tượng hội tụ, sau khi
tỷ lệ sở hữu tăng thì xảy ra hiện tượng phân kỳ và khi tỷ lệ sở hữu tiếp tục tăng đến
một mức nào đó thì xảy ra hiện tượng hội tụ.
10
Cụ thể, hiệu ứng hội tụ xảy ra khi sở hữu của ban giám đốc từ 0% đến 15,58% liên
quan tiêu cực trong phạm vi từ 15,58% đến 41,84% và liên quan tích cực khi sở hữu
của nhà quản lý vượt 41,84%.
Đối với hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng giá trị thị trường của trên giá
trị sổ sách của vốn cổ phần của công ty, Short và Key (1999) cũng tìm ra mối quan
hệ tương tự như tỷ lệ sở hữu của ban quản lý với hiệu quả hoạt động của công ty
được đo bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: hiệu ứng hội tụ xảy ra khi sở hữu của
ban giám đốc từ 0% đến 12,99% liên quan tiêu cực trong phạm vi từ 12,99% đến
41,99% và liên quan tích cực khi sở hữu của nhà quản lý vượt 41,99%.
Hiệu
quả
hoạt
động
0
15,58%
%
41,48%
%%
Tỷ lệ sở hữu
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban quản lý và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp theo nghiên cứu của Short và Keasey(1999)
Himmelberg et al. (1999) sử dụng dữ liệu bảng của 600 công ty được thu thập từ cơ
sở dữ liệu Compustat, từ năm 1982 đến năm 1984. Himmelberg et al. (1999) kết
luận rằng cả mức độ sở hữu của ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp (được đo lường bởi Tobin’s Q) là nội sinh bởi những thay đổi trong môi
trường hoạt động của cơng ty. Sau khi kiểm sốt các yếu tố quan sát được và tác
11
động cố động không quan sát được (fixed effect), Himmelberg et al. (1999) không
đưa ra một kết luận rằng sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của ban quản lý tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tại Thái Lan, Kim et al. (2004) điều tra hiệu suất hoạt động hậu IPO của 133 công
ty được niêm yết công khai tại Thái Lan. Bởi vì Thái Lan là một thị trường mới nổi,
cơ cấu thị trường kém phát triển hơn cũng dẫn đến một môi trường không cân xứng
thông tin chung. Việc niêm yết công khai thường dẫn đến việc tách quyền kiểm soát
doanh nghiệp và quyền sở hữu cổ phiếu. Điều này cũng dẫn đến việc tăng thông tin
bất cân xứng giữa những người tham gia thị trường. Vì vậy, Kim et al. (2004)
nghiên cứu quyền sở hữu quản lý và hiệu suất hoạt động của các công ty bất cân
xứng thông tin nghiêm trọng. Việc chia tách quyền sở hữu và kiểm sốt và sự bất
cân xứng thơng tin của các IPO công ty sẽ dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động sau khi
chào bán công khai. Họ thấy rằng sau IPO hiệu suất hoạt động của công ty giảm
một bậc với độ lớn lớn hơn ở Thái Lan so với Hoa Kỳ. Ví dụ: tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA) 3 năm sau khi IPO thấp hơn 70% so với năm trước IPO. Kết quả
so sánh này giảm 9% tại Hoa Kỳ (Jain and Kini, 1994). Những hiệu suất giảm cho
các công ty IPO của Thái Lan cũng được tìm thấy bằng cách sử dụng các phương
pháp đo lường hiệu quả hoạt động thay thế khác và với các phương pháp đo lường
hiệu quả hoạt động được điều chỉnh theo ngành.
Đồng thời, sử dụng mơ hình của Short và Keasey (1999) để nghiên cứu ảnh hưởng
của quyền sở hữu quản lý đối với giá trị doanh nghiệp Kim et al. (2004) tìm ra mối
quan hệ phi tuyến với sự tồn tại của các hiệu ứng hội tụ và phân kỳ. Sự gia tăng
quyền sở hữu quản lý có mối quan hệ hội tụ với hiệu suất hoạt động trong phạm vi
quyền sở hữu 0–31% và 71-100%. Ngoài ra, quyền sở hữu quản lý được liên kết
tiêu cực với hiệu suất công ty trong phạm vi quyền sở hữu 31–71%. Trong khi,
Morck et al. (1988) báo cáo các điểm cắt 5% và 25% cho các công ty Mỹ. Short và
Keasey (1999) tìm thấy những điểm cắt ở mức 16% và 42% trong một mẫu của các
công ty Vương quốc Anh. Điểm cắt trong nghiên cứu của Kim et al. (2004) cao hơn
cả hai nghiên cứu này. Họ cũng thấy rằng các công ty lớn tuổi hơn và các doanh
12
nghiệp đang phát triển hoạt động tốt hơn sau IPO so với các cơng ty khác. Ngồi ra,
các cơng ty có nợ ngân hàng ít hơn bị suy giảm hiệu suất lớn hơn khi các công ty ra
công chúng. Bằng cách kiểm tra hiệu suất hoạt động của các công ty IPO từ một thị
trường mới nổi và tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa quyền sở hữu quản lý sau IPO
và hiệu suất sau IPO, nghiên cứu của Kim et al. (2004) đóng góp đáng kể cho việc
tìm hiểu về mối quan hệ giữa quyền sở hữu của ban giám đốc và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Florackis et al. (2009) sử dụng dữ liệu của 1010 công ty được niêm yết trên sàn
chứng khoán Anh Quốc từ năm 2001 đến năm 2004, Florackis et al. (2009) cho thấy
một quan hệ phi tuyến tính của tỷ lệ sở hữu của ban quản lý đối với hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (được đo bằng Tobin’s Q). Kết quả cung cấp bằng chứng rõ
ràng cho một liên kết hội tụ giữa quyền sở hữu quản lý và hiệu quả hoạt động của
công ty.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở mức thấp quyền sở hữu quản lý (thấp hơn 15%).
Mặt khác, nghiên cứu của Florackis et al. (2009) không dẫn đến kết luận rõ ràng về
hình dạng đường cong hiệu hoạt động ở cấp cao hơn quyền sở hữu quản lý. Qua đó,
Florackis et al. (2009) về mặt lý thuyết nhấn mạnh vai trò của các vấn đề nguy hiểm
về mặt đạo đức liên quan đến các rủi ro trong các thù lao, ưu đãi và hành vi quản lý.
Về mặt thực nghiệm, một loạt vấn đề đầy hứa hẹn cho nghiên cứu được đề xuất bởi
Florackis et al. (2009) là xem xét các cơ chế quản trị doanh nghiệp khác có sẵn cho
các cơng ty cũng như tương tác giữa các đặc điểm quản trị doanh nghiệp (ví dụ:
quyền sở hữu quản lý) và các yếu tố môi trường và tổ chức doanh nghiệp. Với làn
sóng của các vụ bê bối trong các tập đồn có cấu trúc thù lao thiếu sót một cách hệ
thống (bao gồm cả thù lao dựa trên cơ sở vốn chủ sở hữu và không dựa trên cơ sở
vốn chủ sở hữu), một vấn đề quan tâm đặc biệt là sự tương tác giữa quyền sở hữu
quản lý và thù lao quản lý cũng như vai trò của cổ phần quản lý trong cấu trúc sở
hữu “tối ưu”.
13
2.3 Giả thiết nghiên cứu
Các bài nghiên cứu trên tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban quản lý
với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các kết luận được đưa ra cho thấy các tác
giả trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về mối quan hệ này. Một số các
nghiên cứu đưa ra các kết luận về mối tương quan bậc 3 về mối quan hệ giữa tỷ lệ
sở hữu của ban quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như Morck et
al.(1988), Kole (1995), Short và Keasey (1999), Kim et al. (2004). Trong khi đó
McConnell và Servaes (1995) lại đưa ra một kết luận về đường cong biểu diễn mối
quan hệ giữa quyền sở hữu quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có hình
dạng chữ U ngược (khi quyền sở hữu quản lý gia tăng hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp gia tăng nhưng vượt quá một mức nào đó hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp sẽ giảm). Florackiset al. (2009) cho thấy một quan hệ phi tuyến tính của
quyền sở hữu quản lý đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cung
cấp bằng chứng rõ ràng cho hiệu ứng hội tụ đáng kể giữa quyền sở hữu quản lý và
hiệu quả hoạt động của công ty xảy ra ở mức thấp quyền sở hữu điều hành (thấp
hơn 15%), tuy nhiên nghiên cứu không dẫn đến kết luận rõ ràng về hình dạng
đường cong hiệu hoạt động ở mức cao hơn của quyền sở hữu quản lý. Himmelberg
et al. (1999) thì lại khơng đưa ra một kết luận rằng sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu
của ban quản lý tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên phần đông các tác giả đã cho thấy tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa
tỷ lệ sở hữu của ban quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời
nhiều tác giả cũng đã kiểm chứng được mối quan hệ phi tuyến bậc 3 giữa tỷ lệ sở
hữu của ban quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, luận văn sử
dụng mơ hình được đưa ra bởi Short và Keasey (1999) để trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu của luận văn là: Liệu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp tại Việt Nam hay không? Với giả thiết nghiên cứu là:
H0: Tỷ lệ sở hữu của ban quản lý có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
14
Đồng thời luận văn cũng đi vào xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu
của ban quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để tìm bằng chứng thực
nghiệm cho lập luận: Khi tỷ lệ sở hữu của ban quản lý tăng thì hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp cũng tăng theo. Giả thiết nghiên cứu được đặt ra là:
H0: Tỷ lệ sở hữu của ban quản lý có mối quan hệ tuyến tính với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.