Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.39 KB, 64 trang )
5
- Treo cổ hay gây ngạt thở
- Đuối nước
- Dùng súng, chất nổ
- Nhảy từ trên cao
- Các chấn thương khác bao gồm cả các vật sắc nhọn
1.1.4. Rối loạn trầm cảm tái diễn
1.1.4.1. Khái niệm
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá
trình ức chế toàn bộ tâm thần. Được biểu hiện bằng hội chứng trầm cảm.
Trầm cảm tái diễn là một rối loạn đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại những
giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng, không kèm theo bệnh sử những giai
đoạn độc lập tăng khí sắc và tăng hoạt động, có đủ tiêu chuẩn của một cơn
hưng cảm [1].
1.1.4.2. Triệu chứng một giai đoạn trầm cảm điển hình
- Các triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc giảm
+ Mất mọi quan tâm thích thú
+ Giảm năng lượng, dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động
- Các triệu chứng phổ biến:
+ Giảm sự tập trung chú ý
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
+ Những ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng
+ Nhìn vào tương lai ảm đạm
+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Ăn ít ngon miệng
6
- Các triệu chứng khác
+ Các triệu chứng cơ thể
+ Các triệu chứng loạn thần: Hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ; có
thể phù hợp với khí sắc hoặc khơng phù hợp với khí sắc
1.1.4.3. Chẩn đốn rối loạn trầm cảm tái diễn theo ICD-10
- Tiêu chuẩn chung
+ Lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm, mỗi giai đoạn trầm cảm kéo
dài tối thiểu 2 tuần và phải cách nhau nhiều tháng khơng có rối loạn khí sắc
đáng kể.
+ Khơng có trong tiền sử những giai đoạn độc lập tăng khí sắc và tăng
hoạt động có đủ tiêu chuẩn của một cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
+ Thường có sự hồi phục hồn tồn giữa các giai đoạn, một số ít có thể
phát triển thành trầm cảm dai dẳng
+ Nguy cơ sẽ có một giai đoạn hưng cảm, nếu xuất hiện thì chẩn đốn
phải chuyển sang rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- Dựa vào biểu hiện lâm sàng của giai đoạn hiện tại và theo ICD 10
chia thành các thể sau [20]:
+ F33.0 Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ
Phải có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn (F33) và giai
đoạn hiện nay phải đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ
+ F33.1 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa
Phải có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn
hiện nay phải có đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm vừa
+ F33.2 Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng khơng có
các triệu chứng loạn thần
7
Phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn cho một rối loạn trầm cảm (F33) và
giai đoạn hiện tại phải có đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng,
khơng có triệu chứng loạn thần
+ F33.3 Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng có các triệu
chứng loạn thần
Phải có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn (F33) và giai
đoạn hiện nay phải có đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm có các triệu
chứng loạn thần
Để thực hiện ý tưởng – hành vi tự sát, người bệnh tìm các phương cách
khác nhau, như tích trữ thuốc độc, chuẩn bị các loại dụng cụ (vũ khí, dây
thừng...), và họ có thể viết thư tuyệt mệnh để lại cho người thân hoặc cho bạn
bè trước khi hành động tự sát. [10]
1.1.5. Phương thức, địa điểm và thời gian tự sát
- Phương thức tự sát
Người bệnh sử dụng các phương thức để tự sát khác nhau để đạt được
mục đích theo ý muốn của họ. Từ thực tế nghiên cứu, có thể khái quát người
bệnh sử dụng hai loại biện pháp thường gặp:
- Loại sử dụng biện pháp tự sát thô bạo như dùng súng, thắt cổ tự tử,
ngạt nước, dùng dao, tự gây tai nạn giao thông, nhảy từ trên cao xuống... Biện
pháp này hay được nam giới sử dụng. Những biện pháp tự sát thô bạo dễ dẫn
tới tử vong. Điều này giải thích tại sao nam ý tưởng – hành vi tự sát ít hơn nữ
nhưng tỷ lệ tự sát thành công lại cao hơn nữ.
- Loại biện pháp tự sát ít thơ bạo như sử dụng q liều các thuốc ngủ,
thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống sốt rét và khí ga trong gia đình.
Phương pháp tự sát ít thô bạo hay được nữ áp dụng, chúng ít nguy cơ gây tử
vong hơn. [11]
8
Uống thuốc trừ sâu, treo cổ và dùng súng là một trong những phương
pháp tự tử phổ biến nhất trên toàn cầu, nhưng nhiều phương pháp khác được
sử dụng với sự lựa chọn phương pháp thường thay đổi tùy theo nhóm dân cư
[1]. Nghiên cứu trên người Châu Á, hầu hết chọn biện phát treo cổ (23% ở
Hồng Kông, 69% ở Nhật Bản, 92% ở Kuwait), số khác chọn dùng thuốc trừ
sâu ( 4% ở Nhật Bản, 43% ở Hàn Quốc) [3].
- Thời gian và địa điểm tự sát
Bệnh nhân có thể thực hiện hành vi tự sát bất kỳ lúc nào trong ngày.
Nhưng họ thường chọn thời gian thích hợp, khi khơng có người để ý họ thực
hiện thành công hành vi tự sát của mình.
Đa số bệnh nhân thực hiện hành vi tự sát tại nhà mình, một số ít tiến
hành ở cơ quan hoặc một nơi khác thuận lợi, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh
nhân tiến hành tự sát ngay trong thời gian nằm viện. [2]
1.1.6. Sự tái diễn của tự sát
Hành vi tự sát rất hay tái phát. Người ta cho rằng các bệnh tâm thần dẫn
đến hành vi tự sát như trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu... đều hay tái
phát. Khi các bệnh này tái phát thì bệnh nhân lại xuất hiện hành vi tự sát.
Theo DSM-V có khoảng 25-30% người bệnh có toan tự sát sẽ tiếp tục có
các kế hoạch và hành vi tự sát tiếp theo trong tương lai. [9]
Trong số những người có ý tưởng tự sát thời điểm hiện tại trong nghiên cứu
của Matthew K.Nock và cộng sự nhận thấy 33,6% đã từng có kế hoạch tự sát
trước đó, 29% đã từng có toan tự sát trước đó. [11]
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM
CẢM TÁI DIỄN
1.2.1. Cơ chế
1.2.1.1. Cơ chế sinh hoá
Những nghiên cứu cho thấy nguy cơ tự sát ở người trưởng thành có liên
quan đến những đặc điểm hệ dẫn truyền thần kinh, đây có thể là nguyên nhân
gây rối loạn sự điều biến thần kinh ở các chu trình não trong sự điều hoà cảm
9
xúc và đưa ra quyết định. Kết quả từ nhiều nghiên cứu với các thiết kế nghiên
cứu trên tử thi và kỹ thuật sinh học phân tử nhận thấy có sự đóng góp của 3
thành phần sau: Sự dẫn truyền Serotonin, sự dẫn truyền Norepinephrin và trục
dưới đồi – tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA)[14].
Đối với sự dẫn truyền Serotonin:
Những phát hiện ban đầu nhận thấy có sự suy giảm chức năng serotonin với
quan sát thấy giảm sự tập trung 5-hydroxyindoleacetic acid (5-HIAA) trong
dịch não tuỷ (đây là chất chuyển hố chính của Serotonin) ở những bệnh nhân
trầm cảm điển hình có toan tự sát. Cũng như khảo sát thấy sự suy giảm sự tập
trung serotonin và 5-HIAA ở neuron serotonin trên não của những người chết
do tự sát. Nghiên cứu của nhận thấy sự suy giảm sự tập trung 5HIAA trong
dịch não tuỷ liên quan với nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm với tỷ suất
chênh OR=4,6 [13].
Đối với sự dẫn truyền norepinephrin:
Các nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm chức năng neuron noradrenergic
ở nhân lục ở những người chết bởi tự sát, và sự tập trung thấp 3-methoxy4hydroxy-phenylglycol (MHPG) trong dịch não tuỷ dự báo nguy cơ toan tự
sát ở những người trầm cảm điển hình và liên quan nguy cơ tự sát thành cơng
ở những người có toan tự sát [14].
Các phát hiện nghiên cứu trên chuột nhận thấy sự nhạy cảm trong việc
tiết norepinephrin khi đáp ứng với stress đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh.
Có thể do sự tăng tiết quá mức norepinephrin trên những cá thể lại có ít hơn
neuron norepinephrin, hậu quả dẫn đến sự suy yếu neuron noradrenergic, tăng
thoái hoá norepinephrin, cuối cùng dẫn đến sự tập trung MHPG thấp hơn
trong dịch não tuỷ ở những người có nguy cơ toan tự sát [12].
Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận: