Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.39 KB, 64 trang )
9
xúc và đưa ra quyết định. Kết quả từ nhiều nghiên cứu với các thiết kế nghiên
cứu trên tử thi và kỹ thuật sinh học phân tử nhận thấy có sự đóng góp của 3
thành phần sau: Sự dẫn truyền Serotonin, sự dẫn truyền Norepinephrin và trục
dưới đồi – tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA)[14].
Đối với sự dẫn truyền Serotonin:
Những phát hiện ban đầu nhận thấy có sự suy giảm chức năng serotonin với
quan sát thấy giảm sự tập trung 5-hydroxyindoleacetic acid (5-HIAA) trong
dịch não tuỷ (đây là chất chuyển hoá chính của Serotonin) ở những bệnh nhân
trầm cảm điển hình có toan tự sát. Cũng như khảo sát thấy sự suy giảm sự tập
trung serotonin và 5-HIAA ở neuron serotonin trên não của những người chết
do tự sát. Nghiên cứu của nhận thấy sự suy giảm sự tập trung 5HIAA trong
dịch não tuỷ liên quan với nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm với tỷ suất
chênh OR=4,6 [13].
Đối với sự dẫn truyền norepinephrin:
Các nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm chức năng neuron noradrenergic
ở nhân lục ở những người chết bởi tự sát, và sự tập trung thấp 3-methoxy4hydroxy-phenylglycol (MHPG) trong dịch não tuỷ dự báo nguy cơ toan tự
sát ở những người trầm cảm điển hình và liên quan nguy cơ tự sát thành công
ở những người có toan tự sát [14].
Các phát hiện nghiên cứu trên chuột nhận thấy sự nhạy cảm trong việc
tiết norepinephrin khi đáp ứng với stress đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh.
Có thể do sự tăng tiết quá mức norepinephrin trên những cá thể lại có ít hơn
neuron norepinephrin, hậu quả dẫn đến sự suy yếu neuron noradrenergic, tăng
thoái hoá norepinephrin, cuối cùng dẫn đến sự tập trung MHPG thấp hơn
trong dịch não tuỷ ở những người có nguy cơ toan tự sát [12].
Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận:
10
Sự trục trặc chức năng hệ HPA được biết liên quan đến nguy cơ tự sát.
Người ta nhận thấy có các cơ chế sau đóng vai trò trong bệnh sinh
Những cá nhân có các sang chấn tâm lý, bị lạm dụng thời niên thiếu có
tăng sự methyl hố trên gen mã hoá glucocorticoid receptor, làm giảm sự biểu
hiện gen, gây suy giảm sự ức chế ngược và gây tiết quá mức cortisol trong và
sau đáp ứng với stress, điều này giải thích tại sao sự kháng với test
dexamethson có vai trò dự báo nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm [15].
Sự suy giảm chaperon protein của glucocorticoid receptor, gây suy
giảm sự vận chuyển glucocorticoid vào nhân tế bào. Sự suy giảm này được
cải thiện khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân [16].
Cả 2 sự rối loạn trên gây tăng tiết cortisol quá mức gây nhiễm độc thần
kinh, điều hoà giảm receptor 5HT1A tại hồi hải mã, giảm yếu tố dinh dưỡng
thần kinh (BDNF) và receptor TrkB của nó ở các bệnh nhân trầm cảm có toan
tự sát và tự sát thành cơng [17].
1.2.1.2. Yếu tố Gen
Ý tưởng tự sát, toan tự sát, hay tự sát thành công là kết quả của sự kết
hợp đa nhân tố. Trong đó yếu tố gen cũng đã được chứng minh qua các
nghiên cứu
Đối với gen 5-HTTLPR – gen mã hố chất vận chuyển serotonin, có 2
kiểu alen: kiểu alen S, tương ứng với sự giảm biểu hiện gen so với các cá thể
mang alen L. Các nghiên cứu nhận thấy các cá thể mang alen S có sự liên
quan đến tự sát thành công ở các bệnh nhân trầm cảm [18].
Người ta cũng nhận thấy sự tương tác giữa kiểu gen S của gen mã hoá
5-HTTLPR và các sang chấn thời thơ ấu liên quan đến tự sát và trầm cảm
điển hình. [19]
11
1.2.1.3. Hình ảnh não
Nghiên cứu nhận thấy có sự giảm thể tích vỏ não và thuỳ đảo trước ở
những bệnh nhân trầm cảm có toan tự sát so với nhóm trầm cảm khơng có
toan tự sát. Sự suy giảm chức năng ức chế vùng thuỳ đảo trước dẫn đến bệnh
nhân khơng tự kiểm sốt, ức chế được các quyết định và hành vi của mình, có
thể dễ chuyển từ ý tưởng tới hành vi tự sát [20].
Các nghiên cứu khác lại nhận thấy sự suy giảm tưới máu ở thuỳ trán
lưng bên dự báo nguy cơ tự sát ở các bệnh nhân trầm cảm. Điều này gây suy
giảm chức năng ra quyết định ở bệnh nhân, dễ đưa ra các quyết định nguy
hiểm gây hại cho bản thân [21].
1.2.1.4. Cơ chế tâm lý
Hiện nay có nhiều cơ chế và giả thuyết tâm lý được đưa ra như các yếu
tố nhận thức, tương tác cá nhân, tác động của trầm cảm. Bao gồm lý thuyết về
sự mất hy vọng của Mann và cộng sự (2005), giả thuyết tương tác cá nhân về
tự sát của Joiner (IPTS) hay gần đây là lý thuyết 3 bước về tự sát của Klonsy
và May phát triển năm 2015 [7]. Tuy nhiên chúng tôi xin đề cập ở đây giả
thuyết tương tác cá nhân về tự sát của Joiner, đây là giả thuyết được nhiều sự
ủng hộ và nghiên cứu hiện nay.
Theo Joiner, mong muốn tự sát (ý tưởng tự sát) được thúc đẩy bởi hai
yếu tố: cảm thấy nặng nề - phiền toái (là gánh nặng cho người khác) và khơng
thuộc về (khơng thuộc về nhóm xã hội như những người khác).
Toan tự sát thực sự khi thoả mãn yếu tố thứ 3 là khả năng chịu đau đớn
để tự sát; Nó có thể bị tác động bởi tiền sử toan tự sát trước đó, tiếp xúc với
sự đau đớn hay các sự kiện kích thích khác. Khả năng cần đạt được này có thể
tồn tại và gây ra hành vi tự sát độc lập với ý tưởng tự sát.
Evan M. Kleiman và cộng sự nhận thấy trên triệu chứng trầm cảm: có
sự liên quan đến tăng suy nghĩa mình nặng nề-phiền toái và thiếu sự thuộc về
với ý tưởng tự sát [22].
12
1.2.2. Tự sát trong rối loạn trầm cảm tái diễn
Tự sát là một trong những vấn đề sức khoẻ hàng đầu thế giới, vào
khoảng 1,4% tất cả nguyên nhân tử vong tồn cầu [23]. Trong đó, Trầm cảm
dẫn đầu trong căn nguyên tự sát và đứng thứ 2 trong gánh nặng số năm sống
với bệnh tật. Tỷ lệ tự sát trong trầm cảm gấp khoảng 20 lần so với dân số
chung. Bệnh nhân nội trú có tỷ lệ tự sát là 12-19% gấp 2 lần bệnh nhân ngoại
trú [3].
Có 3 hình thái tự sát: Ý tưởng tự sát, toan tự sát và tự sát thành công.
Khoảng 23% bệnh nhân tự sát thành cơng đã có toan tự sát trước đó [24]. Các
rối loạn cảm xúc là nguyên nhân chính trong các trường hợp tự sát, đặc biệt là
trầm cảm. Khoảng 40-70% tất cả các trường hợp tự sát thành cơng hay toan tự
sát được chẩn đốn trong giai đoạn trầm cảm [4]. Do đó, việc hiểu biết các
đặc điểm, hình thái tự sát trong trầm cảm có ý nghĩa rất lớn trong dự báo, tiên
lượng và can thiệp, ngăn chặn nguy cơ tự sát thành công. Chúng ta cùng điểm
qua các hình thái của tự sát trong trầm cảm tái diễn sau:
1.2.2.1. Đặc điểm ý tưởng tự sát
Ở người Trung Quốc, tỷ lệ mắc cả đời của ý tưởng tự sát và đã có kế
hoạch tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn lần lượt là 53,1% và 17,5%, tỷ lệ
này cao hơn so với dân số chung lần lượt là 3,1 và 0,9%. Các ý tưởng tự sát
và kế hoạch tự sát đều xuất hiện trong các giai đoạn trầm cảm [4].
Nghiên cứu của Shuntaro Ando và cộng sự (2017) nhận thấy các bệnh
nhân trầm cảm nặng gặp ý tưởng tự sát ở 81,8% với OR=59,62 (p<0,01).
Bệnh nhân khi có ý tưởng tự sát có tỷ lệ tự tìm đến những chun gia chăm
sóc sức khoẻ (bác sĩ, điều dưỡng, nhà trị liệu tâm lý) cao nhất với 35,1%; số
còn lại chia sẻ ý tưởng tự sát với gia đình (26,1%), với bạn bè/đồng nghiệp
(25%) [26].
13
1.2.2.2. Đặc điểm toan tự sát
Nghiên cứu tại Trung Quốc, tỷ lệ toan tự sát gặp cả đời ở bệnh nhân
trầm cảm là 23,7%, cao hơn so với dân số chung (1%). Toan tự sát gặp nhiều
hơn 7,54 lần ở trong giai đoạn trầm cảm so với ở trong giai đoạn thuyên giảm
1 phần [4].
Toan tự sát gặp nhiều hơn ở các bệnh nhân có các triệu chứng loạn thần
như hoang tưởng bị tội. Nghiên cứu của Wolfersdorf và cộng sự nhận thấy
toan tự sát gặp ở nhóm trầm cảm có loạn thần và khơng có loạn thần lần lượt
là 27,6% và 22,7% [27]. Khi có triệu chứng như mất hy vọng/tuyệt vọng cũng
gặp tỷ lệ toan tự sát cao hơn trên nhóm bệnh nhân trầm cảm tái diễn [6]. Theo
Kaplan & Sadock (2017), toan tự sát trong trầm cảm gặp nhiều hơn ở nhóm
bệnh nhân nặng, kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, cảm giác tuyệt vọng,
lo âu, kích thích – cáu kỉnh, mất cảm giác ngon miệng, cảm giác vô giá trị hay
tội lỗi. Các yếu tố tâm lý kèm theo có thể là sự mất mát người thân, sự mất
mát lớn: tài chính, cơng việc, … hay các scandal [2].
Về phương thức tự sát: Bệnh nhân nặng với các triệu chứng loạn thần
thường tự sát bằng các lý do: thường gặp nhất là treo cổ (38,6%), tự cắt hay
đâm dao và cơ thể (bụng, ngực, .. ) gặp 9,4%; nhảy lầu (9,4%); tự thiêu bằng
lửa (6,3%) [28]. Nghiên cứu của Lykouras và cộng sự (2002) trên các bệnh
nhân trầm cảm nặng đã có tiền sử toan tự sát trước đó, nhận thấy một nửa
nhóm này có các hành vi tự sát thô bạo như dung dao để tự đâm mình, dung
súng, treo cổ, cắt cổ tay, nhảy sông [5].
Các yếu tố bảo vệ đối với toan tự sát ở trên bệnh nhân trầm cảm tái
diễn cũng được nhận thấy là sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân, trẻ nhỏ, có
niềm tin tơn giáo đã được nhận thấy trong các nghiên cứu [29].
14
1.2.2.3. Đặc điểm tự sát thành công
Theo Achaffer.A và cộng sự (2008), bệnh nhân trầm cảm nặng thường
có ý nghĩ về cái chết. Lúc đầu họ nghĩ bệnh nặng thế này thì chết mất. Dần
dần, bệnh nhân cho rằng họ chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành
niềm tin rằng những người trong gia đình, cơ quan... có thể sẽ khá hơn nếu
bệnh nhân chết. Từ ý nghĩ tự sát, người bệnh sẽ có hành vi tự sát [31].
Các bệnh nhân trầm cảm nặng, có loạn thần thường sử dụng các
phương thức bạo lực để tự sát như dùng sung, treo cổ hay nhảy từ trên cao
xuống [30]. Nghiên cứu trên các đơn vị điều trị nội trú tâm thần của
Wolfedorf và cộng sự (1987), trong số 46 bệnh nhân tự sát thành cơng, có 6
bệnh nhân do trầm cảm (4 có loạn thần :2 khơng có loạn thần) [27].
Năm 1987, Miller F.T. nghiên cứu hồi cứu trên 45 trường hợp bệnh
nhân trầm cảm tái phát có loạn thần nằm viện chết vì tự sát. Tác giả phát hiện
thấy hoang tưởng bị hại kết hợp với hoang tưởng tự buộc tội gây ra hành vi tự
sát mãnh liệt hơn so với bệnh nhân chỉ có 1 trong 2 hoang tưởng này hoặc
một trong 2 loại hoang tưởng này kết hợp với các loại hoang tưởng khác [32].
1.2.3. Thang điểm hỗ trợ đánh giá
1.2.3.1. Thang đánh giá mức độ tự sát của Colombia
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng và theo dõi những thay đổi trong ý
tưởng và hành vi tự sát, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Columbia,
Đại học Pennsylvania, và Đại học Pittsburgh đã phát triển Thang đánh giá
mức độ tự sát của Columbia (C-SSRS) [33].
Theo truyền thống, ý tưởng và hành vi tự sát đã được hình thành như
một cấu trúc đơn chiều, với ý tưởng thụ động, ý định chủ động và hành vi tồn
tại dọc theo sự liên tục. Tuy nhiên, C-SSRS được thiết kế để phân biệt các
lĩnh vực của ý tưởng tự sát và hành vi tự sát.
Bốn thành phần được khảo sát.
15
Đầu tiên là mức độ nghiêm trọng của ý tưởng, được đánh giá theo
thang điểm 5 điểm trong đó 1 = muốn chết, 2 = ý nghĩ tự tử tích cực không
đặc biệt, 3 = ý nghĩ tự tử với phương pháp, 4 = ý định tự tử và 5 = ý định tự tử
với kế hoạch.
Thứ hai là cường độ của ý tưởng tự sát, bao gồm 5 mục, mỗi mục được
đánh giá theo thang điểm 5 điểm: tần suất, thời lượng, khả năng kiểm soát, lý
do ngăn cản tự sát và lý do cho ý tưởng tự sát.
Thứ ba là phạm vi hành vi tự sát, được đánh giá theo thang điểm bao
gồm toan tự sát thực sự, tự hủy bỏ và bị can ngăn; hành vi chuẩn bị; và hành
vi tự gây thương tích khơng phải để tự sát.
Và thứ tư là khả năng gây chết người, đánh giá các nỗ lực thực tế; tỷ lệ
tử vong thực tế được đánh giá theo thang điểm 6 điểm và nếu tỷ lệ tử vong
thực tế bằng 0, tỷ lệ tử vong tiềm năng của toan tự sát được đánh giá theo
thang điểm 3 điểm.
Các mục để đánh giá mức độ nghiêm trọng của ý tưởng (ví dụ: kế hoạch hoặc
phương pháp cụ thể) và cường độ (ví dụ: tần suất, thời gian) của ý tưởng dựa
trên các yếu tố dự đoán toan tự sát và tự sát thành cơng.
Thang Colombia hữu ích cho việc theo dõi và tiên lượng ý tưởng – hành vi tự
sát cũng như khảo sát đặc điểm ý tưởng – hành vi tự sát ở các nhóm bệnh
nhân khác nhau [34].
1.2.3.2. Thang đánh giá trầm cảm Hamilton
Trong thực hành lâm sàng chẩn đoán các rối loạn trầm cảm, việc sử
dụng các test trầm cảm ngày càng nhiều và thường xuyên hơn, nhưng trong
đó thang đánh giá trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đó là
thang đánh giá trầm cảm của Hamilton [35].
16
- Ra đời năm 1960, thường được viết tắt theo các chữ cái đầu từ của
tiếng Anh là HDRS (Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAM-D
(Hamilton Depression)
- Thang đánh giá trầm cảm Hamilton có nhiều phiên bản. Ban đầu,
thang HDRS bao gồm 21 mục (1960). Tuy nhiên, phiên bản 17 mục của
HDRS (1967) đã được tác giả coi là phiên bản vĩnh viễn. Nguyên nhân là do
ông cho rằng, trong số 21 mục của thang điểm, 17 đề mục đầu tiên là những
đề mục đại diện tốt nhất cho triệu chứng học của rối loạn trầm cảm.
- Tính điểm: tổng số điểm đạt được bằng cách tính tổng số điểm cho mỗi
mục, 0-4 (khơng có triệu chứng, triệu chứng mức độ nhẹ, vừa, nặng) hoặc 0-2
(khơng có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc không đáng kể, biểu hiện rõ ràng).
Đối với phiên bản 17 mục, tổng số điểm thay đổi trong phạm vi 0-54 điểm.
0-6 điểm: khơng có triệu chứng trầm cảm
7-17 điểm: trầm cảm mức độ nhẹ
18-24 điểm: trầm cảm mức độ vừa
25-54 điểm: trầm cảm mức độ nặng [35].
Nghiên cứu của Wolfersdorf và cộng sự nhận thấy khi đánh giá mục
ý tưởng tự sát trong bằng thang Ham-D nhận thấy có điểm số cao hơn ở
nhóm trầm cảm có loạn thần so với nhóm khơng loạn thần (2,8 so với 1,4,
p<0,05) [27].
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH
NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM TÁI DIỄN
Không phải tất cả các bệnh nhân trầm cảm tái diễn đều có ý tưởng tự
sát hay tự sát thành cơng. Có rất nhiều yếu tố liên quan, có thể là ngun nhân
chính, có thể là yếu tố thúc đẩy tới tự sát thành công. Đầu tiên phải kể đến là
yếu tố bệnh (như là mức độ trầm cảm nặng, có loạn thần, có một bệnh cơ thể
nặng kèm theo, có toan tự sát trước đó), hai là các yếu tố tâm lý kèm theo (sự
17
mất mát người thân, vật chất, ...), ba là các yếu tố nhân khẩu- xã hội học như
giới nam, cao tuổi. Việc nhận biết và lưu ý các dấu hiệu này trên bệnh nhân là
rất quan trọng để theo dõi và dự phòng tự sát [30].
1.3.1. Các yếu tố nhân khẩu – xã hội học
Giới tính: tự sát có dấu hiệu cao hơn ở các bệnh nhân nam so với nữ
(OR = 1,76; 95%CI = 1,08-2,86).
Các yếu tố khác như tình trạng hơn nhân, sống một mình, có con cái
hay khơng có con cái, tình trạng thất nghiệp cũng được cho là có sự liên quan
đến tăng tỷ lệ tự sát. Tuy nhiên dữ liệu từ các nghiên cứu tổng hợp không
nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê [6].
1.3.2. Đặc điểm bệnh
Tiền sử toan tự sát hay hành vi tự huỷ hoại có sự liên quan với nguy cơ
tự sát (OR=4,84; 95%CI = 3,26-7,2).
Cảm giác tội lỗi, cảm giác tuyệt vọng ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn là
những triệu chứng liên quan đến tăng nguy cơ tự sát. Những biểu hiện này
khiến bệnh nhân luẩn quẩn, mất đi động lực sống và mong muốn tìm đến cái
chết để giải thốt.
Các bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm sẽ gặp ý tưởng tự sát cao hơn
khi mức độ trầm cảm nặng và đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng loạn thần,
bệnh nhân thường tự sát bởi suy nghĩ mình vơ dụng, tương lai ảm đạm, nghĩ
mình là gánh nặng cho mọi người thân, đặc biệt khi đã kết tinh thành hoang
tưởng bị tội thì các ý tưởng tự sát càng mãnh liệt hơn. Nghiên cứu của Hori và
cộng sự (1993) nhận thấy tỷ lệ có ý tưởng tự sát ở nhóm bệnh nhân trầm cảm có
loạn thần và khơng có loạn thần lần lượt là 84,2% và 67,3% với p<0,05 [25].
Các yếu tố khác như rối loạn giấc ngủ, chậm chạp, giảm tập trung cũng
được cho là có sự liên quan đến tăng nguy cơ tự sát. Tuy nhiên kết quả mới
chỉ nhận thấy ở các nghiên cứu đơn lẻ. [6]
18
1.3.3. Bệnh đồng diễn và rối loạn hành vi – nhân cách
Nguy cơ tự sát nhận thấy có sự liên quan đến lạm dụng các chất tác động
tâm thần như rượu và các chất gây an dịu (OR = 2,17; 95%CI = 1,77-2,66).
Bên cạnh đó việc đồng diễn các triệu chứng lo âu cũng làm tăng nguy cơ tự
sát trên các bệnh nhân trầm cảm tái diễn (OR=1,59; 95%CI = 1,03-2,45).
Các rối loạn nhân cách nhóm B như rối loạn nhân cách ranh giới với
nét kịch tính, khó kiểm sốt cảm xúc, dễ dẫn đến các xung động hành vi là
yếu tố làm tăng nguy cơ tự sát (OR=4,95; 95%CI=1,99-12,33) [6].
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TỰ SÁT TRONG RỐI LOẠN
TRẦM CẢM TÁI DIỄN
1.4.1. Đặc điểm hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn
1.4.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu tổng quan hệ thống tại Trung Quốc năm 2017 của tác giả
Min Dong và cộng sự, nghiên cứu trên các bệnh nhân trầm cảm điển hình. Kết
quả nhận thấy tỷ lệ ý tưởng tự sát, có kế hoạch tự sát cụ thể và toan tự sát
trong cả cuộc đời lần lượt là 53,1%, 17,5% và 23,7%. Tỷ lệ toan tự sát trong
giai đoạn tái phát trầm cảm ngay sau khởi phát bệnh là 42,1%, sau khi vào
điều trị nội trú là 17,3% [4].
Nghiên cứu của Lefteris Lykouras và cộng sự (2002) nghiên cứu trên
đối tượng người cao tuổi (>60 tuổi), 40 bệnh nhân trầm cảm nặng có loạn
thần và 64 bệnh nhân trầm cảm nặng khơng có loạn thần. Kết quả thấy 39
bệnh nhân có toan tự sát: 22 bệnh nhân (55%) tự sát bằng tự đầu độc bởi
thuốc hay thuốc trừ sâu, 4 bệnh nhân (10%) tự sát bằng nhày lầu, 5 bệnh nhân
(12,5%) nhảy sông, 3 bệnh nhân (7,5%) tự cắt cổ tay, 2 bệnh nhân (5%) tự đốt
mình, 1 bệnh nhân (2,5%) tự sát bằng súng, 1 bệnh nhân (2,5%) tự đâm mình
bằng dao [5].
19
1.4.1.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm hành vi tự sát
ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn.
1.4.1.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm
cảm tái diễn
1.4.1.3. Các nghiên cứu trên thế giới
Tổng quan hệ thống của Keith Hawton và cộng sự (2013) trên các
nghiên cứu trên bệnh nhân giai đoạn trầm cảm (F32) và trầm cảm tái diễn
(F33) theo ICD-10. Nghiên cứu các yếu tố liên quan tự sát, kết quả tổng hợp
từ 29 nghiên cứu thu được như sau: giới nam (OR = 1.76, 95%CI = 1.08–
2.86), tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần (OR = 1.41, 95% CI = 1.00–1.97),
Tiền sử có toan tự sát trước đó (OR = 4.84, 95%CI = 3.26–7.20), Trầm cảm
nặng (OR = 2.20, 95%CI = 1.05–4.60), cảm giác tuyệt vọng (OR = 2.20,
95%CI = 1.49–3.23), đồng diễn lo âu (OR = 1.59, 95%CI = 1.03–2.45) lạm
dụng rượu (OR = 2.17, 95% CI = 1.77–2.66). Đây cũng là các dấu hiệu đi
kèm để các bác sĩ điều trị tiên lượng và dự phòng nguy cơ tự sát trên bệnh
nhân [6].
1.4.1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố liên quan
đến hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn.