Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.34 KB, 114 trang )
39
Trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, Ngân hàng NCB- chi nhánh Huế
phải gặp rất nhiều khó khăn và thách thức: là ngân hàng mở chi nhánh tại Thừa
Thiên Huế muộn hơn một số Ngân hàng TMCP khác nên chưa được nhiều người
dân Huế Biết đến, thêm vào đó là tâm lý e ngại, thăm dò về uy tín, lòng tin trước
một ngân hàng mới cũng là một khó khăn lớn mà chi nhánh phải vượt qua, việc tìm
kiếm thị trường cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên
bằng những nổ lực và chính sách khách hàng của mình, ngân hàng NCB- chi nhánh
Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu, từng bước tạo được hình ảnh tốt đẹp
và cũng cố niềm tin cũng như uy tín trong lòng người dân.
Với một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, giỏi về nghiệp vụ, quan tâm nhiều
hơn đến đối tượng khách hàng cá nhân, tận tâm phục vụ khách hàng doanh nghiệp
đã mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính với chi phí tốt.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh ngân hàng
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân –
Chi nhánh Thừa Thiên Huế là:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức và dân cư
thuộc các thành phần kinh tế với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn và
chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của mọi tổ chức và dân cư
thuộc các thành phần kinh tế với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn và
chứng chỉ tiền gửi bằng đồng ngoại tệ.
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Tín dụng ngắn hạn trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy
theo tính chất và khả năng nguồn vốn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hồn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động
40
các loại vốn từ nước ngoài và các dịc vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước
ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và làm dịch vụ ngân hàng
bằng ngoại tệ sau: Nhận tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi thanh
tốn của các tổ chức và cá nhân Việt Nam và nước ngoài; Nhận tiền gửi tiết kiệm
ngoại tệ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Vay và tiếp
nhận các nguồn vốn bằng ngoại tệ từ các tổ chức và cá nhân nước ngồi; Tín dụng
ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh tế tại Việt
Nam; Mua, bán các loại ngoại tệ theo tỷ giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy định;Làm dịch vụ kiều hối bằng ngoại tệ (Huy động bằng ngoại tệ và chi trả
bằng đồng Việt Nam); Thanh toán bằng ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Thực hiện một số nghiệp vụ ngoại hối sau:
+ Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ;
+ Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác bằng ngoại tệ;
+ Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ;
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
+ Kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường
nước ngồi.
- Thực hiện các loại hình giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward) và hoán đổi.
- Thanh toán quốc tế.
- Mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài.
- Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc thu hút những
khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín
dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách
41
Nhà nước. Góp phần to lớn vào cơng cuộc CNH – HĐH đất nước nói chung và
cơng cuộc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng nói riêng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh được thể hiện qua hình 2.1.
GIÁM ĐỐC
PHỊNG
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
PHỊNG
QUAN HỆ
KHÁCH
HÀNG
PGD ĐƠNG BA
PHỊNG
KẾ TỐN
PHỊNG
TỔNG HỢP
PGD TÂY LỘC
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế)
- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và quyền quyết định giải quyết mọi
công việc trong ngân hàng, nắm quyền điều hành và chịu mọi trách nhiệm về hoạt
động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng.
- Hỗ trợ cho Giám đốc là phó Giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền
quản lý, điều hành hoạt động của Ngân hàng khi giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số
nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và tham gia bàn bạc với giám đốc trong
việc phát triển Ngân hàng.
- Phòng Quan hệ khác hàng: có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu xây dựng
chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các đối tượng vay
vốn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu hồi
42
vốn vay, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn, lựa chọn
biện pháp cho vay an tồn và hiệu quả nhất.
- Phòng kế tốn: trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, báo cáo kế toán của chi
nhánh, kho quỹ thực hiện nghiệp vụ thu và chi theo quyết định của người lãnh đạo
hay người được ủy quyền.
- Phòng dịch vụ khách hàng: giải ngân vốn vay và cho khách hàng vay vố
dựa trên các hồ sơ đã được phê duyệt, đồng thời mở tài khoản tiền gửi cho khách
hàng. Thực hiện việc gia dịch như: gửi tiền, rút tiền, thanh toán, giao dịch ngoại tệ...
và chịu trách nhiệm giải quyết nhu cầu của khách hàng.
- Các phòng gia dịch: hoạt động như chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ,chịu
sự quản lý và điều hành của chi nhánh.
2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh
2.1.4.1. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng
Tình hình tổng nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh
Thừa Thiên Huế được thể hiện qua hình 2.2
Hình 2.2. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngân hàng TMCP Quốc Dân
Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế)
43
Trong giai đoạn 2016 – 2018 tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quốc
Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn biến động tăng, cụ thể năm 2016 tổng nguồn
vốn của Chi nhánh là 1.622,8 tỷ đồng, sang năm 2017 là 1.927,3 tỷ đồng tăng 304,5
tỷ đồng so với năm 2016. Sang năm 2018 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên
đạt 2.117,6 tỷ đồng, tăng 190,3 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn vốn của Chi nhánh
tăng lên thể hiện quy mơ của Chi nhánh tăng lên. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có chỗ đứng nhất định trong lòng
người dân Thừa Thiên Huế.
2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng
thương mại. Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Có thể nói từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc
sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực chủ động nhằm thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm
ngân hàng ln có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao và đều đặn. Dưới
đây là một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của Chi nhánh:
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngân hàng TMCP Quốc Dân –
Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
( tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1.235,3
1.523,4
1.629,6
123,32
106,97
vốn huy động (%)
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế)
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mơi trường cạnh tranh rất lớn giữa các tổ
chức tín dụng. Để giữ vững thị phần, khách hàng và tiếp tục tăng trưởng vốn, toàn