Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 99 trang )
25
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.2. Thời gian triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trong thời gian: từ tháng 6/2016 tới tháng 9/2017.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bệnh nhân khi có các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng gợi ý
BPTNMT (Hút thuốc lá, thuốc lào, ho khạc đờm nhiều năm, khó thở tăng dần
hay có nhiễm khuẩn hơ hấp tái diễn…) được chẩn đốn xác định BPTNMT
theo GOLD 2016: rối loạn thơng khí tắc nghẽn khơng hồi phục hồn tồn sau
test hồi phục phế quản (FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục phế quản).
- Bệnh nhân có kết quả đo chức năng hơ hấp.
- Bệnh nhân có kết quả chụp CT định lượng.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân suy hô hấp nặng.
- Bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc thận nặng gây tràn dịch màng phổi.
- Có khối, đám tổn thương đơng đặc có kích thước lớn (>3cm) ở phổi.
- Áp xe phổi hay xẹp phổi kích thước lớn (>3cm).
- Bất thường màng phổi, khoang màng phổi gây ảnh hưởng nhiều đến thể
tích tồn phổi.
- Bệnh nhân không đo được phế thân ký (quá già yếu, không thực hiện
được đúng kĩ thuật đo... hoặc chống chỉ định đo chức năng hơ hấp như tràn
khí màng phổi, kén khí lớn ở phổi,...)
26
2.2.3 Số lượng đối tượng nghiên cứu
Sau khi loại bỏ các trường hợp không thỏa mãn tiêu chuẩn,
số lượng đối tượng nghiên cứu gồm 47 bệnh nhân (41 nam, 6 nữ).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.3.2. Cỡ mẫu: chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các trường hợp đủ
tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3. Chẩn đoán xác định BPTNMT
Mọi bệnh nhân được chẩn đoán mắc BPTNMT khi thỏa mãn tiêu chuẩn
vàng: chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70% sau test phục hồi phế quản.
2.3.4. Đo chức năng hô hấp
Trang thiết bị:
- Máy đo chức năng hô hấp và máy phế thân ký
- Qui trình bảo trì và kiểm tra chất lượng máy hàng ngày tuân thủ cẩm
nang hướng dẫn sử dụng phế thân ký
- Qui trình định chuẩn máy tuân thủ hướng dẫn ERS/ATS 2005
Quy trình đo chức năng hô hấp
- Hướng dẫn chi tiết cách đo CNHH cho bệnh nhân, sau đó yêu cầu bệnh
nhân thực hiện các động tác đo.
- Ngậm mơi kín xung quanh đầu đo
- Hít thở đều 2- 4 nhịp, thường cho đến khi đạt đường cong Vt ổn định
- Hít vào thật hết sức: hít vào nhanh cho đến khi đạt được cảm giác thật
đầy phổi, rồi thở ra thật nhanh, thật mạnh, thật dài cho đến khi có cảm giác đã
thở hết hồn tồn khí ra khỏi ngực.
- Hít vào thật nhanh, thật mạnh, cho đến khi hít vào hết sức.
- Đo thêm các lần khác cho đến khi đạt ít nhất 3 lần đo có kết quả chấp
nhận được và thỏa mãn tiêu chuẩn lặp lại hoặc tới khi đạt tối đa 8 lần đo.
27
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả đo CNHH theo ATS/ERS - 2005
Tiêu chuẩn chấp nhận được
1. Thời gian từ khi hít tối đa đến khi bắt đầu đo FVC < 1 giây
2. Có bình ngun 1 giây trên đường cong thể tích - thời gian
3. Điểm kết thúc test hình lõm xuống trên đường cong lưu lượng – thể tích
4. Thời gian đo kéo dài ít nhất 6 giây với người lớn, 3 giây với trẻ em
5. Đường cong lưu lượng – thể tích khơng có gấp khúc.
6. Việc hít vào có được thực hiện với gắng sức cao nhất hay ko
7. Gắng sức có đạt mức cao nhất khi thở ra hay ko
Tiêu chuẩn lặp lại
1. Có ít nhất 3 đường cong đạt các tiêu chuẩn chấp nhận nêu trên
2. Chênh lệch giữa hai kết quả có FVC cao nhất ít hơn 150ml (< 100ml
khi FVC<1.0L)
Chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2016:
- Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.
- Sau test phục hồi phế quản chỉ số Gaensler < 70%.
- Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2016: Dựa vào FEV1% so
với dự đoán (số dự đoán của FEV1 theo tiêu chuẩn của người Việt Nam)
Bảng 2.1. Phân loại rối loạn thơng khí tắc nghẽn theo GOLD 2016 [1]
Giai đoạn
FEV1 so với giá trị dự đoán
FEV1/FVC
1
≥ 80%
< 70%
2
50% đến < 80%
< 70%
3
30% đến < 50%
< 70%
4
< 30%
< 70%
2.3.5. Chụp CT định lượng
Trang thiết bị:
28
- Hệ thống máy chụp CT 64 dãy của hãng SIEMENS tại khoa Chẩn đốn
hình ảnh – BV Bạch Mai
- Trạm xử lý hệ thống Syngovia của hãng SIEMENS có sử dụng phần
mềm PULMO 3D
Kỹ thuật:
- Tư thế bệnh nhân: Đặt bệnh nhân lên bản chụp, nằm ngửa, hai tay để
thoải mái lên phía trên đầu.
- Hướng dẫn bệnh nhân hợp tác theo các chỉ dẫn qua Mic trong quá trình
chụp để đảm bảo thực hiện được một phim cắt lớp vi tính lồng ngực chuẩn tại
thời điểm chụp: cuối thì hít vào
- Chụp xoắn ốc từ đỉnh phổi đến tuyến thượng thận
- Không tiêm thuốc cản quang với độ dày lát cắt 1mm.
- Chụp cuối thì hít vào
Xử lý hình ảnh
- Đánh giá bằng mắt thường
- Sử dụng phần mềm PULMO 3D với giá trị ngưỡng của khu vực tỷ
trọng thấp < -950 HU tại cuối thì hít vào.
2.3.6. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu
29
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Biến số
Tuổi
Giới
Cân nặng
Chiều cao
BMI
Tiền sử các bệnh lý hô hấp
Tiền sử chấn thương vùng ngực
Tiền sử gia đình liên quan bệnh hơ hấp
Nghề nghiệp
Hút thuốc lá
Tiền sử điều trị
FEV1
Chỉ số Gaensler
FVC
VC
TLC
RV
FRC
TLC (thể tích tồn phổi)
LAV (Thể tích khí phế thũng) tồn phổi
21
22
và từng thùy phổi
% LAV
MLD (tỉ trọng trung bình của phổi)
2.4. Các bước tổ chức nghiên cứu
Đơn vị
Năm
Nam/nữ
Kg
Cm
Kg/m2
Số lần
Số lần
Lít
Lít/lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
PP thu thập
Hỏi
Hỏi
Đo
Đo
Tính
Hỏi
Hỏi
Hỏi
Hỏi
Hỏi
Hỏi
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
CT định lượng
Lít
CT định lượng
%
HU
CT định lượng
CT định lượng
Bao năm
30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Thiết kế và nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0
- Tính tỷ lệ, tần số, các test kiểm định, so sánh, mối liên quan giữa các
biến định tính, định lượng.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tên và các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được thông qua hội đồng
bảo vệ đề cương trước đó.
- Đảm bảo các số liệu trong nghiên cứu là trung thực.
- Các thông tin về bệnh nhân được đảm bảo bí mật.
- Có trách nhiệm gìn giữ hồ sơ bệnh án trong quá trình nghiên cứu.
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân BPTNMT
Sau khi nghiên cứu 47 bệnh nhân BPTNMT, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
3.1.1. Phân loại đối tượng theo giới
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới (N=47)
Nhận xét:
Nghiên cứu của chúng tơi có 47 bệnh nhân BPTNMT. Trong đó nam
giới chiếm tỷ lệ 87,2% (41 bệnh nhân), nhiều hơn nữ giới 12,8% (6 bệnh
nhân). Tỷ lệ nam/nữ ≈ 6,8/1.
32
3.1.2. Phân loại đối tượng theo tuổi
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm tuổi (N=47)
Nhận xét:
- Tuổi trung bình là 63,8± 10,5.
- Trong nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân có độ tuổi > 50 tuổi, trong đó nhóm
tuổi hay gặp nhất là 70 – 79 tuổi, chiếm tỷ lệ 34,0%; tiếp đến là nhóm tuổi 50 – 59
tuổi, chiếm tỷ lệ 27,7%. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất là từ 80 tuổi (4,3%).
- Tuổi thấp nhất là 38 tuổi và cao nhất là 83 tuổi.
3.1.3. Phân bố tình trạng hút thuốc lá
Bảng 3.1: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo giới (N=47)
N
Tỷ lệ %
Đang hoặc từng hút thuốc
36
87,8
Không hút thuốc
5
12,2
Đang hoặc từng hút thuốc
3
50,0
Không hút thuốc
3
50,0
Giới
Nam
Nữ
Bảng 3.2: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo số bao- năm (N=39)
33
Số bao - năm
< 10 bao năm
≥ 10 bao năm
≥ 20 bao năm
Tổng
Số bao- năm trung bình
N
1
16
22
39
Tỷ lệ %
2,6
41,0
56,4
100%
17,2 ± 11,6
Nhận xét:
- Số bao- năm trung bình là 17,2 ± 11,6; cao nhất là 48 bao- năm và thấp
nhất là 5 bao- năm.
- Đa số bệnh nhân nam có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào (87,8%), có 3
bệnh nhân nữ có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 50,0%.
- Trong số 39 bệnh nhân đang hoặc từng hút thuốc, có 38 bệnh nhân
(chiếm 97,4%) hút từ trên 10 bao- năm.
3.1.4. Thời gian phát hiện bệnh
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh (N = 47)
Thời gian phát hiện BPTNMT
N
%
Mới được chẩn đoán BPTNMT
6
12,8
≤ 5 năm
29
61,7
6- 9 năm
6
12,8
≥ 10 năm
6
12,8
Thời gian phát hiện bệnh trung bình
3,9 ± 3,8
Nhận xét:
- Thời gian phát hiện BPTNMT trung bình của nhóm nghiên cứu là
3,9 ± 3,8.
- Trong số bệnh nhân nghiên cứu có 6 bệnh nhân mới được chẩn đốn
BPTNMT chiếm tỷ lệ 12,8%. Số bệnh nhân có thời gian phát hiện BPTNMT
34
≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (61,7%); bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh
nhiều nhất là 15 năm.
3.1.5. Số đợt cấp làm BN phải nhập viện trong vòng 12 tháng trước
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo tiền sử đợt cấp (N = 47)
Tiền sử đợt cấp
N
%
1 đợt cấp
20
42,6
≥ 2 đợt cấp
27
57,4
Tổng
47
100
Số đợt cấp trung bình
1,9 ± 0,9
Nhận xét:
- Số đợt cấp trung bình phải nhập viện trong 12 tháng trước là 1,9 ± 0,9.
- 100% bệnh nhân có đợt cấp phải nhập viện trong 12 tháng trước.
- Số BN có ≥ 2 đợt cấp phải nhập viện trong 12 tháng trước là 57,4%.
3.1.6. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng
35
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể (N=47)
Nhận xét:
- BMI trung bình là 20,2 ± 3,0 (kg/m²).
- Có 31 bệnh nhân thể trạng trung bình BMI 18,5 – 24 chiếm tỷ lệ cao
nhất (66,0%), 13 bệnh nhân thể trạng gầy BMI <18,5 chiếm 27,7%, 3 bệnh nhân
có thể trạng béo BMI ≥ 25 chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,4%).