Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đi sâu tìm hiểu hoạt động và chức
năng của động từ trong cấu trúc mệnh đề hoặc cấu trúc câu mà chỉ tập trung vào
24
chức năng của động từ trong ngữ động từ (vern phrase). Theo cách phân loại
động từ này của Quirk R., đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm động từ
chuyển động đa hướng trong tiếng Anh thuộc nhóm động từ từ vựng (lexical
verbs).
c. Đặc điểm của động từ tiếng Anh
Dựa vào khái niệm về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên, có thể
thấy ngay sự khác biệt giữa động từ tiếng Anh và động từ tiếng Việt. Động từ tiếng
Anh được định nghĩa là từ hoặc cụm từ trong khi tiếng Việt động từ chỉ là từ. Sự
khác biệt ở đây là trong tiếng Anh có động từ cụm (phrasal verbs). Loại động từ này
gồm có động từ chính và giới từ hoặc trạng từ hoặc cả hai. Nghĩa của động từ
cụm không phải là nghĩa do các từ thành phần tạo nên mà là nghĩa chung của
cả cụm không liên quan đến nghĩa của các từ thành phần chẳng hạn như look
after (trông nom/ chăm sóc), look for (tìm kiếm), get up (ngủ dậy), grow up
(trưởng thành), ….
Về ngữ nghĩa, động từ trong tiếng Anh được định nghĩa là những từ chỉ
hành động, quá trình, những trải nghiệm hoặc trạng thái, theo Delahunty (1994),
Frawley (1992), Quirk R. và nhiều nhà nghiên cứu tiếng Anh khác.
Về mặt hình thức, động từ trong tiếng Anh trực tiếp làm vị ngữ trong câu;
đứng sau các trợ động từ tình thái và biến đổi hình thái theo ngơi, thì, thể,
… giống như các ngơn ngữ hòa kết khác. Hầu hết động từ từ vựng (lexical
verbs) trong tiếng Anh có năm hình thức: the base (ngun thể), the –S form
(thêm s vào ngơi thứ 3 số ít) ; the past( quá khứ), the –ing participale (phân từ
hiện tại thêm – ing), và –ed participle (phân từ quá khứ thêm –ed). Đối với
các động từ quy tắc(regular verbs) thì q thứ và phân từ q khứ có hình thức
giống nhau là thêm – ed.
1.2.1.2 Động từ tiếng Việt
a. Khái niệm động từ tiếng Việt
Trong giới Việt ngữ học, động từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ
đưa ra định nghĩa khác nhau. Nguyễn Kim Thản cho rằng: "Động từ là loại từ biểu
thị quá trình (sự hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết
có những đặc trưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là:
25
- Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, khơng cần phải có hệ từ là
làm mơi giới;
- Nó khơng thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa là
không thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ chỉ định"
[69, 200].
26
Đái Xuân Ninh (1978), trong ―Hoạt động của từ tiếng Việt”, chỉ ra rằng ―về
mặt ý nghĩa, động từ biểu thị hoạt động và trạng thái v.v.‖ [53, 86-87]. Đinh Văn
Đức (2010), trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã khẳng định động từ chỉ các hành
động (chạy, đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (u, hiểu)
có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa của động
từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạng vận động
khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực thể về mặt từ
loại là khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ) [17, 127- 128]. Diệp Quang Ban
(2013), trong Ngữ pháp tiếng Việt,(Tập 1) cho rằng: ― Động từ là những từ biểu thị
ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận
động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa
trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và khơng gian‖ [2,
103].
Như vậy, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt đều cho rằng động
từ là từ biểu thị hành động, trạng thái và quá trình hay sự tiến triển.
b. Phân loại động từ tiếng Việt
Với chuyên luận ― Động từ trong tiếng Việt‖, Nguyễn Kim Thản là người đầu
tiên và cũng là người duy nhất cho đến nay có cơng trình nghiên cứu chun sâu
về động từ trong tiếng Việt. Ông áp dụng cách phân loại hai chiều để phân loại
các động từ trong tiếng Việt:
1. Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ [68, 98]
2. Phân loại theo tính chất chi phối của động từ [68, 123]
Theo đó, ơng đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm. Tuy nhiên, nhóm
động từ chuyển động khơng được ơng đề cập đến thành nhóm riêng.
Đái Xuân Ninh (1978), trong Hoạt động của từ tiếng Việt, cũng chia động từ
thành hai loại là động từ được xác định và động từ không được xác định. [53,86-87] .
Diệp Quang Ban (2013) trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1) đã chia động từ
thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc lập. Động
từ không độc lập là những động từ về mặt ý nghĩa, chưa biểu thị trọn vẹn, chưa
đầy đủ và khi làm thành phần câu thì thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ
hợp thực từ. Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành
động hoặc trạng thái), có thể nhận thức được tương đối rõ ngay cả khi khơng có
27
từ khác đi kèm và có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của động từ
[2,104,109,110].
28
Đinh Văn Đức cho rằng ―việc phân loại động từ trong các ngơn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng là một việc phức tạp‖ [17,136]. Tuy nhiên
ông cũng phân chúng thành một vài loại cơ bản bao gồm : động từ nội động
(không cần bổ ngữ) và động từ ngoại động (đòi hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ);
động từ tình thái- ngữ pháp (Động từ trống nghĩa như cần, muốn, phải, có thể …);
động từ tổng hợp (là những động từ có cấu trúc song tiết, trong đó các tiếng
một được đặt đẳng lập như: cày cấy, ca hát, trò truyện hoặc chính phụ như :
viết lách, nói năng, làm lụng,…); và các động từ chuyển động. Ông cho rằng :
―Trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh
sách dài và đa dạng‖[17,141]. Và ông cũng phân chia động từ chuyển động thành
động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động và động từ chuyển động bao
hàm cả hướng chuyển động. Theo cách phân loại của ông, nhóm động từ chuyển
động đa hướng, đối tượng của luận án nằm trong nhóm động từ chuyển động này.
c. Đặc điểm của động từ tiếng Việt
Trong khi tiếng Anh, ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp như thời, thể,
thức, dạng … được thể hiện bằng các phương tiện hình thái học của động từ
thì tiếng Việt, ngơn ngữ đơn lập, thể hiện các ý nghĩa này bằng các phương
tiện từ vựng như hư từ (đa, đang, sẽ, …) và trật tự từ.
Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng động từ tiếng Việt mang những đặc điểm
chính của động từ trong một loạt các ngơn ngữ cùng loại hình như tiếng Hán,
tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Tày, tiếng Mèo, với những đặc điểm sau:
- Về mặt ý nghĩa, chúng biểu thị quá trình, cũng tức là biểu hoạt động hay
trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình.
- Về mặt hình thức, ngồi những đặc điểm chung của vị từ (có khả năng trực
tiếp làm vị ngữ), chúng còn có thể đặt sau những hư từ chỉ sự cầu khiến hãy,
đừng, chớ. [68, 23-24]
Trong ―Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)‖, Đinh Văn Đức cho rằng ― Động từ có
một khả năng kết hợp đa dạng và phong phú . Các khả năng kết hợp của động
từ được khái quát hóa trong cấu trúc của đoản ngữ động từ (gọi tắt là động
ngữ)” . Ông cũng cho rằng: “Động ngữ là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự
do theo quan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm, chung quanh nó là các
thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại‖[17, 131]. Cấu trúc cụm động từ gồm có thành
29
tố chính và các
30
thành tố phụ; thành tố chính ở trung tâm, thành tố phụ được phân bố ở vị trí
trước và sau trung tâm:
Động ngữ
thàn
h tố
phụ
Ví dụ: (xe) đã
chạy
rồi
tru
ng
tâ
m
thàn
h tố
phụ
Thành tố phụ của cụm động từ có loại cố định và có loại di động từ phía
trước ra phía sau trung tâm và ngược lại:
(xe) chạy băng băng - (xe) băng băng chạy
Mỗi từ loại trong hoạt động của lời nói có cả một chùm chức năng cú pháp đặc
trưng cho chức năng của từ loại đó. Trong chùm chức năng của mỗi từ loại bao giờ
cũng có một chức năng nổi lên như là chức năng trung tâm, tiêu biểu. Đối với động
từ, chức năng đó là vị ngữ. "Động từ trong tiếng tiếng Việt giữ chức năng vị ngữ là chủ
yếu. Theo thống kê, có tới 99% câu đơn tiếng Việt có vị ngữ do động từ đảm nhận"
[17, 132].
+ Động từ trong tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp khơng có hệ từ. Ví dụ:
(1). Người bồi chạy lên gác một lúc [Giông tố, 187]
(2). Long đi một lúc thì đến bến đò [Giơng tố, 284]
+ Động từ trong chức năng chủ ngữ là rất hiếm hoi. Ví dụ:
(3) Đi có thế mà lâu thế [Giơng tố, 387]
(4) Đi bộ cũng là một thứ rèn luyện thể lực [Phố, 16].
(5) Đi xuất khẩu lao động là để cứu nhà [Phố, 49]
+ Động từ cũng có thể đảm nhận chức năng định ngữ. Ví dụ:
(6) Ngơi nhà mới làm (chưa quét vôi);
(7) Cuốn sách vừa mới xuất bản.
Trong tiếng Việt, động từ, trong khi làm định ngữ cho danh từ, có khả năng
kết hợp chặt chẽ với danh từ tới mức trở thành từ ghép, nhất là các tổ hợp song
tiết: nhà ăn, trường học, bàn viết, chậu giặt, xe đẩy, kim khâu, dao mổ,...
Động từ trong chức năng bổ ngữ và trạng ngữ là những thành tố phụ
trong quan hệ với động từ trung tâm của đoản ngữ/ cụm từ. Các động từ khi
31
đứng làm trung tâm đoản ngữ/ cụm từ có thể tiếp nhận những động từ khác làm
thành tố phụ. Các thành tố phụ này xét về phương diện chức năng có thể xem
là bổ ngữ (kiểu
32
như: tập nói, bắt làm, mời ăn, dạy hát, xin nghỉ, cấm đi, đòi xem, giục về,...), hoặc
trạng ngữ (kiểu như: chạy ra, làm nhanh, hát hay, tìm được, teo lại, bám lấy, ...),
tùy theo khả năng và kiểu bổ sung chi tiết cho động từ chính.
1.2.1.3. Động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Động từ chuyển động trong tiếng Anh
+ Khái niệm động từ chuyển động trong tiếng Anh
Như đã thể hiện rõ ràng trong chính tên gọi của nó, động từ chuyển động
là những động từ diễn tả một loại chuyển động như go (đi), run (chạy), jump
(nhảy), swim (bơi) … .
Van Valin [152, 109] cho rằng đối với các động từ chuyển động, chúng cần
thể hiện sự chuyển động cộng với sự thay đổi vị trí theo thời gian. Động từ
chuyển động tiếng Anh có xu hướng kết hợp chặt chẽ với các thành phần hay đặc
điểm ngữ nghĩa như là cách thức chuyển động thể hiện trong các động từ như
run (chạy), slide (trượt), fly (bay), nguyên nhân như (blow), thổi (blow), kéo
(pull), đá (kick), hay hướng chuyển động như enter (vào), rise (lên), follow (theo
sau).
Talmy‘s (2000) cho rằng động từ chuyển động tiếng Anh có thể được hiểu là thể
hiện ba loại về mặt ngữ nghĩa. Đó là cách thức chuyển động như hop (nhảy lò cò),
nguyên nhân chuyển động như kick (đá) và hướng chuyển động như exit (ra),
enter(vào). Mặt khác, yếu tố hướng chuyển động có để được diễn tả trong tiếng
Anh bằng động từ và bằng các giới từ, ví dụ như out, into(ra ngồi,vào trong). Điều
đó có nghĩa là hướng chuyển động có thể được thể hiện bằng hai yếu tố ngôn ngữ
khác nhau.
Theo Kudrnáčová (2005), động từ chuyển động mô tả những hoạt động
tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová (2008) đã
phân biệt giữa chuyển động thuần túy ( pure motion) và chuyển động như một
hoạt động (motion as an activity). Thuật ngữ chuyển động thuần túy ( pure
motion) ở đây biểu thị chuyển động như là thay đổi vị trí/ địa điểm theo thời
gian – một hiện tượng thuộc động lực thực sự, ví dụ: Peter walked to the bank
(Peter đi bộ đến ngân hàng) và thuật ngữ chuyển động như một hoạt động
(motion as an activity). Ở đây biểu thị sự chuyển động hồn thành một vai trò
ngun nhân dẫn đến thay đổi về trạng thái của tác nhân, ví dụ: Tom walked
33
himself to exhaustion (Tom đi bộ đến kiệt sức)[120, 23].
+ Phân loại động từ chuyển động tiếng Anh
34