Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
[11,145] và ―hoán dụ là sự chuyển biến từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu
vật khác‖ và ―là những sự kiện của ngôn ngữ‖ [11,146].
68
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: ―Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật
hiện tượng này sang sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự
vật hoặc hiện tượng ấy‖ [20, 84]. Ông cũng nêu lên sự cần thiết phải phân biệt ẩn dụ
và hoán dụ tu từ học với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng học: ―ẩn dụ và hốn dụ tu từ
học khơng tạo ra nghĩa mới của các từ mà chỉ là những trường hợp sử dụng có hình
ảnh giúp cho tác giả diễn đạt chính xác các sắc thái khác nhau của tư tưởng và tình
cảm‖, [20,167]
Theo phạm vi rộng, ẩn dụ và hoán dụ được hiểu là các tư duy và sáng
tạo ngôn ngữ và trong phạm vi hẹp chúng được xem như là các phương thức
sáng tạo và sử dụng từ ngữ của ngơn ngữ trong đó có phân biệt ẩn dụ, hoán
dụ trong từ vựng-ngữ nghĩa học và trong tu từ học. Luận án chỉ khai thác ẩn dụ
và hoán dụ với tư cách là các phương thức chuyển nghĩa của các đơn vị từ
vựng, cụ thể là sự chuyển nghĩa từ vựng của các động từ chuyển động đa
hướng, là đối tượng nghiên cứu của luận án. Hay nói một cách cụ thể là luận án
chỉ đi sâu phân tích, xác định ẩn dụ và hốn dụ như là các phương thức tạo nghĩa
phái sinh (nghĩa bóng) trong hệ thống con nghĩa của nhóm động từ chuyển
động đa hướng chỉ động tác chuyển động của người và động vật.
1.2.4. Trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2.4.1. Khái niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa
a, Quan niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa của các tác giả nước ngồi
Khái niệm trường và lí thuyết trường ngữ nghĩa thực sự được nghiên cứu
từ những năm 20 của thế kỉ XX, bắt nguồn từ những lí thuyết ngơn ngữ học của
W. Humboldt và F. de Saussure. J. Trier (1934) là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra
thuật ngữ“trường” trong ngơn ngữ học. Ơng khơng dùng khái niệm trường ngữ
nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Trường khái niệm là
một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại
xung quanh một khái niệm trung tâm. Trường từ vựng là tập hợp các từ phủ lên
trên một trường khái niệm. Quan điểm của J. Trier về trường là những gợi ý ban
đầu cho việc nghiên cứu ngơn ngữ nói chung và trường từ vựng nói riêng. Với
những nghiên cứu của mình,
J. Trier đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học. Sau ông, một số
69
nhà nghiên cứu khác như Weisgerber, J. Lyons… cũng đã có những quan niệm bổ
sung cho lí thuyết trường.
b, Quan niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa của các tác giả trong nước
70
Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa được tiếp nhận từ những năm 70 của
thế kỉ XX và nhanh chóng nhận được sự quan tâm chú chú của một số nhà nghiên
cứu như: Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán, Lê Quang Thiêm, … . Đỗ Hữu Châu đã tiếp thu các quan điểm của các
nhà ngôn ngữ trên thế giới về trường để hình thành nên quan niệm về lí thuyết
trường từ vựng:“Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là
tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [7, 171]. Các tác giả của cuốn
―Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học‖ cho rằng trường từ vựng hay
chính xác là xêri từ vựng, dãy từ vựng trong đó các từ có quan hệ với nhau: “một
loạt các từ được liên kết lại nhờ sự đồng nhất của một nét nghĩa còn gọi là xêri
từ vựng, dãy từ vựng” [92, 327]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nói trên đều
dựa trên cơ sở quan điểm của các nhà ngơn ngữ học nước ngồi đi trước và căn
cứ vào thực tế tiếng Việt để đưa ra cách nhìn của mình về trường nghĩa.
1.2.4.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa
Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là của tác giả Đỗ Hữu
Châu - người có cơng đầu trong việc nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết về trường nghĩa,
chúng tơi xác định có các loại trường nghĩa sau: trường nghĩa trực tuyến, trường
nghĩa tuyến tính và trường liên tưởng.
-
Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc, trường đối vị): trường nghĩa
dọc được chia thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm
+ Trường nghĩa biểu vật: Theo Đỗ Hữu Châu, ―mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa
được coi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về
ngữ nghĩa‖. Theo đó, ―trường biểu vật là những tập hợp từ đồng nghĩa về ý
nghĩa biểu vật. Muốn đưa các nghĩa biểu vật của từ về trường thích hợp chúng
ta phải chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái qt cao,
gần như tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, động vật, thực vật, vật
thể, chất liệu‖ [7, 172].
+ Trường nghĩa biểu niệm: trường nghĩa biểu niệm chính là tập hợp các từ có
chung một cấu trúc biểu niệm. Từ có nhiều nghĩa biểu niệm. Vì vậy, một từ có thể
đi vào nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau. Cũng giống như trường nghĩa biểu
71
vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau và cũng có lõi trung tâm với
các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.
- Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang, trường kết hợp)
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo
ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngơn ngữ. Để lập nên
các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ
có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận
được trong ngôn ngữ.
- Trường liên tưởng (trường tổng hợp)
Trường liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa từ trường tâm
lí được một từ gợi ra. Ch.Bally là người đầu tiên đưa ra khái niệm trường liên
tưởng. Theo ơng mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng. Các từ
trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa
có thể của từ trung tâm.Trước hết đó phải là các từ cùng nằm trong trường biểu
vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc
đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm.
Nghiên cứu trường nghĩa góp một phần quan trọng vào việc phân chia
các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong
một lớp, giữa các từ trong một nhóm. Lí thuyết trường nghĩa còn giúp chúng ta
nhìn nhận một cách hệ thống về q trình phát triển nghĩa của từ vựng của một
ngơn ngữ.
1.2.5. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ
1.2.5.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia
khác nhau. Bùi Mạnh Hùng (2008) trong Ngôn ngữ học đối chiếu [33, 8-9], cho
rằng một trong những cách phân chia phổ biến nhất là chia ngành khoa học này
thành ba phân ngành lớn: ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học miêu tả và ngôn
ngữ học so sánh.
Căn cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức so sánh, ngôn ngữ học so
sánh lại được chia thành ba phân ngành: ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngơn ngữ
học so sánh loại hình hay loại hình học và ngôn ngữ học đối chiếu.
72
Trong ba phân ngành, ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành ngôn ngữ học có
nhiệm vụ nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác
định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngơn ngữ đó dựa trên
quan điểm
73
đồng đại, khơng tính đến vấn đề các ngơn ngữ được so sánh liệu có quan hệ
cội nguồn hay thuộc cùng một loại cội nguồn hay không.
Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các sự vật hay hiện tượng
được lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa là thuộc cùng
một loại. Chẳng hạn, ta có thể so sánh hai cái ghế với nhau vì chúng thuộc cùng một
loại sự vật. Vì vậy, chúng có những điểm chung để so sánh, ví dụ: kích thước, màu
sắc, chất liệu, hình dáng v.v. Loại so sánh này nhằm mục đích tìm ra những điểm
giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay hiện tượng. Kiểu so sánh này mang
tính khách quan nên được dùng làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong ngơn
ngữ học đối chiếu nói riêng, cũng như trong ngơn ngữ học so sánh nói chung.
Tuy nhiên, người ta cũng có thể so sánh các sự vật hay hiện tượng nhằm mục
đích chứng minh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của sự vật hay hiện tượng.
Trong trường hợp này, các sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh có thể thuộc
về những loại, những phạm trù khác nhau. Loại so sánh này chủ yếu chú ý đến điểm
tương đồng giữa các đối tượng so sánh mà ít chú ý đến sự khác biệt giữa chúng. Ví
dụ: F. de Saussure đã so sánh cơ chế ngơn ngữ với bàn cờ.
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng và được tìm
thấy trong các sách ngữ pháp ở Tây Âu. Đến thế kỷ XIX, các nghiên cứu so sánh đối
chiếu đáng chú ý thuộc các nhà nghiên cứu như Ch.H. Grandgen (1892), Wilhelm
(1894).
Có hai kiểu đối chiếu bao gồm đối chiếu định tính và đối chiếu định lượng:
– Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm (những
điểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của hai ngôn
ngữ.
– Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt về số
lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó. Ví dụ: Đối chiếu số
lượng các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này giúp xác
định
những
―lỗ hổng‖
cấu trúc của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác.
1.2.5.2.
Nguyên
tắc đốitrong
chiếu
74
– Khi đối chiếu, các yếu tố ngôn ngữ phải được miêu tả đầy đủ, chi tiết và
trên cơ sở các bản miêu tả đó để thực hiện việc đối chiếu.
– Dùng một phương pháp để mô tả các yếu tố của hai ngôn ngữ.
– Trong khi thực hiện đối chiếu phải chú ý đến loại hình của hai ngơn ngữ
được đối chiếu.
– Khi đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ, không chỉ chú ý đến bản thân chúng mà
phải đặt chúng trong hệ thống. Không những xem xét các yếu tố ngôn ngữ trong hệ
thống khi đối chiếu mà còn phải xem xét chúng trong các hoạt động giao tiếp.
75
Theo các nguyên tắc đối chiếu trên, việc đối chiếu được thực hiện theo các
bước như sau:
– Bước 1: Miêu tả hoặc tìm bản miêu tả ngơn ngữ thích hợp nhất với mục đích
đối chiếu.
– Bước 2: Xác định các yếu tố tương đương.
– Bước 3: Thực hiện công việc đối chiếu có nghĩa là tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt của những cái tương đương trong hai ngôn ngữ.
1.2.5.3. Các lĩnh vực đối chiếu
Việc nghiên cứu đối chiếu các ngơn ngữ có thể thực hiện ở tất cả các bình
diện: ngữ âm, từ vưng, ngữ pháp (hình thái học và cú pháp); ở tất cả các đơn
vị thuộc các cấp độ khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ và các đơn
vị của lời nói: ngữ đoạn và câu. Bùi Mạnh Hùng (2008) trong ― Ngơn ngữ học
đối chiếu ― cho rằng: bình diện nào, cấp độ nào của hệ thống ngôn ngữ và của lời
nói có thể miêu tả thì cũng có thể nghiên cứu đối chiếu [33, 178].
Với sự xuất hiện của phân ngành ngữ dụng học trong ngôn ngữ học hiện
đại gần đây, Ngôn ngữ học đối chiếu mở ra một hướng nghiên cứu mới, đó là
ngữ dụng học đối chiếu. Sự xuất hiện hướng nghiên cứu mới này đã làm thay đổi
quan niệm phân tích đối chiếu chỉ dựa trên quan điểm tĩnh về ngơn ngữ. Ngồi ra,
một số nhà ngơn ngữ học còn chú ý đến cả phân tích đối chiếu bình diện phong
cách, cấu trúc văn bản, diễn ngơn, văn hóa, ngơn ngữ học xã hội và cả ngơn ngữ
học tâm lí.
1.2.6. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người và mơi trường tự nhiên và xã hội của mình. Mối quan hệ giữa ngơn
ngữ và văn hóa là một vấn đề đã được đề cập khá sớm trong các nghiên cứu ngôn
ngữ học và nhân học/dân tộc học từ thế kỉ XIX.
Ngôn ngữ xuất hiện cùng với con người và gắn bó mật thiết với các cộng đồng
người trong suốt tiến trình phát triển. Các nhà kinh điển Mac xit đã xem ngôn
ngữ là ―công cụ của tư duy‖, là ―hiện thực trực tiếp của tư tưởng‖, là ―phương
tiện giao tiếp trọng yếu của con người‖. Nói rộng hơn, ngơn ngữ là công cụ, là
phương tiện liên kết con người trong xã hội, trong các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội, trong sản xuất, sáng tạo xây dựng cuộc sống ngày một tiến bộ và phát
triển. Nói về mối quan hệ ngơn ngữ, văn hóa và tư duy tộc người trong ngôn ngữ,
76
nhà khoa học người Đức Alexander von Humboldt nhận định: "Ngơn ngữ của một
dân tộc chính là linh hồn của dân tộc đó; linh hồn của một dân tộc chính là ngơn
ngữ của dân tộc
77
đó”. Lời tuyên bố này không chỉ đúng với tiếng Đức mà còn đúng với mọi ngơn
ngữ trên thế giới. Là sản phẩm của xã hội lồi người, sự hình thành và phát triển
của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội. Như vậy, ngôn ngữ là sự sáng
tạo kì diệu, lớn lao của con người; là tinh thần của dân tộc. Ngơn ngữ và văn hóa
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một số biểu hiện cụ thể:
- Thứ nhất, ngơn ngữ là sản phẩm văn hóa; đồng thời lại là công cụ,
phương tiện để ghi lại, phản ánh văn hóa;
- Thứ hai, ngơn ngữ là một bộ phận của văn hóa nên mọi thuộc tính của
văn hóa đều ẩn chứa trong ngơn ngữ.
Kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước, E. Sapir và B. L Whorf (1956) đưa
ra quan điểm về tính tương đối của ngôn ngữ: "Như vậy, chúng ta sẽ được làm
quen với một nguyên lí mới về tính tương đối. Nguyên lí này cho rằng tất cả những
người quan sát khi có cùng một chứng cứ vật lí khơng bị dẫn dắt tới cùng một
bức tranh về thế giới hiện thức khi tri thức của họ về ngôn ngữ là giống nhau"
[137, 56]. Tác giả E. Sapir cho rằng: ngôn ngữ không chỉ đơn giản là một bản liệt kê
các hệ thống các yếu tố của kinh nghiệm thuộc riêng từng cá nhân mà còn là
một hệ thống tín hiệu có khả năng sáng tạo và tự khép kín. Hệ thống này chỉ
tương ứng với các kinh nghiệm nhờ vào kết cấu hình thức của nó và do chỗ chúng
ta chuyển các đặc điểm của nó sang các lĩnh vực kinh nghiệm một cách không tự
giác. Thế giới hiện thực, ở trong những chừng mực nhất định được xây dựng dựa
trên các cơ sở ngơn ngữ của cộng đồng đó một cách không tự giác. Dựa vào các
chuẩn mực ngôn ngữ của dân tộc mình đã được ước định hóa, mỗi cá nhân
nghe, nhìn, thấy, cảm thấy và suy tư hiện tượng này hay hiện tượng khác. Ngôn
ngữ không tồn tại ngồi văn hóa [137].
Nói cách khác, quan điểm của giả thuyết Sapir - Whorf là, hình thức ngơn ngữ
quyết định cái nhìn về vũ trụ của người sử dụng ngơn ngữ đó. Ngơn ngữ miêu tả
thế giới như thế nào thì chúng ta quan sát thế giới như thế ấy. Các ngôn ngữ
trên thế giới khác nhau phản ánh cái nhìn về thế giới của các dân tộc cũng khác
nhau. Cũng theo giả thuyết này, mối quan hệ giữa tư duy, ngơn ngữ và văn hóa
khơng có mối liên hệ tất yếu nào giữa ngôn ngữ và dân tộc. Mối quan hệ giữa
ngơn ngữ và văn hóa là bình đẳng: ngơn ngữ là hình thức; văn hóa là nội dung.
Khơng có trường hợp hai ngơn ngữ hồn tồn giống nhau đại diện cho hai hiện
thực xã hội khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
78