Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
(specialization),... Trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu sự phát
triển nghĩa của các
67
ĐTCĐĐH trong tiếng Anh theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Ẩn dụ là cách
phát triển nghĩa của từ lấy tên gọi của một đối tượng này để gọi tên một đối
tượng khác dựa vào điểm tương đồng (similarity point) về hình dáng, màu sắc,
chức năng, kích thước,... giữa chúng. Hốn dụ là cách phát triển nghĩa lấy tên gọi
của một đối tượng này để gọi tên một đối tượng kia dựa vào điểm tương cận
(continguity point) giữa chúng. Hơn nữa, các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh được khảo
sát tuy có số lượng không nhiều (10 động từ), nhưng số lượng nghĩa của mỗi từ
rất lớn, nên chúng tôi chỉ tập trung miêu tả, phân tích cụ thể sự chuyển nghĩa
theo phương thức ẩn dụ và hốn dụ của 4 động từ có nhiều nghĩa nhất. Đó là các
động từ: run (chạy), go (đi), jump (nhảy) và fly (bay).
Dựa vào định nghĩa trong từ điển, trừ động từ step (bước), các ĐTCĐĐH trong
tiếng Anh đều là động từ đa nghĩa. Trong một từ đa nghĩa, quá trình phát triển nghĩa
từ nghĩa gốc đến nghĩa phái sinh có thể bằng con đường ẩn dụ hay hốn dụ. Phân
tích sự phát triển nghĩa của từ nhằm chỉ ra những cách phát triển nghĩa cụ thể để
thấy được mối quan hệ giữa các nghĩa trong nội bộ ý nghĩa của từ đa nghĩa.
a, Sự phát triển nghĩa của động từ run
Động từ run có 33 nghĩa, là động từ chuyển động đa hướng. Nghĩa gốc của
động từ run gồm có các nét nghĩa (hoạt động) (di chuyển) (bằng chân trên mặt
đất) (tốc độ nhanh) (thường có kèm vung tay tạo đà). Các nghĩa khác được phát
triển trên cơ sở nghĩa gốc này theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Các nghĩa
nghĩa phái sinh của động từ run được tổ chức theo phương thức sau:
- Nghĩa 2 đến nghĩa 5 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 6 đến nghĩa 10 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa
1+ hoán dụ);
- Nghĩa 11 đến nghĩa 15 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+
ẩn dụ);
- Nghĩa 16 đến nghĩa 19 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa
1+ hoán dụ);
- Nghĩa 20 đến nghĩa 27 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+
ẩn dụ);
- Nghĩa 28 và 29 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ);
68
- Nghĩa 30 đến 32 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 33 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ).
69
Như vậy, nghĩa của động từ run được phát triển từ nghĩa gốc theo hai
phương thức ẩn dụ và hốn dụ, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa
chủ đạo: có 20/33 nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ,
chiếm 60,61%, chuyển nghĩa theo phương thức hốn dụ ít hơn với 13 nghĩa chiếm
39,39%.
b, Sự phát triển nghĩa của động từ go
Động từ go có 36 nghĩa, là một động từ có số lượng nghĩa nhiều nhất trong
tiếng Anh. Các nghĩa phái sinh của động từ go được phát triển theo phương thức
sau:
- Nghĩa 2 đến nghĩa 11 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 12 đến nghĩa 23 được chuyển theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ);
- Nghĩa 24 đến nghĩa 27 được chuyển theo phương thức ẩn dụ ( nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 28 và nghĩa 29 được chuyển theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ);
- Nghĩa 30 và nghĩa 31 được chuyển theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 32 đến nghĩa 34 được chuyển theo phương thức hoán dụ (nghĩa
1+ hoán dụ);
- Nghĩa 35 và nghĩa 36 được chuyển theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ).
Quá trình phát triển nghĩa của động từ go cũng theo hai phương thức ẩn dụ
và hốn dụ, trong đó, phát triển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có 20 nghĩa,
chiếm 55, 56%, theo phương thức hốn dụ có 16 nghĩa, chiếm 44,44%.
c, Sự phát triển nghĩa của động từ jump
Trong từ điển động từ jump có 12 nghĩa. Các nghĩa phái sinh của động từ
jump được tổ chức theo phương thức sau:
- Nghĩa 2 đến nghĩa 10 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+
ẩn dụ);
- Nghĩa 11 và 12 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ).
Như vậy, các nghĩa phái sinh của động từ này chủ yếu được phát triển bằng
phương thức ẩn dụ.
d, Sự phát triển nghĩa của động từ fly
Động từ fly có 15 nghĩa. Các nghĩa phái sinh của động từ fly được tổ chức
theo phương thức sau:
- Nghĩa 2 đến nghĩa 11 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+
70
ẩn dụ);
- Nghĩa 12 đến nghĩa 14 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa
1+ hoán dụ);
71
- Nghĩa 15 được chuyển theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ).
Từ việc miêu tả quá trình phát triển nghĩa của 4 ĐTCĐĐH trong tiếng Anh có
nhiều nghĩa nhất, chúng tơi thấy rằng ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức
chuyển nghĩa phổ biến trong tiếng Anh, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển
nghĩa được sự dụng phổ biến hơn phương thức hoán dụ.
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt
2.3.2.1. Miêu tả ý nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng tiếng Việt
Để miêu tả ý nghĩa của các ĐTCĐĐH trong tiếng Việt chúng tôi dựa vào định
nghĩa của các động từ này trong Từ điển tiếng Việt [58]
a, Ngữ nghĩa của động từ chạy
Theo định nghĩa Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê [58, 185-186], động từ chạy
có 12 nghĩa (xem phụ lục III.2.1). Từ sự miêu tả các nghĩa của động từ chạy trong từ
điển như vậy, có thể thấy được sự phát triển nghĩa mạnh mẽ từ nghĩa gốc ban đầu
do nhu cầu biểu đạt ngày càng tăng của xã hội người Việt. Các nghĩa chuyển của
chạy phần lớn là nghĩa liên hội. Những nghĩa này được hình thành do sự liên tưởng
của cả lớp người và rồi trở nên cố định và đi vào hệ thống ngôn ngữ. Từ nghĩa gốc
ban đầu là "di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh, liên tiếp" chuyển
sang các nghĩa di chuyển khơng kể bằng cách gì (nghĩa 2) rồi chuyển sang hoạt
động của máy móc (nghĩa 4) và chuyển dần thành cả những nghĩa khơng còn liên
quan gì đến di chuyển/ dịch chuyển vị trí (nghĩa 6, 9, 10, 11,12).
b, Ngữ nghĩa của động từ đi
Đi là một động từ cơ bản của tiếng Việt chỉ hoạt động thường xuyên của
con người có 18 nghĩa động từ (xem phụ lục III.2.2 ) theo Từ điển tiếng Việt [58,
407-408], và có 5 nghĩa biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị thuộc phạm trù từ loại
phụ từ và trợ từ. Vì vậy, chúng tơi khơng nêu ra các nghĩa không phải động từ.
Trong hoạt động hành chức, động từ đi được mở rộng cả về từ loại lẫn nghĩa. Như
đã nêu trên, động từ đi có 18 nghĩa. Nghĩa gốc ban đầu là "(Người, động vật) tự
di
chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên
mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác". Sau đó nó phát triển nghĩa một cách
lơ gích theo những tình huống mới và nhận thức mới của con người về tự nhiên và
xã hội. Từ chỗ di chuyển bằng chân, khi xuất hiện các phương tiện thì đi lại có
72
thêm nghĩa mới là chuyển động dời chỗ bằng bất kể phương tiện gì như đi tàu,
đi máy bay, đi xe buýt v.v.(nghĩa 2). Nét nghĩa "di chuyển bằng chân" cũng mất dần
ở
73
những nghĩa chuyển sau (từ nghĩa thứ 2 trở đi). Từ nghĩa ban đầu là người, động
vật trên mặt đất chuyển sang không nhất thiết phải là người mà là các phương
tiện, rồi chuyển từ mặt đất mở rộng xuống mặt nước (nghĩa 5). Nghĩa 11 của đi là
biểu diễn hay nghĩa đem tiền, vật đi tặng, biếu nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỷ v.v như đi
sinh nhật/ đám cưới bao nhiêu tiền. Đi còn có nghĩa xa rời gốc như nghĩa 3 ―chết‖
hay nghĩa 18 ―ỉa‖. Nguyên nhân của sự chuyển nghĩa xa rời nghĩa gốc là do nhận
thức của con người trước sự phát triển của tự nhiên và xã hội.
c, Ngữ nghĩa của động từ nhảy
Động từ nhảy có 6 nghĩa theo Từ điển tiếng Việt [58, 909 - 910]: 1. Làm động
tác bật mạnh toàn thân lên, người trong một lúc không tựa vảo đâu cả, thường để
vượt qua một khoảng cách, một chướng ngại nào đó; 2. (Người) tự di chuyển đến
một vị trí nào đó một cách nhanh, dứt khốt để làm việc gì; 3. Chuyển đột ngột sang
một vấn đề khác không ăn nhập; 4. Bỏ qua một vị trí để chuyển thẳng đến vị trí
liền sau đó; 5. Khiêu vũ; 6. (Súc vật đực) giao cấu với súc vật cái. Trong đó, nghĩa 1
và 2 là nghĩa cơ bản. Các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển theo hướng xa dần với nghĩa
ban đầu khơng còn là động tác bật mạnh hay di chuyển vị trí một cách nhanh
chóng của người nữa mà chuyển sang những nghĩa khiêu vũ, giao cấu của súc vật
như nghĩa 5, 6.
d, Ngữ nghĩa của động từ bò
Động từ bò trong Từ điển tiếng Việt [58, 103-104 ] có 4 nghĩa: 1. (Động vật)
di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của toàn thân hoặc
của những chân hết sức ngắn; 2. (Người) di chuyển thân thể một cách chậm chạp,
ở tư thế nằm sấp, bằng cử động đồng thời của cả tay và chân; 3. Di chuyển, đi một
cách khó khăn, chậm chạp; 4. (Cây) mọc vươn dài ra dần dần, thân bám sát vào
trên bề mặt. Từ nghĩa ban đầu (nghĩa 1) là sự di chuyển thân thể bằng cử động của
thân thể hoặc của chân ở tư thế bụng áp xuống của các con vật thuộc lồi bò sát
chuyển sang tư thế di chuyển tương tự của người (nghĩa 2). Sau đó nghĩa phái
sinh 3 chuyển sang một hoạt động di chuyển chậm chạp khó khăn của các
phương tiện như tàu xe với tốc độ chậm do có vật cản hoặc có vấn đề hỏng hóc
như xe bò lên dốc hoặc xe chở nặng đi bò ra đường. Nghĩa 4 khơng còn là di
chuyển của người, vật hay phương tiện mà chuyển sang nghĩa mọc vươn ra bám
74
sát vào bề mặt đối với cây như mướp/ bí bò lên giàn hay sắn dây bò khắp vườn.
e, Ngữ nghĩa của động từ bước
75
Bước là một trong những ĐTCĐĐH có ít nghĩa. Trong Từ điển tiếng Việt [58,
134 ], bước chỉ có 2 nghĩa (1 nghĩa gốc và 1 nghĩa phái sinh): 1. Đặt chân tới một
chỗ khác để di chuyển thân thể tới đó; 2. (dùng ở vị trí trước các từ qua, sang,
vào, tới) Chuyển giai đoạn. Nghĩa gốc chỉ sự di chuyển thân thể tới một chỗ
khác của người bằng việc đặt chân tới chỗ khác. Nghĩa thứ 2 đã xa rời nghĩa gốc
thể hiện sự chuyển thời gian sang một giai đoạn khác như bước sang trang sử
mới, bước vào năm học v.v.
f, Ngữ nghĩa của động từ leo
Trong Từ điển tiếng Việt [58, 721], động từ leo có 3 nghĩa: 1. Di chuyển thân
thể lên cao bằng cách bám vào vật khác và bằng cử động của chân tay; 2. Di
chuyển lên cao một cách khó khăn, vất vả; 3. Mọc dài ra và vươn lên cao, thân bám
vào vật khác. Như vậy, leo và trèo có nghĩa gốc gần giống nhau. Từ nghĩa ban đầu là
"di chuyển thân thể của người hay động vật bằng cách bám vào vật khác bằng cử
động của chân tay" động từ leo đã chuyển sang nghĩa 2 là "di chuyển lên cao một
cách khó khăn, vất vả" nhưng không nhất thiết là người hay động vật bằng chân tay
mà có thể là xe cộ như xe leo dốc theo phương thức ẩn dụ và nghĩa 3 là "mọc dài ra
và vươn lên cao, thân bám vào vật khác (nói về một số lồi cây)" theo phương thức
ẩn dụ.
g, Ngữ nghĩa của động từ trèo
Trèo là ĐTCĐĐH có ít nghĩa nhất. Trong Từ điển tiếng Việt [58, 1319],
trèo chỉ có 1 nghĩa là "Di chuyển thân thể lên cao bằng cử động kết hợp của tay
níu, bám và chân đẩy, di chuyển từng nấc một trên một vật khác". Vídụ: Trèo
cây. Trèo tường.
Động tác trèo cũng là động tác chuyển động của người và động vật nhưng
động tác này không phải là hoạt động phổ biến như đi, chạy, nhảy v.v. Vì vậy,
trèo khơng có nghĩa phái sinh.
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, nghĩa gốc của cả leo và trèo đều
biểu thị hoạt động di chuyển thân thể lên cao nhưng thực tế cả hai động từ này
vẫn được sử dụng để chỉ chuyển động theo các hướng khác nhau như leo/trèo
+ lên/ xuống/ sang/ qua. Ví dụ: Trèo sang nhà bên, leo xuống cầu thang, leo lên
gác v.v. h, Ngữ nghĩa của động từ lặn
Trong Từ điển tiếng Việt [58, 708], động từ lặn có 3 nghĩa: 1. Tự làm cho
76
mình chìm sâu xuống nước; 2. Biến đi như lẩn mất vào chiều sâu, khơng còn thấy
hiện ra trên bề mặt; 3. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời. Trong 3 nghĩa đó,
77