Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
Mơ hình cấu trúc nghĩa này gồm 6 nét nghĩa, đây là những nét nghĩa chung
trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của cả nhóm từ. Các nét nghĩa này sẽ được thể
hiện cụ thể khác nhau theo ý nghĩa của từng từ trong nhóm như sau:
Chạy: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (tốc độ nhanh) (tư thế thân mình hơi
nghiêng về trước, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất) (trên mặt đất)
Đi: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (tốc độ bình thường) (tư thế thân mình
thẳng bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất) (trên mặt
đất)
Nhảy: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng toàn thân bật lên vượt qua khoảng cách hoặc
chướng ngại) (tốc độ nhanh) (trên mặt đất)
Bò: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng tay và đầu gối) (tốc độ chậm) (trên mặt đất)
Bước: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng đặt lần lượt bàn chân tới một chỗ khác) (trên
mặt đất)
Leo: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng cử động chân tay bám vào) ( bề mặt một vật
thẳng đứng) (lên đỉnh hay ngọn của vật ấy)
Trèo: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng cử động kết hợp của tay níu, bám và chân đẩy, di
chuyển từng nấc) (trên bề mặt) ( lên đỉnh hay ngọn của một vật)
Lặn: (hoạt động) (dời chỗ) (làm cho tồn thân chìm sâu xuống) (dưới mặt nước)
Bơi: (hoạt động) (dời chỗ) (cử động bằng chân tay hoặc vây) (trên mặt nước/ trong
nước) Bay: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng cánh) (trên không)
2.3.2.2. Các phương thức chuyển nghĩa của động từ chuyển động đa
hướng trong tiếng Việt
Theo Từ điển Tiếng Việt [58], hầu hết các ĐTCĐĐH trong tiếng Việt đều là
các từ đa nghĩa (chỉ có động từ trèo có 1 nghĩa). Căn cứ vào định nghĩa các động từ
này có thể xác định được các phương thức chuyển nghĩa của chúng.
a, Động từ chạy có 12 nghĩa theo Từ điển Tiếng Việt [58], trong đó có 7 nghĩa (nghĩa 2
đến nghĩa 8) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); nghĩa 9
đến nghĩa 12 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ). Cụ
thể như sau:
Từ nghĩa gốc "(người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước
nhanh" chuyển sang nghĩa 2 "(người) di chuyển nhanh đến nơi khác, khơng kể bằng
cách gì"; nghĩa 3 "(vật) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt"; nghĩa 4
80
"(máy móc hoặc đồ dùng có máy móc) hoạt động, làm việc"; nghĩa 5 "điều khiển
cho chạy (nói về phương tiện vận tải cơ giới, thường là trên một tuyến đường,
hoặc về máy móc)"; nghĩa 6 "điều khiển cho tia X, tia phóng xạ tác động đến bộ
phận cơ thể để chữa
81
bệnh"; nghĩa 7 "mang và chuyển đi nhanh (nói về cơng văn, thư từ)"; nghĩa 8 "
nhanh chóng tránh được điều gì khơng hay, bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi
khác". Như vậy, các nghĩa phái sinh đều có mối liên hệ với nghĩa gốc vì chúng đều
chứa đựng nét nghĩa hoạt động di chuyển và nét nghĩa tốc độ có mặt trong cấu trúc
nghĩa biểu niệm (nghĩa gốc). Các nghĩa phái sinh phát triển từ nghĩa gốc dựa vào sự
giống nhau về đặc điểm, chức năng, tính chất thuộc tính giữa các loại hoạt động.
Trong khi đó; nghĩa 9 "khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái
đang rất cần, rất muốn"; nghĩa 10 "chịu bỏ dở không theo đuổi đến cùng"nghĩa 11
"nằm trải ra thành dải dài và hẹp"; nghĩa 12 "làm nổi lên thành đường dài để trang
trí" được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức hoán dụ lấy kết quả thay cho
hoạt động.
b, Từ đi có 18 nghĩa là động từ, trong đó có 14 nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 15)
được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); 3 nghĩa (từ nghĩa 16
đến nghĩa
18) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ). Cụ thể như
sau:
Nghĩa gốc của đi được định nghĩa là "(người, động vật) tự di chuyển bằng
những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất,
vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác". Cấu trúc nghĩa biểu niệm của động từ đi
gồm có các nét nghĩa [hoạt động] [di chuyển] [phương tiện cách thức] [môi
trường] [tốc độ]. Các nghĩa phái sinh của động từ này đều được phát triển từ
nghĩa gốc, tức là chúng đều giữ lại một hoặc một số nét nghĩa của nghĩa gốc
(nghĩa biểu niệm). Nhờ đó mà tất cả các nghĩa đều có mối liên hệ với nhau, tạo
thành một hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Nghĩa gốc nêu trên làm cơ sở để phái
sinh ra các nghĩa khác nhau: nghĩa 2 "(người) tự di chuyển đến nơi khác, khơng kể
bằng cách gì", nghĩa 3 "rời bỏ cuộc đời; chết", nghĩa 4 "di chuyển đến chỗ khác,
nơi khác để làm một cơng việc, một nhiệm vụ nào đó", nghĩa 5 "di chuyển trên
một bề mặt" (...) đến nghĩa 9 "bay, phai, biến mất một cách dần dần", nghĩa 10
"di chuyển quân cờ để tạo ra thế cờ mới", v.v. . Các nghĩa này đều phát triển từ
nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ, dựa vào sự tương đồng về hoạt động, cách
thức, tức là vẫn giữ lại một số nét nghĩa có trong cấu trúc nghĩa biểu niệm
(nghĩa gốc) của động từ này. Các nghĩa 11 "biểu diễn một động tác võ thuật",16
82
"mang vào chân hoặc tay để che giữ", nghĩa 17 "phù hợp với nhau" và nghĩa 18 "ỉa
(nói kiêng tránh); đi ngồi (nói tắt)" được phát triển từ nghĩa gốc theo phương
thức hốn dụ.
c, Từ bò được giải thích có 4 nghĩa là động từ, trong đó, từ nghĩa gốc là "(Động vật) di
chuyển thân thể ở tư thế áp bụng xuống, bằng cử động hết sức ngắn" chuyển sang
các
83
nghĩa phái sinh ((nghĩa 2) "(Người) di chuyển thân thể một cách chậm chạp, ở tư
thế nằm sấp, bằng cử động đồng thời của cả tay và chân", rồi đến nghĩa 3 "Di
chuyển một cách khó khăn, chậm chạp" và nghĩa 4 "(Cây) mọc vươn dài ra dần dần,
thân bám sát vào trên bề mặt" đều theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Xem xét mối quan hệ giữa nghĩa gốc với các nghĩa phái sinh được định nghĩa
trong từ điển các động từ: nhảy, bước, leo, trèo, bơi, lặn, bay chúng tôi thấy
rằng các nghĩa phái sinh của các động từ này đều được phát triển nghĩa từ nghĩa
gốc theo phương thức ẩn dụ.
Từ những miêu tả và phân tích trên đây, có thể thấy rằng ẩn dụ là phương
thức chuyển nghĩa chủ đạo của các ĐTCĐĐH trong tiếng Việt. Ngồi ra khác với
các nhóm động từ khác, ĐTCĐĐH còn được chuyển loại khá phổ biến từ động từ
nội động thành động từ ngoại động.
2.3.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt
Để thấy rõ những tương đồng và khác biệt về phương diện nghĩa học của các
động từ được khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt cần đi vào nội dung miêu tả và
biểu hiện thuộc hai nội dung nghĩa các động từ của hai ngơn ngữ. Việc phân tích đối
chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, sự phát triển nghĩa, số lượng các nghĩa các động từ trong
nhóm ĐTCĐĐH của hai ngơn ngữ phần nào giải thích rõ lý do của “sự chia cắt thực tế
khách quan khác nhau” [8,133] trong các ngôn ngữ và gián tiếp là thể hiện các đặc
trưng về văn hóa và tư duy của dân tộc chủ thể sử dụng các ngơn ngữ đó.
2.3.3.1. Sự giống nhau
Từ những miêu tả cụ thể ngữ nghĩa của các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và
tiếng Việt được thể hiện trong hai cuốn từ điển giải thích tiếng Anh [131] và tiếng
Việt [58] có thể thấy rằng cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của nhóm động từ
chuyển động trong hai ngôn ngữ là giống nhau. Cụ thể là:
- Cấu trúc nghĩa biểu niệm của nhóm động từ này ở dạng đầy đủ đều tối đa có
6 nét nghĩa: [hoạt động] [dời chỗ] [phương tiện] [cách thức] [môi trường] [tốc độ].
Tuy nhiên trong cấu trúc nghĩa của những từ cụ thể có thể khơng đủ cả 6 nét nghĩa
ấy.
- Đều có nét nghĩa biểu thị động tác vận động do bộ phận cơ thể
người/động vật thực hiện;
- Đều có nét nghĩa chỉ mơi trường trong đó hoạt động diễn ra.
84
Trong cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của nhóm động từ này trong hai ngơn
ngữ đều khơng chứa nét nghĩa biểu thị một hướng vận động cụ thể mà chúng có thể
kết hợp
85
với từ chỉ hướng để biểu đạt nhiều hướng chuyển động/ vận động khác nhau. Vì
vậy nhóm động từ này được gọi là động từ chuyển động đa hướng.
2.3.3.2. Sự khác nhau
a. Sự khác nhau về số lượng nghĩa của các động từ
Như chúng ta đã biết, sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản
ánh vào trong tư duy thành các khái niệm, được phản ánh vào trong ngôn ngữ
thành các nghĩa biểu vật và từ các nghĩa biểu vật có các nghĩa biểu niệm tương
ứng. Các nghĩa biểu niệm, một mặt, thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với
thực tế khách quan, mặt khác, lại có liên hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ
với sự vật, hiện tượng ngồi ngơn ngữ. Do các ĐTCĐĐH trong hai ngơn ngữ có cấu
trúc nghĩa biểu niệm giống nhau nên khi chuyển nghĩa chúng đều phát triển theo
các hướng như nhau. Điều này thể hiện rõ ở tính nhiều nghĩa của các động từ
trong nhóm. Tuy nhiên, số lượng nghĩa của từng động từ trong hai ngôn ngữ là
không giống nhau, thể hiện sự khác biệt trong tư duy của từng cộng đồng sử dụng
ngôn ngữ. Do số lượng nghĩa của các động từ trong hai ngôn ngữ không giống nhau,
cho nên khi chuyển nghĩa từ nghĩa gốc đến các nghĩa phái sinh của các động từ
chuyển động trong hai ngơn ngữ có những hướng chuyển nghĩa hồn tồn khác
nhau. Sự khác biệt về hướng chuyển nghĩa thể hiện rõ những khác biệt về văn
hóa, về tư duy, nhận thức thế giới khách quan phản ánh vào trong ngôn ngữ của
các cộng đồng người sử dụng ngơn ngữ đó.
Kết quả phân tích về mặt số lượng nghĩa của 10 động từ chuyển động đa
hướng được khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt được phân bố như sau:
Bảng 2.2 Phân bố số lượng nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng tiếng
Anh và tiếng Việt
Động từ
Tiếng Anh
Run
Go
Jump
Creep
Step
Climb
Số lượng
nghĩa
33
36
12
5
1
8
Dive
Swim
7
6
Động từ
Chạy
Đi
Nhảy
Bò
Bước
Leo
Trèo
Lặn
Bơi
86
Tiếng Việt
Số lượng
nghĩa
12
18
6
4
2
3
1
3
3
Fly
Walk
15
6
Bay
87
5
Như đã đề cập trong phạm vi nghiên cứu, chúng tơi chọn nhóm ĐTCĐĐH
mà Nguyễn Lai (1990) gọi là những động từ đa phương/ đa hướng gồm 10 động
từ trong tiếng Anh và 10 động từ trong tiếng Việt. Trong số 20 động từ được chọn
để khảo sát, nghiên cứu chỉ có 8 cặp động từ tương ứng bao gồm
run/chạy; jump/nhảy; creep/bò; climb/trèo; step/bước; dive/lặn; swim/bơi;
fly/bay. Trong các động từ còn lại, đi trong tiếng Việt tương ứng với go và walk
trong tiếng Anh vì đây là hai ĐTCĐĐH có nhiều nét nghĩa trùng với đi. Tương tự,
động từ climb trong tiếng Anh tương ứng với hai động từ leo và trèo trong
tiếng Việt. Theo Nguyễn Lai, đi trong tiếng Việt vừa mang đặc điểm của động từ
chuyển động có hướng như ra, vào, lên, xuống lại vừa mang đầy đủ đặc điểm
của nhóm động từ chuyển động đa hướng. Hơn nữa đi là động từ được sử dụng
khá phổ biến. Vì vậy, nó cũng được khảo sát như các động từ chuyển động đa
hướng. Động từ go trong tiếng Anh, theo phân loại động từ chuyển động của
Levin B. [125, 264 – 269] được hiểu là động từ chuyển động có hướng
(hướng chuyển động dời chỗ theo chiều đi ra) ngược với động từ come (hướng
chuyển động về phía người nói). Tuy nhiên, ngồi nghĩa chuyển động ngược
chiều với come thì động từ go cũng có khả năng kết hợp với các giới từ khác
nhau giống như các ĐTCĐĐH khác để biểu thị chuyển động theo hướng khác
nhau như go up (đi lên), go down (đi xuống), go out (đi ra),…Hơn nữa go cũng
mang đầy đủ các đặc điểm của nhóm ĐTCĐĐH như run, walk, jump, swim, fly
… . Vì vậy, chúng tơi vẫn xếp động từ này vào nhóm ĐTCĐĐH để đối chiếu.
Một trường hợp nữa là động từ climb trong tiếng Anh tương ứng với 2 động
từ leo và trèo của tiếng Việt. Chúng ta đều biết rằng, mỗi nghĩa của từ là một
nội dung biểu thị. Vì vậy từ càng có nhiều nghĩa, nội dung biểu hiện của nó càng
phong phú. Tổng số các nghĩa của từ cũng là tổng nội dung được từ biểu thị,
phản ánh tương ứng. Tổng số nghĩa thuộc các động từ được khảo sát trong hai
ngôn ngữ là: 10 động từ tiếng Anh có 129 nghĩa, 10 động từ tiếng Việt có 57
nghĩa. Như vậy, số lượng nghĩa của các ĐTCĐĐH của hai ngôn ngữ khác nhau
rất nhiều. Đa số các động từ tiếng Anh có nhiều nghĩa hơn động từ tiếng Việt
(8/10 động từ). Động từ nhiều nghĩa nhất của tiếng Anh là go có 36 nghĩa,
trong khi đó động từ tiếng Việt đi chỉ có 18 nghĩa. Trong nhóm ĐTCĐĐH tiếng
Anh có 4 động từ trên 10 nghĩa là: run (33 nghĩa), go (36 nghĩa), jump (12
88
nghĩa) và fly (15 nghĩa). Trong tiếng Việt thuộc nhóm nghiên cứu chỉ có 2 động từ
có trên 10 nghĩa là: chạy (12 nghĩa) và đi (18 nghĩa). Một điều đáng chú ý về số
89
lượng nghĩa của nhóm động từ được nghiên cứu là sự chênh lệch về số
lượng nghĩa trong nội bộ mỗi nhóm từ. Trong tiếng Anh động từ có nhiều nghĩa nhất
là go có tới 36 nghĩa và động từ ít nghĩa nhất là step chỉ có 1 nghĩa. Trong khi tiếng
Việt, động từ đi nhiều nghĩa nhất với 18 nghĩa, động từ ít nghĩa nhất là trèo 1 nghĩa.
Nhìn một cách tổng thể, hầu hết các ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ được
khảo sát và đối chiếu đều là từ đa nghĩa, chỉ có 2 động từ step (bước) và trèo là có
1 nghĩa. Tuy nhiên, các cặp động từ tương ứng đều có số lượng nghĩa khác nhau.
Sự khác nhau về số lượng nghĩa là chỉ số đầu tiên dễ nhận thấy trong nhóm
ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt.
b. Sự khác nhau về phương thức chuyển nghĩa của các động từ
Tìm hiểu nghĩa của các ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt qua các định
nghĩa của chúng trong từ điển chúng tôi thấy rằng trên cơ sở nghĩa gốc, các nghĩa
phái sinh đều phát triển theo hai phương thức chuyển nghĩa chủ yếu là
phương thức ẩn dụ và phương thức hốn dụ. Ngồi ra, chúng còn chuyển
theo phương thức chuyển loại từ động từ nội động thành động từ ngoại động.
Tuy nhiên, trong nội dung ngữ nghĩa của từng động từ thuộc hai ngơn ngữ lại có
các phương thức chuyển nghĩa không giống nhau. Chẳng hạn, động từ run có
33 nghĩa, được phát triển từ nghĩa gốc theo hai phương thức ẩn dụ và hốn
dụ, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa chủ đạo: có 20/33 nghĩa
được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ, chiếm 60,61%, chuyển
nghĩa theo phương thức hốn dụ ít hơn với 13 nghĩa chiếm 39,39%. Trong khi
đó, động từ chạy trong Từ điển tiếng Việt có 12 nghĩa, trong đó có 7 nghĩa (từ
nghĩa 2 đến nghĩa 8) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn
dụ); nghĩa 9, 10, 11 và 12 được chuyển nghĩa theo phương thức hốn dụ
(nghĩa 1+ hốn dụ).
Q trình phát triển nghĩa của động từ go trong tiếng Anh cũng theo
hai phương thức ẩn dụ và hốn dụ. Động từ này có 36 nghĩa, trong đó, phát triển
theo phương thức ẩn dụ có 20 nghĩa, chiếm 55, 56%, theo phương thức hốn
dụ có 16 nghĩa, chiếm 44,44%. Trong khi đó, từ đi có 18 nghĩa là động từ, trong
đó có 14 nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 15) được chuyển nghĩa theo phương thức
ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); 3 nghĩa (từ nghĩa 16 đến nghĩa 18) được chuyển nghĩa
theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ).
90