Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
― động từ là trung tâm của mệnh đề. Một động từ có thể nói đến một hoạt động
và phải có một số người tham gia có vai trò trong hoạt động đó; hoặc một
trạng thái mà người tham gia trải qua [108, 6-7].
10
Ngoài những nghiên cứu về động từ nói chung, một số nghiên cứu đi sâu
vào nhóm động từ chuyển động cũng đã được thực hiện. Động từ chuyển động
được hiểu một cách đơn giản là động từ biểu thị hành động đưa chủ thể hành
động từ một địa điểm này đến địa điểm khác trong không gian, ví dụ như go
(đi), run (chạy), jump (nhảy), swim (bơi), ... . Động từ chuyển động cũng đã được
các nhà ngơn ngữ học nước ngồi, nhất là phương Tây, nghiên cứu từ rất lâu.
Trong các học giả nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng truyền
thống trước hết phải kể đến Ju.X. Xtepanov (1977) trong cơng trình Những cơ sở
của ngơn ngữ học đại cương. Ơng đã phân tích ngữ nghĩa của một số động từ
chuyển động trong tiếng Nga khi bàn về các nhóm từ phản nghĩa - đồng nghĩa;
những khái niệm về thế đối lập, đặc trưng khu biệt, kết cấu và hệ thống [90,92-95]
và về tam giác ngữ nghĩa; khái niệm về cái biểu đạt [90, 97-98]. Ông đã chỉ ra ngữ
nghĩa của các động từ này như sau: идти (idti) [Đi]- di chuyển được (trên mặt đất;
khơng có phương tiện giúp đỡ);
bằng chân.
ехать (ekhat‟)[Đi] - di chuyển được (trên mặt đất; có các phương tiện giúp
đỡ); bằng xe.
лететь (letet') [Bay] - di chuyển được (không phải trên mặt đất; có các
phương tiện giúp đỡ); trên không trung hoặc trong vũ trụ.
плыть (plưt‟) [Bơi]- di chuyển được (khơng phải trên mặt đất; khơng có các
phương tiện giúp đỡ); trên mặt nước hoặc trong nước [90, 97].
Miller & Johnson-Laird (1987) cho rằng động từ chuyển động là ―những
động từ được miêu tả, được học đầu tiên, được sử dụng thường xuyên nhất
và được quan niệm là nổi trội nhất”. Nói chung, các động từ chuyển động cả
nội động từ và ngoại động từ điển hình chỉ diễn tả một trong ba thực thể ngữ
nghĩa, đường đi, phương thức chuyển động, hoặc cách thức chuyển động và
xu hướng phân tích các động từ chuyển động là tách riêng các động từ
chuyển động có hướng với các động từ chuyển động không hướng/ đa hướng
[129,527].
Theo Levin & Rappaport Hovav (1992), các động từ chuyển động có thể được
mơ tả chính xác hơn bằng cách xác định thành tố nghĩa nào được từ vựng hóa
trong bản thân động từ thay vì xác định vai trò đề ngữ (theme) theo giả thuyết Bất
11
đổi cách. Van Valin (1997) cho rằng ―đối với các động từ chuyển động, chúng ta cần
nêu chuyển động và sự thay đổi vị trí theo thời gian‖. Động từ chuyển động tiếng Anh
có xu hướng kết hợp chặt chẽ với một số thành phần hoặc nét đặc trưng ngữ nghĩa
cụ thể nhất
12
định như là phương thức chuyển động trong các động từ như run (chạy), swim (bơi),
fly (bay ), gây khiến chuyển động như blow (thổi), pull (kéo), kick (đá), hay hướng
chuyển động như enter (vào), exit (ra), lên (ascend), descend (xuống) [152, 109].
Beth Levin (1993) có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển
động trong tiếng Anh là ―Các lớp động từ trong tiếng Anh và sự chuyển đổi:
Nghiên cứu sơ bộ” (English Verb Classes and Alternations: A preliminary
investigation). Sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của tác giả đã được
nhiều nhà nghiên cứu đi sau tiếp thu. Các nghiên cứu của tác giả về động từ
chuyển động được định hướng bởi lý thuyết nghĩa của động từ chịu sự ảnh hưởng
của hình thái cú pháp.
Kudrnáčová ( 2005) khi nghiên cứu về động từ chuyển động đã cho rằng đặc
tính ngữ nghĩa của động từ chuyển động tiếng Anh là phức tạp và thể hiện một
số cấp độ cấu tạo khác nhau. Động từ chuyển động cũng đã được mô tả là những
hoạt động tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová đã
phân biệt giữa chuyển động thuần túy ―pure motion‖ và chuyển động như một
hoạt động
― motion as an activity‖ [121, 23].
Trong số các nhà nghiên cứu động từ nói chung và động từ chuyển động nói
riêng theo hướng tri nhận phải kể đến Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004).
Talmy đã có những cơng trình nghiên cứu về sự chuyển động dựa vào mối quan hệ
giữa các yếu tố ngữ nghĩa gắn với sự kiện chuyển động như mục đích chuyển động,
thực thể chuyển động, thực thể quy chiếu, hướng hay quỹ đạo chuyển động,
cách thức và/hoặc nguyên nhân chuyển động, v.v. Ông cũng nêu rõ có ba hệ thống
động từ chuyển động có sự hòa nhập. Đó là: động từ hòa nhập có hướng
chuyển động (path-conflating verbs), động từ hòa nhập biểu thị cách thức chuyển
động (manner- conflating verbs) và động từ hòa nhập thực thể chuyển động
(figure-conflating verbs). Đây cũng là ba kiểu hình của động từ chính được tìm
thấy ở nhiều ngơn ngữ. Talmy (2000) đã phân biệt hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ
định khung phụ từ (satellite-framed) và ngôn ngữ định khung động từ (verbframed languages) theo cách mà các yếu tố của ngữ cảnh chuyển động khác
nhau được sắp đặt theo yếu tố ngôn ngữ. Tiếng Anh được coi là loại ngơn ngữ
định khung phụ từ (satellite- framed) vì đa số các động từ chuyển động có
13
thành phần cốt lõi của sự chuyển động nhưng hướng hoặc quỹ đạo chuyển
động lại được thể hiện trong các từ (thường là giới từ) đi kèm như up, down…
hoặc trong các cụm giới từ như into/out of (vào trong, ra ngồi), còn các động từ
thì tự do thể hiện cách thức chuyển động.
14
Slobin (2004) cho rằng cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa
bao nhiêu thì lượng thơng tin được đưa ra càng phong phú bấy nhiêu. Theo ông,
cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa hơn khi nó được thể hiện
bằng (1) một động từ xác định thay vì một động từ khơng xác định, (2) một từ
đơn thay vì một cụm từ hoặc một mệnh đề, (3) một đơn vị từ có tần số xuất
hiện cao thay vì một đơn vị từ có tần số xuất hiện thấp [138].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam
Cũng như các nghiên cứu về động từ nói chung và động từ chuyển động
nói riêng trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu từ loại động từ nói chung,
động từ chuyển động ở Việt Nam nói riêng được tiếp cận theo hai hướng: nghiên
cứu theo ngữ pháp truyền thống (cấu trúc) coi động từ là một phạm trù từ loại và
nghiên cứu theo hướng ngơn ngữ học tri nhận. Các cơng trình nghiên cứu về
động từ của Nguyễn Kim Thản (1962, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân
Ninh (1978), các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học xã hội, 1983),
Đinh Văn Đức (1986), Lê Biên (1999), Diệp Quang Ban (2003, 2004), v.v. đều
nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp của động từ theo hướng cấu trúc luận. Trong
những năm 90 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của ngôn ngữ học tri nhận trên thế
giới, một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng của
hướng nghiên cứu tri nhận học thể hiện trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lai
(1990), Lý Toàn Thắng (2015) và Hoàng Tuyết Minh (2014, 2015).
Mặc dù động từ và động từ chuyển động ít nhiều được các tác giả nêu trên đề
cập đến trong cơng trình nghiên cứu của mình, tuy nhiên từ trước đến nay có rất ít
nghiên cứu chun sâu về động từ và động từ chuyển động. Nguyễn Kim Thản
(1977) với chuyên luận ―Động từ trong tiếng Việt” là người đầu tiên có cơng trình
nghiên cứu chun sâu về động từ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đái Xuân Ninh
(1978), Đinh Văn Đức (2010), Diệp Quang Ban (2003, 2004), Nguyễn Tài Cẩn (2004)
có nghiên cứu về động từ, nhưng không phải là chuyên luận về động từ mà động từ
chỉ là một từ loại đặt trong hệ thống từ loại của tiếng Việt. Nguyễn Thị Quy (1995) đã
nghiên cứu vị từ trong đó có động từ chuyển động theo hướng ngữ pháp chức năng
với cơng trình ―Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó‖ đã chia vị từ
hành động thành năm nhóm, trong đó động từ chuyển động bao gồm động từ
chuyển động đa hướng được xếp vào nhóm 1(-Tác động; - Mục tiêu; một diễn tố)
15
[64, 89].
16
Trong bài "Một cách lí giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động
có định hướng và từ chỉ hướng trong tiếng Việt" [51, 48 - 52], Hà Quang Năng đã
phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chuyển động có định hướng trong
tiếng Việt (ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về , lại, đến, tới), chỉ ra bốn nét nghĩa cần
yếu, bắt buộc ln có trong cấu trúc nghĩa khái qt của các động từ này: [(hoạt
động) (vận động di chuyển) (hướng trong không gian) (điểm đến)] [51, 49]. Tác giả
cũng chỉ rõ, các động từ này, trong cấu trúc nghĩa của mình, khơng chứa nét nghĩa
biểu thị cách thức của hoạt động di chuyển mà chỉ có nét nghĩa chỉ hướng hoạt
động. Ngược lại, các động từ chuyển động kiểu: đi, chạy, bò, nhảy, trèo, bước,...thì
nét nghĩa cách thức chuyển động ln ln có mặt trong cấu trúc nghĩa của mình,
nhưng lại hồn tồn khơng hàm chứa nét nghĩa biểu thị hướng chuyển động [51,
51]. Như vậy, sự khác nhau chủ yếu về nghĩa giữa động từ chuyển động có định
hướng với các động từ chuyển động biểu thị những dạng chuyển động cụ thể khác
trong tiếng Việt là do sự có mặt hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" và "môi
trường của hoạt động" ở động từ như đi, chạy, bay và hai nét nghĩa "hướng
chuyển động trong không gian" và "đích, điểm đến của hoạt động" ở các động từ
chuyển động có định hướng như ra, vào, về quy định.
Trong cơng trình ―Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt‖ [1990],
Nguyễn Lai đã mơ tả và phân tích chi tiết nhóm từ chỉ hướng chuyển động trong
tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Gọi là nhóm động từ từ đa
phương/ đa hướng, ơng đã chia động từ chuyển động thành hai nhóm là động từ vận
động không / đa hướng như chạy, nhảy, bay, bò, leo, v.v. và động từ vận động có
hướng (tự thân mang hướng) như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới,... Trong đó
ơng đã chú trọng nhiều hơn đến nhóm thứ hai do các đặc trưng ngữ nghĩa và cú
pháp đặc biệt của chúng.
Nguyễn Văn Hiệp (2013 ), trong ―Sự phát triển ngữ nghĩa của các từ RA, VÀO
trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân‖ đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của hai
từ này theo hướng của ngơn ngữ học tri nhận. Theo đó, trên cơ sở phân tích con
đường phát triển nghĩa của các từ này, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự
phát triển nghĩa của chúng. [32]
Gần đây, Hoàng Tuyết Minh (2014; 2015) với hai nghiên cứu về động từ
chuyển động theo hướng tri nhận: ―Nghiên cứu động từ thể hiện sự tình
17
chuyển động tiếng Việt dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận (có đối chiếu
với tiếng Anh), [47] và ―Thành tố nghĩa và phạm trù nghĩa của động từ
chuyển động có hướng trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)” [48]. Trong các
nghiên cứu này,
18
động từ chuyển động tiếng Việt nói chung và động từ chuyển động có hướng
nói riêng đã được nghiên cứu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận và
được đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai
ngôn ngữ. Đây cũng là những nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển động
trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận.
Ngồi những cơng trình đã nêu trên, còn có một số bài viết về động từ
chuyển động trong các tạp chí như "Phân tích đối chiếu một số động từ chuyển động
đa nghĩa Pháp - Việt và đánh giá khả năng nhận hiểu từ đa nghĩa của sinh viên" [31,
16 - 23]; ; "Kiểu hình của động từ chuyển động tiếng Việt có sự liên hệ với tiếng Anh"
[82]; "Luận giải sự phát triển nghĩa của động từ “chạy” theo hướng tri nhận" [15, 45 57].
Mặc dù đã có những nghiên cứu về động từ chuyển động tiếng Anh và tiếng
Việt, song cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu đối chiếu có hệ
thống và chuyên sâu về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung đối chiếu
nhóm động chuyển động đa hướng chỉ động tác vận động bao gồm 10 động từ
run, go, walk, jump, creep, climp, step, dive, swim, fly trong tiếng Anh và 10 động
từ chạy, đi, nhảy, bò, leo, trèo, bước, lặn, bơi, bay trong tiếng Việt trên phương
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa để tìm ra những tương đồng và khác biệt của nhóm
động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2.Cơ sở lí luận
1.2.1. Phạm trù từ loại động từ
1.2.1.1. Động từ tiếng Anh
a. Khái niệm động từ tiếng Anh
Theo từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner‘s Dictionary): Động từ là
một từ hoặc một nhóm từ diễn tả một hành động (eat), một sự kiện/ sự
việc (happen) hoặc một trạng thái (exist). [131, 1735]. Trong Ngữ pháp tiếng
Anh Longman (Longman English Grammar), động từ cũng được định nghĩa ― là
một từ (run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn tả sự tồn tại của một trạng thái
(love, seem) hay việc thực hiện một hành động (take, play)‖[94, 159]. Delahunty
(1994) đã đưa ra định nghĩa chi tiết hơn về động từ ―động từ là những từ chỉ
hành động (kiss, run, walk), sự tiến triển (grow, change), trải nghiệm (know), hay
19
trạng thái. Chức năng ngữ nghĩa của động từ là miêu tả một chuyển động, một
hành động, sự việc hay
20