Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
biệt. Hai loại này gồm động từ chuyển động có hướng/ đường chuyển động (path
verbs) và động từ
40
chuyển động không mang hướng hay còn gọi là động từ chuyển động đa hướng
chuyển động theo kiểu, cách thức chuyển động (manner of motion verbs).
Động từ chuyển động có hướng (Path Verbs)
Trong tiếng Anh, loại động từ chuyển động có hướng gồm tất cả các động từ
tự thân chứa hướng chuyển động bởi vì hướng chuyển động tiêu biểu cho đặc
điểm cơ bản của loại động từ này đã được xác định ngay trong chính động từ
chuyển động mà khơng cần có giới từ chỉ hướng đi kèm, ví dụ như các động từ
arrive (đi đến), leave (rời đi), come (đến), ascend (lên), descend (xuống), enter
(vào), escape (thoát khỏi), exit (ra), …. Những động từ chuyển động có hướng
này trong tiếng Anh được gọi là “Path verbs”. Động từ có hướng khác với các
động từ dời chỗ tức là những động từ chuyển động chỉ thể hiện sự rời chỗ chuyển
động mà không mang hướng trong động từ. Đây là những động từ chuyển động
đa hướng. Khi muốn thể hiện hướng chuyển động chúng thường đi với giới từ chỉ
hướng, ví dụ như các động từ run (chạy), walk (đi bộ), swim (bơi), fly (bay), ….
Chúng có thể kết hợp với các giới từ chỉ hướng, ví dụ: He ran into the room ten
minutes ago (Anh ấy đã chạy vào phòng cách đây mười phút) hay She is walking
along the street (Cô ấy đang đi bộ dọc theo phố).
Kudrnáčová (2008) đã chỉ ra rằng: ―Động từ có hướng khơng cung cấp gì về
cách thức chuyển động (manner of motion) mà chỉ cung cấp thơng tin về
hướng chuyển động. Ví dụ John left (John rời đi); John arrived (John đã đến)[121,
7].
Levin (1993) khi nói về nhóm động từ chuyển động có hướng cũng cho rằng
―Nghĩa của những động từ này bao gồm chi tiết cụ thể về hướng chuyển động
thậm chí ngay cả khi khơng có bổ ngữ chỉ hướng‖ [125, 263]. Levin (1993) đã xác
định về ngữ nghĩa học thì động từ chuyển động có hướng khác về cơ bản so với
các động từ chỉ cách thức chuyển động (manner of motion verbs). Động từ có
hướng khơng thể dùng một mình trong câu vì nó chỉ nêu hướng chuyển động và
ln phải cần đến điểm khơng gian mà nó chuyển động đến. Nói cách khác, nó
chỉ đơn thuần diễn tả sự dời chỗ bằng cách nêu cụ thể sự chuyển động của một
thực thể như là sự thay đổi vị trí của thực thể đó với một điểm khơng gian được
nêu cụ thể. [121, 35]. Vì vậy ta khơng thể nói một thực thể chỉ là đến „come‟ mà
phải nêu rõ đến một nơi nào đó
41
‗come to (/into) a place‟ hoặc rời ‗leave‘ mà phải nói rời chỗ nào ‗leave a place‟.
Như vậy, động từ có thể được dùng với những địa điểm không gian cụ thể tùy vào
ngữ cảnh cụ thể. Levin (1993) đã liệt kê một danh mục các động từ chuyển động có
42
hướng trong tiếng Anh gồm các động từ như sau: advance (tiến tới), arrive (đi
đến), ascend (lên), come (đến), depart (ra đi/rời khỏi), descend (xuống), enter
(vào), escape (thoát khỏi), exit (ra), … .
Kudrnáčová (2008) đã nêu một loạt các ví dụ về các cấu trúc câu có thể có
động từ chuyển động có hướng và đa hướng tham gia. Theo các ví dụ này thì động
từ chuyển động có hướng tham gia vào ít loại cấu trúc câu hơn là động từ
chuyển động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động. Để giải thích hiện tượng
này , tác giả đã trích dẫn lời của Rappaport Hovav và Levin, những người đã giải
thích sự khn phép về cú pháp của động từ chuyển động có hướng bằng cách
đưa ra nhóm động từ kết quả mà chứa nhóm động từ chuyển động có hướng để
giải thích. Động từ chuyển động có hướng từ vựng hóa kết quả của sự kiện,
trong khi động từ chuyển động không mang hướng thể hiện cách thức chuyển
động lại từ vựng hóa loại quy trình dẫn đến kết quả và như vậy nó sẵn sàng xuất
hiện trong nhiều cấu trúc cú pháp [121, 9]. Tác giả đã đưa ra một số ví dụ để chứng
minh cho điều này và nêu rõ: Có thể sử dụng động từ thể hiện cách thức chuyển
động run (chạy) trong câu Pat ran herself ragged nhưng lại không thể sử dụng
động từ chuyển động có hướng arive/ leave (đến/ rời đi) trong câu như sau :
John arrived / left himself ragged.
Động từ chuyển động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động
(Manner of Motion Verbs)
Động từ chuyển động chỉ phương thức chuyển động cho thấy thông tin
về cách thức chuyển động nhưng khác với động từ có hướng (động từ tự thân
mang hướng chuyển động) là không cho biết thơng tin về hướng chuyển động cụ
thể, ví dụ như He is running (Anh ấy đang chạy) hay She has gone (Cô ấy đã đi
rồi) trừ khi chúng được kết hợp với các cụm từ chỉ hướng. Ví dụ như trong
câu He is running to the store (Anh ấy đang chạy đến cửa hàng) hay She has gone
to London (Cô ấy đã đi Luân Đôn).
Những động từ này bản thân nó đã bao gồm khái niệm truyền lực từ
người/vật tham gia này đến người/vật tham gia khác (cũng có thể hai người/ vật
tham gia này là một, nghĩa là tự người / vật đó tác động vào bản thân). Ví
dụ: John walked himself to the station)‖ (John đã tự đi bộ đến ga) [121, 10]. Do có
khả năng kết hợp với các cụm từ chỉ hướng và ý nghĩa của nó, động từ chuyển
43
động chỉ cách thức chuyển động được sử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau
hơn là nhóm động từ chuyển động có hướng. Nhóm ĐTCĐĐH mà luận án nghiên
cứu thuộc loại thứ hai,
44
tức là loại động từ chuyển động chỉ cách thức chuyển động không mang một
hướng cụ thể nào nhưng có thể kết hợp với các từ chỉ hướng khác nhau để
thể hiện nhiều/đa hướng chuyển động .
b. Động từ chuyển động trong tiếng Việt
Trên thế giới, nhóm động từ chuyển động được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và ít nhiều đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu về động từ. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, nhóm động từ chuyển động này chưa được các nhà ngơn ngữ quan
tâm nhiều. Chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu như Nguyễn Lai, Đinh Văn Đức,
Nguyễn Thị Quy và một số ít các nhà ngơn ngữ khác đề cập đến trong các nghiên
cứu của mình.
Trong chuyên khảo Động từ trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản khi phân loại
động từ trong tiếng Việt tuy không xếp thành nhóm riêng nhưng ơng cũng cho
rằng:
―Trong những động từ thuần, có một nhóm động từ đặc biệt là những động từ vận
động có phương hướng xác định: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại tới, đến‖ [68,
101].
Trong cơng trình Hoạt động của từ tiếng Việt [53] Đái Xuân Ninh đã chỉ ra
mối quan hệ giữa nhóm động từ chuyển động với các từ chỉ phương hướng
trong tiếng Việt để diễn tả sự chuyển động. Nguyễn Thị Quy (1995), trong nghiên
cứu Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, đã phân chia vị từ hành
động thành các nhóm : Các vị từ hành động (- Tác động; - Mục tiêu) một diễn tố,
các vị từ hành động (- Tác động; + Mục tiêu) hai diễn tố, các vị từ tạo tác hai diễn
tố, các vị từ (+ Tác động) hai diễn tố, các vị từ (+ Tác động) ba diễn tố [64].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Đinh Văn Đức phân chia động từ thành các
tiểu loại dựa vào đặc trưng ngữ pháp của động từ, vì theo ơng, "đặc trưng ngữ pháp
của mỗi một động từ được quy định bởi bản chất ngữ pháp của bản thân từ đó và
theo lớp, loại mà nó có quan hệ, tức là các tiểu loại, các phạm trù từ vựng - ngữ
pháp bộ phận" [17, 114]. Vì vậy, dựa vào đặc trưng ngữ pháp, ơng đã phân chia
động từ tiếng Việt thành một vài tiểu loại cơ bản, trong đó có động từ chuyển động.
Cụ thể là:
- Động từ nội động và động từ ngoại động;
- Các động từ tình thái - ngữ pháp;
45
- Các động từ tổng hợp;
- Các động từ chuyển động [17, 114 - 120].
Ơng cho rằng: "Trong nhiều ngơn ngữ, các động từ chuyển động được phân
loại thành một nhóm riêng với một số đặc điểm ngữ pháp riêng biệt. Trong
tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài
và đa
46
dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay,
leo, bò,...) có một nhóm động từ chuyển động có ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các
động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động: ra, vào, lên, xuống, qua,
lại, tới, đến, về,..."[17, 141-142]. Chúng tôi lựa chọn cách phân loại động từ tiếng
Việt của Đinh Văn Đức, vì cách phân loại này cho phép xác định rõ đối tượng
nghiên cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng là các động từ chỉ
các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay, bò, leo, bơi,..) đối lập với
nhóm động từ bao hàm cả hướng chuyển động (ra, vào, lên, xuống, đến, tới,
sang, qua, về,...) trong nội bộ nhóm động từ chuyển động trong tiếng Việt.
1.2.1.4. Động từ chuyển động đa hướng
Động từ chuyển động đa hướng được khảo sát trong luận án được hiểu là
các động từ chuyển động từ hai hướng trở lên như run (chạy), swim (bơi), fly
(bay), go (đi),... trong tiếng Anh, đi, chạy, bơi, bay, bò, trèo,…trong tiếng Việt.
Tuy cùng thuộc nhóm động từ chuyển động, nhưng động từ chuyển động đa
hướng khác với các động từ chuyển động có bao hàm cả hướng chuyển động
trong nội dung ý nghĩa của mình như exit (ra), enter (vào), ascend (lên), descend
(xuống),… trong tiếng Anh hay ra, vào, lên, xuống, tới, đến, lại, về,…trong tiếng
Việt. Trong phạm vi của luận án, các ĐTCĐĐH được lựa chọn khảo sát là các động
từ dịch chuyển vị trí từ hai hướng trở lên, tự thân vận động trong các môi trường
chuyển động như trên cạn, trên không và dưới nước. Các động từ này chỉ các
phương thức khác nhau của chuyển động; sự chuyển động đều được thực
hiện bằng các bộ phận của cơ thể người/động vật. Vì vậy, để xác định được các
động từ chuyển động đa hướng khảo sát cần phải dựa vào một tập hợp các tiêu
chí: nội dung ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các động từ này. Cụ thể là:
- Về phương diện ngữ pháp, các động từ này là những động từ có đầy
đủ những đặc điểm cơ bản về khả năng kết hợp, chức năng cú pháp của từ loại
động từ;
- Về phương diện ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của các động từ này ln có mặt
hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" biểu thị động tác của các bộ phận cơ
thể người/động vật và nét nghĩa "môi trường mà chuyển động diễn ra".
Dựa vào các tiêu chí này, chúng tơi đã xác lập được danh sách các động từ
chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên
47
cứu của luận án. Theo đó, thuộc nhóm động từ này trong tiếng Anh có 10 động
từ: run (chạy), go (đi), walk (đi bộ), jump (nhảy), climb (trèo), creep (bò), step
(bước),
48
dive (lặn), swim (bơi), fly (bay); trong tiếng Việt có 10 động từ: chạy, đi, bay, bò,
bơi, bước, trèo, leo, lặn, nhảy.
1.2.2. Khái niệm cụm từ
Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những cụm từ
, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi từ trong cụm từ là một thành tố. Cụm từ
có thể có cấu trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một
đoạn có nghĩa của câu. Các cụm từ chưa thành câu được gọi chung là cụm từ tự
do hay được gọi là cụm từ. Khi đề cập đến đơn vị này, các nhà Việt ngữ đã đưa
ra những thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khác nhau cả về nội hàm và
ngoại diên. Lê Văn Lý gọi phrase là nhóm từ ngữ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến
Lê gọi là từ kết, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu lại gọi là từ tổ, Nguyễn Tài Cẩn
và các tác giả cơng trình Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt gọi là đoản ngữ, Cao
Xuân Hạo gọi là ngữ đoạn,...Các tác giả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học cho rằng:
―Ngữ kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (khơng hoặc có cùng với các hư từ có quan
hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất,
và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan” [92, 176].
Diệp Quang Ban cho rằng: "Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp
tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa
kết từ ở đầu (để chỉ chức năng ngữ pháp của kiến trúc này)" [2, 6]. Theo ông,
quan hệ giữa các thành tố trong cụm từ , ngồi tính chất lỏng (cụm từ tự do,
cụm từ) và chặt (cụm từ cố định), còn được xét ở kiểu quan hệ. Các thành tố
trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp:
quan hệ chủ - vị (quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ); quan hệ chính- phụ (quan
hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ; quan hệ bình đẳng (quan hệ giữa hai
yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp).
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng, với 3 loại quan hệ khác nhau sẽ có 3 loại tổ hợp tự
do khác nhau: "loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan
hệ đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm hai trung tâm nối liền với nhau bằng
quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền
với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ)" [4, 148].
Như vậy, qua các định nghĩa, ta thấy cụm từ (ngữ) có những đặc điểm sau:
49
i. Về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai
hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp,
chi phối
50