Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )
Fly
Walk
15
6
Bay
87
5
Như đã đề cập trong phạm vi nghiên cứu, chúng tơi chọn nhóm ĐTCĐĐH
mà Nguyễn Lai (1990) gọi là những động từ đa phương/ đa hướng gồm 10 động
từ trong tiếng Anh và 10 động từ trong tiếng Việt. Trong số 20 động từ được chọn
để khảo sát, nghiên cứu chỉ có 8 cặp động từ tương ứng bao gồm
run/chạy; jump/nhảy; creep/bò; climb/trèo; step/bước; dive/lặn; swim/bơi;
fly/bay. Trong các động từ còn lại, đi trong tiếng Việt tương ứng với go và walk
trong tiếng Anh vì đây là hai ĐTCĐĐH có nhiều nét nghĩa trùng với đi. Tương tự,
động từ climb trong tiếng Anh tương ứng với hai động từ leo và trèo trong
tiếng Việt. Theo Nguyễn Lai, đi trong tiếng Việt vừa mang đặc điểm của động từ
chuyển động có hướng như ra, vào, lên, xuống lại vừa mang đầy đủ đặc điểm
của nhóm động từ chuyển động đa hướng. Hơn nữa đi là động từ được sử dụng
khá phổ biến. Vì vậy, nó cũng được khảo sát như các động từ chuyển động đa
hướng. Động từ go trong tiếng Anh, theo phân loại động từ chuyển động của
Levin B. [125, 264 – 269] được hiểu là động từ chuyển động có hướng
(hướng chuyển động dời chỗ theo chiều đi ra) ngược với động từ come (hướng
chuyển động về phía người nói). Tuy nhiên, ngồi nghĩa chuyển động ngược
chiều với come thì động từ go cũng có khả năng kết hợp với các giới từ khác
nhau giống như các ĐTCĐĐH khác để biểu thị chuyển động theo hướng khác
nhau như go up (đi lên), go down (đi xuống), go out (đi ra),…Hơn nữa go cũng
mang đầy đủ các đặc điểm của nhóm ĐTCĐĐH như run, walk, jump, swim, fly
… . Vì vậy, chúng tơi vẫn xếp động từ này vào nhóm ĐTCĐĐH để đối chiếu.
Một trường hợp nữa là động từ climb trong tiếng Anh tương ứng với 2 động
từ leo và trèo của tiếng Việt. Chúng ta đều biết rằng, mỗi nghĩa của từ là một
nội dung biểu thị. Vì vậy từ càng có nhiều nghĩa, nội dung biểu hiện của nó càng
phong phú. Tổng số các nghĩa của từ cũng là tổng nội dung được từ biểu thị,
phản ánh tương ứng. Tổng số nghĩa thuộc các động từ được khảo sát trong hai
ngôn ngữ là: 10 động từ tiếng Anh có 129 nghĩa, 10 động từ tiếng Việt có 57
nghĩa. Như vậy, số lượng nghĩa của các ĐTCĐĐH của hai ngôn ngữ khác nhau
rất nhiều. Đa số các động từ tiếng Anh có nhiều nghĩa hơn động từ tiếng Việt
(8/10 động từ). Động từ nhiều nghĩa nhất của tiếng Anh là go có 36 nghĩa,
trong khi đó động từ tiếng Việt đi chỉ có 18 nghĩa. Trong nhóm ĐTCĐĐH tiếng
Anh có 4 động từ trên 10 nghĩa là: run (33 nghĩa), go (36 nghĩa), jump (12
88
nghĩa) và fly (15 nghĩa). Trong tiếng Việt thuộc nhóm nghiên cứu chỉ có 2 động từ
có trên 10 nghĩa là: chạy (12 nghĩa) và đi (18 nghĩa). Một điều đáng chú ý về số
89
lượng nghĩa của nhóm động từ được nghiên cứu là sự chênh lệch về số
lượng nghĩa trong nội bộ mỗi nhóm từ. Trong tiếng Anh động từ có nhiều nghĩa nhất
là go có tới 36 nghĩa và động từ ít nghĩa nhất là step chỉ có 1 nghĩa. Trong khi tiếng
Việt, động từ đi nhiều nghĩa nhất với 18 nghĩa, động từ ít nghĩa nhất là trèo 1 nghĩa.
Nhìn một cách tổng thể, hầu hết các ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ được
khảo sát và đối chiếu đều là từ đa nghĩa, chỉ có 2 động từ step (bước) và trèo là có
1 nghĩa. Tuy nhiên, các cặp động từ tương ứng đều có số lượng nghĩa khác nhau.
Sự khác nhau về số lượng nghĩa là chỉ số đầu tiên dễ nhận thấy trong nhóm
ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt.
b. Sự khác nhau về phương thức chuyển nghĩa của các động từ
Tìm hiểu nghĩa của các ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt qua các định
nghĩa của chúng trong từ điển chúng tôi thấy rằng trên cơ sở nghĩa gốc, các nghĩa
phái sinh đều phát triển theo hai phương thức chuyển nghĩa chủ yếu là
phương thức ẩn dụ và phương thức hốn dụ. Ngồi ra, chúng còn chuyển
theo phương thức chuyển loại từ động từ nội động thành động từ ngoại động.
Tuy nhiên, trong nội dung ngữ nghĩa của từng động từ thuộc hai ngơn ngữ lại có
các phương thức chuyển nghĩa khơng giống nhau. Chẳng hạn, động từ run có
33 nghĩa, được phát triển từ nghĩa gốc theo hai phương thức ẩn dụ và hốn
dụ, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa chủ đạo: có 20/33 nghĩa
được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ, chiếm 60,61%, chuyển
nghĩa theo phương thức hốn dụ ít hơn với 13 nghĩa chiếm 39,39%. Trong khi
đó, động từ chạy trong Từ điển tiếng Việt có 12 nghĩa, trong đó có 7 nghĩa (từ
nghĩa 2 đến nghĩa 8) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn
dụ); nghĩa 9, 10, 11 và 12 được chuyển nghĩa theo phương thức hốn dụ
(nghĩa 1+ hốn dụ).
Q trình phát triển nghĩa của động từ go trong tiếng Anh cũng theo
hai phương thức ẩn dụ và hốn dụ. Động từ này có 36 nghĩa, trong đó, phát triển
theo phương thức ẩn dụ có 20 nghĩa, chiếm 55, 56%, theo phương thức hốn
dụ có 16 nghĩa, chiếm 44,44%. Trong khi đó, từ đi có 18 nghĩa là động từ, trong
đó có 14 nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 15) được chuyển nghĩa theo phương thức
ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); 3 nghĩa (từ nghĩa 16 đến nghĩa 18) được chuyển nghĩa
theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hốn dụ).
90
Động từ jump có 12 nghĩa. Các nghĩa phái sinh của động từ này chủ yếu
được phát triển bằng phương thức ẩn dụ. Trong khi đó động từ nhảy trong
tiếng
91
Việt chỉ có 6 nghĩa, các nghĩa phái sinh (từ nghĩa 2 đến nghĩa 6) đều phát triển
trên cơ sở nghĩa gốc (nghĩa 1) theo phương thức ẩn dụ.
Động từ fly có 15 nghĩa. Nghĩa 2 đến nghĩa 11 được chuyển theo phương
thức ẩn dụ, nghĩa 12 đến nghĩa 14 theo phương thức hoán dụ. Trong khi đó động
từ bay trong tiếng Việt chỉ có 5 nghĩa, các nghĩa phái sinh (từ nghĩa 2 đến nghĩa 5)
đều phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa 1) theo phương thức ẩn dụ.
Từ việc miêu tả quá trình phát triển nghĩa của 4 ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
chúng tôi thấy rằng ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ
biến trong tiếng Anh, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa được sử
dụng phổ biến hơn phương thức hoán dụ.
Xem xét mối quan hệ giữa nghĩa gốc với các nghĩa phái sinh được định
nghĩa trong từ điển các động từ: nhảy, bò, bước, leo, trèo, bơi, lặn, bay chúng tôi
thấy rằng các nghĩa phái sinh của các động từ này đều được phát triển nghĩa
từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ.
Từ những miêu tả và phân tích trên đây, có thể rút ra rằng ẩn dụ, hốn dụ
là hai phương thức chuyển nghĩa của các ĐTCĐĐH trong tiếng Việt, nhưng ẩn dụ
là phương thức chuyển nghĩa chủ đạo.
Sau đây, chúng tôi sẽ tập trung đối chiếu cụ thể hai cặp động từ có nghĩa
nhiều nhất trong tiếng Anh và tiếng Việt để thấy rõ những sự tương đồng và khác
biệt về phương diện ngữ nghĩa của chúng. Đó là các cặp: go - đi; run - chạy.
c, Đối chiếu nội dung ngữ nghĩa động từ go với động từ đi
- Về số lượng nghĩa:
Theo bảng thống kê ở trên, có thể thấy rằng động từ go trong tiếng Anh có
số lượng nghĩa nhiều hơn đi trong tiếng Việt rất nhiều. Nó có tới 36 nghĩa, theo
Từ điển tiếng Anh Oxford [131, 667- 668] trong khi đó đi trong tiếng Việt có
số lượng nghĩa là 18, theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [58, 407- 408]. Tổng
số các nghĩa đó cũng là tổng số nội dung được từ phản ánh, biểu thị tương
ứng. Sự khác nhau trong các nghĩa của hai động từ go và đi thể hiện rõ hơn ở mặt
nội dung ngữ nghĩa. Việc miêu tả và phân tích nội dung nghĩa của cặp động từ này
trong hai ngơn ngữ phần nào giải thích rõ lý do và đặc điểm ngữ nghĩa khác
nhau giữa hai ngôn ngữ. Trong tổng số các nghĩa của hai động từ này được ghi
92
trong từ điển chỉ có 11 nghĩa động từ go tiếng Anh giống các nghĩa của động từ
đi tiếng Việt. Đó là
93
các nghĩa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 của động từ go tương ứng với các nghĩa 1, 2, 4, 5, 6, 7,
8 của động từ đi; nghĩa 17 của động từ go tương ứng với nghĩa 14 của động từ
đi; nghĩa 18 của động từ go tương ứng với nghĩa 16 của động từ đi; nghĩa 29
của động từ go tương ứng với nghĩa 3 của động từ đi; nghĩa 36 của động từ go
tương ứng với nghĩa 18 của động từ đi. Còn lại 25 nghĩa của động từ go khơng
có trong nội dung ngữ nghĩa của động từ đi trong tiếng Việt. Đây là sự khác biệt
lớn giữa động từ go trong tiếng Anh và động từ đi trong tiếng Việt.
- Về các hướng phát triển nghĩa
Số lượng nghĩa biểu vật của động từ go trong tiếng Anh nhiều hơn hẳn
động từ đi trong tiếng Việt, nên hướng phát triển nghĩa của động từ này cũng
phong phú hơn hướng phát triển nghĩa của động từ đi trong tiếng Việt. Tuy nhiên,
cả hai động từ này đều có các cấu trúc nghĩa biểu niệm giống nhau. Đó là các
nghĩa biểu niệm 1, 2, 3 và 4. Sự khác biệt duy nhất là ở nghĩa biểu niệm thứ 5 của
động từ go. Đây là nghĩa biểu niệm khơng có ở động từ đi tiếng Việt. Cần thấy
rằng các nghĩa biểu vật của hai động từ này được thể hiện bằng lời giải thích
khác nhau trong hai từ điển nhưng ta vẫn nhận ra được sự tương đồng trong
nhận thức của cộng đồng người Anh và người Việt khi sử dụng động từ này. Sự
phát triển nghĩa vừa đồng nhất lại vừa khác nhau của chúng cũng một phần do tác
động, ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc chủ thể của hai ngơn ngữ Anh và Việt.
Đồng thời, việc so sánh nghĩa của động từ go trong tiếng Anh với nghĩa của động từ
đi trong tiếng Việt có thể thấy được sự khác biệt giữa nhận thức của người Việt và
người Anh. Xin phân tích một nghĩa cụ thể của hai động từ này. Mặc dù động từ
go trong tiếng Anh và đi trong tiếng Việt đều có nghĩa "đi vệ sinh" (nghĩa 36 của
động từ go là "sử dụng nhà vệ sinh", còn nghĩa 18 của động từ đi tiếng Việt là
"ỉa (lối nói kiêng tránh); đi ngồi (nói tắt)", nhưng cách thể hiện nghĩa này phản
ánh rõ đặc điểm nơi cư trú, đặc điểm sinh hoạt, đặc điểm phát triển lịch sử của
của hai cộng đồng người Anh và người Việt.
Người Việt xưa sinh hoạt ở thôn quê là chủ yếu, thường hay đi vệ sinh ngoài
đồng ruộng, trên cầu bắc trên hồ ao (cầu tõm), nên mới có các từ ―đi đồng”, “đi
cầu tõm”, “đi ao”, “đi sông‖ diễn đạt tế nhị hoạt động bài tiết chất thải của của
con người, thay cho từ ―đi ỉa‖. Người Anh khơng có hình thức sinh hoạt này nên
cũng khơng có các cụm từ đa dạng như trên, chỉ đơn giản là ―go to Water closet‖
94
(trực dịch: "đi đến buồng / phòng Nước" nghĩa là "đi tới nhà vệ sinh").
95
Hình thức ―cầu tõm‖ có lẽ phổ biến ở mọi vùng thôn quê Việt Nam nên từ
―đi cầu tõm‖ được sử dụng nhiều hơn ―đi đồng‖, ―đi sông‖, ―đi ao‖, lâu dần
được rút gọn thành ―đi cầu‖. Từ ―đi cầu‖ vẫn được sử dụng phổ biến tới ngày
nay như một cách nói tế nhị thay cho từ ―đi ỉa‖. Người nước ngồi nếu khơng
hiểu văn hóa của người Việt sẽ tưởng ―đi cầu‖ là đi lên cầu, nhưng thực ra lại
khơng phải vậy.
Cũng vì ở thơn q Việt Nam, cơng trình phụ bao giờ cũng ở một khu tách
biệt khỏi gian ở chính, hoặc thậm chí phải ra tận ao, tận đồng, nên người ta phải
đi một qng dài, từ đó mà hình thành ấn tượng về từ đi luôn gắn liền với hoạt
động vệ sinh, bài tiết chất thải của con người. Ít ai nói ―Tơi đái”, “Tơi ỉa”, “Tơi
vệ sinh”, “Tơi cầu”, “Tơi tiểu‖ để trả lời khi được hỏi mà thường nói ―Tôi đi đái”,
“Tôi đi ỉa”, “Tôi đi vệ sinh”, “Tôi đi cầu”, “Tơi đi tiểu‖. Trong khi đó, cơng trình phụ
của người Anh thường nằm ngay sát gian ở chính, bước vài bước là tới, nên dù
có thể nhưng họ lại thường ít dùng từ go trước hành động đi vệ sinh, mà nói
ln ―I pee” (tơi đi tiểu/giải), “I poo”.(tơi đi đại tiện/ỉa)
Người Anh sống trong nền văn hóa du mục, chăn nuôi đồng cỏ với các đặc
trưng văn hóa dương tính, hướng ngoại, ln vận động, di chuyển nhiều (đối
lập với người Việt sống trong nền văn hóa gốc nơng nghiệp với đặc trưng văn hóa
âm tính, hướng nội, an cư lạc nghiệp, ngại di chuyển xa xôi) nên từ go với người
Anh còn có nét nghĩa biểu niệm [tiến về phía trước một cách nhanh, mạnh, dứt
khốt], [dùng nhiều sức]. Vì vậy, go trong tiếng Anh được chuyển nghĩa thành
"nhiệt tình, hăng hái" như ―full of go‖: "đầy sức sống, đầy nhiệt huyết".
Trong tiếng Việt khơng có sự chuyển nghĩa này.
Người Anh cũng dựa vào các nét nghĩa biểu niệm [chuyển động theo
từng bước, có sự tách bạch giữa các bước] của go để chuyển nghĩa thành các từ
―lần”, “hơi”, “cú”, “suất”, “khẩu phần”, “hớp‖. Ví dụ: ―at one go‖ "một lần, một
hơi, một cú", ―to succeed at the first go‖ "làm lần đầu đã thành công
ngay", “to blow out all the candles at one go‖ "thổi một hơi đã tắt hết nến", ―to
have another go‖ "lấy thêm một suất ăn nữa/uống thêm một hớp nữa".
Trong tiếng Việt, đi khơng có nghĩa này.
Với cuộc sống năng động, bận rộn liên tục của người Anh (do sớm phát triển
tư bản, cơng nghiệp hóa) nên go là để thực hiện một công việc, mục tiêu rõ
96
ràng, để đạt được một việc, một thành quả nào đó, khơng phải đi chung chung.
Vì vậy, go trong tiếng Anh còn chuyển nghĩa thành ―sự thành công”, “thắng
lợi”, “sự
97