Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 52 trang )
TĨM TẮT
Sự phát triển của thức ăn cơng nghiệp cho cá Giò, Rachycentron canadum, hiện
nay phụ thuộc vào sự hiểu biết nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng cho loài cá này. Nhu
cầu khẩu phần của cá Giò đối với acid linoleic (LOA, 18:2n-6) và acid linolenic (LNA,
18:3n-3) được xác định trong một thí nghiệm 2 yếu tố với những khẩu phần chứa các
tỷ lệ tăng dần của LOA (0,8 %; 1,5 %; 2,2 % của khẩu phần thức ăn) và LNA (0,6 %;
1,1 %; 1,6 %; 2,1 % của khẩu phần thức ăn). Khảo sát sự khác nhau về tăng trọng, tốc
độ lớn và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức. Khẩu phần thức ăn chứa tỷ
lệ LOA : LNA là 1,5 : 0,6 cho kết quả tăng trọng và tốc độ lớn cao hơn so với những
khẩu phần khác, đồng thời cá ăn khẩu phần này có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.
Tỷ lệ sống đạt trên 89 % và không khác biệt giữa các nghiệm thức. Những kết quả này
cho thấy rằng cá Giò cần được cung cấp một tỷ lệ LOA/LNA hợp lý để có thể đạt tăng
trọng tối ưu.
ABSTRACT
The development of more pellet feeds for cobia, Rachycentron canadum, need
to understand better on nutrient requirements of this species. The dietary specification
ratio for linoleic acid (LOA) and linolenic acid (LNA) of cobia was examined in a 2
factorial experiment, with diets containing incrementally increasing propotions of
LOA (0,8 %; 1,5 %; 2,2 % of diet) and LNA (0,6 %; 1,1 %; 1,6 %; 2,1 % of diet).
Differences in growth, specific growth rate and feed conversion ratio were observed
among the dietary treatments. The diet with the ratio 1,5 % : 0,6 % (LOA : LNA)
promoted greater growth and specific growth rate than the others. In addition, fishes
had lowest feed conversion ratio. Survival was over 89 % in all treatments and did not
vary significantly with treatment. These results show that cobia need a supplement
with reasonable ratio for optimum growth.
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 2
TÓM TẮT...................................................................................................................... 3
MỤC LỤC..................................................................................................................... 4
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ.........................................................................................6
DANH SÁCH CÁC BẢNG...........................................................................................6
Chương 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1.1. Đặt Vấn Đề.............................................................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................8
1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................10
2.1. Sơ lựợc về cá Giò.................................................................................................10
2.1.1. Vị trí phân loại...................................................................................................10
2.1.2. Phân bố..............................................................................................................10
2.1.3. Đặc điểm sinh học..............................................................................................11
2.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá...............................................................................12
2.2. Giới thiệu về thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản...............................13
2.3. Xu hướng làm thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản..................................14
2.4. Xây dựng công thức thức ăn.................................................................................15
2.5. Giới thiệu về lipid trong thức ăn thủy sản.............................................................16
2.5.1. Acid béo.............................................................................................................16
2.5.2. Các tính chất của acid béo.................................................................................16
2.5.3. Sinh tổng hợp acid béo của động vật thủy sản...................................................16
2.5.4. Nhu cầu acid béo thiết yếu.................................................................................18
2.6. Các nghiên cứu về nhu cầu lipid và avid béo thiết yếu.........................................20
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................23
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................23
4
3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................23
3.3. Vật liệu thí nghiệm...............................................................................................23
3.3.1. Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm..................................................................23
3.3.2. Nguyên liệu làm thức ăn....................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................24
3.4.1. Chuẩn bị cá giò thịt thí nghiệm..........................................................................24
3.4.2. Hệ thống thí nghiệm...........................................................................................24
3.4.3. Thiết kế thí nghiệm.............................................................................................24
3.4.4. Chuẩn bị thức ăn cho cá thịt..............................................................................25
3.4.5. Cho ăn và thu thức ăn dư...................................................................................26
3.4.6. Thu thập số liệu..................................................................................................26
3.4.7. Phân tích thống kê..............................................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................28
І. Kết quả nghiên cứu...................................................................................................28
4.1. Chất lượng nước thí nghiệm..................................................................................28
4.2. Kết quả về tăng trọng và tốc độ tăng trọng...........................................................29
4.3. Kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống...............................................31
4.3.1. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR).......................................................................32
4.3.2. Tỷ lệ sống...........................................................................................................32
II. Thảo luận................................................................................................................32
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN....................................................35
5.1. Kết luận................................................................................................................35
5.2. Đề xuất ý kiến.......................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM THẢO............................................................................................36
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 39
DANH SÁCH CÁC BẢNG
5
Bảng 4.1 Tăng trọng trung bình và tốc độ tăng trưởng của cá Giò thịt ở các mức acid
linoleic / acid linolenic (LOA / LNA) khác nhau trong khẩu phần ăn thí nghiệm........29
Bảng 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống của cá Giò thịt cho ăn thức ăn chứa
các mức acid linoleic / acid linolenic (LOA / LNA) khác nhau trong khẩu phần ăn thí
nghiệm......................................................................................................................... 30
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ và độ mặn được đo trong bể composite trong 59
ngày tiến hành thí nghiệm............................................................................................ 26
Đồ thị 4.2 Biến động của DO và pH được đo trong bể composite trong 59 ngày tiến
hành thí nghiệm........................................................................................................... 27
6
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Cá Giò (Rachycentron canadum) lồi duy nhất trong họ Rachycentridae (bộ
Perciformes) là lồi ăn nổi, có tập tính di cư. Sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven
biển, rạn san hơ cho đến vùng biển khơi. Cá Giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật,
thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Cá phân bố rộng ở vùng biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới trên tồn thế giới. Đối với nghề ni, cá Giò là đối tượng
tương đối mới, nó có nhiều ưu điểm để phát triển thành đối tượng nuôi công nghiệp có
giá trị cao. Cá Giò có sức tăng trưởng nhanh, có khả năng chống chịu được điều kiện
sóng gió tốt, là đối tượng tiềm năng cho phát triển nuôi lồng xa bờ và những vùng biển mở.
Việt Nam được xem là nước đứng thứ ba về phát triển nuôi và sản xuất giống cá
Giò. Nghề ni cá Giò đã phát triển tương đối mạnh và nhanh trong khoảng bốn năm
trở lại đây ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh (khu vực phía Bắc); Vũng Tàu, Kiên
Giang (khu vực phía nam). Tuy nhiên, việc ni cá Giò hiện nay đang gặp phải những
khó khăn do thức ăn dùng để ni cá Giò chủ yếu là cá tạp. Cá tạp có những hạn chế
như bảo quản khó, giá tăng và gây ô nhiễm môi trường nuôi. Trong khi thức ăn công
nghiệp ngoại nhập cho kết quả tốt nhưng giá thành ương ni cao, việc mua và vận
chuyển chưa thuận lợi. Vì thế việc nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp để ni cá
Giò thâm canh là một giải pháp thiết yếu. Song song qua đó, sự phát triển của thức ăn
mang tính “hiệu quả - kinh tế” còn phụ thuộc vào sự hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng
của loài cá này.
Tầm quan trọng của nguồn lipid khẩu phần ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát
triển của cá Giò đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu (Chou và ctv, 2001; Faulk
và ctv, 2003; Turner và ctv, 2005; Wang và ctv, 2005). Cũng như nhiều loài cá biển
khác, cá Giò có một khả năng giới hạn để tổng hợp những acid béo chưa bão hòa cao
phân tử (PUFA – Polyunsaturated fatty acid) - 18:4n-3, 20:4n-6, 20:5n-3, 22:4n-6,
22:5n-3, 22:6n-3 ) vì thế cần được cung cấp các acid béo này trong khẩu phần (Owen
và ctv, 1975). Nhu cầu về các acid béo thiết yếu PUFA (Polyunsaturated fatty acid) của
cá Giò đã được thí nghiệm bởi Turner và Rooker (2005) cho thấy sự cần thiết khi sử
dụng một hàm lượng PUFA thích hợp cho lồi cá này. Một số tác giả khác báo cáo
rằng cùng với acid linoleic (LOA, 18:2n-6), acid linolenic (LNA, 18:3n-3), một vài
HUFA điển hình như acid eicosapentaenoic (EPA, 20:5n-3) và acid docosahexaenoic
7
(DHA, 22:6n-3) có những tính chất thúc đẩy tăng trưởng đặc biệt đối với cá (Chou và
ctv, 2001; Sargent và ctv, 1989).
Một bước quan trọng đầu tiên khi cần tối ưu hóa nhu cầu acid béo thiết yếu là xác
định nhu cầu khẩu phần của LOA và LNA. Cá có khả năng kéo dài chuỗi những acid
béo chưa bão hồ 18 carbon, do đó 2 acid linoleic và linolenic cũng là tiền chất của
những acid béo chưa bão hoà cao phân tử (HUFA), trong khi HUFA là những acid béo
không thể thiếu đặc biệt đối với cá biển (Owen và ctv, 1975). Ngược lại, HUFA có thể
được bão hòa và bẻ nhánh bởi tiến trình β oxy hóa để tạo ra LOA và LNA, mặc dù sự
chuyển đổi này ít xảy ra (Sargent và ctv, 1993; Smith và ctv, 1983). Vì thế, việc nghiên
cứu về nhu cầu 2 loại acid béo LOA và LNA không chỉ hữu ích trong việc xác định
đầy đủ các nhu cầu acid béo thiết yếu, mà có lẽ còn giúp giảm thiểu nhu cầu về HUFA.
Mặc dù đã có một vài nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọng của các acid béo nói
chung , n6/n3 PUFA nói riêng đối với sự tăng trưởng và chất lượng thịt cá Giò, nhưng
các nghiên cứu này giới hạn ở việc chỉ nhận thấy nhu cầu cần phải bổ sung acid béo
trong khẩu phần chứ không xác định tỷ lệ là bao nhiêu. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi báo cáo về nhu cầu số lượng của 2 acid béo LOA và LNA trong khẩu phần cho cá
Giò ở giai đoạn thương phẩm, nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp nhà nước
KC06.15/06-10, đang được Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 chủ trì thực hiện
: “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates
calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ kết hợp tối ưu LOA và LNA trong thức ăn để cá Giò thịt đạt tăng
trọng, tốc độ lớn, tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm với các tỷ lệ khác nhau của acid linoleic và acid linolenic trong
thức ăn cá giò thương phẩm nhằm tìm ra tỷ lệ kết hợp tối ưu để giúp cá đạt tăng trọng
và tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
8
2.1. Sơ lựợc về cá Giò
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Vertebrata.
Lớp: Osteichtytes.
Bộ: Perciformes.
Họ: Rachycentridae.
Giống: Rachycentron.
Hình 2.1. Cá Giò (Rachycentron canadum)
Lồi:Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)
Đây là loài cá duy nhất trong họ Rachycentridae (Shaffer và ctv, 1989).
Cá Giò có rất nhiều tên. Tên tiếng Việt là cá Giò, cá bớp biển. Tên tiếng Anh phổ
biến của cá Giò là Cobia, Ling, Lemonfish, Crab-eater (U.S.A), Black kingfish
(Australia, India, Pakistan), Runner (East-Africa), Sugi (Japan) (Shaffer và ctv, 1989).
Ngồi ra nó còn có những tên khác như Jaman (Malaysia), Cobie (Tây Ban Nha),
Peixe-sargento (Bồ Đào Nha), Mafou (Pháp), Okakala (Phần Lan), Rachika (Ba Lan).
2.1.2. Phân bố
Cá Giò là loài di cư, phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước
ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá Giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven
biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.
Chúng sống chủ yếu ở vùng nước ấm nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng biển
có nhiệt độ ấm như: Novascotia (Canada), biển Caribe, Nam Argentina, Nam vịnh
Chesapeake (Mỹ), vịnh Mexico, phía Nam Florida, ở phía đơng Ấn Độ Dương. Cá Giò
phân bố từ Maroc đến Nam Phi và Ấn Độ.
Ở phía tây Thái Bình Dương, cá Giò phân bố từ Đông Phi và Nhật Bản đến
Australia. Không thấy cá Giò xuất hiện ở đơng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
(Shaffer và ctv, 1989) nhưng ở biển Đỏ và kênh đào Suez có sự phân bố tự nhiên.
(Goloni và Ben-Tuvina, 1986). Tây Bắc Đại Tây Dương thấy xuất hiện ở thềm lục địa
Scottian- Canada (trích Shaffer và ctv, 1989).
Hầu hết trứng và ấu trùng cá Giò được tìm thấy ở vùng nước xa bờ. Đến giai
đoạn trưởng thành chúng chuyển vào vùng biển gần bờ, vùng cửa sông, vịnh…Ở giai
đoạn trưởng thành, chúng sống ven bờ và thềm lục địa. Là loài cá nổi nhưng chúng
9