Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 52 trang )
Việc cung cấp thức ăn công nghiệp và hệ thống ao ni có hai mục đích chính:
một là giúp cho tôm cá sử dụng trực tiếp nguồn thức ăn được cung cấp, hai là nhằm
phát triển nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi để tôm cá sử dụng gián tiếp nguồn
thức ăn này.
Trong hệ thống nuôi quảng canh và bán thâm canh, việc sử dụng nguồn thức ăn
tự nhiên có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng của vật nuôi. Điều này tương phản rõ
nét đối với hệ thống nuôi thâm canh, nơi mà thức ăn tự nhiên chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Sự phát triển của vật ni phần lớn dựa vào thức ăn có nguồn gốc cơng nghiệp được
cung cấp vào. Do đó, tùy vào mơ hình ni nên lựa chọn nguồn thức ăn sao cho phù
hợp với sự phát triển của vật nuôi (Tacon, 1990a).
Quảng canh
Vật nuôi bằng
thức ăn tự nhiên
Bán thâm canh
Mật độ nuôi
Vật ni bằng thức ăn
cơng nghiệp
Thâm canh
Hình 2.2 Vai trò của dinh dưỡng trong thức ăn tự nhiên hay thức ăn công nghiệp với
các hệ thống ao nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh (Tacon, 1990a).
2.3. Xu hướng làm thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản
Trong vài thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản là nghành cung cấp thực phẩm đạt tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11,6 % /năm từ
năm 1984, so với 3,5 % của nghành chăn nuôi và 1.8% đối với nghành đánh bắt thủy
sản đạt được từ năm 1984 đến 1999. Tổng sản lượng nghành nuôi trồng thủy sản thế
giới 1996 đạt 34,1 triệu tấn và đạt doanh thu 46,5 tỉ USD. Hơn thế nữa sản lượng nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản của thế giới tăng gấp đôi từ 11,4 % lên 26,3 % tổng sản
lượng năm 1996 (FAO, 1996).
Ngày nay, nghành nuôi trồng thủy sản cung cấp 33 % tổng nhu cầu thực phẩm
trên thế giới, để theo kịp với nhu cầu tiêu thụ hải sản bình quân hiện nay là 16kg/
13
người trong 1 năm, thì đòi hỏi nghành thủy sản trên thế giới phải mở rộng sản xuất
nuôi trồng 50 triệu tấn vào năm 2050 (Tacon, 1990a). Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh
chóng của nghành ni trồng thủy sản thế giới đang đặt ra áp lực cho nghành sản xuất
thức ăn thủy sản cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.
Theo Tacon (1998) thì xu hướng chung của ngành cơng nghiệp thức ăn cho cá
Giò hiện nay là: Thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống (bột cá, dầu cá) bằng nguồn
nguyên liệu rẻ tiền (bột đậu nành, bột gia súc, gia cầm). Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn
hằng ngày này khơng có bột cá và dầu cá. Vì vậy, chúng nên được cân bằng các acid
amin thiết yếu và các acid béo (Watababe và ctv, 1983) nhằm giảm chi phí thức ăn,
đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi trồng thủy sản.
Giảm ô nhiễm môi trường: Quản lý chế độ cho ăn hợp lý, sử dụng thức ăn chất
lượng cao, dễ tiêu hóa và ổn định có thể làm giảm lượng chất thải rắn, nitơ
(Cho và Bureau, 2001) và phosphorus (Watababe và ctv, 1983).
Thiết lập sự cân bằng: Thức ăn phải phù hợp với lồi, hệ thống ni trồng. Ví dụ,
hệ thống nuôi trồng quảng canh và bán thâm canh với mật độ thấp, thức ăn tự nhiên là
nguồn cung cấp chủ yếu. Ngồi ra, mỗi lồi ni cần xác định được nhu cầu các chất
dinh dưỡng cần thiết để tránh lãng phí và gây ơ nhiễm hệ thống ao ni.
2.4. Xây dựng cơng thức thức ăn
Mục tiêu chính của việc xây dựng một công thức thức ăn là đáp ứng đựơc nhu
cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và sức khỏe của động vật thủy
sinh mà vẫn đảm bảo được chi phí mà chúng ta có thể chấp nhận được. Việc thiết lập
nên một công thức phải phù hợp với khẩu vị của vật nuôi và không chứa chất kháng
dinh dưỡng vượt quá mức cho phép. Một công thức thức ăn phải tương đối ổn định
trong nước và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước, điều này có ý nghĩa vơ
cùng to lớn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản (National Research Council, 1993).
Trong một công thức thức ăn, các thành phần dinh dưỡng phải được sử dụng phù
hợp với nhu cầu sinh lý và đảm bảo mức tăng trưởng tối đa (Moran, 1988). Thức ăn
công nghiệp thường bao gồm các thành phần sau: protein, lipid, năng lượng, vitamin,
chất khoáng, và các thành phần khác (Houser và Akiyama, 1992).
2.5. Giới thiệu về lipid trong thức ăn thủy sản
Lipid là một hợp chất hữu cơ, có chức năng và thành phần hóa học khác nhau,
được ly trích từ động và thực vật nhờ các dung môi hữu cơ như: ether hay acetone.
14
Người ta phân biệt lipid với các chất khác dựa vào đặc tính hòa tan. Lipid bao gồm
nhiều nhóm hóa học và chưa có sự thống nhất trong việc phân loại các lipid. Theo
MacDonald và ctv (1988), lipid được xếp thành hai nhóm khác nhau, dựa vào đặc tính
chứa và khơng chứa glycerol. Trong nhóm lipid chứa glycerol, lipid được xếp thành
nhóm đơn giản và nhóm phức tạp. Lipid đơn giản là ester của các acid béo với
glycerol, trong khi lipid phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác như: phospholipid,
glycolipid…
2.5.1. Acid béo
Acid béo là thành phần chính trong lipid, chứa cacboxyl và đầu methyl. Mỗi
acid béo được đặc trưng bởi chiều dài chuỗi cacbon, số nối đơi và vị trí nối đơi trên
chuỗi cacbon. Các acid béo tự nhiên thường hiện diện dưới dạng ester trong các lipid.
2.5.2. Các tính chất của acid béo
Những chuỗi acid béo ngắn có điểm nóng chảy cao hơn, nên ảnh hưởng đến
tính bền vững của lipid. Trong khi những acid béo dài có điểm nóng chảy thấp hơn, tạo
nên dầu mỡ đặc ở nhiệt độ thông thường. Những acid béo bão hòa có chuỗi cacbon nối
nhau chỉ bằng nối đơn. Acid béo khơng no có một hay nhiều nối đơi trên chuỗi cacbon.
Nối đơi có tác dụng hạ thấp điểm nóng chảy của acid béo. Do đó, những acid béo
khơng no ở thể lỏng tại nhiệt độ bình thường. Số nối đôi được xác định bằng chỉ số
iod. Càng khơng bão hòa chỉ số iod càng tăng.
Các acid béo thường được gọi tên bằng nhiều cách khác nhau : tên hóa học, tên
thơng thường và tên gọi omega hay tên thu gọn. Ví dụ dodecanoic acid là tên hóa học,
tên thong thường là lauric acid và tên gọi omega là 12:0.
2.5.3. Sinh tổng hợp acid béo của động vật thủy sản
Động vật thủy sản có khả năng sinh tổng hợp palmitic acid từ nguồn acetate
(nguồn acetate chủ yếu từ glucose). Tiếp theo đó, chúng có thể tổng hợp các acid béo
khác bằng cách kéo dài hay thu ngắn chuỗi cacbon., để tạo ra các acid béo no như :
myristic hay stearic acid. Ngồi ra, chúng cũng có khả năng gắn them các nối đôi vào
các palmitic acid, stearic và myristic acid ở các vị trí n-5, n-7 và n-9, để tạo nên các
acid béo monoenoic acid (có một nối đơi). Người ta ghi nhận những lồi thủy sản có
hệ thống enzyme delta-9-desaturase giúp chúng có thể sinh tổng hợp các acid béo họ
n-5, n-7 và n-9 từ glucose hay từ các thành phần khác của thức ăn, thông qua biến
dưỡng trung gian. Sinh tổng hợp các acid béo được trình bày theo sơ đồ sau :
15
18:1n-9
20:1n-9
18:2n-9
18:2n-6
20:2n-6
20:2n-9
20:3n-9
18:3n-6
20:3n-6
22:3n-6
20:4n-6
22:4n-6
22:5n-6
18:3n-3
20:3n-3
18:4n-3
20:4n-3
22:4n-3
20:5n-3
22:5n-3
22:6n-3
Hinh 2.3 : Sơ đồ sinh tổng hợp các acid béo trên cá và động vật thủy sản (Castell, 1979)
Như vậy, acid béo họ n5, n7, n9 có thể được các lồi thủy sản sinh tổng hợp từ
tiền chất có trong thức ăn hay từ các sản phẩm trung gian trong quá trình biến dưỡng.
Ngược lại, một số acid béo khơng bão hòa, khơng thể sinh tổng hợp, nếu như tiền chất
khơng có trong thức ăn. Ở cá Hồi (Oncorhynchus tshawytscha), nếu tiền chất khơng có
trong thức ăn, màu sắc cá sẽ thay đổi và cá chậm lớn. Các thử nghiệm chứng tỏ
linoleic acid (18:2n-6) và linolenic acid (18:3n-3) rất quan trọng đối với cá và là tiền
chất cho sự tổng hợp các acid béo khác, thuộc họ n3 và n6. Đó là acid béo thiết yếu
phải được cung cấp từ thức ăn.
Hình 2.3 cho thấy : từ hai tiền chất 18:2n-6 và 18:3n-3, động vật thủy sản có thể
sinh tổng hợp một loạt các acid béo họ n3 và n6 bằng cách : kéo dài thêm hai đơn vị
cacbon hay tăng số nối đơi lên nhịp CH=CH-CH 2-CH=CH về phía đầu methyl. Như
vậy, nhu cầu về hai acid béo thiết yếu linoleic acid và linolenic ở động vật thủy sản là
rất cần thiết. Chúng phải lấy hai loại acid béo kể trên từ thức ăn. Những linoleic acid
và linolenic acid được gọi tên là PUFA (polyunsaturated fatty acid). Những acid béo
trong hai họ trên có chuỗi cacbon dài trên 20 như : 20:3n-3, 22:4n-3, 20:2n-6, 22:3n-6
được gọi tên là HUFA (highly unsaturated fatty acid). Những HUFA và PUFA hiện
diện rất phổ biến và phong phú trong chuỗi thức ăn thủy sinh. Do đó, trong dinh dưỡng
thủy sản, hai họ acid béo n3 và n6 đặc biệt được chú ý, vì chúng chỉ có thể kéo dài
chuỗi cacbon hay tăng nối đơi từ hai tiền chất 18:2n-6 và 18:3n-3. Nhiều thí nghiệm
cho thấy : vai trò của các acid béo thiết yếu rất quan trọng trong biến dưỡng. Nếu thiếu
16
các acid béo thiết yếu sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thấp.
Ngoài ra, acid béo thiết yếu còn ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của ấu trùng các
lồi thủy sản trong ương ni.
Khả năng tăng nối đôi và kéo dài chuỗi cacbon không giống nhau giữa các loài
thủy sản. Đặc biệt là khả năng chuyển đổi C18 sang các acid béo HUFA. Khả năng
này rất cao ở các loài cá nước ngọt và rất hạn chế đối với cá biển. Nguyên nhân là do
cá biển thiếu enzyme chuyển đổi, hay lượng enzyme thấp so với cá nước ngọt
(Guillaume và ctv, 1999).
Bảng 2.1 : Khả năng chuyển đổi sinh học của 18:3n-3 (Kanazawa và ctv, 1977)
Giống loài
Oncorhynchus mykiss
Khả năng chuyển đổi tương đối
100
Plecoglosuss altivetis
36
Anguilla anguilla
20
Chrysophrys major
15
Fugus sp.
13
Sebsstes sp.
7
Bảng 2.1 cho thấy cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) có khả năng chuyển đổi
18:3n-3 sang các acid béo HUFA cao nhất, vì cá sống chủ yếu ở nước ngọt. Còn các
lồi cá nước lợ hay cá biển như cá Chình (Anguilla anguilla), cá Vền biển
(Chrysophrys major) khả năng chuyển đổi thấp hơn, chỉ tương đương 20 % và 15 %
của cá Hồi. Do cá biển có khả năng sinh tổng hợp các HUFA một cách hạn chế, việc
sử dụng các nguồn chất béo như dầu cá biển, là yêu cầu bắt buộc đối với thức ăn.
2.5.4. Nhu cầu acid béo thiết yếu
Các acid béo thiết yếu rất cần thiết cho động vật thủy sản. Đây là những acid cơ thể
sinh vật không tổng hợp được và phải lầy từ thức ăn. Vai trò của các acid béo thiết yếu gồm:
Thành phần cấu tạo chính của phospholipid cấu tạo nên màng tế bào và chất
chuyển vận lipoprotein, giúp sự hấp thụ lipid. Sự thiếu hụt acid béo thiết yếu trong
khẩu phần thức ăn không những gây ảnh hưởng tức thời đến sự sản sinh các mơ
mà còn ảnh hưởng đến việc tái cấu trúc của cơ thể. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến triglyceride và sau đó đến cấu trúc các phospholipid.
Acid béo thiết yếu có vai trò như chất nền cho việc sinh tổng hợp các hormone
như prostaglandin và các hợp chất như: leukotrien và tromboxane. Các hợp chất
17
tác động lên hệ thần kinh, mạch máu, tiêu hóa và cơ quan sinh sản. Quan trọng
nhất là ảnh hưởng đến q trình sinh sản (kích thích rụng trứng) và điều hòa áp
suất thẩm thấu ở mang.
Việc xác định nhu cầu acid béo thiết yếu rất khó và thường đạt mức chính xác
khơng cao. Trước hết, tiêu chuẩn tăng trưởng không nhạy với sự thay đổi các thành
phần acid trong thức ăn. Kế đến, có sự hỗ tương giữa các acid béo. Nếu xác định nhu
cầu một loại acid béo riêng lẻ sẽ cho kết quả khác với nhu cầu của acid béo đó khi
cùng hiện diện với các acid béo khác. Ngoài ra, do khả năng chuyển đổi giữa các acid
béo trong cơ thể, việc xác định nhu cầu acid béo thiết yếu là tương đối. Bảng 2.2 trình
bày nhu cầu acid béo thiết yếu của một số loài cá. Nhu cầu trong khoảng 0,5-1,0 %
lượng thức ăn.
Bảng 2.2 : Nhu cầu acid béo thiết yếu của một số loài cá (tổng hợp theo
Glencross và Smith, 2001; Guillaume, 1999)
Giống loài
Cá Hồi vân (O. mykiss)
Cá Hồi Chum (O. keta)
Cá Chép (C. carpio)
Cá Chình (A. anguilla)
Rơ phi (O. niloticus)
Cá da trơn (I. punctatuc)
Acid béo thiết yếu
18:3n-3
18:2n-6 hay 20:4n-6
18:2n-6 và 18:3n-3
18:2n-6 và 18:3n-3
18:2n-6
18:2n-6 hay
Nhu cầu % thức ăn
0,8 – 1,7
1
1,0 và 1,0
1,0 và 1,0
0,5
1,0 – 2,0
Cá Vền (Chysophrys major)
Cá Bơn (S. maximus)
PUFA n3
20:5n-3 hay 22:6n-3
HUFA n3
0,5 – 0,7
0,5
0,8
Qua bảng 2.2 ta thấy rằng động vật thủy sản cần cả hai loại acid béo không no
linoleic và linolenic ở các mức độ khác nhau. Cá biển cần nhu cầu linolenic acid cao
hơn cá nước ngọt, và cá ở xứ lạnh có nhu cầu cao linolenic acid. Những acid béo chưa
bão hòa của họ linolenic acid, đặc biệt 22:6n-3 là tối cần thiết, có tác dụng ngăn cản
những triệu chứng tạo ra do thiếu acid béo thiết yếu, giúp cá tăng trọng nhanh, sử dụng
thức ăn hiệu quả hơn và đảm bảo chức năng sinh sản tốt.
Để cân đối nhu cầu acid béo thiết yếu khi thiết lập công thức thức ăn, nhà sản
xuất phải biết nhu cầu acid béo họ n3 hay n6 và khả năng sinh tổng hợp của acid béo
này. Cá biển và tơm có nhu cầu cao n3 HUFA, đặc biệt là EPA và DHA. Dầu cá biển
và dầu nhuyễn thể có tỷ lệ cao 2 acid béo này, lần lượt là 10 % và 12 % EPA và DHA.
Bột cá thường chứa 8-10 % chất béo, cũng là một nguồn cung cấp quan trọng EPA và
18