Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 52 trang )
DHA. Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu bắp chứa tỷ lệ cao n6 PUFA và n6 HUFA
mà các lồi cá nước ngọt nhiệt đới có nhu cầu thiết yếu. Việc phối hợp dầu cá và dầu
đậu nành trong thức ăn để cân đối nhu cầu acid béo thiết yếu là yêu cầu mà người thiết
lập công thức thức ăn phải đáp ứng.
Theo Owen (1975), một phần nhỏ của acid eicosapentaenoic (EPA) trong cơ thể
cá được tổng hợp từ acid linolenic (LNA), còn acid arachidonic (AA) là một chuyển
hóa chất của acid linoleic (LOA). Vì vậy, việc cung cấp LOA và LNA vào khẩu phần
thức ăn là cần thiết để góp phần vào sự tăng trưởng và sức khỏe của tơm cá.
Tuy nhiên, trong q trình biến dưỡng, cả LOA và LNA đều sử dụng chung một
số enzyme, vitamin (B3, B6, C, E) và các chất khoáng (Mg, Zn). Nếu LOA quá nhiều,
nó sẽ chiếm lấy hết các enzyme và vitamin khiến LNA khơng thể hoạt động một cách
hồn hảo được. Trong trường hợp chỉ sử dụng LNA có thể dẫn đến sự thiếu hụt acid
arachidonic (20:4n-6, AA) hoặc acid docosapentaenoic (22:5n-6, DPA). Vì thế, việc
kết hợp hai acid béo này trong khẩu phần sẽ cho hiệu quả tích cực hơn so với việc sử
dụng riêng lẻ (Crawford, 2009). Tỷ lệ kết hợp giữa LNA và LOA cũng là vấn đề rất
quan trọng. Theo khuyến cáo của WHO/FAO (1978) thì tỷ lệ n6/n3 khơng được vượt
q 5 : 1. Tất nhiên tùy theo mỗi loài cá mà tỷ lệ n6/n3 sẽ thay đổi, một tỷ lệ kết hợp
tối ưu sẽ cho hiệu quả tối ưu.
2.6. Các nghiên cứu về nhu cầu lipid và acid béo thiết yếu
Một nghiên cứu của Craig và ctv (2006) đánh giá tăng trọng của cá Giò khi cho
ăn với thức ăn gồm hai mức protein (40 và 50%) và ba mức lipid (6, 12 và 18%) cung
cấp 344, 360 và 396 kcal/100g thức ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn có 50 %
protein thô và 12 % lipid cho tăng trưởng cao nhất, mặc dù ảnh hưởng của yếu tố
protein đơn lẻ thì khơng có ý nghĩa.
Ji-Teng Wang và ctv (2005) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng của lipid
cho sự phát triển của cá Giò giống (7,7 gram/con). Khẩu phần ăn được phối trộn với ba
mức lipid (5 %, 15 % và 25 %) và một mức protein thô 47 %. Sau sáu tuần tiến hành
thí nghiệm ghi nhận ở hai mức lipid 5 % và 15 % cá phát triển tốt hơn 25 % lipid.
Khẩu phần thức ăn chứa 15 % lipid thì cá tăng tưởng cao nhất (tương ứng với mức
protein 47 %).
Turner và Rooker (2005) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của acid béo đến
các mơ cơ của ấu trùng cá Giò và cá Giò giống. Các dữ liệu thí nghiệm sau khi so sánh
19
với các nghiên cứu khác cho thấy PUFA trong khẩu phần được chuyển hóa một cách
hiệu quả nhanh chóng với ấu trùng cá Giò và cá Giò giống. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ giới hạn với cá Giò giống và khơng thí nghiệm trên cá trưởng thành, vì thế mối liên
quan giữa tỷ lệ của hợp phần PUFA trong khẩu phần và tỷ lệ tăng trưởng cần phải
được xác định trước đó. Tỷ lệ tăng trưởng của ấu trùng cá Giò trong thí nghiệm vào
khoảng 1,23 mm/ ngày từ ngày thứ 49 đến 64, trong khi tỷ lệ tăng trưởng của cá Giò
trưởng thành (2-3 năm tuổi) được dự đốn vào khoảng 0,35-0,50 mm/ngày.
Xiao-ying Tan và cộng sự (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ acid
linoleic/acid linolenic đến tăng trưởng và cơ chế biến dưỡng ở cá da trơn Trung Quốc
(Pelteobagrus fulvidraco). Kết quả tăng trọng tốt nhất với cá được cho ăn các khẩu
phần chứa tỷ lệ LNA/LOA là 1,17 và 2,12 (P<0,05), đồng thời tỷ lệ chuyển đổi thức ăn
cũng thấp nhất ở hai khẩu phần này. Kết quả còn cho thấy tỷ lệ LNA/LOA có tác động
đến một vài enzyme liên quan đến cơ chế biến dưỡng ở gan như : lipoprotein lipase,
hepatic lipase, lactate dehydrogenase, do đó tỷ lệ LNA/LOA cũng có ảnh hưởng đến
cơ chế biến dưỡng trong gan.
Justi và ctv (2003) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của acid béo thiết yếu đến tăng
trưởng của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) với thí nghiệm kéo dài 30 ngày. Cá
được cho ăn năm khẩu phần thức ăn có chứa năm loại acid béo là : palmitic (C16:0),
stearic (C18:0), oleic (C18:1n-9), linoleic (C18-2n-6) và α-linolenic (C18:3n-3). Sau
thí nghiệm nhận thấy cá tăng trọng tốt nhất ở nghiệm thức thứ 5 cùng với sự vượt trội
của acid α-linolenic, từ đó tác giả đã chỉ ra lợi ích của việc dùng dầu lanh (flaxseed oil)
trong thức ăn viên vì có tác dụng hiệu quả đến cấu hình acid béo.
Williams và Barlows (1999) đã nghiên cứu về tỷ lệ acid béo LNA/LOA đối với
cá Chẽm và ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến nhu cầu acid béo. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng tỷ lệ LNA/LOA tối ưu với cá Chẽm là 1,5-1,8 : 1, đồng thời nhu cầu
acid béo có xu hướng tăng khi nhiệt độ cao hơn.
Nhìn chung, đối với những nghiên cứu kể trên, một số đã thử nghiệm và tìm ra tỷ
lệ acid béo LOA/LNA nhưng trên những đối tượng nuôi khác chứ khơng phải trên cá
Giò. Với các nghiên cứu trên đối tượng cá Giò đề cập đến vấn đề nhu cầu hay ảnh
hưởng của acid béo đều nhận thấy tầm quan trọng của các acid béo nói chung, n6/n3
PUFA nói riêng đối với sự tăng trưởng và chất lượng thịt của cá. Thế nhưng các nghiên
cứu này giới hạn ở chỗ chỉ nhận thấy được nhu cầu cần phải bổ sung acid béo trong
20
khẩu phần thức ăn cho cá Giò chứ khơng xác định tỷ lệ thích hợp là bao nhiêu. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện việc xác định tỷ lệ tối ưu của acid linoleic (LOA)
và acid linolenic (LNA) với cá Giò ở giai đoạn thương phẩm. Vấn đề này được thảo
luận trong mối liên quan đến dinh dưỡng và cơ chế biến dưỡng của cá Giò.
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến 17 tháng 12 năm
2009 ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu - Phân Viện nghiên cứu thủy sản Minh
Hải - Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
Địa chỉ: 18/7 Cao Văn Lầu, Phường Nhà Mát, Tx Bạc Liêu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cá Giò được ni trong giai đến khi đạt kích cỡ trung bình mỗi con trên 200g
thì tiến hành tuyển chọn bắt lên dùng cho thí nghiệm. Cá được chọn là những con có
kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, khơng dị tật, màu sắc đẹp.
21
216 cá được nuôi trong 36 bể thí nghiệm (6 con cá mỗi bể x 3 lần lặp cho mỗi
nghiệm thức x 12 nghiệm thức)
3.3. Vật liệu thí nghiệm
3.3.1. Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm
36 bể composite 1500m3.
Máy bơm nước (EABRA - Italy).
Ống nhựa PVC, van khóa nước các loại (Bình Minh - Tp HCM).
Máy sục khí (HAILEA - Trung Quốc).
Đá bọt và ống khí (Omega - Đài loan).
Máy ép đùn (máy xay thịt).
Tủ sấy.
36 vợt có mắt lưới 70 micro.
Máy đo Oxy, nhiệt độ (Hanna - Romania).
Máy đo pH (Hanna - Romania).
Cân đồng hồ (Cty Nhơn Hòa - Tp.HCM)
3.3.2. Nguyên liệu làm thức ăn
Bột cá Cà Mau, bột huyết, bột bắp, bột tôm, bột đậu nành trích ly Ấn Độ, chất
kết dính (wheat gluten), vitamin, enzyme, chất chống mốc (fungistop), DL- Methionin,
Lysine, mỡ bò, mỡ heo, dầu hạt hướng dương và dầu lanh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Ch̉n bị cá giò thịt thí nghiệm
Cá Giò có trọng lượng lớn hơn 200 g được đem đi ni thí nghiệm, tổng số 216
con, chọn ra các con có kích cỡ đồng đều cho vào các bể. Tổng cộng có 36 bể thí
nghiệm, mỗi bể chứa 6 con cá giò thịt. Cá được tắm bằng cách dùng formol 150-200
ppm trong 30 phút trước khi cho cá vào mỗi bể. Cuối thí nghiệm, cá ở mỗi bể được
cân và đếm số lượng.
3.4.2. Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được đặt ngồi trời gồm 36 bể composite có dung tích
1500 lít/bể. Các bể được bố trí thành 3 dãy, mỗi dãy có 12 bể composite và được gắn
bảng chứa số thứ tự của công thức thức ăn lên trên từng bể. Nước biển được bơm liên
tục để cấp vào hệ thống bể composite thí nghiệm từ hệ thống ao lắng ở Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu, với lưu tốc nước là 0,2 m 3/giờ. Nước biển ở ao lắng trước
khi cấp được tẩy trùng bằng hóa chất TCCA 90% với liều 1ppm và để sau 5 ngày thì
bắt đầu cấp.
22
Hệ thống thí nghiệm được cấp và thốt nước liên tục (mỗi bể composite có van
cấp và van thốt nước) để tạo môi trường trong sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tăng trưởng và phát triển bình thường của cá.
3.4.3. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố :
Nhân tố 1 là 3 mức acid linoleic khác nhau : 0,8 %, 1,5 % và 2,2 %
Nhân tố 2 là 4 mức acid linolenic khác nhau : 0,6 %, 1,1 %, 1,6 % và 2,1 %
Thí nghiệm sẽ có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp có 6 con cá. Các nghiệm thức được
bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên – RCB (Randomized Complete Block
Design).
Mơ tả cơng thức thí nghiệm :
STT
Tên NT
Mơ tả
Số lần lặp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
LGT 1
LGT 2
LGT 3
LGT 4
LGT 5
LGT 6
LGT 7
LGT 8
LGT 9
LGT 10
LGT 11
LGT 12
0,8 % LOA : 0,6 % LNA
0,8 % LOA : 1,1 % LNA
0,8 % LOA : 1,6 % LNA
0,8 % LOA : 2,1 % LNA
1,5 % LOA : 0,6 % LNA
1,5 % LOA : 1,1 % LNA
1,5 % LOA : 1,6 % LNA
1,5 % LOA : 2,1 % LNA
2,2 % LOA : 0,6 % LNA
2,2 % LOA : 1,1 % LNA
2,2 % LOA : 1,6 % LNA
2,2 % LOA : 2,1 % LNA
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3.4.4. Chuẩn bị thức ăn cho cá
Phân tích thành phần sinh hóa của các ngun liệu làm thức ăn về: độ ẩm,
protein, lipid, tro, can xi, phốt pho, chất xơ (tại Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu
23
Hoạch, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, Quận 1, Tp HCM), acid béo thiết
yếu (tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm, Quận 1, Tp HCM).
Thức ăn được phối trộn từ các thành phần chính gồm: bột cá Cà Mau, bột
huyết, bột bắp, bột tôm, bột đậu nành trích ly Ấn Độ, chất kết dính (wheat gluten),
vitamin, enzyme, chất chống mốc (fungistop), DL- Methionin, Lysine.
Bốn nguyên liệu giàu lipid gồm mỡ bò, mỡ heo, dầu hướng dương và dầu lanh
được dùng để thiết lập các tỷ lệ khác nhau của acid linoleic và acid linolenic.
12 công thức thức ăn sẽ được dùng để thí nghiệm bao gồm 3 mức acid linoleic
(0,8; 1,5 và 2,2 %) cùng với 4 mức acid linolenic (0,6; 1,1; 1,6 và 2,1 %).
Tất cả các cơng thức sẽ có cùng hàm lượng về protein (54 %), chất béo (11 %),
chất tro (14 %) và năng lượng (19 MJ/kg)
Dựa vào kết quả phân tích các thành phần sinh hóa của ngun liệu làm thức
ăn, thức ăn thí nghiệm được phối trộn các tỷ lệ LOA/LNA bằng phần mềm phối trộn
Brill Feed Formulation để cho ra các mức acid linoleic và acid linolenic như trong
thiết kế thí nghiệm.
Các nguyên liệu sau khi được phối trộn các thành phần lại với nhau, thêm nước
vào với tỷ lệ thích hợp giúp tăng khả năng kết dính của viên thức ăn. Thức ăn được ép
viên bằng máy ép đùn (máy xay thịt) với đường kính viên thức ăn là 4 mm. Sau khi
thức ăn ẩm được ép đùn ra sẽ được sấy khô ở nhiệt độ 50-60 0C trong thời gian 24 giờ
và để nguội rồi cho vào bao nilon để bảo quản.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, thức ăn được cho vào các hộp nhựa tương ứng
với các nghiệm thức. Thức ăn mỗi lần cho vào hộp đều được ghi nhận lại trọng lượng.
Thức ăn sau khi sấy và để nguội lấy mẫu 100 gram đem đi phân tích về độ ẩm, thành
phần sinh hóa (tại Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Viện Nghiên Cứu Ni
Trồng Thủy Sản 2, Quận 1, Tp HCM).
Hình 3.1 Thức ăn được ép viên bằng máy ép đùn
Hình 3.2 : Tủ sấy thức ăn
24
3.4.5. Cho ăn và thu thức ăn dư
Cá được cho ăn hai lần trong ngày (lúc 7.00h và lúc 16.00h) đến mức chúng
khơng ăn nữa thì dừng lại. Thức ăn thừa trong bể được thu lại bằng cách siphon sau
khi cho cá ăn khoảng 30 phút và được gom theo từng bể cho vào hộp bảo quản trong
tủ đơng ở nhiệt độ - 20oC. Khi hồn tất thí nghiệm, thức ăn thừa sẽ được sấy khơ trong
tủ sấy ở nhiệt độ 105oC trong thời gian 16-24 giờ để xác định độ ẩm. Khối lượng của
thức ăn thừa được dùng để tính tốn lượng thức ăn mà cá ăn vào thật sự.
3.4.6. Thu thập số liệu
Hằng ngày theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu chất lượng nước như: hàm lượng
oxy hòa tan (DO), độ mặn (S ‰), nhiệt độ, pH.
Cá được cân theo định kỳ 30 ngày/lần để xác định tốc độ tăng trưởng.
Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm = 100 x (số lượng cá còn lại/số lượng cá ban đầu)
Các chỉ tiêu tăng trọng trung bình (AWG), tốc độ tăng trưởng riêng (SGR), hiệu
quả chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính tốn theo Tacon (1990 a).
Tăng trọng trung bình (Average Weight Gain - AWG)
Trọng lượng cuối cùng (Wf) – Trọng lượng ban đầu (Wi)
AWG (%) = 100 *
Trọng lượng ban đầu (Wi)
Tốc độ tăng trưởng (Specific Growth Rate - SGR)
SGR (%/ ngày) = 100 *( LnWf - LnWi)/ (T2 – T1)
Với T1 là thời gian bắt đầu thí nghiệm (T1 = 0)
T2 là thời gian kết thúc thí nghiệm
Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio - FCR)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng/ Tăng trọng cá thí nghiệm
Lượng thức ăn sử dụng (g) = khối lượng thức ăn cho cá ăn – khối lượng thức ăn dư
Xác định độ ẩm và trọng lượng thức ăn sử dụng trước và sau thí nghiệm, độ ẩm
và trọng lượng thức ăn thừa thu được qua q trình siphon để tính FCR.
Những con cá chết trong lúc tiến hành thí nghiệm do khơng ăn, bệnh tật được vớt
ra và cân trọng lượng ngay lúc đó, trọng lượng được cộng vào lần cân cá cuối cùng để
tính hệ số thức ăn.
3.4.7. Phân tích thống kê
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn tồn gồm 2 nhân tố. Các số
liệu phần trăm được chuyển đổi Arsin trước khi phân tích ANOVA ở mức ý nghĩa nhỏ
hơn hoặc bằng 0.5. So sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức bằng LSD test. Toàn
25
bộ các chỉ số thống kê được thực hiện trên phần mềm STATISTICA 9.0 của công ty
Statsoft, USA.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Chất lượng nước thí nghiệm
Sự biến thiên về nhiệt độ nước và độ mặn được thể hiện trong đồ thị 4.1. Nhiệt
độ nước trong suốt q trình thí nghiệm dao động từ 27,26-28,54 oC và độ mặn dao
động từ 20-25 ppt. Khoảng biến thiên này phù hợp cho sự phát triển của cá giò thịt
(Kaiser và ctv, 2005).
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ và độ mặn được đo trong bể composite trong
59 ngày tiến hành thí nghiệm
26
Sự biến thiên của pH và oxy hồ tan qua 59 ngày thí nghiệm được thể hiện qua
đồ thị 4.2. Hàm lượng oxy hoà tan trong các bể thí nghiệm dao động từ 5,28-6,00
mg/L và pH dao động từ 6,9-7,8. Nhìn chung hàm lượng oxy hồ tan và pH trong suốt
q trình thí nghiệm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá giò
(Kaiser và ctv, 2005).
Đồ thị 4.2 Biến động của DO và pH được đo trong bể composite trong
59 ngày tiến hành thí nghiệm
4.2. Kết quả về tăng trọng và tốc độ tăng trọng
Ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm lên tăng trưởng của cá Giò
được mơ tả chi tiết qua bảng 4.1. Khi cả hai acid béo LOA và LNA cùng hiện diện
trong khẩu phần thức ăn, một sự ảnh hưởng tương tác đã được quan sát như sau : cá
tăng trọng nhanh nhất (157,85 ± 19,9 %) và có tốc độ tăng trọng cao nhất (2,36 ± 0,2
%) với khẩu phần chứa 0,8 % LOA và 1,1 % LNA. Khi tỷ lệ LOA : LNA dao động
tăng hoặc giảm so với tỷ lệ này thì cá giảm tăng trọng, cùng với tốc độ tăng trọng cũng
giảm theo. Tăng trọng thấp nhất ở công thức LGT 11 là 79,14±14,5 (2,2 % LOA và 1,6
% LNA). Riêng đối với trường hợp khẩu phần có chứa hàm lượng LOA và LNA cao
nhất (lần lượt là 2,2 % và 2,1 %) lại cho kết quả tăng trọng khá cao là 142,70±10,9 %
(bảng 4.1). Chúng tôi kết luận rằng 0,8 : 1,1 là tỷ lệ tối ưu cho LOA và LNA.
27