Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 52 trang )
4.3.1. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
Kết quả về hệ số thức ăn cho thấy khi hàm lượng LNA được cho tăng từ 0,6 %
đến 2,1 % thì hệ số thức ăn (FCR) của cá tăng lên. Bên cạnh đó, đối với hàm lượng
LOA 1,5 % cho kết quả FCR thấp hơn so với hàm lượng LOA 0,8 % và 2,2 %. Tuy
nhiên, giá trị FCR cao nhất lại có ở tỷ lệ 1,5 % LOA và 2,1 % LNA. Hệ số thức ăn
thấp nhất đạt được ở tỷ lệ 1,5 % LOA và 0,6 % LNA.
4.3.2. Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của cá trong suốt q trình thí nghiệm dao động từ 89 % đến 100 %.
Kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ
lệ sống giữa các nghiệm thức (P>0,05).
II. Thảo luận
Nhìn chung trong thời gian thí nghiệm, các yếu tố về chất lượng nước như nhiệt
độ, độ mặn, oxy hòa tan, và pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cá Giò.
Nhiệt độ thích hợp cho cá Giò từ 24,3°C tới 31,8°C (Daniel và ctv, 2008).
Trong nghiên cứu này nhiệt độ nước là 27,2-28,5 oC, đây là nhiệt độ thích hợp để ni
cá Giò. Độ mặn phù hợp cho cá Giò phát triển tốt là từ 5-30 (‰) (Daniel và ctv, 2008),
trong suốt q trình thí nghiệm độ mặn dao động trong khoảng 20 tới 25 (‰) và đây
cũng là khoảng độ mặn phù hợp cho cá Giò phát triển.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có vai trò quan trọng trong sự sinh
trưởng và phát triển của cá Giò, hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá Giò là trên 5
mg/L (Daniel và ctv, 2008), nếu hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 2,5 mg/lít sẽ làm cho
cá biểu hiện dấu hiệu stress và cá có thể chết nếu tình trạng oxy thấp kéo dài (theo số
liệu theo dõi ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu). Trong nghiên cứu này, DO dao
động từ 5,2 đến 6,0 mg/L, đây là điều kiện tốt để cá Giò phát triển.
Chỉ số pH phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Giò là 7,57±0,19
(Daniel và ctv, 2008). Số liệu ghi nhận qua thí nghiệm cho thấy pH thay đổi từ 6,9 đến
7,8; mặc dù giá trị pH hơi thấp so với ngưỡng thích hợp của cá Giò (có thể do cá tiết ra
nhớt làm pH giảm), tuy nhiên trong suốt thời gian thí nghiệm giá trị pH không làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của cá thí nghiệm.
31
Ảnh hưởng của tỷ lệ LOA/LNA đối với hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng
được đánh giá trong nghiên cứu này. Mức FCR tối thiểu tìm được qua nghiên cứu là
1,33. Kết quả này thấp hơn so với giá trị FCR là 1,68 trong nghiên cứu của Smith và
cộng sự (2003) báo cáo đối với đối tượng cá Chẽm bạc Bidyanus bidyanus. Tỷ lệ sống
của nghiên cứu này cao trên 89 % và không khác biệt giữa các tỷ lệ LOA/LNA chứng
tỏ điều kiện thí nghiệm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá
Giò thịt.
Tầm quan trọng của các acid béo thiết yếu đối với tăng trưởng của cá biển đã
được đề cập khá lâu từ những nghiên cứu trước đây của Yone và cộng sự (1971). Bên
cạnh đó, các nghiên cứu gần đây về nhu cầu acid béo thiết yếu của cá Chẽm Lates
calcarifer (Williams và Barlow, 1999) và cá Giò Rachycentron canadum (Turner và
Rooker, 2005) đã chứng minh tầm quan trọng của LOA và LNA.
Mối tương quan giữa tỷ lệ LOA và LNA trong khẩu phần ảnh hưởng đến tăng
trưởng được báo cáo bởi Willams và Barlow (1999). Tỷ lệ kết hợp 1,5-1,8 : 1 của hai
PUFA (LNA/LOA) cho kết quả tăng trưởng nhanh nhất với Lates calcarifer (Williams
và Barlow, 1999). Tương tự như cá Chẽm, cá Giò cũng là một loài cá cần phải được bổ
sung các acid béo này trong khẩu phần thức ăn.
Sự cung cấp LOA và LNA dẫn đến đáp ứng tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 2
acid lần lượt là 0,8 % và 1,1 % trong khẩu phần thức ăn (bảng 4.2, hình 4.1). Một tỷ lệ
tối ưu tương tự của 2 acid béo này cũng đã được báo cáo đối với cá Chình ( Anguilla
anguilla) (Garcia Gallelo và ctv, 2003) và cá da trơn Mỹ (Ictaluric punctalus) (Robert
và ctv, 1984).
Vì là cá biển nên đối với sự tăng trưởng của cá Giò, LNA đóng vai trò quan
trọng hơn so với LOA. Williams và Barlow (1999) đã báo cáo một ảnh hưởng tương tự
trên cá Chẽm, trong khi với lồi cá Rơ phi Tilapia nilotica, LOA thúc đẩy sự đáp ứng
tăng trưởng lớn hơn LNA (Takeuchi và ctv, 1983). Theo Owen (1975), những loài này
khác nhau về tính chất thúc đẩy tăng trưởng của LOA và LNA, đồng thời LNA cần
thiết hơn cho cá biển để tổng hợp ra các n-3 HUFA (Highly unsaturated fatty acid) như
EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid).
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự tương tác của LOA và LNA góp phần
ảnh hưởng đến tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn ở cá Giò. Ảnh hưởng tương
tác giữa LOA và LNA cũng được quan sát ở các loài chuột (Greenberg và ctv, 1950;
32
Mohrhauer và Holman, 1963) và cá Hồi vân (Yu và Sinnhuber, 1975). Greenberg và
ctv (1950) báo cáo một ảnh hưởng “khởi xướng” lên tăng trưởng khi một lượng tối
thiểu LOA được cho thêm với LNA nhưng khơng giải thích cơ chế ảnh hưởng này.
33
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
5.1. Kết luận
Từ những kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1.
Các thông số môi trường dao động trong thời gian thí nghiệm như sau: nhiệt độ
(27,26-28,54 oC), pH (6,9-7,8), DO (5,28-6,00 mg/L) và độ mặn (20-25 ‰) đều
phù hợp cho sự phát triển của cá Giò.
2.
Tăng trọng và tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất (157,85 ± 19,9 % và 2,36 ± 0,2
%) đối với công thức LGT 2 (0,8 % LOA và 1,1 % LNA), thấp nhất lần lượt là
(79,14±14,5 % và 1,44±0,2 %) đối với công thức LGT 11 (2,2 % LOA và 1,6 % LNA).
3.
Tỷ lệ sống của cá Giò trong thời gian thí nghiệm đạt trên 89 % và khơng có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).
4.
Tỷ lệ tối ưu của acid linoleic và acid linolenic (LOA/LNA) trong nghiên cứu
lần lượt là 0,8 % LOA và 1,1 % LNA xét về tăng trọng, tốc độ tăng trưởng, hệ số
chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống.
5.2. Đề xuất ý kiến
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như trong q trình thí nghiệm còn
gặp nhiều khó khăn khơng đủ để tiến hành thêm một số nghiên cứu cần thiết khác. Nên
tôi có một số đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo là:
1.
Nghiên cứu thêm các nhu cầu của cá Giò về n-3 HUFA (Highly unsaturated
fatty acid) như docosahexaenoic acid (DHA), và eicosapentaenoic acid (EPA)
cùng với các nhu cầu về vitamin, khoáng chất.
2.
Nghiên cứu về các chất bổ sung trong khẩu thức ăn cho cá Giò như enzyme,
probiotic, chất dẫn dụ...
3.
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được để có thể sản xuất thức ăn theo
quy mơ cơng nghiệp thay thế thức ăn là cá tạp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
34
TÀI LIỆU THAM THẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1) Hiệp, N.X. 2006. T ình hình sinh sản và ni cá giò.Tạp chí thuỷ sản số 7-2002.
tại Việt Nam. Tạp chí khoa học kinh tế nơng lâm nghiệm, số 1&2
2) Quỳnh, M. A. 2006. Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn cho các đối tượng nuôi biển
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1) Angela, N., Lunger, S.R., Craig, R., McLean, E., 2006. Replacement of fish meal in cobia
(Rachycentron canadum) diets using an organically certified protein. Aquaculture 257, 393–
399.
2) Castell, J.D., 1979. Review of lipid requirement of finfish. Proc. World Symp. On : Finfish
Nutrition and Fishfeed Industry. Hambourg 20-23 June, 1978. Vol. I, Berlin : 59-84.
3) Chou, R.L., Su, M.S., & Chen, H.Y., 2001. Optimal dietary protein and lipid levels for juvenile
cobia (Rachycentron canadum). Aquaculture, 193, 81-89.
4) Craig, S.R., Schwarz, M.H., McLean, E., 2006. Juvenile cobia (Rachycentron canadum) can
utilize a wide range of protein and lipid levels without impacts on production characteristics.
Aquaculture, 261, 384-391.
5) Crawford, M.A., 2009. Fat intake and CNS Functioning : Ageing and Disease. Ann Nutr Metab
2009; 55:202-228, published online : September 15, 2009.
6) D.M. Smith., B.J. Hunter., G.L. Allan., D.C.K. Roberts., M.A. Booth., Glencross, B.D., 2003.
Essential fatty acid in the diet of silver perch ( Bidyanus bidyanus) : effect of linolenic and
linoleic acid on growth and survival. Aquaculture, 263 (2004), 377-390.
7) Daniel, D.B., Bruno, S., Aaron, W., Hoenig, Orhun, M.R., Zink, I., 2008. Intensive larval
husbandry and fingerling production of cobia Rachycentron canadum. Aquaculture 281, 2227.
8) F.A.O, Food and Nutrition paper No 3, 1978. Dietary fats and oils in human nutrition. Rome :
Food and Agriculture Organization of United Nations.
9) Faulk, C.K., & Holt, G.J., 2003. Lipid nutrition and feeding of cobia (Rachycentron canadum)
larvae. Journal of the World Aquaculture Society, 34, 368-378.
10) Franks, J.S., J.R. Warren., M.V. Buchanan., 1999. Age and Growth of cobia, Rachycentron
canadum, from the northeastern Gulf of Mexico. Fish. Bull. 97, 459-471.
11) Glencross, B.D., Smith, D.M., 2001. Optimising the essential fatty acids, eicosapentaenoic and
docosahexaenoic acids in the diets of prawn, Penaeus monodon. Aquaculture. Nutr. 7, in
press.
35
12) Greenberg, D.M., Calbert, C.E., Savage, E.E., Deuel, H.J., 1950. The effect of fat levelof the diet
on general nutrition. VI. The interrelation of linoleate and linoelnate in supplying the
essential fatty acid requirement in the rat. J. Nutri., 41, 473.
13) Guillaume, J.W., Kaushik S., Bergot P., Metailer, R., 1999. Nutrition et alimentation des
poissons et crustaces. INRA-IFREMER, 473.
14) K.C. Justi et. al., 2003. The influence of feed supply time on the fatty acid profile of Nile tilapia
(Oreochromis niloticus) fed on a diet enriched with n-3 fatty acids. Food Chemistry 80, 489493.
15) Kaiser, J.B., G, J.H., 2005. Species profile: cobia. Southern Regional Aquaculture Center
Publication 7202.
16) Kanazawa, A.S., S, T., 1977. Biosynthesis of fatty acid from acetate in the prawn, Penaeus
japonicus. . Memoirs of the Faculty of Fisheries of Kagoshima University, 26, 49-53.
17) M. Garcia Gallego., M.C Hidalgo., M.D Suarez., A Sanz., Higuera, M.D.L., 2003. Feeding of the
european eel Anguilla anguilla II. Influence of dietary lipid level Comparative Biochemistry
and Physiology Part A: Physiology, Volume 105, Issue 1, May 1993, Pages 171-175.
18) Matthew, J.R., Kenneth, A.W.J., Joan, G.H., 2006. Growth and survival of juvenile cobia,
Rachycentron canadum, at different salinities in a recirculating aquaculture system.
Aquaculture, 253, 398-407
19) Mohrhauer, H., Holman, R.T., 1963. Effect of linolenic acid upon the metabolism of linoleic
acid. J. Nutr., 81, 67-74.
20) Moran, D., 1988. Species Profiles: Red Snapper; Life Histories and Environmental
21) Owen et. al., 1975. Effects of diets rich in linoleic (18:2n - 6) and α-linolenic (18:3n - 3) acids
on the growth, lipid class and fatty acid compositions and eicosanoid production in juvenile
turbot ( Scophthalmus maximus L.). Fish Physiology and Biochemistry, volume 13, number 2 /
June, 1994, pp 105 - 118, Springer Netherlands publishing.
22) Robert R. Stickney., Robert B. McGeachin., Robinson, E.H., 1984. Effect of dietary linoleic acid
level on growth, food conversion and survival of channel catfish. Journal of the World
Mariculture Society. Volume 15, Issue 1-4, Pages 186-190.
23) Sargent, J., Henderson, R.J., Tocher, D.R., 1989. The lipids. In : Halver, J.E.(Ed), Fish Nutrition,
2nd ed. Academic Press, New York. 153-218.
24) Sargent, J.R., Bell, J.G., Bell, M.V., Henderson, R.J., Tocher, D.R., 1993. The metabolismof
phospholipids and polyunsaturated fatyy acid in fish. In : Coastal and estuarine Studies Aquaculture : Fundamental and Applied Research (Callou, B và Vittelo, P). 103-124. Am.
Geophys. Union, Washington DC.
25) Shaffer, R.V., Nakamura, E.L., 1989. Synopsis of Biological Data on the Cobia (Rachycentron
canadum )(Pisces: Rachycentridae).
36