Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.95 KB, 56 trang )
•
Sức ép về giá cả
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc
mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng
ln muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa
ln là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ln có xu hướng muốn
mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.
•
Áp lực về chất lượng sản phẩm
Tập đồn đa quốc gia Millward Brown (Millward Brown là tập đoàn chuyên về quảng
cáo, truyền thông tiếp thị, truyền thông đại chúng và nghiên cứu giá trị thương hiệu, có
75 văn phòng đặt tại 43 quốc gia) phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường Customer
Insights vừa công bố 10 thương hiệu thành công tại Việt Nam gồm: Nokia, Dutch Lady,
Panadol, Coca Cola, Prudential, Cool air, Kinh Đô, Alpeenliebe, Doublemint và Sony.
Báo cáo cũng chỉ ra 10 thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai là Kinh
Đô, Flex, Sachi (tên sản phẩm Snacks của Kinh Đô), Sá xị, Bảo Việt, bia Hà Nội,
Vinamilk, Milk, 333 và Jak. Kết quả này được nghiên cứu trên 4.000 người tiêu dùng tại
Hà Nội và TP HCM, với phương pháp Barnd Dynamics là công cụ đo lường giá trị
thương hiệu của Millward Brown. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn người tiêu dùng đánh
giá tổng cộng 60 thương hiệu và 10 loại sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy, Kinh Đô là
doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo được người tiêu dùng quan tâm và
yêu thích. Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn
luôn tồn tại nếu Kinh Đô không tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho
người tiêu dùng.
•
Nhà cung cấp
Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu. Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực
của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Các
đối tượng doanh nghiệp cần quan tâm là: nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư;
nhà cung cấp tài chính – các tổ chức tín dụng ngân hàng; nguồn lao động.
•
Giá cả
13
Kinh Đơ sử dụng nguồn ngun liệu trong nước và nhập khẩu. Thông thường Kinh Đô
mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.
•
Tiến độ giao hàng
Cơng ty Kinh Đơ ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hết sức chặt chẽ do đó tiến độ
giao hàng ln được đảm bảo. Bên cạnh đó, cơng ty còn làm tốt cơng tác lập kế hoạch sử
dụng nguyên vật liệu nên công ty luôn chủ động để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.
•
Số lượng nhà cung cấp
Nhà cung cấp nguyên liệu của Kinh Đơ có thể chia ra thành nhiều nhóm hàng:
nhóm bột, nhóm đường, nhóm bơ sữa, nhóm hương liệu, nhóm phụ gia hoá chất… Sau
đây là một số nhà cung cấp cung cấp các nhóm ngun liệu chính cho Kinh Đơ:
- Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đơng, Đại Phong- Nhóm đường: nhà máy
đường Biên hồ, Đường Juna, Đường Bonborn, nhà máy đường Phú Yên…
- Nhóm bơ sữa: nhóm hàng này Kinh Đơ chủ yếu sử dụng từ nước ngồi thơng
qua việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối hoặc đại lý tại Việt nam.
- Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngồi, Kinh Đơ
mua thơng qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hãng hương
liệu mà Kinh Đô đang sử dụng là: Mane, IFF, Griffit, Cornell Bros…
Về bao bì: Kinh Đơ chủ yếu sử dụng bao bì trong nước. Các loại bao bì Kinh Đơ sử
dụng là: bao bì giấy, bao bì nhựa và bao bì thiết. Các nhà cung cấp chủ yếu của Kinh Đơ
đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì
thiết).
•
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay trong ngành sản xuất bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mơ sản
xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau. Mặt khác, các sản phẩm bánh kẹo rất đa
dạng và phong phú.
•
Ln tạo áp lực giá
14
Khi có nhiều đối thủ cùng sản xuất trong một ngành hàng, doanh nghiệp luôn phải
đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Các chính sách
khuyến mãi cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp.
•
Chất lượng sản phẩm
Trong ngành hàng sản xuất bánh kẹo, có rất nhiều cơng ty tham gia hoạt động. Với
nguồn cung phong phú như vậy, làm thế nào để sản phẩm của cơng ty Kinh Đơ có thể
đứng vững và phát triển trên thị trường? Giá cả là một vấn đề quan trọng, song chất
lượng của sản phẩm còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Người tiêu dùng không chấp nhận
việc bỏ ra một khoản tiền để mua một sản phẩm kém chất lượng. Chất lượng của sản
phẩm bánh kẹo Kinh Đô ngày càng được chú trọng nhiều hơn và phải ln đảm bảo u
cầu vệ sinh an tồn thực phẩm.
•
Sự thay đổi quy mơ thị trường
Có thể khẳng định rằng hiện nay mức độ cạnh tranh của Kinh Đô trên thị trường Việt
Nam khá tốt. Tuy nhiên, không ai có thể khẳng định rằng sức cạnh tranh này là tuyệt đối.
Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Kinh Đơ
•
Cơng Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica)
Các chủng loại sản phẩm chính: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake,
chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh ngọt, mạch
nha… Với mục tiêu hoạt động là luôn hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng,
Bibica đã hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ
nữ mang thai, trẻ em, những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì. Bibica hoạt động với
chính sách chất lượng “Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động.
Về năng lực và công nghệ sản xuất: với sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm Bibica
sản xuất trên các dây chuyền liên tục với các thiết bị của Châu Âu. Với năng suất : 10.000
tấn/năm, Bibica là một trong những nhà sản xuất kẹo lớn nhất của Việt nam. Do được sản
xuất từ các nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo
cứng của Bibica có hương vị khá tốt.
Sản phẩm layer cake (bánh bông lan kẹp kem) được sản xuất trên dây chuyền thiết
15
bị của Ý: đồng bộ, khép kín, áp dụng các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
với sản lượng hàng năm hơn 1500 tấn.
Sản phẩm chocolate của Bibica cũng được sản xuất theo công nghệ và thiết bị của
Anh. Sản lượng hàng năm khoảng 600 tấn chocolate các loại. Ngoài các sản phẩm trên,
Bibica còn có các sản phẩm khác: bánh biscuit các loại, bánh cookies, bánh xốp phủ
chocolate, snack các loại, kẹo dẻo... Tổng cộng hàng năm, Bibica cung cấp cho thị trường
khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại.
•
Cơng ty Bánh Kẹo Quảng Ngãi
Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi – Bộ Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo nằm ở
Miền Trung đất nước. Bánh kẹo Quảng Ngãi đã hơn 10 năm được người tiêu dùng cả
nước biết đến là một sản phẩm cao cấp với đa dạng chủng loại như: Kẹo các loại: kẹo
cứng trái cây, kẹo cứng sữa, kẹo cứng sôcôla, kẹo xốp trái cây, kẹo mềm sữa bò, kẹo
mềm sơcơla, kẹo xốp cốm, bánh quy, bánh biscuits các loai, bánh Crackers, bánh mềm
phủ chocolate. Mỗi năm nhà máy sản xuất gần 10.000 tấn sản phẩm các loại. Công ty
bánh kẹo Quãng Ngãi hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm và vệ sinh an
tồn thực phẩm” ln là mối quan tâm hàng đầu.
Năng lực và công nghệ sản xuất: Sản phẩm Bánh mềm phủ Chocolate( Chocovina)
của công ty sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị của Hàn Quốc. Dây chuyền
sản xuất Chocovina đồng bộ và khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất
lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Hàng năm dây chuyền
Chocovina có khả năng sản xuất: 2.500 tấn sản phẩm. Sản phẩm Cookies sản xuất trên
dây chuyền công nghệ Đan Mạch. Năng suất: 5.000 tấn sản phẩm/năm.
Sản phẩm Kẹo cứng và Kẹo mềm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài
Loan. Năng suất dây chuyền Kẹo cứng: 600 tấn/năm, năng suất dây chuyền Kẹo mềm:
2.500 tấn/năm.
Sản phẩm Snack được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài Loan. Năng suất:
1.500 tấn/năm.
16
•
Cơng ty Vinabico
Vinabico hoạt động trong lĩnh vực Sản Xuất và Kinh Doanh các mặt hàng bánh kẹo
và thực phẩm chế biến. Sản phẩm của Vinabico bao gồm các loại bánh quy, bánh Snack,
bánh Pilu, bánh ngọt, bánh ngọt các loại, bánh cưới cao cấp, bánh mì, bánh sinh nhật, kẹo
dẻo Jelly, kẹo Nougat, kẹo mềm, kẹo trang trí các loại v.v. Những sản phẩm của Vinabico
được sản xuất trên dây chuyền máy móc và công nghệ nhập từ các nước như Nhật, Ðức
và Ý. Cùng với công nghệ chế biến tiên tiến của Nhật Bản, thông qua hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000, Vinabico hoạt động với phương châm “Chất lượng cao - Giá
cả hợp lý”.
•
Cơng ty Bánh Kẹo Hải Hà
Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ty được thành lập từ năm 1960 tiền thân là một xí
nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm, nay đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh
kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm
Các lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh
vực bánh kẹo và chế biến thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất,
máy móc thiết bị, sản phẩm chun ngành, hàng hố tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng
hóa khác, đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại. Các sản
phẩm bánh kẹo chính của cơng ty là: bánh quy, bánh kẹo hộp, bánh kem xốp, bánh
Crackers, và kẹo các loại.
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ chưa có mặt trên thị trường Việt Nam nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh
doanh cùng sản phẩm của Công ty.Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập
ngành, Kinh Đô sẽ phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động
sản xuất kinh doanh bánh kẹo khi việc gia nhập AFTA, WTO như Kellog, các nhà sản
xuất bánh Cookies từ Đan Mạch, Malaysia… Đối thủ đã có mặt trên thị trường Việt Nam,
kinh doanh khác sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh cùng sản phẩm của
Công ty.
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của doanh
17
nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được
thị phần và các nguồn lực cần thiết. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải duy trì
hàng rào hợp pháp ngăn cản xâm nhập từ bên ngoài. Những rào cản này bao gồm: lợi thế
kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi… Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng
thêm những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh
doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia lĩnh vực sản xuất kinh doanh
này. Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới nhập
ngành là tiềm lực về tài chính khả khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố rất quan trọng
trong quá trình đầu tư nghiên cứu sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá sản phẩm đến
người tiêu dùng. Đối với Kinh Đơ, tiềm lực về tài chính đã giúp cho cơng ty tạo ra sự
khác biệt trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng
cạnh tranh nhờ đầu tư đúng mức.
2.1.2 Phân tích vĩ mơ:
Dân số
Nhân tố đầu tiên cần phân tích là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường. Dân số
Việt Nam hiện nay gần 87 triệu người, là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự di cư từ khu
vực nông thôn vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen
tiêu dùng trong nhiều năm tới. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đứng thứ tư ở
Châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một
vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong thời gian sắp tới, kể cả việc nhân đôi
lực lượng lao động cũng như nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số
người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng. Thu nhập
bình quân đầu người ở Việt Nam đã vượt qua được con số 1000USD/ người/ năm. Cuộc
sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm
hàng hóa, thực phẩm.
Yếu tố kinh tế
Hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến của môi
trường vĩ mô. Các yếu tố cơ bản thường được quan tâm đó là:
18
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế. Vấn đề này có ảnh hưởng đến xu
thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong dân chúng, do vậy sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp. Hiện nay mức lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu
khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm. Thời gian
qua, nhiều ngân hàng thương mại đã có những chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu
đãi từ 17-18%/năm giành cho các đối tượng ưu tiên như: kinh tế nông nghiệp, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu. Qua khảo sát thị trường, lãi suất cho vay
VNĐ hiện nay phổ biến ở mức từ 20,5% - 22%/năm. Lãi suất cho vay của nhiều NH đối
với các DN sản xuất, xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực sẽ giảm xuống mức 17 - 19%. Để
kịp thời hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về các giải pháp giảm dần mặt bằng lãi suất góp phần kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011
của Chính phủ. Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước cũng quy định lãi suất tiền gửi tối đa
là 14%/năm.
- Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân. Đây là số liệu
thế hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình qn tính trên
đầu người. Những chỉ tiêu này sẽ cho phép doanh nghiệp ước lượng được dung lượng của
thị trường cũng như thị phần của doanh nghiệp. Tính chung cả năm 2010, tổng sản phẩm
trong nước tăng 6,7%. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2%; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 8,2%. Nền kinh tế Việt
Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng khá thành công.
Năm
GDP theo tỷ giá GDP tỷ giá theo
Tăng trưởng
(tỷ USD)
đầu người (USD)
2007
71,4
823
8,5%
2008
89,55
1052
6,2%
2009
91,53
1064
5,3%
2010
98,56
1133
6,7%
2011
101,82
1157
7%
19
(Số liệu năm 2011 là dự kiến)
- Xu hướng của tỷ giá hối đoái: sự thay đổi tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động của cả nền kinh tế. Tỷ giá giữa đồng
USD và đồng Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng từ 17,486 (năm 2008)18,435
(năm 2009)19,500 (năm 2010)22000 (năm 2011). Như vậy các doanh nghiệp xuất
khẩu sẽ có lợi nhiều hơn các doanh nghiệp nhập khẩu.
- Xu hướng tăng, giảm thu nhập thực tế bình quân đầu người và sự gia tăng số hộ
gia đình. Xu hướng này sẽ tác động trực tiếp đến quy mô và tính chất của thị trường trong
tương lai cũng như sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn,
khi thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng lên, người tiêu dùng không những chú
trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Do vậy doanh
nghiệp một mặt phải quan tâm đến việc cải tiến sản phẩm, mặt khác phải quan tâm đến
việc thực hiện, cải tiến cũng như mở rộng thêm các dịch vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngành doanh vụ sẽ phát triển mạnh hơn.
- Lạm phát: tốc độ đầu tư vào nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức lạm phát. Việc
duy trì một mức độ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế.
kích thích sự tăng trưởng của thị trường. Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam tháng 7/2011 là
22%, tháng 8/2011 là 23% và Chính phủ đang cố gắng kiềm chế tỷ lệ lạm phát năm 2011
dừng lại ở con số 15%.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, sự trong sạch của môi trường nước và khơng khí…
Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con
người, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông
nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải, chế biến thực phẩm…
Trong thập niên gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễm của môi trường
20
ngày càng tăng, sự cạn kiệt và khan hiếm các nguồn tài nguyên và năng lượng, sự mất
cân bằng về môi trường sinh thái…
Yếu tố công nghệ
Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc
tế về phương diện thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng
cơng nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh
chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, năng suất thấp dẫn
tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao
trong công nghiệp của nước ta hiện nay mới chiếm khoảng 20%, trong khi của Phi-li-pin
là 29%; Thái Lan 31%; Ma-lai-xi-a 51%, Xin-ga-po 73%. Với trình trạng như vậy khi hội
nhập kinh tế, nếu không chuẩn bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn
trong việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. Một đặc điểm hết sức quan
trọng cần phải đề cập tới ở Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công
nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt, thiếu đội ngũ cán
bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới.
Chính trị - pháp luật
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội
Chủ nghĩa. Mơi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các
châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47,
Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt
Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi
chính phủ. Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu , trong đó có Cơng ty
Kinh Đô. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Kinh Đô những thách thức lớn khi phải
cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các cơng ty nước ngồi nhập khẩu vào Việt
Nam.
21
Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ
chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải
quan, chính sách cạnh tranh. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Như vậy, việc nắm bắt những quan
điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết
lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội
và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra.
Lương của người lao động tăng lên: tháng 05/2010, Chính phủ tăng mức lương tối thiểu
lên 730.000đ/tháng sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào được tăng lên đáng kể. Tuy
nhiên nó cũng làm cho cơng ty CP Kinh Đơ phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên.
Văn hóa xã hội
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở
khu vực Đơng Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với
các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hố, các
tơn giáo trên thế giới.Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tơn giáo đang hoạt
động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng
dân gian như thờ cũng ơng bà tổ tiên, thờ Thành hồng, thờ những người có cơng với
cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa
nước. Trong những sinh hoạt tơn giáo thì thường có chuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một
phần không thể thiếu. Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúng theo tin ngưỡng cũng tạo điều
kiện tốt cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển.
Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với với sống ngày càng cải
thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực
phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khoẻ, đến các
thành phần và các nhãn hiệu chẳng hạn như “hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng
cholesterol thấp”. Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý đối với
các nhà sản xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu thực
22
phẩm chế biến sẳn nói chung và bánh kẹo nói riêng.
2. Chiến lược Marketing cho bánh ngọt Kinh Đô
2.1 Chiến lược Marketing:
2.1.1 Chiến lược Porter:
a. Sức mạnh nhà cung cấp:
Nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất bánh ngọt bao gồm các loại bột mì,
đường, trứng, sữa, dầu ăn, bơ shortening và các loại hương liệu khác. Trong những năm
qua do nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng lên nên số lượng ngun vật liệu tăng mạnh. Cơng
ty Kinh Đơ có thể thu mua những nguyên liệu này ở thị trường nội địa dẫn đến làm giảm
sự phụ thuộc vào biến động giá thế giới và rủi ro về tỷ giá.
Bột mì là ngun liệu Việt Nam khơng sản xuất được do điều kiện tự nhiên song mặt
hàng này lại được cung cấp rộng rãi trên thị trường thông qua các cơng ty nhập khẩu.
Hơn thế nữa nhà nước khơng có quy định nào về hạn chế về số lượng nhập khẩu bột mì
nên ngun liệu ln được bảo đảm. Những nguyên liệu khác như đường, các gia vị khác
công ty trong ngành có thể tùy chọn nhà cung cấp trong hay ngoài nước. Tuy nhiên
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn 65% - 70% trong cơ cấu giá thành của sản phẩm
nên nếu nguyên vật liệu tăng giá sẽ làm giảm lợi nhuận gộp trong ngắn hạn do công ty
khơng thể tăng giá bán ngay lập tức. Do đó vấn đề dự trữ hàng tồn kho không những đảm
bảo cho hoạt động ổn định mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên,
các nhà cung cấp ngun vật liệu chính cho cơng ty đều có nhà máy đóng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy nguồn ngun liệu ln sẵn có, chi phí vận chuyển không
đáng kể. Những mặt hàng nhập khẩu được cung ứng rộng rãi bởi nhiều công ty nhập
khẩu với mức giá cạnh tranh.
b. Sản phẩm thay thế:
Kinh Đô hiện nay đang sở hữu một loạt các dây chuyền sản xuất bánh kẹo đa dạng
các sản phẩm bánh ngọt của công ty luôn đứng hàng đầu trên thị trường khi nói đến bánh
23