Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.25 KB, 29 trang )
Kiểm tra nắp dầu máy: mở nắp đổ dầu và quan sát nắp dầu, xem màu sắc dầu xung quanh
và dưới trục cam. Thường áp dụng đối với các xe đã vận hành vài năm, nếu dưới nắp dầu
đóng cặn nhiều chứng tỏ lịch sử bảo dưỡng của xe không chuẩn, gây hại cho máy.
Xe cần có những thứ dầu nhớt sau đây:
Nước Làm mát (cũng gọi là Anti-freeze)
Dầu máy (engine oil)
Dầu hộp số (transmission fluid)
Dầu thắng (brake fluid)
Dầu tay lái (steering fluid)
Dầu nhớt cần phải được thay mới theo định kỳ. Nếu may mắn gặp được một chủ nhân
chịu khó giữ lịch bảo trì, thay dầu nhớt đúng thời hạn, thì chiếc xe sẽ chạy rất bền, bất kể
thời gian là 10 năm, hay 20 năm. Bằng khơng thì dù chưa tới 10 tuổi hoặc chưa đi hết
100.000 dặm đầu tiên, cái xe cũng đã bước vào thời kỳ lão hóa, rước về chỉ tổ nặng gánh
cho người chủ sau.
Dầu có cặn trắng đục như sữa ở nắp dầu, nguyên nhân do nước làm mát lọt vào dầu động
cơ
Kiểm tra que thăm dầu máy, dầu hộp số: xem mức dầu và màu sắc có cần bổ sung hoặc
thay mới, là cơ sở để kiểm tra tiếng ồn động cơ khi nổ máy.
Kiểm tra nước làm mát: mở nắp nước làm mát (lưu ý không nên mở khi vừa tắt động cơ,
máy vẫn nóng), nếu có váng dầu thì cần thay ron lắp quy lát (hay còn gọi gioăng mặt
máy, head gasket…)
Trước tiên, nhấc nắp đậy đầu máy (Hood) lên, và nhìn tổng qt một vòng bên trong,
xem máy có sạch khơng? Có dấu hiệu dầu nhớt rò rỉ: Nước Coolant? Dầu tay lái? Dầu
Hộp Số? Dầu Thắng? Dầu Tay Lái? Nếu đầu máy dơ bẩn, bám nhiều bụi đất, hoặc khơng
được khơ ráo, thì nhiều phần đó là dấu hiệu rò rỉ. Ghi nhận hình ảnh này trong óc, là vì
lái thử xong rồi, bạn cũng còn phải xem lại một lần nữa.
Kiểm tra nắp bình dầu nhớt, xem nắp có dơ khơng? Nếu nhớt mà sạch thì khơng thế nào
nắp bình lại dơ được!
Rút que thăm nhớt ra khỏi bình, dùng một nùi giẻ chùi cho sạch, rồi lại nhấn que thăm
vào bình, lấy ra và kiểm tra. Mức nhớt có đầy đủ khơng? Nhớt có đen bẩn không? Đen và
bẩn là 2 dấu hiệu cho thấy chiếc xe khơng được bảo trì đúng mức. Đồng thời, tìm xem có
hạt nước nào lẫn trong nhớt dính trên que thăm khơng? Nếu có, đây chính là một dấu chỉ
“head gasket” (miếng đệm giữa xi lanh và đầu lốc máy) có vấn đề, sửa chữa rất tốn kém.
Về cơ học thì nếu động cơ và hộp số nguyên bản sẽ khơng có vết tháo và siết ốc. Những
xe bị lỗi máy, ngập nước… (nước vào buồng đốt cong, gãy tay biên) hoặc xe đời sâu do
không bảo dưỡng cẩn thận phải đại tu lại máy, động cơ sẽ được hạ xuống và tháo dỡ hoàn
toàn, toàn bộ dàn ốc sẽ khơng còn ngun bản như lúc mới mua.
Kiểm tra ốc mặt máy xe ơ tơ
Nếu ốc mặt máy ngun thì khơng được có vết vặn ốc ra, ốc khơng xước xát, khơng tt
đầu…
Kiểm tra ốc xích cam ơ tơ
Nếu ốc xích cam ngun thì khơng được có vết vặn ốc ra, ốc không xước xát, không toét
đầu…
Kiểm tra keo mặt máy ơ tơ
Keo mặt máy còn ngun, nếu thay keo thì sẽ là keo mềm và nhìn khơng đẹp zin như
mới.
kiểm tra ốc cổ xả ơ tơ
Nhìn là biết còn zin vì chưa thấy đầu ốc bị xước xát do tác động của kìm…
Kiểm tra hộp số ơ tơ
Tồn bộ ốc đáy họp số phải nguyên, chưa bị xoay ra để sửa chữa…hình minh họa rất chi
tiết nhé.
Kiểm tra đáy tắc te ô tô
kiểm tra ốc hộp số ô tô
Hộp số nguyên bản thì keo hộp số và dàn ốc hộp số phải nguyên bản như hình trên.
Kiểm tra hệ thống xả thải:
Có hai trường hợp cần chú ý về khói xe như sau:
Khói xanh lam (blue smoke): nếu khói từ ống xả có màu xanh lam khi khởi động là dấu
hiệu dầu bơi trơn đã lọt vào buồng đốt.
Khói đen: nhiên liệu thừa trong khí thải hoặc muội từ ống xả
Ngồi ra, chúng ta nên coi cái bình điện (battery). Nếu thấy các cọc bình bị ăn mòn q
nhiều với “muội” trắng phùn đầy, thì đây lại là một dấu hiệu cho thấy chủ xe săn sóc xe
khơng được cẩn thận lắm.
Kết hợp với tình trạng dầu nhớt khơng hợp lý, lại thêm dấu chỉ về sự bê trễ cẩu thả của
chủ xe, người mua có thể good-bye, khơng có gì tiếc nuối.
3.2 Đo, kiểm tra các bộ phận
+ dung máy chuẩn đoán
+ dung đồng hồ đo điện để kiểm tra điện
3.2.1 Đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ
3.2.2 Kiểm tra, điều chỉnh bộ chế hồ khí, hệ thống phun xăng điện tử (EFI)
+ Bàn đạp ga trên xe được nối với van tiết liệu, van có nhiệm vụ điều chỉnh lượng khơng
khí cung cấp cho động cơ. Khi bàn đạp ga được nhấn, van tiết liệu mở ra cho khơng khí
hút vào nhiều hơn. Lúc đó, bộ phận điều khiển động cơ ECU sẽ nhận biết được độ mở
của van tiết liệu, để điều chỉnh lượng xăng phun vào động cơ. Khi van tiết liệu mở, cần
lập tức điều chỉnh lượng xăng để động cơ được cung cấp đủ xăng, nếu không khi khởi
động, xe sẽ có cảm giác bị ngắc.
Các cảm biến theo dõi liên tục lượng khơng khí hút vào xy lanh cũng như lượng oxy
thốt ra ở ống xả. Dựa vào các thơng tin này, bộ ECU có thể điều chỉnh tỷ lệ hòa trộn
nhiên liệu tối ưu cho động cơ.
Ống phun nhiên liệu
Ống phun nhiên liệu là một van điều khiển bằng điện tử. Thơng qua một máy bơm nhiên
liệu, vòi phun được cung cấp xăng đã điều áp. Van có khả năng đóng mở nhiều lần trong
một giây.
Khi vòi phun được kích điện, nó mở ra, xăng được bơm với áp suất cao qua đầu phun cực
nhỏ. Đầu phun được thiết kế phun xăng mịn như sương để đốt cháy dễ dàng.
Bộ ECU tính tốn lượng xăng phun vào bằng thời gian mở van, van mở càng lâu lượng
xăng càng nhiều.
Các vòi phun nhiên liệu được gắn sát ngay các ống hút của động cơ. Một ống nhiên liệu
chứa xăng nén cung cấp xăng cho các vòi phun.
Cảm biến động cơ
Để tối ưu tỉ lệ nhiên liệu hòa trộn trong mọi điều kiện làm việc của động cơ, ECU phải
theo dõi và xử lí rất nhiều thơng tin từ các cảm biến. Dưới đây là một vài cảm biến quan
trọng:
– Cảm biến lượng khí nạp để đo lượng khơng khí xy lanh hút vào.
– Cảm biến ôxy đo lượng ôxy trong khí thải nhằm xác định nhiên liệu hòa trộn thừa hay
thiếu xăng để ECU hiệu chỉnh khi cần thiết.
– Cảm biến vị trí van tiết liệu để ECU điều chỉnh lượng xăng phun vào phù hợp khi đạp
ga .
– Cảm biến nhiệt độ chất lỏng động cơ cho ECU biết nhiệt độ làm việc của động cơ.
– Cảm biến hiệu điện thế để ECU bù ga khi mở các thiết bị điện trong xe.
– Cảm biến áp suất ống tiết liệu: lượng khơng khí hút vào máy là chỉ số quan trọng để
ECU đo công suất động cơ. Càng nhiều khơng khí đi vào xy lanh áp suất càng giảm. Vì
vậy, dựa vào số đo áp suất, ECU sẽ xác định được công suất động cơ.
– Cảm biến tốc độ động cơ dùng giám sát tốc độ, một trong các nhân tố để tính tốn xung
độ.
Phun đa điểm có 2 kiểu phun: tất cả các đầu phun cùng mở hoặc lần lượt từng đầu phun
chỉ mở khi xy lanh của đầu phun đó bắt đầu kỳ hút (hệ thống phun nhiên liệu đa điểm
liên tiếp). Ưu điểm của dạng này là khi nhấn ga gấp, hệ thống đáp ứng nhanh hơn nhiều
vì chỉ cần đến khi xy lanh tiếp theo mở van hút nhiên liệu thay vì chờ vòng quay máy kế
tiếp.
3.2.3 Kiểm tra, điều chỉnh vòi phun; cân chỉnh bơm cao áp trên thiết bị, đặt
+bơm cao áp lên xe
Thiết bị cân chỉnh bơm cao áp cho động cơ diesel là thiết bị chuyên sử dụng để kiểm tra
và sử chữa những lỗi, hư hỏng của liên quan tới hệ thống phun nhiên liệu của động cơ
diesel, trong mảng sửa chữa ô tô không phải đơn vị nào cũng có đủ điều kiện hay kinh
nghiệm để kiểm tra hay sửa chữa hệ thống nhiên liệu này.
Bơm cao áp trong động cơ diesel là thiết bị rất quan trọng, nó ảnh hướng trực tiếp tới
công suất động cơ và lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ đó, trong quá trình sử dụng
lâu ngày các linh kiện bên trong hoạt động có những sai số , tùy vào sai số lớn hay nhỏ
mà nó ảnh hưởng tới hiệu suất của động cơ mà người lái xe có thể cảm nhận được trong
quá trình vận hành xe.
Trong một động cơ cũng có nhiều pittong tùy từng loại bơm cao áp VE, PE, GM mà kết
cấu của chúng khác nhau và các kiểm tra và sửa chữa cũng khác nhau, các hư hỏng