Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 205 trang )
64
nước tạo thành các bọt khí hydro (phản ứng (1.5)), các hydroxit sắt này sẽ tham gia
vào các phản ứng polyme hóa tạo thành các chuỗi polyme có kích thước và khối
lượng lớn (phản ứng (1.7)), các polyme này chính là nhân tố chính làm giảm COD
thơng qua q trình keo tụ. Ngoài ra, các phản ứng điện phân nước xảy ra trên cực
âm tạo thành các bọt khí hydro, các bọt khí trong q trình chuyển động đi lên phía
trên bề mặt của bể điện phân sẽ kéo theo các chất ô nhiễm. Sau khi phản ứng điện
phân kết thúc việc tách các chất trên bề mặt và bùn lắng sẽ giúp loại bỏ các chất hữu
cơ dạng COD.
Trong q trình điện phân lượng oxy từ khơng khí khuếch tán vào dung dịch
điện phân và oxy tạo ra theo phản ứng (3.1) [156] oxi hóa một phần các chất hữu cơ
đóng góp vào q trình xử lý COD.
2H2O → 4H+ + O2 + 4e−
(3.1)
Trong dung dịch điện phân một phần Fe2+ oxi hóa lên Fe3+ (trên anot) [156]
là chất oxi hóa tốt đóng góp cho q trình xử lý COD bằng con đường oxi hóa.
4Fe2+ + O2 + 2H2O → 4Fe3+ + 4OH−
(3.2)
Hydroxit sắt II cũng bị oxi hóa một phần lên hydroxit sắt III theo phương
trình:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
(3.3)
Hoặc Fe(OH)3 được tạo ra theo các qua trình sau [156]:
Trên anot: Fe → Fe3+ + 3e−
(3.4)
Sau đó Fe3+ phản ứng với OH− trong nước
Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3
(3.5)
Fe(OH)2 và Fe(OH)3 là tác nhân loại bỏ COD trong nước bằng quá trình liên
kết tĩnh điện hoặc bằng quá trình keo tụ [35] tạo bùn lắng tách ra khỏi NRR.
Noubactep và cộng sự (2010) [156] cho rằng cơ chế chính loại bỏ chất ơ
nhiễm trong nước là keo tụ với tác nhân là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 và polime của các
hydroxit này. Nghiên cứu cũng đề cập tới quá trình xử lý chất ơ nhiễm còn có thể do
các phản ứng điện cực. Cho nên Fe(OH)3 cũng có thể là tác nhân hấp phụ trong quá
trình xử lý COD.
65
Trong dung dịch điện phân có thể có các q trình:
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(3.6)
4Fe(OH)3 → Fe(OH)2 + Fe3O4 + 3H2O
(3.7)
Fe2O3, Fe3O4 cũng là tác nhân hấp phụ COD.
Hình 3.1 cho thấy, khi thời gian điện phân càng dài và mật độ dòng càng tăng
khả năng loại bỏ COD trong nước thải của quá trình xử lý càng tốt.
Kết quả này hồn tồn hợp lý vì theo định luật Faraday (cơng thức 3.1), khi
thời gian xảy ra phản ứng điện phân diễn ra càng dài thì lượng ion sắt được sinh ra
từ bên trên điện cực dương sẽ càng nhiều dẫn tới lượng chất keo tụ tạo ra càng lớn.
Theo định luật Faraday, lượng chất keo tụ tạo thành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ba
yếu tố: mật độ dòng (cường độ dòng), vật liệu điện cực và thời gian điện phân:
C
Trong đó:
M .I .t
n.F .V
3.1
C - Nồng độ kim loại giải phóng ở điện cực, g/l;
M - Khối lượng nguyên tử khối của kim loại, g/mol;
I – Cường độ dòng, A;
t - Thời gian điện phân, phút;
F - Hằng số Faraday, 96500 C/mol;
V - Thể tích của nước thải, l
Từ hình 3.1, ta thấy hiệu suất xử lý của COD tăng mạnh khi mật độ dòng
tăng từ 1,298 đến 3,896 mA/cm2. Bên cạnh đó, khi tăng mật độ dòng lên 4,545 và
5,194 mA/cm2 thì hiệu suất xử lý COD cũng có xu hướng tăng dần nhưng mức độ
tăng khơng nhiều và gần như là không thay đổi. Cụ thể, khi tăng điện áp đặt lên hai
bản điện cực từ 1,298 đến 3,896 mA/cm2 hiệu suất tương ứng là 53,33 và 76,79% ở
60 phút điện phân. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng mật độ dòng lên cao hơn nữa thì
hiệu suất xử lý nhận được lại khơng có sự thay đổi qúa lớn với các giá trị 78,71%
với J = 4,545 mA/cm2 và 80,36% tại mật độ dòng J = 5,194 mA/cm2 ở 60 phút điện
phân.
Hiện tượng này có thể giải thích được rằng khi mật độ dòng (cường độ dòng
điện) tăng lên thì mật độ điện tích qua các bản điện cực cũng tăng theo làm cho
66
dương cực tan tốt hơn tạo nhiều ion sắt dẫn đến khả năng tạo chất keo tụ tăng làm
tăng hiệu quả giảm COD trong NRR.
90
HiƯu st xư lý COD (%)
80
70
60
50
40
1,298 mA/cm2
2,597 mA/cm2
3,246 mA/cm2
3,896 mA/cm2
4,545 mA/cm2
5,194 mA/cm2
30
20
10
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thêi gian (phót)
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng
và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý COD
Bên cạnh đó, khi mật độ dòng giữa các điện cực là 3,896 mA/cm2 từ hình 3.1
cho thấy, tại 10 phút đầu tiên hiệu suất xử lý COD thu được tương đối thấp chỉ
khoảng 42,86%. Tỷ lệ tạo thành ion kim loại trên các điện cực thấp, tuy nhiên, khi
thời gian điện phân tăng lên, nồng độ ion kim loại tạo thành và các chất keo tụ, kết
tủa bông tăng lên. Do đó, hiệu suất xử lý COD cũng tăng lên theo thời gian. Quan
sát cho thấy, màu sắc của nước thải cũng có sự thay đổi rõ rệt qua thời gian từ màu
đen sang xám và cuối cùng là màu sáng xanh. Mặt khác, trong khoảng 30 phút điện
phân đầu tiên, hiệu suất xử lý COD tăng từ 42,86% lên 69,64% với J = 3,896
mA/cm2. Song, hiệu suất xử lý COD lại có xu hướng tăng chậm từ phút thứ 40 và
gần như là một hằng số tính từ thời điểm 60 phút. Cụ thể sau 20 phút điện phân tiếp theo
(từ 60 đến 80 phút), thì hiệu suất xử lý chỉ tăng 2,5%. Điều này có thể giải thích, sau
một thời gian điện phân lớp hydroxit kim loại hình thành bám trên bề măt điện cực
làm cho phản ứng trên các điện cực bị chậm lại. Sự biến động hiệu suất xử lý theo
67
thời gian là do: quá trình EC thực hiện ở điều kiện mở, DO cao cho nên sự chuyển
hóa của Fe2+ sau khi giải phóng khỏi điện cực ở những giá trị pH khác nhau có các
dạng tồn tại khác nhau. Đó là các dạng Fe(III) hydroxit, hỗn hợp Fe(II) và Fe(III)
hydroxit, sắt từ và dạng anion của Fe(II) hydroxit. Các dạng này thay đổi theo thời
gian điện phân và pH của dung dịch điện phân. So sánh với nghiên cứu của
Chavalparit và Ongwandee (2009) [157] kết quả thu được có xu hướng tương đồng.
Như vậy để xử lý COD bằng điện cực sắt ta có thể chọn thời gian điện phân
khơng q 60 phút vì thời gian tiếp theo hiệu suất tăng khơng đáng kể.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý
amoni
Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý
amoni thể hiện ở hình 3.2:
30
HiƯu st xư lý amoni (%)
25
20
15
1,298 mA/cm2
2,597 mA/cm2
3,246 mA/cm2
3,896 mA/cm2
4,545 mA/cm2
5,194 mA/cm2
10
Thời
5
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thêi gian (phót)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ dòng
và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý amoni
Quá trình xử lý amoni trong EC được giải thích là do q trình điện phân kết
hợp với chuyển dịch cân bằng, quá trình oxi hóa và q trình hấp phụ…
68
Theo phương trình (3.1), oxy được tạo ra và oxy có trong hệ oxi hóa amoni
thành nitrat. Sau đó nitrat lại có thể được xử lý theo các phương trình (1.8 – 1.10)
bằng quá trình điện phân chuyển hóa nitrat thành nitơ bay ra khỏi hệ. Điều này
cũng chứng minh cho kết quả sau quá trình xử lý bằng EC nồng độ nitrat trong
NRR thấp hơn ban đầu.
Trong NRR hàm lượng Cl- cao, khi quá trình điện phân diễn ra Cl- bị điện
phân thành Cl2 theo phương trình (1.11). Cl2 tạo ra là tác nhân oxi hóa NH4+.
Trong bể điện phân có cân bằng:
NH4+ ⇌ NH3
(3.8)
Theo giản đồ ở hình 1.8 thì pH thấp tồn tại ở dạng amoni, nếu pH cao tồn tại
ở dạng amoniac. Quá trình EC tăng pH và nhiệt độ làm cho cân bằng (3.8) chuyển
dịch theo hướng tạo ra amoniac bay lên dẫn tới amoni được loại bỏ.
Ilhan và cộng sự (2008) [36] cũng chỉ ra, nếu có quá trình khuấy trộn làm
tăng sự chuyển động của ion trong nước về các điện cực (tích điện âm chuyển tới
cực anot và tích điện dương chuyển tới cực catot) và làm tăng khả năng bay lên của
amoniac tới 2%. Trong nghiên cứu này con từ được khuấy liên tục (200 vòng/phút)
suốt q trình điện phân sẽ thúc đẩy amoniac bay lên dẫn tới amoni được xử lý.
Nếu tăng tốc độ khuấy trộn làm tăng quá trình bay lên của amoniac, nhưng nếu tốc
độ khuấy cao làm vỡ các tập hợp keo tụ tạo bơng làm ảnh hưởng đến q trình xử
lý COD, TSS và độ màu. Vì vậy, tốc độ khuấy trộn phù hợp để đảm bảo tăng khả
năng bay lên của amoniac nhưng cũng thúc đẩy tốt quá trình keo tụ tạo bơng.
Từ hình 3.2 thấy, hiệu suất xử lý của amoni tăng khi mật độ dòng tăng từ
1,298 đến 3,896 mA/cm2 và thời gian tăng từ 0 đến 80 phút. Khi tăng mật độ dòng
lên 4,545 và 5,194 mA/cm2 thì hiệu suất xử lý amoni cũng có xu hướng tăng dần
nhưng mức độ tăng không nhiều.
Cụ thể, khi tăng điện áp đặt lên hai bản điện cực từ 1,298 đến 3,896 mA/cm2
hiệu suất xử lý amoni tương ứng là 14,03 và 23,64% ở 80 phút. Tuy nhiên, khi tiếp
tục tăng mật độ dòng lên cao hơn nữa thì hiệu suất xử lý amoni lại khơng có sự
thay đổi qúa lớn với các giá trị 24,32% với J = 4,545 mA/cm2 và 24,99% với J =
5,194 mA/cm2. Trong thời gian 60 phút đầu tiên, hiệu suất xử lý amoni tăng nhẹ từ
0 lên 23,4% với J = 3,896 mA/cm2. Khi thời gian điện phân kéo dài thêm 20 phút
69
thì hiệu suất xử lý amoni tăng rất ít lên 24,99% sau 80 phút phản ứng. Hiện tượng
này được giải thích là khi tăng mật độ dòng và thời gian phản ứng làm tăng pH và
nhiệt độ dẫn tới nhiều amoni được chuyển thành amoniac bị loại bỏ ở dạng khí
hình thành xung quanh cực âm [36]. Khi tạo nhiều amoniac theo cân bằng (3.8) thì
amoniac khơng tích điện nên khơng xử lý bằng quá trình điện phân. Dẫn tới khi
tăng thời gian xử lý sau 60 phút thì hiệu suất xử lý amoni tăng không nhiều.
Như vậy để xử lý amoni bằng điện cực sắt ta có thể chọn thời gian điện phân
khơng q 60 phút vì thời gian sau đó hiệu suất xử lý amoni tăng khơng đáng kể.
3.1.1.3. Ảnh hưởng mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý TSS
Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý TSS
thể hiện ở hình 3.3:
1,298 mA/cm2
2,597 mA/cm2
3,246 mA/cm2
3,896 mA/cm2
4,545 mA/cm2
5,194 mA/cm2
HiƯu st xư lý TSS (%)
40
30
20
10
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thêi gian (phót)
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ dòng
và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý TSS
Từ hình 3.3, lượng TSS được loại bỏ bằng quá trình EC tỷ lệ thuận với mật
độ dòng và thời gian điện phân. Hiệu suất xử lý TSS đã tăng khi mật độ dòng đặt
trên các bản điện cực tăng.
70
Cụ thể, khi mật độ dòng thay đổi từ 1,298 đến 5,194 mA/cm2, hiệu suất xử lý
TSS đã tăng đáng kể từ 6,85% lên 41,1% ở 80 phút. Trên thực tế, hiệu suất xử lý
TSS trong NRR của q trình EC ở mật độ dòng 3,896; 4,545 và 5,194 mA/cm2
không khác biệt đáng kể (chênh lệch khoảng 2,06%). Ngồi ra, quy trình EC đã làm
việc hiệu quả hơn trong 60 phút đầu tiên với hiệu suất xử lý từ 0 đến 38,61% với
mật độ dòng là 3,896 mA/cm2, ở 20 phút tiếp theo hiệu suất tăng chậm chỉ đạt
38,97%. Điều này có thể giải thích, sau một thời gian điện phân lớp hydroxit kim
loại hình thành bám trên bề măt điện cực làm cho phản ứng trên các điện cực bị
chậm lại.
Xử lý TSS cũng được giải thích tương tự như q trình xử lý COD. TSS
được loại bỏ cơ bản là do quá trình quá trình keo tụ điện hóa. Chất keo tụ để xử lý
TSS là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 và polime tạo ra từ hai hydroxit này kết hợp với TSS
keo tụ, tạo bông lắng xuống ở dạng bùn. Cũng theo định luật Faraday khi tăng mật
độ dòng (tăng cường độ dòng điện) và tăng thời gian phản ứng thì lượng chất keo tụ
tạo ra nhiều hơn. Điều này giúp giải thích là khi tăng thời gian phản ứng hiệu suất
xử lý tăng và mật độ dòng điện càng cao hiệu suất xử lý TSS càng lớn.
Đi đơi với q trình keo tụ một phần các chất rắn lơ lửng cũng được các bọt
khí hydro kéo nổi lên bề mặt.
Ngoài ra một phần các chất rắn lơ lửng cũng được tách ra nhờ quá trình hấp phụ.
Như vậy để xử lý TSS bằng điện cực sắt ta có thể chọn thời gian điện phân
khơng q 60 phút vì thời gian sau đó hiệu suất xử lý TSS tăng không đáng kể.
3.1.1.4. Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý độ
màu
Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý độ
màu thể hiện ở hình 3.4:
Quan sát hiện tượng xảy ra trong suốt quá trình điện phân cho thấy, màu của
nước thải thay đổi rõ rệt từ đen sang xám và cuối cùng chuyển sang màu xám xanh.
Điều này có thể giải thích được rằng các chất ơ nhiễm gây màu trong nước thải
giảm rõ rệt qua thời gian điện phân.
71
Xử lý độ màu được giải thích là do các chất màu hữu cơ cũng được xử lý
tương tự như COD nhờ quá trình keo tụ điện phân.
Theo phương trình (3.2), Fe3+ được tạo ra và oxy có trong hệ có thể oxi hóa
các chất tạo màu hoặc bẻ gẫy các nhóm tạo màu làm cho chất tạo màu được loại bỏ.
Fe(OH)3, Fe2O3, Fe3O4 tạo ra trong quá trình điện phân là tác nhân tốt hấp
phụ chất màu.
Từ hình 3.4, khi mật độ dòng tăng từ 1,298 lên 5,194 mA/cm2, sau 80 phút
xử lý hiệu suất tăng nhanh từ 47,8 lên 81,8%. Điều này hoàn toàn phù hợp với định
luật Faraday là khi tăng mật độ dòng thì ion kim loại tạo ra nhiều làm tăng chất keo
tụ nên hiệu suất xử lý tăng. Mặt khác tại giá trị mật độ dòng J= 3,896; 4,545 và
5,194 mA/cm2 hiệu suất xử lý độ màu thu được khác nhau không đáng kể tương
ứng là 79,4; 80,2 và 81,9% ở 80 phút.
HiƯu st xư lý độ màu (%)
80
60
40
1,298 mA/cm2
2,597 mA/cm2
3,246 mA/cm2
3,896 mA/cm2
4,545 mA/cm2
5,194 mA/cm2
20
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thời gian (phót)
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ dòng
và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý độ màu
Ngoài ra, khi thời gian điện phân diễn ra càng dài thì màu của nước trở nên
trong hơn, trong thời gian 40 phút đầu tiên đồ thị của hiệu suất xử lý độ màu là một
hàm tăng nhanh theo thời gian, hiệu suất lên tới gần 60% ứng với mật độ dòng
72
3,896 mA/cm2. Hiệu suất tăng chậm hơn ở 20 phút kế tiếp (71,6%) và tăng chậm ở
thời gian 80 phút điện phân (79,4%). Điều này có thể giải thích, sau một thời gian
điện phân lớp hydroxit kim loại hình thành bám trên bề măt điện cực làm cho phản
ứng trên các điện cực bị chậm lại.
3.1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến sự biến đổi pH
trong quá trình EC
Sự biến đổi pH trong quá trình EC được thể hiện ở hình 3.5:
9.4
9.2
9.0
pH
8.8
8.6
1,298 mA/cm2
2,597 mA/cm2
3,246 mA/cm2
3,896 mA/cm2
4,545 mA/cm2
5,194 mA/cm2
8.4
8.2
8.0
7.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thêi gian (phót)
Hình 3.5. Biểu đồ biến đổi pH của NRR trong quá trình EC theo thời gian
Từ hình 3.5 cho thấy khi tăng thời gian điện phân pH của NRR trong hệ tăng.
Mật độ dòng lớn hơn làm tăng pH nhanh hơn và cao hơn trong q trình điện phân.
Điều này cũng được giải thích là do sự hình thành nhóm OH - và các hydroxit kim
loại. Sự cân bằng trong điện phân dung dịch khi mất đi 1 H+ sinh ra 1 OH- (sinh ra 1
H2 cũng sinh ra 1 Fe(OH)2 theo phương trình (1.4) và (1.5)). Như vậy thì khơng có
sự thay đổi về pH. Nhưng ở đây pH lại tăng, có thể giải thích theo hướng là do NRR
là một hỗn hợp phức tạp nên có q trình oxi hóa xảy ra ở điện cực, nhưng khơng
hòa tan được Fe ra thành Fe2+ hay cả quá trình điện phân nước làm mất cân bằng.
Phản ứng (1.5) mất 1 H2 tạo ra 1 OH-, pH tăng là do H2 mất đi mà Fe ở phản ứng
73
(1.3) tan ra khơng được. Sở dĩ Fe khó tan ra cũng có thể là do sau một thời gian
phản ứng hydroxit kim loại tạo ra bán vào cực anot cản trở q trình điện cực.
Ngồi ra sau một thời gian phản ứng các axit hữu cơ bị chuyển hóa làm giảm
tính axit dẫn tới pH tăng.
Mật độ dòng J = 1,298 mA/cm2, pH thay đổi từ 8,0 đến 8,8 và khi mật độ
dòng là 5,194 mA/cm2, pH thay đổi từ 8,0 đến 9,3 khi thời gian điện phân được 80
phút. Sự gia tăng độ pH chứng tỏ rằng không chỉ số lượng chất keo tụ sắt hydroxit
được tạo ra đáng kể mà còn tạo ra bọt khí hydro lớn. Đó có thể là lý do tại sao hiệu
suất xử lý COD, TSS và độ màu tăng lên liên tục do sự gia tăng thời gian điện phân
và mật độ dòng. Sau thời gian 60 phút hiệu suất xử lý COD, TSS và độ màu tăng
không đáng kể là do sau một thời gian điện phân lớp hydroxit kim loại hình thành
bám trên bề măt điện cực làm cho phản ứng trên các điện cực bị chậm lại. Khi pH
tăng oxy tác dụng với điện cực sắt tạo ra lớp oxit trên bề mặt điện cực làm cho điện
cực dương khó tan ra, dẫn tới lượng chất keo tụ tạo ra ít làm cho hiệu suất xử lý
COD, TSS và độ màu gần như tăng không đáng kể.
pH tăng dần theo thời gian phản ứng và mật độ dòng đặt vào các điện cực
cao thì pH lớn hơn điều này giúp giải thích tại sao khi tăng thời gian phản ứng và
tăng mật độ dòng điện thì hiệu suất xử lý amoni tăng. Do pH tăng thúc đẩy quá trình
tạo ra amoniac (theo giản đồ 1.8) bay lên theo cân bằng (3.8). Từ kết quả nghiên
cứu ảnh hưởng của mật độ dòng và thời gian điện phân đến hiệu suất xử lý COD,
amoni, TSS và độ màu trong NRR ta thấy mật độ dòng tăng trong khoảng nghiên
cứu thì hiệu suất xử lý tăng, khi tăng thời gian điện phân thì hiệu suất tăng nhanh từ
0 phút đến khoảng 60 phút. Tiếp tục tăng thời gian điện phân thì cơ bản hiệu suất xử
lý gần như không tăng. Với các mật độ dòng 3,896; 4,545 và 5,194 mA/cm2 thì hiệu
suất xử lý khác nhau không nhiều ở các khoảng thời gian phản ứng. Mật độ dòng
thấp nhất J = 1,298 mA/cm2 không những hiệu suất xử lý thấp nhất mà theo thời
gian điện phân hiệu suất xử lý COD, amoni, TSS và độ màu tăng chậm. Ở điều kiện
mật độ dòng 3,896 mA/cm2 và thời gian điện phân 60 phút cho hiệu quả xử lý tốt và
phù hợp với chi phí điện năng mà hiệu suất xử lý khơng kém nhiều ở điều kiện J =
74
4,545 và 5,194 mA/cm2 có chi phí điện năng cao hơn. Càng tăng thời gian điện
phân thì chi phí điện năng càng tăng.
Ảnh hưởng của thời gian điện phân từ 10 - 80 phút đến hiệu suất xử lý COD,
amoni, TSS và độ màu trong NRR với điều kiện J = 3,896 mA/cm2 thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian điện phân
đến hiệu suất xử lý COD, amoni, TSS và độ màu trong NRR
(J = 3,896 mA/cm2)
Hiệu suất xử lý (%)
Thời gian
phản ứng
(phút)
COD
Amoni
TSS
Độ màu
10
42,86
8,75
9,83
27,90
20
58,93
12,29
15,95
46,75
30
69,64
17,50
23,98
54,56
40
73,21
19,36
30,46
59,10
60
76,79
23,64
38,61
71,67
80
79,29
24,38
38,97
79,39
Khi J = 3,896 mA/cm2 thì theo bảng 3.1 ta có thể lựa chọn thời gian điện
phân 60 phút cho các nghiên cứu tiếp theo mặc dù với thời gian này hiệu suất chưa
phải là cao nhất, nhưng sau 60 phút hiệu suất tăng không nhiều.
3.1.1.6. Đánh giá sự tiêu thụ năng lượng xử lý NRR bằng q trình EC
Năng lượng tiêu thụ được tính theo cơng thức 3.2.
W
Trong đó:
v.t .I
1000.V
W – Năng lượng tiêu thụ, KWh/m3;
ν - Hiệu điện thế đặt vào các điện cực, vol;
t – Thời gian điện phân, giờ;
I – Cường độ dòng đặt vào các điện cực;
3.2