Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.38 KB, 96 trang )
- Xây dựng bộ máy quản lý đáp ứng được những đòi hỏi từ thực tiễn,
đảm bảo tính thống nhất trong triển khai thực hiện cơng việc.
- Đồng bộ hóa công tác quản lý tài sản công từ khâu lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện cho đến kiểm tra giám sát.
- Bảo đảm việc sử dụng, khai thác đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả,
cơng khai, minh bạch.
- Quy định rõ trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát đối với người đứng
đầu các đơn vị, tăng cường sự giám sát trong sử dụng khai thác tài sản cơng từ
nhiều phía, trong tồn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai
thác, xử lý tài sản công.
- Tập trung khắc phục bằng được những yếu kém hạn chế trong công
tác quản lý, những sai phạm của cán bộ, công chức trong sử dụng khai thác tài
sản công.
- Tiếp cận một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử
dụng, xử lý tài sản công bao gồm: Mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở
làm việc theo hình thức PPP, khốn kinh phí sử dụng tài sản công, thuê quản
lý vận hành tài sản cơng.
4.1.2 Phương hướng
- Đổi mới vai trò lãnh đạo của Tòa án nhân dân tỉnh đối với cơng tác
quản lý tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý dựa trên những quy
định về phân cấp quản lý tài sản công.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản về công tác quản lý tài sản công,
chú trọng đến những nội dung mới ban hành, sửa đổi.
- Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh chủ động xây dựng ban hành quy
chế về quản lý sử dụng tài sản nhằm đảm bảo thực hiện đúng những quy định
pháp luật về quản lý tài sản công đồng thời tạo cơ sở hướng dẫn các đơn vị
Tòa án nhân dân cấp huyện.
69
- Chấp hành nghiêm quy định pháp luật công khai minh bạch các vấn
đề về đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển thanh lý tài sản, bảo trì sửa
chữa trụ sở....
- Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý
đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm.
- Đổi mới, triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý tài sản
công.
4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện quản lý tài sản cơng tại Tòa
án nhân dân tỉnh Thái Bình
4.2.1 Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch quản lý tài sản công
Để công tác lập kế hoạch quản lý tài sản công sát với tình hình thực tế,
đúng Luật quản lý tài sản cơng và đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, minh
bạch cần một số giải pháp sau:
- Trong công tác lập kế hoạch, phải bám sát vào những tiêu chí như tiêu
chuẩn định mức của tài sản với từng đối tượng. Nhu cầu trang bị tài sản cần
phải được tính tốn sát thực tế, tránh xây dựng số liệu tự do tự phát, hạn chế
tối đa việc phát sinh nhu cầu bổ sung trong năm làm ảnh hưởng đến việc bố
trí dự toán ngân sách.
- Phải bổ sung xây dựng những nhiệm vụ còn thiếu trong khi lập kế
hoạch như nhiệm vụ đầu tư xây dựng trụ sở, thanh lý, điều chuyển tài sản
Việc chỉ tập trung lập kế hoạch mua sắm tài sản, sửa chữa bảo trì trụ sở dẫn
đến triển khai thực hiện các công tác khác trong năm mất tính chủ động, giảm
đi hiệu quả của cơng tác quản lý, vì vậy khi xây dựng kế hoạch quản lý tài sản
công cần thực hiện bao quát các công việc có liên quan.
- Tổ chức cơng khai thảo luận dự tốn giữa Tòa án nhân dân tỉnh và
huyện, từ thảo luận để công tác xây dựng kế hoạch quản lý tài sản được tiến
70
hành đồng bộ thống nhất, Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm
chính trong việc tổng hợp, tính tốn, đối chiếu lại số liệu, kiểm tra tính xác
thực nhu cầu của các đơn vị dựa trên văn bản hướng dẫn của đơn vị cấp trên,
từ đó tạo cơ sở để xây dựng dự tốn về tài sản sát với thực tế tại mỗi đơn vị.
- Qua các năm triển khai lập kế hoạch cho thấy việc lập dự toán về tài
sản ở các đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn còn chậm chễ nên Văn
phòng Tòa án nhân dân tỉnh cần phải đơn đốc nhắc nhở thủ trưởng và kế toán
toán tại các đơn vị. Bắt đầu từ tháng 4 cần triển khai văn bản hướng dẫn các
đơn vị kiểm tra đối chiếu lại tài sản đang quản lý, dự kiến nhu cầu phát sinh
trong năm, từ đó tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như tăng tính chủ động
cho cơng tác lập dự toán.
- Đối với nhu cầu phát sinh sửa chữa trụ sở, việc lập dự tốn đòi hỏi
phải bài bản, chính xác, các đơn vị có phát sinh nhiệm vụ trên phải th đơn
vị có chun mơn về lĩnh vực xây dựng để đưa ra số liệu hợp lý với từng hạng
mục cần sửa chữa, bảo trì.
4.2.2 Hồn thiện công tác tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản công
Từ thực tiễn những tồn tại hạn chế trong tổ chức thực hiện khai thác sử
dụng tài sản cơng, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã rút ra được những bài
học kinh nghiệm quý giá và cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong sử dụng tài sản
công đối với cán bộ, công chức và người lao động. Sử dụng tài sản để tạo ra
hiệu quả cao nhất cho công việc đồng thời cũng cần sử dụng đúng mục đích,
tránh lãng phí, có trách nhiệm trong giữ gìn bảo vệ tài sản.
- Hướng dẫn đối tượng phụ trách cơng tác kế tốn tại mỗi đơn vị thực
hiện tốt cơng tác kế tốn, ghi chép tài sản trên sổ sách theo đúng quy định, lưu
giữ chứng từ liên quan đến vấn đề phát sinh của tài sản. Hàng kỳ hàng quý
71
trích lập, theo dõi khấu hao tài sản, tăng giảm đối với tài sản mua mới hoặc
thanh lý.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở cũng như công tác quyết tốn cơng
trình. Việc chia lẻ nguồn kinh phí đầu tư trụ sở vào từng năm khiến nhà thầu
chậm chễ trong thi cơng, Tòa án nhân dân tỉnh cần chủ động làm việc với Tòa
án nhân dân tối cao để có được nguồn kinh phí theo hướng có lợi nhất cho
đơn vị cũng như bên nhà thầu.
- Triển khai thực hiện công tác mua sắm tài sản hàng năm ngay khi có
nguồn kinh phí, tổ chức đấu thầu theo đúng quy định pháp luật công khai
minh bạch trong các khâu thực hiện, dần hoàn thiện đáp ứng đủ nhu cầu về tài
sản cho cán bộ công chức và người lao động, tạo tâm lý tinh thần ổn định
trong công việc.
- Hướng dẫn, nâng cao chuyên môn cho cán bộ về trình tự thủ tục đấu
thầu, thanh lý và những nghiệp phát sinh khác liên quan tới tài sản để khi tổ
chức thực hiện được bài bản, linh hoạt, đúng quy định pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện thanh lý tài sản theo hướng tập trung nhằm tăng
tính minh bạch công khai, đồng thời ấn định tháng 9 hàng năm Tòa án nhân
dân tỉnh sẽ cùng TAND các huyện tổ chức thanh lý những tài sản hư hỏng, hết
niên hạn không sử dụng được nữa, phối hợp với trung tâm đấu giá của tỉnh để
tiến hành định giá với tài sản là ô tô.
- Tổ chức kiểm tra công tác triển khai sửa chữa trụ sở tránh hiện tượng
làm sai hạng mục như trong dự toán. Muốn triển khai tốt cơng tác trên đòi hỏi
ngay từ khâu lập dự tốn phải chi tiết cụ thể từng hạng mục, phải dựa trên báo
cáo kinh tế kỹ thuật do đơn vị có chun mơn thực hiện. Từ đó có cơ sở để
kiểm tra đối chiếu các hạng mục sửa chữa đồng thời đơn vị phải cử người
giám sát kiểm tra bên nhà thầu thi cơng cơng trình trong q trình tổ chức
thực hiện.
72
- Mỗi đơn vị phải chủ động hơn với nguồn kinh phí, thực hiện tiết kiệm
kinh phí chi thường xuyên để đầu tư mua sắm sửa chữa trang thiết bị tài sản,
không nhất định phải phụ thuộc vào ngân sách hàng năm của ngành Tòa án
hay hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương.
4.2.3 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công
Trong thời gian tới để công tác kiểm tra giám sát quản lý tài sản công
đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, quy
định của pháp luật về công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý tài sản cơng
tới tồn thể cán bộ, cơng chức và người lao động.
- Công khai các sai phạm trong q trình sử dụng, quản lý tài sản cơng,
khơng nể nang, bao che đối với mọi cá nhân vi phạm. Đưa ra các hình thức kỷ
luật nhằm răn đe, phòng ngừa, giáo dục ý thức tư tưởng với cán bộ công chức
và người lao động trong cơ quan đồng thời cần có xây dựng chế độ khen
thưởng đối với cá nhân, tập thể hồn thành tốt cơng tác quản lý sử dụng tài
sản cơng, cá nhân có thành tích tố giác trong sai phạm.
- Yêu cầu tất cả đơn vị phải xây dựng, ban hành quy chế quản lý sử
dụng tài sản công, thực hiện nghiêm túc các quy định khi đã ban hành. Quy
chế phải xây dựng được các nội dung bắt buộc sau: phạm vi và đối tượng áp
dụng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trang bị tài sản, những quy định cụ thể
trong quản lý sử dụng tài sản, trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động kiểm tra,
giám sát. Việc kiểm tra, giám sát cần phải đưa vào nghị quyết của Đảng, mục
tiêu phải đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng tiêu cực lãng phí
trong quản lý và sử dụng tài sản công.
73
- Thông qua tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát để phát huy, khắc phục kịp thời các yếu kém, hạn chế
còn tồn tại.
- Tiến hành kiểm tra đột xuất tại các đơn vị TAND với cá nhân, tập thể
để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý trong quản lý sử dụng tài sản công
hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Đôn đốc nhắc nhở các đơn vị gửi báo cáo đúng thời hạn, nếu một đơn
vị vi phạm nhiều lần, biện pháp đưa ra là hạ bậc thi đua khen thưởng đối với
thủ trưởng, kế tốn đơn vị đó và cơng khai trước tồn thể cán bộ cơng chức
trong họp tổng kết cuối năm.
4.2.4 Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đối
tượng quản lý
Đội ngũ lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong quản lý tài sản
công, đây vừa là đối tượng quản lý nhưng cũng đồng thời là đối tượng sử
dụng tài sản. Đến nay các quy định pháp luật về quản lý tài sản công luôn cập
nhật, thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, do vậy phải chú trọng trong
công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản ý khi thực hiện công việc này,
nhất là thực hiện các chủ trương, văn bản, các nghiệp vụ mới phát sinh trong
quá trình quản lý.
Quản lý tài sản công là một vấn đề nhạy cảm, tác động tới nhiều cá
nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần đảm bảo tối đa sự
công bằng minh bạch và quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân,
tập thể để tránh những xung đột lợi ích hay đảm bảo hài hòa lợi ích giữa
từng đối tượng.
Hiệu quả trong quản lý tài sản công được coi như là tiêu chí đánh giá
hồn thành nhiệm vụ đối với đội ngũ lãnh đạo tham gia quản lý. Để nâng cao
hiệu lực của bộ máy quản lý tài sản công chúng ta cần:
74
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý tài sản công về
các mảng công việc liên quan tới đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, thanh lý,
điều chuyển tài sản,...Thông qua tập huấn sẽ giúp đội ngũ lãnh đạo tiếp cận
các văn bản liên quan đến điều hành hướng dẫn quản lý tài sản công đã được
và sắp ban hành, sửa đổi thay thế văn bản đã ban hành cũ, đồng thời cũng tạo
điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lý giữa các cá nhân.
- Nâng cao vai trò tập thể lãnh đạo, đề cao tính minh bạch cơng khai
trong thực hiện. Một tập thể sẽ tạo ra thế mạnh, tăng tính dân chủ trong quản
lý và trách nhiệm giữa từng thành viên luôn được đề cao trong công việc.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm giám sát của Văn phòng Tòa án nhân
dân tỉnh, vì tình trạng tại một số đơn vị đội ngũ lãnh đạo chưa thực sự hoàn
thành tốt vai trò giám sát trong quản lý tài sản công.
4.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong việc
quản lý tài sản công
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản
công hiện nay có thể coi là nhiệm vụ thiết thực trong cơng tác quản lý, những
hiệu quả mang lại từ công nghệ không chỉ giúp giảm bớt số lượng sổ sách ghi
chép mà còn giúp tiết kiệm thời gian trong quản lý theo dõi tài sản, tăng tính
chính xác về thơng tin tài sản.
Về triển khai thực hiện, đòi hỏi phải yêu cầu bắt buộc từng đơn vị phải
theo dõi tài sản trên phần mềm quản lý tài sản công của ngành Tòa án. Mỗi
thơng tin tài sản khi được khai báo sẽ bao gồm đầy đủ thông tin về loại tài
sản, năm sản xuất, xuất xứ, nguyên giá, ngoài ra phần mềm sẽ tự cấp 01 mã
tài sản riêng biệt không trùng lặp với những tài sản khác.
Để có những thơng tin về tài sản chuẩn xác, cần phải đào tạo hướng
dẫn những đối tượng kế toán một cách bài bản từ khâu khai báo dữ liệu đến
75
xử lý các vấn đề phát sinh đối với tài sản như thanh lý, điều chuyển, bán
hoặc thu hồi.
Những ưu điểm mà phần mềm mang lại so với việc ghi chép sổ sách là
rất nhiều, nó khơng chỉ giúp theo dõi thơng tin từ thời gian hình thành tài sản,
những biến động của mỗi tài sản khi phát sinh, phần mềm còn có thể tính tốn
theo dõi khấu hao dựa trên quy định về hao mòn tài sản đã tích hợp trong nó.
Tòa án nhân dân tỉnh hồn tồn có thể truy cập kiểm tra, lấy dữ liệu thông tin
về tài sản của bất kỳ của một đơn vị nào hoặc thông tin về tài sản của một đối
tượng đang sử dụng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công sẽ tạo sự
đồng bộ, thống nhất về thông tin tài sản đồng thời giúp người quản lý có thể
dễ dàng hơn trong công tác tra cứu; theo dõi; và rút ngắn thời gian khi cần
báo cáo đối với đơn vị cấp trên.
76
KẾT LUẬN
Trong những năm qua công tác quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Bình đã có nhiều đổi mới tích cực và đạt được một số kết quả nhất
định: Bộ máy quản lý tài sản cơng từng bước được hồn thiện gắn liền với
việc nâng cao chất lượng nội dung quản lý tài sản công; phân cấp quản lý
cùng với quy định cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị; công tác lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát được thực hiện thống nhất đồng
bộ nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn ngân sách nhà nước góp phần
phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực trong quản lý và sử dụng tài sản
cơng. Tuy nhiên, q trình quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái
Bình vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: việc thực hiện công tác
lập kế hoạch chưa đầy đủ; công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát còn
chưa cao; nhận thức về trách nhiệm trong quản lý của lãnh đạo tại một số đơn
vị chưa thực sự tốt, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ tham gia quản lý
tài sản cơng còn nhiều hạn chế.
Đề tài: “Quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình” đã
cơ bản hồn thành các mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những đóng góp
nhằm thực hiện tốt cơng tác quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh
Thái Bình cụ thể như sau:
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài
sản cơng tại cơ quan hành chính nhà nước
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý tài sản cơng
tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2017, đánh giá những kết quả
đã đạt được, nguyên nhân, hạn chế trong các khâu quản lý.
- Đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý tài sản cơng tại Tòa án
nhân dân tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2016. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
năm 2016. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016
hướng dẫn một số nội dung của quyết định số 58/2015/QĐ-TTG ngày
17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế
độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn
vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2014. Thơng tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 quy
định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà
nước. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 quy
định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày
03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2014. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội.
6. Chính phủ, 2009. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước. Hà Nội.
7. Trần Văn Giao, 2011. Giáo trình tài chính cơng và cơng sản. Học viện
hành chính quốc gia.
8. Nguyễn Mạnh Hùng, 2009. Cơ chế quản lý tài sản cơng trong khu vực
hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế
Quốc dân.
78
9. Nguyễn Thị Kim Liên, 2014. Hoàn thiện quản lý tài sản cơng đối với cơ
quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Thái Nguyên.
10. Nguyễn Thị Lý, 2014. Quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập
ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phan Hữu Nghị, 2009. Quản lý tài sản cơng trong các cơ quan hành
chính Nhà nước ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013. Giáo trình Khoa học Quản
lý. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Trần Việt Phương, 2017. Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Luật dân sự,
số 91/2015/QH13. Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật đấu
thầu, số 43/2013/QH13. Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước, số 09/2008/QH12. Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017. Luật Quản lý,
sử dụng tài sản công, số 15/2017/QH14 Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Hiến pháp.
Hà Nội.
19. Nguyễn Tân Thịnh, 2016. Giải pháp quản lý, sử dụng tài sản công tiết
kiệm, hiệu quả. Tạp chí Tài chính, số 642, trang 45-48.
20. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày
04/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô
tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Hà Nội.
79