Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.38 KB, 96 trang )
quản lý tài sản công giai đoạn 2015-2020 về mua sắm tài sản, xây dựng trụ sở,
sửa chữa cải tạo trụ sở để chủ động trong việc xin nguồn kinh phí của ngành
và địa phương đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư xây
dựng trụ sở, mua sắm, thanh lý tài sản, thực hiện nghiêm túc công tác sửa
chữa bảo trì trụ sở làm việc theo số kinh phí được cấp. Từ năm 2013 đến nay,
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản theo
đúng quy định của pháp luật, sửa chữa bảo trì trụ sở cho các Tòa án nhân dân
quận và huyện thuộc phạm vi quản lý với tổng số tiền 30 tỷ đồng, trung bình
mỗi năm có 05 đơn vị/30 đơn vị được sửa chữa bảo trì trụ sở.
- Thực hiện nghiêm túc cơng tác kê khai đăng ký tài sản công vào phần
mềm quản lý của ngành Tòa án, lập sổ sách theo dõi tài sản cơng. Theo thống
kê đến nay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và 30 đơn vị thuộc phạm vi
quản lý đã hồn thành cơng tác kê khai đăng ký trên cũng như lập sổ sách hồ
sơ về tài sản cơng.
- Năm 2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn
về luật quản lý sử dụng tài sản công, luật đấu thầu, hướng dẫn nghiệp vụ nhập
khai báo tăng giảm tài sản trên phần mềm quản lý tài sản cơng của ngành Tòa án
cho các đối tượng là chủ tài khoản, các cán bộ kế toán tại các đơn vị thuộc phạm
vi quản lý. Thông qua lớp tập huấn nghiệp vụ, việc quản lý tài sản cơng của các
đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc theo dõi, hạch tốn mọi biến động
về số lượng và giá trị tài sản công được thực hiện đúng quy định. Các cơ quan,
tổ chức, đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng tài sản công hầu hết đều
chấp hành đúng quy định về lập hồ sơ quản lý tài sản, thực hiện các cơng tác sửa
chữa, bảo trì tài sản, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời
phát hiện những sai sót trong q trình quản lý sử dụng tài sản cơng tại các
34
đơn vị Tòa án nhân dân quận, huyện của Hà Nội. Trung bình có 02 lần/01
năm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức kiểm tra công tác quản lý tài
sản công tại các đơn vị tòa án thuộc phạm vi quản lý.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng là đơn vị không chỉ thực hiện tốt
công tác xét xử mà công tác quản lý tài sản công cũng luôn được chú trọng,
quan tâm. Tính đến nay, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý số
lượng tài sản có tổng giá trị hơn 365 tỷ đồng, bao gồm các tài sản là trụ sở, xe
ô tô, các tài sản trang thiết bị khác của đơn vị mình và 12 đơn vị thuộc phạm
vi quản lý. Những năm qua, nhờ xây dựng tốt kế hoạch đầu tư mua sắm tài
sản đã tạo ra sự chủ động trong sử dụng nguồn ngân sách hàng năm và đảm
bảo công khai, minh bạch trong q trình thực hiện đã giúp Tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng ln hồn tốt nhiệm vụ cơng tác đề ra. Hàng năm, các
sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản đã được kịp thời phát hiện thông qua
các cuộc kiểm tra, báo cáo của các Tòa án nhân dân quận huyện giúp nâng cao
ý thức trách nhiệm trong quản lý sử dụng tài sản với mỗi cán bộ công chức và
người lao động. Để đạt được những kết quả trên Tòa án nhân dân thành phố
Hải Phòng đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng trụ sở mới bám sát nhu cầu thực tế
tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Hiện nay đơn vị đang tổ chức xây dựng
mới 03 trụ sở Tòa án nhân dân cấp quận huyện với tổng kinh phí là 90 tỷ
đồng. Công tác đầu tư xây dựng đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, tạo
hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản luôn gắn với tiêu chuẩn, định
mức, thực hiện đúng các quy định của Luật Đấu thầu trong mua sắm tài sản
tại đơn vị, đảm bảo tính cơng khai minh bạch trong tổ chức thực hiện.
- Đồng thời từ năm 2013 đến 2017, Tòa án nhân dân thành phố Hải
35
Phòng đã xin cấp và tổ chức sửa chữa trụ sở cho các Tòa án nhân dân quận và
huyện thuộc phạm vi quản lý tổng số tiền 08 tỷ, trung bình mỗi năm có 02
đơn vị/12 đơn vị được sửa chữa bảo trì trụ sở theo niên hạn quy định, đảm bảo
mỹ quan, điều kiện làm việc cho cán bộ công chức.
- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý tài
sản công đối với cán bộ công chức và người lao động thường xuyên được quan
tâm, cho nên tránh được tình trạng lãng phí thất thốt tài sản tại các đơn vị.
- Thực hiện đầy đủ việc lập hồ sơ về tài sản tại các đơn vị thuộc phạm
vi quản lý, tính đến nay công tác kê khai, đăng ký tài sản công vào Cơ sở dữ
liệu phần mềm quản lý tài sản của ngành Tòa án đến nay đã hồn thành 100%
tiến độ.
- Tổ chức thanh lý những tài sản hết hao mòn, khơng sử dụng, tổng số
tiền thu được từ việc thanh lý từ 2013 trở lại đây là 270 triệu đồng, công tác
điều chuyển tài sản đã thực hiện đúng thủ tục theo quy định pháp luật và
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
- Phát huy tính dân chủ, công khai minh bạch trong đội ngũ cán bộ công
chức để tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời khắc phục những hạn
chế, ngăn chặn dấu hiệu tiêu cực phát sinh. Bên cạnh đó Tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ 02 lần/01 năm tại các
đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản cơng cho Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Bình
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài sản công tại các đơn vị
khác, có thể rút ra một số nội dung để xây dựng công tác quản lý tài sản cơng
tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình hiệu quả như sau:
- Một là: xây dựng kế hoạch quản lý tài sản cơng theo giai đoạn có định
hướng tầm nhìn dài hạn.
36
- Hai là nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản
công, đảm bảo công khai minh bạch trong các công tác phát sinh liên quan
đến tài sản công về đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển thanh lý tài sản,
bảo trì sửa chữa trụ sở...
- Ba là: nâng cao nhận thức, tăng cường công tác tuyên truyền về pháp
luật quản lý sử dụng tài sản công với cán bộ công chức và người lao động.
- Bốn là: phân công và quy định rõ trách nhiệm với từng đối tượng
được giao quản lý, sử dụng tài sản.
- Năm là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động
quản lý sử dụng tài sản công.
37
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các phương pháp thu thập tài liệu số liệu
2.1.1. Nguồn tài liệu thứ cấp
Để có thể đánh giá đúng và đầy đủ về cơng tác quản lý tài sản cơng tại
Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, luận văn sử dụng tài liệu thứ cấp sau:
Nguồn từ: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, phòng kế tốn
của các Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thu thập thông tin và số liệu từ các tài liệu:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản cơng;
- Báo cáo kê khai tài sản công từ năm 2013 đến 2017;
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài cơng từ năm 2013 đến 2017;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản trên phần mềm quản lý của ngành Tòa án.
- Các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan tới công tác quản lý tài sản
công; kết quả các công trình nghiên cứu đã được cơng bố...
Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các thơng tin, tài liệu trên các giáo
trình, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
2.1.2 Nguồn tài liệu sơ cấp
Số liệu được tiến hành thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu
hỏi 02 nhóm đối tượng bao gồm: cán bộ quản lý và kế tốn tại các đơn vị.
Đây là nhóm đối tượng trực tiếp và thường xuyên thực hiện các công
việc liên quan đến hoạt động quản lý tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình.
- Thời gian tiến hành điều tra khảo sát được thực hiện trong vòng 02
tháng: tháng 9 và tháng 10 năm 2017
- Đối tượng khảo sát:
38
Nhóm đối tượng thứ nhất: gồm 27 cán bộ tham gia quản lý tài sản công
tại 09 đơn vị. Cụ thể, trong số 27 cán bộ tham gia khảo sát có 09 đồng chí
đảm nhiệm chức vụ cấp trưởng và 18 đồng chí hiện đảm nhiệm chức vụ cấp
phó tại các đơn vị. Cơ bản 27 đồng chí tham gia khảo sát đều là những cán bộ
có thâm niên cơng tác trong ngành Tòa án và đều có trình độ Đại học trở lại.
Nhóm đối tượng thứ hai: có 11 đồng chí tham gia cơng tác kế tốn tại
các đơn vị. Cụ thể có 03 đồng chí đảm nhiệm cơng việc liên quan đến kế tốn
tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình và 08 đồng chí đảm nhiệm cơng tác kế
tốn tại các Tòa án nhân dân cấp huyện. Các đồng chí kế tốn đều có trình độ
Đại học trở lại và độ tuổi đều dưới 40 tuổi.
- Quy trình thực hiện: gồm có 03 bước
Bước 1: Tác giả sẽ lập phiếu điều tra khảo sát dành cho 02 nhóm đối
tượng như trên với các nội dung cơ bản như sau:
Phiếu điều tra khảo sát dùng cho cán bộ quản lý (Phụ lục 01)
Số lượng phiếu: 27 phiếu
Nội dung:
- Các thơng tin cơ bản: họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, vị trí và thời gian
đảm nhận chức vụ hiện tại.
- Mức độ hiểu biết về quản lý tài sản cơng.
- Đánh giá về q trình lập kế hoạch quản lý tài sản công, tổ chức thực hiện
khai thác sử dụng tài sản công và kiểm tra giám sát về quản lý tài sản cơng.
- Góp ý về những hạn chế và đề xuất biện pháp để hoàn thiện công tác
quản lý tài sản công.
Phiếu điều tra dùng cho kế toán (Phụ lục 02)
Số lượng phiếu: 11 phiếu
- Các thơng tin cơ bản: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, vị trí và
thời gian cơng tác.
39
- Mức độ hiểu biết về quản lý tài sản công.
- Đánh giá các quá trình lập kế hoạch quản lý tài sản công, tổ chức thực
hiện khai thác sử dụng tài sản công và kiểm tra giám sát về quản lý tài sản công.
Bước 2: Tác giả sẽ xuống các đơn vị để triển khai phát phiếu cho đúng
những đối tượng được hỏi.
Bước 3: Tác giả tiến hành thu thập tổng hợp số phiếu đã phát ra để có
cơ sở đưa ra những kết luận điều tra trong chương 3 về thực trạng quản lý tại
Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình và đề ra những phương hướng, giải pháp
trong chương 4.
- Kết quả thu được:
Sau khi tiến hành tổ chức phát phiếu cho đúng những đối tượng được
điều tra khảo sát, tác giả tổng kết như sau:
Đối với nhóm thứ 01: số phiếu phát ra là 27, số phiếu thu về là 27,
100% số phiếu trả lời hợp lệ, đạt 100% tỷ lệ phản hồi.
Đối với nhóm thứ 02: số phiếu phát ra là 11, số phiếu thu về là 11,
100% số phiếu trả lời hợp lệ, đạt 100% tỷ lệ phản hồi.
2.2 Các phương pháp xử lý tài liệu số liệu
2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích là phân chia cái toàn thể thành những bộ phận, những mặt,
những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, tìm ra những thuộc tính
và tính chất của chúng, từ đó ta có thể hiểu được đối tượng nghiên cứu một
cách rõ ràng hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố, bộ phận đấy.
Tổng hợp là gắn kết các bộ phận, khía cạnh để có nhận thức đầy đủ, đúng
đắn nhất, tìm ra được bản chất, quy luật chung của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp trong luận văn dùng để phân tích và
hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công trong
cơ quan hành chính nhà nước tại chương 1 cụ thể tập trung phân tích đặc điểm
40
và vai trò của quản lý tài sản cơng trong cơ quan hành chính nhà nước; nội
dung quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nước: từ khâu lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra giám sát công tác quản lý; các yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đồng thời phương pháp trên còn được sử dụng để nghiên cứu đánh giá
thực trạng quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình giai đoạn
2013-2017 trong chương 3 như sau: thực trạng lập kế hoạch quản lý tài sản
công, thực trạng tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản công và kiểm tra
giám sát hoạt động quản lý tài sản cơng. Để từ đó đề ra các giải pháp mang
tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của cả nước hiện nay để từ đó nâng cao
hiệu quả quản lý tài sản công trong thời gian tới.
2.2.2 Phương pháp thống kê - so sánh
Thống kê so sánh là thu thập, tổng hợp các số liệu, tư liệu có liên quan
đến đối tượng nghiên cứu, từ đó có cơ sở để phân tích, so sánh số liệu có sự
đồng nhất về nội dung ở những thời điểm khác nhau, để có thể đánh giá được
những mặt tích cực và hạn chế của đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp có được từ các báo cáo hàng năm và
nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát, bằng phương
pháp thống kê so sánh, tác giả đã sử dụng bảng biểu từ các báo cáo tổng hợp
liên quan đến tài sản công trong giai đoạn 2013 - 2017 của TAND tỉnh Thái
Bình tại chương 3 ở các mục: thực trạng lập kế hoạch quản lý tài sản công,
thực trạng tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản công và kiểm tra giám
sát hoạt động quản lý tài sản công.
Để thống kê các nội dung như: Tài sản thuộc phạm vi quản lý của
TAND tỉnh Thái Bình; dự tốn kinh phí sửa chữa trụ sở, dự tốn tài sản cơng,
tình hình đầu tư xây dựng trụ sở, tình hình mua sắm trang thiết bị văn phòng,
41