Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.38 KB, 96 trang )
- Có 30/38 bằng 78,9 % ý kiến được hỏi cho rằng TAND tỉnh đã tổ chức
thực hiện các vấn đề về đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm, sửa chữa, điều
chuyển và thanh lý tài sản công theo đúng quy định pháp luật.
- Có 20/38 bằng 52,6 % ý kiến được hỏi cho rằng việc theo dõi tài sản
bằng sổ sách như hiện nay có đáp ứng yêu cầu cơng việc.
- Có 27/38 bằng 71% ý kiến được hỏi cho rằng cơ sở vật chất như hiện
nay đã đáp ứng cơng việc, chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
3.2.3 Thực trạng kiểm tra giám sát quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân
dân tỉnh Thái Bình
Nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát
đối với quản lý tài sản công hàng năm, đồng thời thực hiện nghiêm túc các chỉ
đạo của Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh đã chủ động xây
dựng chương trình kiểm tra, giám sát bám sát vào các quy định của Chính phủ
trong quản lý tài sản cơng.
Định kỳ 01 lần/01 năm Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh giao nhiêm vụ
cho Văn phòng TAND tỉnh tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản
công đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, đây cũng là bộ phận tham
mưu giúp việc chính cho Lãnh đạo trong điều hành quản lý tài sản công.
Trước khi xuống các đơn vị TAND huyện để kiểm tra, phòng Kế tốn sẽ
xây dựng kế hoạch, tổ chức thành lập đoàn, soạn thảo quyết định gồm các nội
dung về trưởng đoàn, thành viên, thời gian, địa điểm, những yêu cầu trong công
tác kiểm tra để lãnh đạo phê duyệt, rồi gửi xuống các đơn vị phối hợp thực hiện.
Nội dung công việc kiểm tra bao gồm: hiện trạng tài sản công về nhà
đất, phương tiện đi lại, tài sản trang thiết bị của các đơn vị, sổ sách tài sản,
cơng tác sửa chữa bảo trì tài sản.
Cách thức kiểm tra gồm quan sát hiện trạng và thống kê về mặt số
lượng đối chiếu với số sách ghi chép tại đơn vị. Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm
59
tra sẽ ghi chép đầy đủ những mặt được, chưa được, đánh giá kết quả thực hiện
quản lý tài sản công vào biên bản.
Kết thúc công tác kiểm tra tại tất cả các đơn vị, lãnh đạo TAND tỉnh sẽ tổ
chức họp với đồn kiểm tra để xem xét đánh giá tình hình chung về quản lý tài
sản cơng và có văn bản gửi lại đơn vị đã kiểm tra. Qua công tác kiểm tra nếu
phát hiện sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản cơng, Văn phòng TAND
tỉnh sẽ báo cáo lãnh đạo để chỉ đạo, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục kịp thời
để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Về mặt kiểm tra giám sát quản lý sử dụng tài sản cơng tại các Tòa án nhân
dân huyện, định kỳ cuối năm Chánh án các huyện tổ chức kiểm kê tài sản về mặt
số lượng và hiện trạng trụ sở tại đơn vị mình, sử dụng nguồn kinh phí thường
xuyên để sửa chữa đối với những hỏng hóc nhỏ, lập báo cáo tình hình quản lý sử
dụng tài sản cơng gửi lên Tòa án nhân dân tỉnh.
Khi cơng việc phát sinh hoặc có đơn thư khiếu nại tố cáo đối với quản lý
sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thì Tòa án nhân dân
tỉnh sẽ xuống đơn vị để tiến hành xác minh thông tin. Nếu công việc phát sinh
hoặc dấu hiệu vi phạm này trong khả năng giải quyết TAND tỉnh sẽ tổ chức cuộc
họp gồm các lãnh đạo TAND tỉnh và huyện đưa ra phương hướng xử lý. Nếu
công việc phát sinh hoặc dấu hiệu vi phạm vượt khả năng giải quyết, TAND tỉnh
sẽ gửi công văn lên TAND tối cao, phối hợp với đoàn kiểm tra gồm Ban Thanh
tra, Cục Kế hoạch - Tài chính của TAND tối cao để thẩm tra, xác minh thông tin
liên quan đến vụ việc, qua quá trình làm việc trực tiếp với đơn vị có liên quan,
báo cáo của đơn vị, cá nhân liên quan đến vụ việc đoàn kiểm tra sẽ đưa ra kết
luận chính thức, phương án xử lý hợp lý đúng quy định pháp luật.
Về công tác kiểm tốn: cơng tác kiểm tốn khơng mang tính định kỳ
mà phụ thuộc vào kế hoạch của Kiểm toán nhà nước, hàng năm Kiểm toán
60
nhà nước sẽ lựa chọn một số đơn vị trong hệ thống Tòa án nhân dân để thực
hiện cơng tác kiểm tốn. Năm 2016 Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình được
kiểm tốn bởi cơ quan Kiểm tốn nhà nước, phòng kế tốn đã phối hợp với
kiểm toán, cung cấp đầy đủ số liệu, chứng từ về các nội dung quản lý, sử
dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị.
Kết quả điều tra, khảo sát cán bộ quản lý và kế toán tại các đơn vị về
tình hình kiểm tra giám sát cơng tác quản lý tài sản công được tổng hợp tại
bảng 3.10 dưới đây:
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả điều tra công tác kiểm tra giám sát quản lý
tài sản công tại TAND tỉnh Thái Bình
ST
T
1
Tổng
Nội dung điều tra
Hợp
Chưa
phiếu
lý
hợp lý
31
7
Đúng
Chưa
đúng
Có Khơng
38
lý chưa?
TAND tỉnh tiến hành kiểm tra
theo đúng thời gian, nội dung
3
số
Thời gian kiểm tra công tác quản
lý tài sản công như hiện nay hợp
2
Trả lời
38
25
13
trong bản kế hoạch kiểm tra?
Các sai phạm khi phát hiện trong
q trình kiểm tra có được
TAND tỉnh công khai không?
38
10
28
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra về công tác quản lý tài sản công)
Theo bảng điều tra:
- Có 31/38 bằng 81,6% ý kiến cho rằng thời gian kiểm tra công tác quản
lý tài sản công như hiện nay hợp lý với tình hình thực tế.
- Có 25/38 bằng 65,8% ý kiến cho rằng TAND tỉnh tiến hành kiểm tra
theo đúng thời gian, nội dung trong bản kế hoạch kiểm tra.
61
- Có 28/38 bằng 73,7% ý kiến cho rằng các sai phạm khi phát hiện
trong quá trình kiểm tra không được TAND tỉnh công khai.
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh
Thái Bình
3.3.1. Những kết quả đạt được
Quá trình quản lý tài sản cơng tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình trong
giai đoạn 2013 - 2017 đã đạt được kết quả trên các mặt cơ bản như sau:
Thứ nhất, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện thống nhất nguyên tắc
quản lý về tài sản công đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn
của cơ quan quản lý cấp trên. Phân cấp rõ ràng, quy định cụ thể trách nhiệm các
cá nhân trong quản lý, sử dụng tài sản.
Thứ hai, việc lập kế hoạch quản lý tài sản cơng thực hiện đúng trình tự
pháp luật quy định, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị.
- Công tác xây dựng dự toán đã đi vào nề nếp, đã bám sát theo quy định
về tiêu chuẩn định mức tài sản đối với mỗi đối tượng. Về cơ bản các đơn vị đã
xây dựng dự tốn tài sản trên tinh thần tích cực, đồng thời chủ động sử dụng
nguồn kinh phí ngân sách tiết kiệm được để mua sắm bổ sung trang thiết bị tài
sản.
- Về thời gian lập dự toán, hàng năm theo quy định trước ngày 30/6 Tòa
án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổng hợp số liệu dự tốn về nhu cầu tài sản của
đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý để gửi số liệu báo cáo cho
Tòa án nhân dân tối cao có căn cứ để xây dựng dự toán năm sau và kế hoạch
phân bổ kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản.
- Dự toán đã chi tiết cụ thể hơn, bao quát hầu hết các loại tài sản, đúng
theo yêu cầu của đơn vị cấp trên.
Thứ ba, công tác tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản đảm bảo
cơng khai minh bạch, tiết kiệm hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng
lãng phí tiêu cực.
62