Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.58 MB, 123 trang )
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cảm biến bao gồm một điện trở, nguồn điện áp 5V từ ECU cung cấp vào hai đầu của điện
trở, con trượt di chuyển trên điện trở theo góc mở của cánh bướm ga. Tín hiệu điện áp VTA từ
con trượt gởi về ECU để xác định độ mở của cánh bướm ga.
Ảnh cảm biến rời và trên xe.
Hình 2.2: Cảm biến vị trí bướm ga
Hình 2.3: Đường đặc tuyến cảm biến vị trí bướm ga
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.2. Cảm biến nhiệt độ
Trên các hệ thống điều khiển động cơ và ô tô ngày nay người ta sử dụng khá nhiều cảm
biến đo nhiệt độ: nhiệt độ động cơ (nhiệt độ nước làm mát – ECT Engine Coolant
Temperature), nhiệt độ dầu (EOT - Engine Oil Temperature), nhiệt độ nắp máy (CHT Cylinder Head Temperature, nhiệt độ khí nạp (IAT - Intake Air Temperature hay MAT –
Manifold Air Temperature).
Trong phần đồ án này chỉ lấy tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp và nhiệt độ động cơ , các
cảm biến đo nhiệt độ này có cấu tạo và mạch điện giống nhau, thường là một điện trở nhiệt
(thermistor) mắc trong mạch cầu phân áp.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ này là dựa vào sự thay đổi giá trị điện trở, dựa
trên sự thay đổi nhiệt độ nên dẫn đến sự thay đổi điện áp ở cầu phân áp. Chi tiết quan trọng đó
là điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Nó được làm
bằng vật liệu bán dẫn nên có hệ số nhiệt điện trở âm (NCT – Negative Temperature
Coefficient). Khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm và ngược lại. Các loại cảm biến nhiệt độ hoạt
động cùng nguyên lý nhưng mức hoạt động và sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ có khác
nhau. Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp được gửi đến ECU trên nền
tảng cầu phân áp.
Cảm biến nhiệt độ động cơ (nhiệt độ nước làm mát):
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------Hình 2.4: Cảm biến nhiệt độ động cơ
Cảm biếm này rất quan trọng vì tín hiệu của nó được ECU dùng để điều khiển lượng xăng
phun, góc đánh lửa sớm, tốc độ không tải, và cả quạt làm mát két nước.
Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) tới cảm
biến rồi trở ECU về mass (-). Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo
thành một cầu phân áp. Điện áp giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tương tự - số (bộ
chuyển đổi ADC – analog to digital converter).
Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi
ADC lớn. Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ
bộ vi xử lý để thông báo cho ECU biết động cơ đang lạnh. Khi động cơ nóng, giá trị điện trở
cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU biết là động cơ đang nóng.
ECU dùng nhiệt độ chuẩn là C. Khi nhiệt độ nước làm mát bé hơn C, ECU sẽ điều khiển
tăng lượng phun.
Khi nhiệt độ nước làm mát thay đổi, điện áp tại cực THW thay đổi theo và ECU dùng tín
hiệu này để hiệu chỉnh lượng phun nhiên liệu.
Mạch điện
Hình 2.5: Mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Lượng nhiên liệu phun thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát là rất lớn. Khi cảm biến bị hở
mạch thì điện áp tại cực THW sẽ rất cao, lượng nhiên liệu phun sẽ tăng mạnh làm động cơ bị
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------ngộp xăng không thể hoạt động được. Khi cảm biến bị ngắn mạch, điện áp tại cực THW là bé
nhất làm cho động cơ hoạt động không ổn định, nhất là khi nhiệt độ động cơ dưới C.
Bảng 2.1: Giá trị đặc tính cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Hình 2.6: Đường đặc tính cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ khơng khí nạp, THA hoặc TA, MAT:
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 2.7: Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến dùng để xác định nhiệt độ khơng khí nạp vào động cơ. Mật độ của khơng khí
thay đổi theo nhiệt độ, điều này có nghĩa là khối lượng khơng khí nạp vào động cơ phụ thuộc
vào nhiệt độ của lượng không khí nạp.
Cảm biến được bố trí ở phía trước họng bướm ga, phần chính cảm biến là một điện trở có
trị số nhiệt điện trở âm. ECU dụng nhiệt độ cơ bản là C để giảm lượng nhiên liệu phun khi
nhiệt độ khơng khí nạp tăng cao và sẽ gia tăng lượng nhiên liệu khi nhiệt độ khơng khí bé hơn
C.
Mạch điện
Hình 2.8: Mạch điện cảm biến khí nạp
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tương tự như cảm biến nhiệt độ động cơ, cảm biến nhiệt độ khơng khí cũng lấy tín hiệu
từ cầu phân áp giữ điện trở chuẩn trong ECU và nhiệt điện trở trên cảm biến.
Bảng 2.2: Giá trị đặc tính cảm biến nhiệt độ khơng khí nạp
Hình 2.9: Đường đặc tính cảm biến nhiệt độ khơng khí nạp
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.3. Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Hình dạng và vị trí
Hình 2.10: Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Hình 2.11: Vị trí cảm biến vị trí bàn đạp ga
Mơ tả cảm biến:
Cảm biến vị trí bàn đạp ga biến đổi mức đạp xuống của bàn đạp ga (góc) thành một tín hiệu
điện được chuyển đến ECU động cơ.
Ngồi ra để đảm bảo độ tin cậy, cảm biến này truyền các tín hiệu từ hai hệ thống có các đặc
điểm đầu ra khác nhau. Có hai loại cảm biến vị trí bàn đạp ga, loại tuyến tính và loại phần tử
Hall.
GVHD: LÊ KHÁNH TÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cảm biến bàn đạp động cơ nghiên cứu là loại tuyến tính. Cấu tạo và hoạt động của cảm biến
này cơ bản giống như cảm biến vị trí bướm ga loại tuyền tính.
Trong các tín hiệu từ hai hệ thống này, một là tín hiệu VPA truyền điện áp theo đường thẳng
trong toàn bộ phạm vi bàn đạp ga. Tín hiệu khác là tín hiệu VPA2, truyền điện áp bù từ tín
hiệu VPA.
Hình 2.12: Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bàn đạp ga
Sử dụng loại cảm biến chiết áp (thay đổi giá trị điện trở). Chiết áp là loại biến trở dùng để ghi
nhận vị trí và hướng chuyển động của một cơ phận để báo cho máy tính. Tất cả các triết áp
điều có 3 đầu dây nối. Đầu thứ 3 là tín hiệu nó lướt tự do trên điện trở, khi dây tín hiệu lướt tự
do trên điện trở thì điện áp sẽ thay đổi.
Cảm biến vị trí bàn đạp ga và van định lượng luôn là loại chiết áp. Tại mọi thời điểm máy
tính đều cần biết vị trí và hướng chuyển động của chân ga và van định lượng được liên kết cơ
khí với dây tín hiệu. Một đầu dây kia cung cấp điện áp ổn định 5volts từ ECU. Khi trục bàn
đạp hay trục dẫn động van định lượng xoay thì điện áp dây tín hiệu sẽ thay đổi báo cho ECU
biết đang tăng tốc hay thay đổi.