Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.11 KB, 113 trang )
nghèo kịp thời, liên tục, có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào
trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thời cho hộ nghèo, thì vốn vay dễ có điều kiện
phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm làm ra của hộ nghèo, nếu có thị trường tiêu thụ
tốt, thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận vì vậy hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại;
Như vậy, khi Nhà nước có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có
hiệu quả. Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng và nâng cấp
các con đường giao thơng nơng thơn, các cơng trình thuỷ lợi và chợ. Hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp giống mới và các loại vật tư nông nghiệp
khác, quan tâm mở các lớp tập huấn và khuyến nơng để người nghèo có các
điều kiện cần thiết sử dụng vốn tín dụng của NHCSXH có hiệu quả.
*. Bản thân hộ nghèo
Phát triển là do sự vận động nội tại, vậy nên sự nỗ lực của bản thân
người nghèo có tác dụng quyết định đến thực hiện mục tiêu thốt nghèo của
họ. Sự hỡ trợ từ Nhà nước hay ngân hàng chỉ có tác dụng tạo cú “hích” để các
hộ nghèo thốt nghèo, chứ khơng thể làm thay các hộ nghèo được. Cho nên,
nếu các hộ nghèo không chịu khó vươn lên thì đồng vốn tín dụng ưu đãi mà
NHCSXH giao cho họ sẽ không phát huy được hiệu quả, quản lý tín dụng hộ
nghèo vị vậy khơng hiệu quả.
Các hộ nghèo thường thiếu nhiều thứ, trong đó có tri thức, kinh nghiệm
SXKD, dẫn đến hiệu quả của SXKD hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí
cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém, khó vượt qua các rủi ro trong
sản xuất và đời sống. Về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, dẫn đến bị động
về vốn sản xuất. Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, gặp
thuận lợi trong sản xuất thì có hiệu quả. Sự thiếu cố gắng vươn lên thoát
nghèo, sự thờ ơ của hộ nghèo, thiếu ý thức của hộ nghèo trong việc sử dụng
vốn vay dẫn đến vốn vay sẽ không phát huy hiệu quả, theo đó hoạt động tín
dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng do hộ sử dụng vốn sai mục đích,
33
khơng chấp hành việc trả nợ (gốc, lãi) cho ngân hàng đúng hạn, chất lượng
quản lý tín dụng hộ nghèo của NHCSXH vì thế mà kém đi.
b) Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH. Chúng
bao gồm một số nhân tố chủ yếu sau đây:
*. Chiến lược hoạt động của Ngân hàng
Đây là một nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới chất lượng quản lý
tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Nếu như ngân hàng chỉ hoạt động
mang tính chất thụ động, không định hướng một cách cụ thể và có chiến lược
hoạt động mang tính khoa học thì tất yếu ngân hàng không thể nâng cao chất
lượng hoạt động của mình, trong đó có hoạt động quản lý tín dụng.
Một khi chất lượng lĩnh vực hoạt động chính khơng được chú ý thì hoạt
động của ngân hàng nhanh chóng trở nên bế tắc. Điều này có nghĩa là ngân
hàng cần chú ý hoạch định một cách khoa học và khả thi chiến lược phát triển
của mình, từ đó mới có thể đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các
đối tượng khách hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Có như vậy,
chất lượng tín dụng mới ngày càng được nâng cao.
*. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng
Đối tượng khách hàng chính của NHCSXH là các hộ nghèo. Các hộ
này lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, phân bố rải rác trên một địa
bàn rộng lớn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, cho nên việc thiết lập mơ
hình tổ chức hoạt động của NHCSXH cũng phải thích ứng với điều kiện này.
Có như vậy việc đưa vốn tín dụng đến với hộ nghèo mới đạt được mục tiêu và
yêu cầu đề ra là hỡ trợ tích cực người nghèo và các đối tượng chính sách khác
từng bước thốt nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhưng nếu việc bố trí mạng lưới chi nhánh đến tận huyện, xã như vậy
sẽ phát sinh những bất cập rất lớn đó là chi phí hoạt động của ngân hàng tăng
34
cao. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới chi nhánh rộng khắp như vậy thì đòi hỏi
khả năng quản trị của toàn bộ hệ thống phải tốt. Nếu khơng đáp ứng được u
cầu này thì tất yếu nhiều hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống sẽ khơng
được kiểm sốt chặt chẽ, vốn tín dụng ưu đãi rất có thể sẽ bị sử dụng sai mục
đích, kém hiệu quả, thậm chí bị bòn rút bất hợp pháp.
Nhưng nếu khơng bố trí mạng lưới rộng khắp, chẳng hạn chỉ bố trí
mạng lưới chi nhánh đến cấp tỉnh, thì khả năng sâu sát các đối tượng khách
hàng là các hộ nghèo sẽ bị hạn chế, thậm chí dẫn đến tình trạng thốt ly khách
hàng. Hậu quả của tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn.
*. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiệu quả quản lý tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các điều
kiện hoạt động, trong đó cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất lớn. Nếu điều
kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề để ngân hàng
mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Ngược lại, cơ sở vật chất
trang thiết bị thiếu thốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân
vốn tín dụng chính sách đã là khó khăn, bản thân nó cũng khơng kích thích
cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều các loại hình dịch vụ
hỡ trợ nhau. Việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép
ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng
việc mở ra một loại hình dịch vụ mới đòi hỏi chi phí cao, thậm chí là rất cao.
Điều này đặt ra một vấn đề là, nếu như Chính phủ muốn duy trì sự hoạt động
bền vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về
chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hố cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng niềm tin cho
các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong
cuộc chiến chống đói nghèo song hành với chiến lược tăng trưởng nền kinh tế.
35
*. Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên
trong Ngân hàng
Nhìn chung, tâm lý của người nghèo hay dễ mặc cảm, tự ti. Do vậy
phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động lớn đến
tâm lý của khách hàng do đó sẽ tác động đến ý chí vươn lên thốt nghèo của
họ. Tạo một sự quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng của mình là rất cần
thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ mới
thực sự muốn giữ chữ “tín” với ngân hàng. Điều này rất quan trọng trong cho
vay hộ nghèo, bởi tín dụng chính sách chủ yếu là tín chấp, hộ vay có thiện chí
trả nợ hay khơng là do ý thức của họ là chính, cộng thêm sự tác động vào cuộc
của các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị- xã hội và chính quyền địa phương.
Hơn nữa, cho vay các hộ nghèo chứa đựng rủi ro rất cao do đa số người
nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung
cũng bị hạn chế. Do vậy hoạt động quản lý tín dụng lại càng đòi hỏi cán bộ có
trình độ cũng như năng lực chun mơn cao mới có thể giúp giảm thiểu rủi ro
tín dụng. Cho nên, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng là rất cần
thiết. Nếu cán bộ, nhân viên thiếu tư cách đạo đức, hay đòi hỏi, nhũng nhiễu
khách hàng thì quả là rất khó đối với NHCSXH để thực hiện mục tiêu tồn tại
và phát triển bền vững của mình.
1.3. Kinh nghiệm về quản lý tín dụng hộ nghèo của một số NHCSXH cấp
tỉnh và bài học rút ra cho NHCSXH tỉnh Hà Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh
1.3.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa được thành lập và đi vào
hoạt động theo Quyết định số 43/QĐ-HĐQT ngày 14/10/2002 của Chủ tịch
36
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện nhiệm vụ trên địa
bàn tỉnh có diện tích rộng 11.133,4 km 2, dân số trung bình tồn tỉnh gần 3,5
triệu người, được chia làm 3 vùng miền rõ rệt (Vùng núi - Trung du; Vùng
đồng bằng và Vùng ven biển), với 27 đơn vị hành chính cấp huyện, có 11
huyện miền núi, trong đó có 7/62 huyện là huyện nghèo của cả nước; tồn
tỉnh có 637 đơn vị hành chính cấp xã và có 219 xã thuộc vùng khó khăn; có
gần 6 ngàn thơn, bản.
Nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa
là phải tập trung mọi nguồn lực để truyền tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu
đãi đến tận tay và đúng đối tượng thụ hưởng một cách an toàn và hiệu quả
nhất, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền các cấp và các ban, ngành, các tổ
chức chính trị- xã hội thực hiện thành công các mục tiêu theo tinh thần Nghị
quyết Đảng bộ tỉnh đề ra, trong đó có mục tiêu là mỗi năm giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 3% đến 5%.
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng
thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều
kiện định biên ít, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã thực
hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thơng qua hình thức: uỷ thác
cho các tổ chức chính trị - xã hội một số nội dung công việc liên quan đến
việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, bình xét hộ vay vốn,
hướng dẫn người vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát q trình sử dụng vốn
vay, đơn đốc hộ vay trả nợ trực tiếp cho NHCSXH… Đến 31/12/2012, các tổ
chức chính trị - xã hội tham gia quản lý 6.302 tỷ đồng, chiếm 99%/ tổng dư
nợ. Được chính quyền địa phương hỗ trợ, Chi nhánh đã phối hợp với các tổ
chức CT-XH thành lập được trên 10 ngàn Tổ TK&VV, tổ chức được 637/637
điểm giao dịch xã. Tại các điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng của Nhà
nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm
37
yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định
hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ
tổ chức CT-XH, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã. Nhờ đó hạn
chế được việc thất thốt, xâm tiêu, tham ơ lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin
của nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của
NHCSXH.
Từ năm 2011, NHCSXH đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá xếp
loại Tổ TK&VV nhằm đưa chất lượng hoạt động của Tổ vào nề nếp và mang
lại hiệu quả thiết thực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong
việc vay vốn, cũng như sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn. Đến nay, phần lớn các
Tổ hoạt động có hiệu quả, tính đến cuối năm 2012, số Tổ TK&VV được xếp loại
tốt là 6.419 Tổ, chiếm tỷ trọng 60,2 %; số Tổ xếp loại khá là 3.318 Tổ, chiếm
31,1%; số Tổ xếp loại trung bình là 853 Tổ, chiếm 8,0%; số Tổ yếu kém là 80 Tổ,
chiếm 0,7%. Các huyện có nhiều Tổ hoạt động tốt, khơng có Tổ yếu kém như
huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia, Đơng Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hố...
Từ thực tiễn hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Thanh
Hóa có thể rút ra các nhận xét sau:
Thứ nhất, mơ hình hoạt động đặc thù của NHCSXH phải đặc biệt coi
trọng vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tranh thủ tối đa
sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp
đồng bộ, thống nhất giữa ngân hàng với các ban, ngành, đoàn thể, bám sát
mục tiêu định hướng phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương, tập trung
đầu tư vốn vay cho từng vùng, miền, từng đối tượng khách hàng, phát huy sức
mạnh tổng hợp toàn xã hội cùng hướng về mục tiêu Chương trình Quốc gia
xố đói giảm nghèo.
Thứ hai, mơ hình quản lý vốn như hiện nay có hiệu quả về mặt kinh tế,
mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. NHCSXH và các tổ chức CT-XH cần phải
38
có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, công khai từ cấp cơ sở, tạo cơ hội cho người
nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng.
Phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác kiểm tra sau khi cho vay, củng cố hoạt
động của các tổ TK&VV, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội
và ban quản lý tổ TK&VV nâng cao trình độ quản lý vốn…
Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách cho vay để cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và các đối tượng thụ
hưởng thấy được những lợi ích thiết thực của chương trình tín dụng chính
sách và có trách nhiệm tham gia phối hợp thực hiện.
Thứ tư, thực hiện sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua khen
thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng
thành phong trào, tạo khơng khí hăng say lao động. Quan tâm đến quyền
lợi vật chất, tinh thần của người lao động, trên cơ sở giao việc, giao các chỉ
tiêu đến từng cán bộ, chi trả tiền lương, theo mức độ hồn thành kế hoạch.
Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, đào tạo nghiệp
vụ cho cán bộ nhân viên tận tâm trong công việc được giao.
Thứ năm, phải thường xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
NHCSXH, cán bộ quản lý vốn của các tổ chức hội, đồn thể, Tổ TK&VV; coi
trọng cơng tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên
ngành, của Hội đồng quản trị và hệ thống kiểm tra nội bộ của NHCSXH về
chính sách tín dụng ưu đãi.
Thứ sáu, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình,
thủ tục, hồ sơ vay vốn tạo nhiều thuận lợi để đối tượng thụ hưởng dễ dàng
tiếp cận với chính sách tín dụng ưu đãi cũng là nguyên nhân tạo nên sự thành
công trong thực hiện các chương trình.
39
1.3.1.2. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An được thành lập trên cơ sở tổ
chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động
ngày 09/4/2003, theo quyết định số 44/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ
tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở
chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ
đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Nghệ An. Về cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập không đáng kể, trụ sở phải thuê
mượn. Trong hơn 10 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền
địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị- xã hội, tập
thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố
gắng, nỡ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng
chi nhánh ngày càng lớn mạnh, tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối
với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, tạo nền tảng cho
NHCSXH tỉnh Nghệ An phát triển trong những năm tiếp theo.
Bảng 1.1 cho thấy, sau hơn 10 năm hoạt động, tổng dư nợ các chương
trình tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng ổn định,
năm sau cao hơn năm trước, đối tượng thu hưởng chính sách đa dạng hơn.
Tổng dư nợ năm 2005 đạt 663 tỷ đồng, tăng 268 tỷ đồng so với dư nợ năm
2003, đến năm 2008, tổng dư nợ đạt 2.105 tỷ đồng, tăng 1.442 tỷ đồng so với
dư nợ năm 2005. Tổng dư nợ đến cuối năm 2013 đạt 6.083 tỷ đồng, tăng
5.688 tỷ đồng so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2013 đạt 6,3%
so với năm 2012.
Từ 2 chương trình tín dụng khi mới thành lập, đến nay NHCSXH tỉnh
Nghệ An đã cho vay 13 chương trình tín dụng. Tổng dư nợ đến 31/12/2013 là
6.083 tỷ đồng, tăng 5.688 tỷ đồng so với khi mới thành lập (tăng 14,4 lần).
40
Trong 13 chương trình cho vay, có 12 chương trình uỷ thác từng phần
thơng qua các tổ chức chính trị xã hội: Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh và Đoàn thanh niên CSHCM. Đến nay có 84 Hội cấp huyện, 1.752 Hội cấp
xã và 8.305 Tổ TK&VV tham gia làm ủy thác; dư nợ là 5.654 tỷ đồng, chiếm
92,9% tổng dư nợ. Thông qua phương thức cho vay uỷ thác, vốn được giải ngân
nhanh chóng, quản lý theo mơ hình tổ TK&VV có sự giám sát của Hội đồn thể;
bình xét cơng khai, dân chủ từ cơ sở, giúp người nghèo và các đối tượng chính
sách khác vay vốn thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
1
2
3
4
5
Dư nợ qua các năm
Chỉ tiêu
2003 2005
Tổng dư nợ:
Cho vay Hộ nghèo
Cho vay Giải quyết việc làm
Cho vay Học sinh sinh viên
Cho vay Xuất khẩu lao động
Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi
395
344
48
3
0
2008
2012
663 2.105 5.723
543
995 1.899
59
79
114
4
666 2.847
4
57
57
2013
6.083
2.015
118
2.712
47
0
53
117
222
trường nông thôn
6 Cho vay vùng khó khăn
0
0
191
350
7 Cho vay Hộ dân tộc thiểu số
0
0
0
18
Cho vay Hộ nghèo làm nhà ở theo
8
0
0
0
209
quyết định 167
9 Cho vay Hộ nghèo làm chòi tránh lũ
0
0
0
0
10 Cho vay Hộ cận nghèo
0
0
0
11 Cho vay Thương nhân vùng khó khăn
0
0
0
5
12 CV Dự án phát triển nghành lâm nghiệp
0
0
0
0
13 Cho vay khác
0
0
0
2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của NHCSXH
tỉnh Nghệ An)
41
273
351
20
208
1
311
5
21
1
Từ thực tiễn hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nghệ An
có thể rút ra những nhận xét sau:
Thứ nhất, Tranh thủ sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành
NHCSXH; sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự phối hợp tích
cực của các Hội đồn thể làm ủy thác, các ngành liên quan; phát huy sức
mạnh tổng hợp của xã hội hướng về mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo
theo phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “nhà nước và
nhân dân cùng làm” là điều kiện tiên quyết để phát triển ổn định, tổ chức thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, Tổ chức thực hiện tốt phương thức cho vay uỷ thác từng phần
thông qua các tổ chức chính trị xã hội; thường xuyên rà sốt củng cố, chấn
chỉnh các Hội đồn thể làm ủy thác cấp xã, Tổ TK&VV theo thơn, xóm; thực
hiện cơng khai cơ chế chính sách, qui trình thủ tục vay vốn, làm tốt giao dịch
xã. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, sâu sát với cơ sở, phát hiện xử
lý kịp thời các tồn tại, hạn chế.
Thứ ba, Làm tốt công tác quản trị, điều hành đối với cơ sở theo phương
châm “kiên quyết, tập trung, dân chủ và hiệu quả”. Thực hiện phân công,
phân định rõ trách nhiệm cho từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, từng
phòng giao dịch, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá
nhân. Lựa chọn đúng những vấn đề trọng tâm cần xử lý trong từng thời kỳ để
tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện.
Thứ tư, Thường xuyên quan tâm đến cơng tác cán bộ, đào tạo, bố trí sử
dụng hợp lý, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức
chấp hành kỷ cương, kỷ luật, nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực chun mơn,
phong cách giao tiếp văn minh, tạo lòng tin đối với khách hàng là nhân tố
quyết định mọi thành công.
42
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Nam
Từ kinh nghiệm NHCSXH tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An về quản lý
hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, có thể rút ra một số bài học có thể
áp dụng đối với NHCSXH tỉnh Hà Nam để nâng cao hiệu quả quản lý tín
dụng trên địa bàn như sau:
Thứ nhất, Triển khai kịp thời, thực hiện tốt sự chỉ đạo của HĐQT,
NHCSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh trên
cơ sở định hướng phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương và của
NHCSXH. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong
q trình hoạt động. Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị,
các tổ chức chính trị- xã hội trong quản lý vốn để định ra biện pháp tổ chức
thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Nếu tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phương các
cấp, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì quản lý tín dụng hộ nghèo sẽ đạt hiệu
quả mong đợi. Trước hết là khai thác và phát huy sức mạnh của toàn xã hội góp
phần xây dựng NHCSXH. Tổ chức thực hiện có kết quả phương châm là “Trung
ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là giải pháp
quyết định sự thắng lợi tồn diện, góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu giảm
nghèo. Đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục củng cố, xây dựng,
phát triển sự lớn mạnh bền vững của Chi nhánh trong tương lai.
Thứ hai, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước,
Ngân hàng, các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ Tiết kiệm và vay vốn do cộng
đồng dân cư thành lập, kết thành mơ hình quản lý kênh tín dụng chính sách,
vừa tận dụng được tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp
thực tế tiết kiệm chi phí quản lý, vừa là một giải pháp chiến lược lâu dài,
quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt
động của NHCSXH.
43