Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.11 KB, 113 trang )
cả tỉnh là 10 tỷ đồng đều tập trung để cho vay hộ nghèo ( nguồn vốn hộ
nghèo tăng thêm là 10 tỷ đồng so với năm 2013).
Số liệu ở bảng 3.3 cũng cho thấy, nguồn vốn cho vay hộ nghèo ở
NHCSXH tỉnh Hà Nam chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn TW, còn nguồn
vốn của địa phương hầu như khơng đáng kể thậm chí còn giảm; mỡi năm
chỉ tăng thêm từ 2 đến 3 tỷ đồng (năm 2010 là 4 tỷ, năm 2011 là 5 tỷ, năm
2012 là 7 tỷ, năm 2013 là 10 tỷ và đến 31/12/2014 là 10 tỷ đồng ). Tỷ trọng
nguồn vốn của địa phương trong cho vay hộ nghèo chỉ chiếm từ 1,3% đến
2,4% trong giai đoạn 2010- 2014.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam cho vay hộ nghèo các đối tượng
chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ hàng năm được Trung
ương phân bổ. Theo đó, kết quả huy động vốn tại địa phương được Trung
ương cấp bù lãi suất của chi nhánh được hòa đồng chung vào nguồn vốn
của Trung ương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vì vậy
khi phân tích kết cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tác giả khơng phân tích
tỷ trọng nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù tham
gia vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo của chi nhánh.
b) Quản lý đối tượng thụ hưởng và doanh số cho vay
*. Số hộ nghèo được vay vốn
Bảng 3.4. Số hộ nghèo trên địa bàn và số hộ nghèo được vay vốn tại
NHCSXH tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: hộ, %.
Chỉ tiêu
1. Tổng số hộ dân toàn tỉnh
2. Tổng số hộ nghèo
Năm
Năm
2010
2011
235.662 240.701
30.205 25.702
65
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
252.864 261.946 266.806
22.325 16.457 10.458
3. Tỷ lệ hộ nghèo
4. Số hộ nghèo được vay vốn tại
12,81
10,68
8,83
6,28
3,92
30.258
29.093
28.056
26.817
25.261
3.675
3.527
3.269
4.676
vốn NHCSXH
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đợng NHCSXH tỉnh Hà Nam)
4.388
NHCSXH
5. Số hộ thốt nghèo nhờ vay
Số lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh có xu
hướng giảm qua các năm. Năm 2010, có 30.258 hộ nghèo được vay vốn, thì
đến năm 2011, số hộ được vay vốn giảm xuống còn 29.093 hộ, giảm 3,9% so
với năm 2010. Đến năm 2012, số hộ được vay vốn giảm xuống còn 28.056
hộ, giảm 3,6% so với năm 2011. Đến năm 2013, số hộ được vay vốn tiếp tục
giảm xuống còn 26.817 hộ và đến năm 2014, số hộ được vay vốn giảm xuống
chỉ còn 25.261 hộ, giảm 5,8% so với năm 2013, giảm 16,5% so với năm
2010. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do mức cho vay ngày càng
được nâng lên trong khi đó nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, bên
cạnh đó đối tượng hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn ngày càng giảm đi do tỷ lệ
hộ nghèo hàng năm trên địa bàn đều có xu hướng giảm.
Số liệu về số hộ nghèo được vay vốn NHCSXH tại bảng 3.4 nêu trên
các năm cao hơn số hộ nghèo thực tế trên địa bàn tỉnh là do chương trình cho
vay hộ nghèo có thời hạn cho vay trung hạn là chủ yếu (từ 36 tháng đến 60
tháng), nên có nhiều trường hợp hộ nghèo được vay vốn NHCSXH đã thoát
nghèo nhưng vẫn còn trong thời hạn vay vốn nên chưa phải trả nợ vốn vay.
Như vậy trong số hộ nghèo được vay vốn NHCSXH sẽ tồn tại một số lượng hộ
nghèo vay vốn đã thoát nghèo nhưng vẫn còn dư nợ NHCSXH, do đó số hộ
nghèo được vay vốn NHCSXH mới lớn hơn số hộ nghèo thực tế trên địa bàn.
*. Doanh số cho vay và mức vay
NHCSXH tỉnh Hà Nam cho vay đối với hộ nghèo theo quy định của
Thủ tướng chính phủ trong từng thời kỳ, mức cho vay tối đa hiện nay là 50
66
triệu đồng/hộ; lãi suất cho vay là: 0,55%/ tháng; thời hạn cho vay từ 36 tháng
đến 60 tháng (cho vay trung hạn).
Từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh
có sự tăng trưởng mạnh và đều qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt
108.533 triệu đồng; năm 2011 tăng 18.609 triệu đồng so với năm 2010; năm
2012 doanh số cho vay đạt 206.476 triệu đồng, tăng 79.334 triệu đồng so với
năm 2011, tăng 90,2% so với năm 2010.
Tuy nhiên doanh số cho vay hộ nghèo năm 2013, và năm 2014 lại có xu
hướng giảm, năm 2013 doanh số cho vay đạt 183.320 triệu đồng, giảm so với
năm 2012 là 23.156 triệu đồng, năm 2014 doanh số cho vay đối với hộ nghèo
đã giảm xuống chỉ còn 160.198 triệu đồng, giảm 23.122 triệu đồng so với
năm 2013, giảm 22,4% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nguồn vốn được tăng
trưởng trong năm thấp (Năm 2013, nguồn vốn hộ nghèo được tăng trưởng là
113,9% so với năm 2012. Năm 2014, nguồn vốn hộ nghèo được tăng trưởng
là 102,1% so với năm 2013).
67
Bảng 3.5. Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng, hộ.
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
1. Doanh số cho vay
108.533 127.142 206.476 183.320 160.198
2. Số lượt hộ vay
8.815
8.152
11.051
8.647
6.788
3. Mức vay bình quân/hộ
12,3
15,6
18,7
21,2
23,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH tỉnh Hà Nam)
Số lượt hộ được vay vốn trong năm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với
doanh số cho vay, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn và mức
cho vay bình quân trên một hộ vay vốn. Chẳng hạn, năm 2014, doanh số cho
vay là 160.198 triệu đồng tương ứng với 6.788 lượt hộ nghèo được vay vốn
trong năm, trong khi doanh số cho vay năm 2010 là 108.533 triệu đồng thì có
tới 8.815 lượt hộ được vay vốn.
Mức cho vay bình quân của một hộ nghèo hàng năm lại được nâng lên
đáng kể. Cụ thể, mức bình quân vay của một hộ đã tăng từ 9,9 triệu đồng năm
2010 lên đến 11,4 triệu đồng năm 2011 và lên đến 14,8 triệu đồng năm 2012;
năm 2013 tiếp tục tăng lên mức 17,3 triệu đồng và đạt 19,2 triệu đồng năm
2014 (tăng 1,1 lần so với năm 2013 và tăng 1,9 lần so với năm 2010). Việc
được tăng mức vay sẽ giúp người nghèo có điều kiện tốt hơn để phát triển sản
xuất, đảm bảo ổn định đời sống.
c) Quản lý dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh có sự tăng lên qua các năm,
quy mơ tín dụng ngày càng lớn mạnh. Từ năm 2010, dư nợ chỉ là 300.512 triệu
đồng thì đến 31/12/2014, dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam đạt
484.009 triệu đồng, tăng 183.497 triệu đồng, tỷ lệ tăng 161%.
Đồng thời, xét theo dư nợ tín dụng bình qn/hộ nghèo, sau 5 năm
68
(2010 - 2014), mức dư nợ tăng từ 9,9 triệu đồng/hộ (năm 2010) lên 19,2 triệu
đồng/hộ (năm 2014), tăng 1,94 lần.
Về số lượt hộ còn dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo diễn biến qua các
năm có xu hướng giảm dần. Năm 2010, số hộ nghèo còn dư nợ là 30.258 hộ, đến
năm 2014, giảm xuống còn 25.261 hộ, giảm 4.997 hộ so với năm 2010.
Bảng 3.6. Dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà
Nam (2010 – 2014)
Đơn vị: Triệu đồng, hộ.
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
1. Dư nợ
300.512 332.444 415.960 474.009 484.009
2. Số hộ còn dư nợ
30.258
29.093
28.056
26.817
25.261
3. Bình quân dư nợ/hộ
9,9
11,4
14,8
17,7
19,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đợng NHCSXH tỉnh Hà Nam)
Chỉ tiêu
Như vậy, tính trong 5 năm (2010 - 2014), tổng mức dư nợ hộ nghèo chỉ
tăng được 183.497 triệu đồng, tăng bình quân 0,61%/năm. Với mức dư nợ
bình quân thấp như vậy, các hộ nghèo sẽ khơng có điều kiện để đầu tư vào các
lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, các mơ hình kinh tế mới mà chỉ có thể đầu tư vào
các loại hình chăn ni hay canh tác nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng thoát nghèo của các hộ gia đình (Bảng 3.6.).
Nhận thấy được bất cập đó, hiện nay chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư tập
trung vốn cho các hộ nghèo, dần nâng mức cho vay lên tối đa theo quy định
của Chính phủ (30 triệu đồng /hộ từ năm 2010 đến năm 2013, năm 2014 tăng
lên 50 triệu đồng/hộ). Con số cho vay một hộ nghèo đạt 23,6 triệu đồng/hộ
năm 2014 chính là kết quả của sự cố gắng đó.
Có được kết quả trên là nhờ NHCSXH đã tạo được cơ chế cho vay
thích hợp, trong đó hình thức cho vay ủy thác được đặc biệt coi trọng. Việc
cho vay uỷ thác được thực hiện thơng qua 4 tổ chức chính trị- xã hội với
1.281 tỷ đồng, dư nợ ủy thác chiếm 98,81% tổng dư nợ.
69