Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.38 KB, 80 trang )
quyết định đúng đắn.
Thống kê mô tả là bước đầu tiên của thống kê, có mục đích thu thập
và hệ thống hoá số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu.
Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về:
tình hình hoạt đợng của ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nội gồm các chỉ tiêu: số lượng cán bộ, nhân viên; vốn
huy động; dư nợ cho vay; nợ xấu; lợi nhuận.
2.1.2. Phương pháp phân tích
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để
nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó
giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mợt cách mạch lạc hơn, hiểu
được cái chung phức tạp từ những yếu tố bợ phận ấy.
Nhiệm vụ của phân tích là thơng qua cái riêng để tìm ra được cái
chung, thơng qua hiện tượng để tìm ra được bản chất, thơng qua cái đặc thù
để tìm ra cái phổ biến.
Trong phân tích, việc xây dựng mợt cách đúng đắn tiêu thức phân loại
làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bợ phận ấy, có ý nghĩa
rất quan trọng
Dựa trên cơ sở các số liệu hiện có tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long- Chi nhánh Hà Nợi như bảng kế
tốn chi tiết, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý, năm, thực hiện phân
chia dư nợ cho vay tiêu dùng, đối tượng khách hàng….; tiến hành phân tích
và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động này, khái quát bức tranh toàn cảnh của ngân hàng trong
những năm qua, thấy được những thuận lợi, khó khăn, kết quả đã đạt được,
tồn tại và nguyên nhân.
35
2.1.3. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ
cho q trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận
thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của
đối tượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng tḥc về khả năng liên kết
các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái
quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Với phương pháp trên tổng hợp và phân tích các thơng tin liên quan như
tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến ngân hàng
thương mại, thực trạng tăng trưởng tín dụng, áp lực cạnh tranh ngày mợt khốc
liệt, các ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, hầu
hết các ngân hàng đều đã hoặc đang chuyển hướng chiến lược sang chú trọng
phát triển dịch vụ ngân hàng, đầu tư mạnh mẽ vào mảng dịch vụ này và phải đối
mặt với các khó khăn lớn từ các dịch vụ truyền thống trước đây.
Từ những thông tin được tổng hợp và từ định hướng của Ngân hàng
thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà
Nội, tác giả đưa ra các giải pháp để Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
trong thừi gian tới.
2.1.4. Phương pháp so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn
so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện
các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức đợ
36
biến đợng của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc
để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh
Trong khuôn khổ luận văn sẽ lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước để
nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu và lấy gốc là kế
hoạch do ngân hàng đề ra để đánh giá mức đợ hồn thành kế hoạch của mình.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng,
thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức
độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức biến đợng tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của
chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Mức đợ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với
số gốc đã được điều chỉnh theo mợt hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng
quy mơ của chỉ tiêu phân tích.
Tác giả lấy cơ sở lý luận từ chương 1 so sánh, đối chiếu với việc phân
tích thực trạng hoạt đợng tại chương 3 để thấy những tồn tại trong cơng tác
cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng từ đó đưa ra các giải pháp
Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội.
Tác giả đã so sánh các chỉ tiêu hoạt động: nguồn vốn huy động, sử
dụng vốn, lợi nhuận, nợ xấu…. Số liệu so sánh của năm 2014 so với 2013,
năm 2013 so với năm 2012 và năm 2012 với năm 2011. Kết quả so sánh được
biểu hiện dưới dạng số tương đối để thấy được sự thay đổi, sự biến động của
37
các chỉ tiêu này qua các thời điểm.
2.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu đề tài
2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
- Xác định tên đề tài nghiên cứu
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu luận văn (số chương của luận văn).
2.2.2. Nghiên cứu về lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạt động cho
vay, cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu các công trình của các tác giả trong nước có liên quan
đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.
Trình tự thực hiện:
Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các giáo
trình, các bài báo, bài tạp chí, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, …từ thư
viện quốc gia, thư viện các trường đại học, mạng internet;
Đọc các tài liệu đã thu thập được. Trước hết, đọc lướt phần tóm tắt,
mục lục của các tài liệu để nắm được nợi dung chính của các tài liệu này
nhằm xác định được những tài liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu;
Sau khi lựa chọn những tài liệu phù hợp, tiến hành đọc chi tiết những
tài liệu đó, ghi chép, lưu trữ lại những thơng tin có liên quan đến đối tượng
cần nghiên cứu;
Sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được theo các tiêu chí xác định.
Phần khái niệm và lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
38
hàng thương mại: trình bày các khái niệm, hoạt đợng, quy trình, các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Các
dữ liệu được bố trí, sắp xếp vào các chương, mục phù hợp.
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: sắp xếp các tài liệu, cơng trình
nghiên cứu của các tác giả theo từng nợi dung cụ thể có liên quan trực tiếp
đến đề tài nghiên cứu, chỉ ra những “khoảng trống” chưa được đề cập tới cần
tập trung nghiên cứu, giải quyết.
2.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu (đề cương sơ bộ)
Đề cương nghiên cứu gồm những nợi dung:
- Đặt vấn đề
- Trình bày khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu liên quan
- Phương pháp nghiên cứu
- Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu
- Trình bày cấu trúc dự kiến của luận văn, bao gồm các chương, mục
- Lịch trình dự kiến: các bước tiếp theo cần thực hiện và xác định thời
gian thực hiện
- Tài liệu tham khảo: là những tài liệu đã sử dụng để nghiên cứu, xây
dựng đề cương nghiên cứu và những tài liệu đề nghị tham khảo tiếp theo cho
quá trình nghiên cứu
- Phụ lục
Sau khi đề cương được chấp thuận, bước tiếp theo là tiến hành nghiên
cứu theo kế hoạch đã vạch ra trong đề cương nghiên cứu.
2.2.4. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các
mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp
có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc đã xử lý.
39
Dữ liệu sơ cấp: khi dữ liệu thứ cấp khơng có sẵn hoặc không thể giúp
trả lời các câu hỏi nghiên cứu, phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với
vấn đề nghiên cứu.
Tiến trình thu thập thơng tin thứ cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: xác định dữ liệu cần có cho c̣c nghiên cứu: thu thập là các tài
liệu liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội.
Bước 2: xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong
(xác định rõ loại, nơi cung cấp):
Đó là các loại tài liệu được ban hành bởi Ngân hàng TMCP phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội: bảng cân đối kế tốn, báo
cáo kết quả hoạt đợng kinh doanh các năm 2011-2014.
Nơi cung cấp các tài liệu này: phòng Hành chính-Nhân sự, phòng kế
tốn-ngân quỹ Chi nhánh.
Bước 3: xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngồi
Đó là các loại tài liệu: cho vay, cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.
Nguồn tài liệu: các giáo trình, các tạp chí chun ngành tài chính ngân
hàng; các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đã được công bố; từ mạng
internet…
Bước 4: tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp
Sau khi xác định các nguồn tài liệu có thể thu thập được dữ liệu, tác
giả tiến hành thu thập dữ liệu như sau:
- Đối với các dữ liệu thu thập từ Ngân hàng TMCP Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội
+ Lập danh sách tài liệu cần thu thập
+ Gặp trưởng phòng Hành chính-Nhân sự, phòng kế tốn-ngân quỹ
Chi nhánh đề xuất mượn tài liệu theo danh sách
+ Sau khi được chấp thuận, mang tài liệu đi photo hoặc ghi chép lại
40
những nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu.
- Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài
+ Đến thư viện quốc gia để tra cứu những tài liệu cần tìm như: các
giáo trình về chun ngành tài chính, ngân hàng; các tạp chí chuyên ngành tài
chính, ngân hàng; các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cho vay, cho
vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.
+ Lên mạng internet, sử dụng các cơng cụ tìm kiếm (google) để tìm
các bài viết, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có nợi dung liên quan đến
hoạt động cho vay, cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.
+ Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để
nắm được ý chính.
+ Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
Bước 5: tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu
Đọc chi tiết những tài liệu đã thu thập được. Ưu tiên lựa chọn những
tài liệu có những thông tin, số liệu cập nhật; ghi chép lại những nợi dung liên
quan đến đề tài.
2.2.5. Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu
gốc
Các thông tin, tài liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nợi dung nghiên
cứu và phân thành 3 nhóm: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
số liệu, tài liệu của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nội.
2.2.6. Phân tích dữ liệu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê mơ tả, phân tích, tổng
hợp, so sánh, thực hiện phân tích dữ liệu để thấy được thực trạng hoạt động
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nội.
41
2.2.7. Giải thích kết quả và viết luận văn cuối cùng
Luận văn cuối cùng phải nêu bật được:
- Vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và lý thuyết của vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả phân tích và giải thích kết quả phân tích số liệu
- Kết luận, đề xuất, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nợi
3.1.1. Sơ lược về q trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương
mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh
Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nội ( viết tắt là MHB-Chi nhánh Hà Nội) được thành lập
ngày 04/07/2003 tại số 41A Lý Thái Tổ, Hồn Kiếm, Hà Nợi, theo Quyết định
số 46/2003/QĐ-NHN-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ngày
04/07/2003 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 16/10/2003. Đến tháng 8/2008,
chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại số 56 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà
42
Nội với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn, tạo môi trường thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên
sâu về lĩnh vực cho vay và phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng. Đối tượng cho vay
đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình.
Từ mợt Chi nhánh nhỏ đến nay, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nợi có 18 phòng giao dịch (PGD) trực
tḥc đặt tại các quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Các PGD cung cấp
đa dạng các dịch vụ như một ngân hàng thu nhỏ với nghiệp vụ: huy động vốn, cho
vay, bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, phát hành thẻ, …
Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của
Thủ Tướng Chính phủ về việc Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011- 2015 và Quyết định số 589/QĐ-NHNN Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ
ngày 05/5/2015 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long
chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội vẫn giữ nguyên trụ sở, con người, cơ
cấu tổ chức, các phòng giao dịch, chỉ thay đổi nhận dạng thương hiệu và đang
trong quá trình thay đổi quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời đổi tên thành Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La với chức năng,
nhiệm vụ không thay đổi.
43