Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.6 MB, 213 trang )
89
điểm), vừa có tác động gián tiếp qua cải thiện được tình trạng thiếu máu trẻ sơ sinh
(giảm 9%), tăng cân nặng trẻ lúc đẻ (100 gram), giảm suy dinh dưỡng trẻ lúc 12 tháng
(giảm 19%). Các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ của trẻ lúc 12
tháng và 24 tháng. Môi trường nuôi dưỡng trẻ cũng có ảnh hưởng lớn đến phát triển
ngơn ngữ của trẻ lúc 12 tháng (tăng 5.67 điểm).
90
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ
4.1.1. Sự phát triển vận động của trẻ
Phát triển con người là một quá trình bắt nguồn từ những thay đổi trong lĩnh
vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ và thể chất. Chúng tôi tin tưởng rằng những kết quả
trong nghiên cứu này sẽ phần nào phản ánh được tình trạng phát triển về TT - VĐ của trẻ
em Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những tiến bộ trong phát triển
vận động cho phép trẻ khám phá mơi trường của chúng, trẻ có thể tiếp cận các đồ vật
mới và địa điểm mới, tăng cơ hội thăm dò, thúc đẩy phát triển nhận thức cũng như các
kỹ năng khác. Sự phát triển vận động của trẻ ở giai đoạn sớm giúp đánh giá sự phát
triển chung của trẻ. Kết quả nghiên cứu sự phát triển vận động của trẻ lúc 12 tháng được
trình bày ở bảng 3.12 cho thấy, ở cả hai lĩnh vực phát triển vận động thơ và vận động tinh
tính trên điểm thơ hay điểm quy chuẩn, trẻ em Thái Nguyên đều đạt tương đương so với
chuẩn với điểm đạt được tương ứng là 44,67 ± 3,83; 32,61 ± 2,78 và 103,70 ± 12,44;
107,11 ± 12,21. Khi đánh giá ở thời điểm 12 tháng, sự phát triển giữa trẻ trai và trẻ gái là
tương đương nhau kết quả trình bày ở biểu đồ 3.1. Khi trẻ 24 tháng, sự phát triển của trẻ
ở kỹ năng vận động thô và vận động tinh đạt tương đương so với chuẩn, tính trên điểm
thơ hay điểm quy chuẩn với điểm đạt được tương ứng là 58,71 ± 3,39; 42,63 ± 3,48 và
106,92 ± 12,36; 110,26 ± 13,43, ở cả trẻ trai và trẻ gái, kết quả trình bày ở bảng 3.13 và
biểu đồ 3.2.
Khi phân tích mức độ phát triển kỹ năng vận động thô tại biểu đồ 3.3 cho thấy có sự
thay đổi theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ lệ phát triển ở mức độ cao từ 37,20% lúc 12
tháng lên 41,29% lúc 24 tháng và giảm tỷ lệ phát triển mức độ thấp từ 7,79% lúc 12 tháng
xuống 2,14% lúc 24 tháng. Trong đó trẻ trai có mức phát triển ở lĩnh vực vận động thô tốt
hơn trẻ gái ở cả thời điểm 12 và 24 tháng, tỷ lệ trẻ trai đạt được ở mức độ cao 38,56% so
với 35,74% lúc 12 tháng và 44,23% so với 38,15% lúc 24 tháng. Trong đó, tỷ lệ trẻ trai
thực hiện được tiết mục trườn bò, đi ngang có hỗ trợ cao hơn so với trẻ gái ở thời điểm 12
tháng, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05, kết quả trình bày ở bảng 3.7. Đánh
giá lúc trẻ 24 tháng, 100% cả trẻ trai và trẻ gái thực hiện được các kỹ năng như: ngồi
xuống có kiểm sốt, đứng lên một mình, tự đi vững, ném bóng, cúi người khơng cần
hỗ trợ. Các tiết mục vận động thô khác như đi lên cầu thang có hỗ trợ, đi lùi 2 bước, đi
91
xuống cầu thang có hỗ trợ, có từ 98,54% đến 99,90% trẻ trong nghiên cứu thực hiện
được, kết quả trình bày ở bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên
cứu của Vaida Naheed khi đánh giá sự phát triển của trẻ dưới 2 tuổi ở Ấn Độ cũng cho
thấy trẻ trai phát triển kỹ năng vận động thô tốt hơn trẻ gái .
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ngồi việc mơ tả sự phát triển về vận động của
trẻ còn phản ánh được những đặc điểm về văn hóa liên quan đến sự phát triển vận
động của trẻ. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy phần lớn các bà mẹ rất
quan tâm đến sự phát triển vận động của con. Trong các cuộc gặp gỡ, thăm khám và
đánh giá cho trẻ, chúng tôi nhận thấy các bà mẹ thường trao đổi với những người có
con cùng tuổi những câu hỏi quen thuộc, ưu tiên giành cho con của họ đó là “con được
mấy cân rồi?” và tiếp theo “con làm được gì rồi?”. Ở đây “con làm được gì” có nghĩa
là khả năng vận động của con đạt được đến đâu. Cũng như sau khi kết thúc đánh giá
trẻ, các bà mẹ luôn quan tâm đến kết quả phát triển của con mình. Sự quan tâm này có
nhiều mặt tích cực, các bà mẹ sẽ trao đổi cách ni dậy con, kích thích và áp dụng các
biện pháp giúp con mình phát triển tốt nhất. Đồng thời những bà mẹ quan tâm đến sự
phát triển của con mình rất lắng nghe và hợp tác trong việc đánh giá và tư vấn của các
chuyên gia, cán bộ điều tra. Tuy nhiên, sự quan tâm một cách thái quá, khiến các bà
mẹ lo lắng và biểu hiện áp lực lên con, nếu con của mình khơng làm được một số tiết
mục trong quá trình đánh giá. Các bà mẹ can thiệp, nhắc nhở thậm chí giúp đỡ con để
có thể hồn thành được các tiết mục. Khi gặp những vấn đề này trong q trình đánh
giá chúng tơi phải giải thích cho bà mẹ đó chính là khả năng tối đa của con. Ngược lại,
trong quá trình nghiên cứu chúng tơi nhận thấy cũng có những bà mẹ thể hiện sự lo
lắng đối với những phát triển vận động sớm của con. Nhiều bà mẹ sợ rằng con mình
ngồi sớm có thể bị gù lưng, cho trẻ đứng sớm sẽ bị cong chân. Chính vì những suy
nghĩ và nét văn hóa đó, các trẻ khơng được khuyến khích để phát triển một cách tối đa
các kỹ năng vận động. Điều này phần nào giải thích cho kết quả phát triển vận động
thô của trẻ lúc 12 tháng tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức độ thấp còn cao, do
bà mẹ khơng khuyến khích để trẻ đạt được các tiết mục trong quy mô đánh giá của
Bayley III yêu cầu như trẻ đứng lên có hỗ trợ, đứng một mình, nhún trong khi đứng, đi
có hỗ trợ. Thậm chí trong các hoạt động đánh giá sự phát triển vận động tinh, trẻ chưa
từng được hướng dẫn và tiếp cận đến các hoạt động giúp phát triển kỹ năng này như
92
các hoạt động cầm nắm, cầm cốc tự uống nước, tự cầm thìa xúc đồ ăn, cầm bút, cầm
kéo, các đồ chơi khối hình và lắp ghép. Những nghiên cứu khác về phụ nữ Á Đông
cũng cho kết quả tương tự. Do quan điểm bao bọc cho con, nhiều bà mẹ khơng khuyến
khích con tham gia các hoạt động đánh giá, họ lo sợ con của họ bị ngã hoặc có thể có ảnh
hưởng đến xương cột sống hoặc xương chi của con nếu như để con ngồi, đứng, đi, quá
sớm mặc dù có trợ giúp , . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên
cứu của Pavithra Godamunne , khi đánh giá sự khác biệt giữa trẻ em Sri Lanka và trẻ
em Mỹ trong tổng điểm phát triển vận động ở thời điểm 12 tháng liên quan đến việc
thực hành nuôi dạy trẻ. Người ta đã quan sát thấy rằng trong suốt quá trình thử
nghiệm, các bà mẹ Sri Lanka khơng khuyến khích trẻ em cố gắng đứng và đi bộ, ngay
cả khi có sự hỗ trợ tại thời điểm 12 tháng tuổi, vì sợ trẻ bị ngã. Một nghiên cứu ở Đài
Loan đánh giá sự phát triển tinh thần - vận động bằng trắc nghiệm Bayley II cho trẻ 624 tháng cũng cho kết quả phát triển về vận động kém hơn so với trẻ em Mỹ. Giải
thích có liên quan đến một số vật liệu dùng trong trắc nghiệm Bayley được thiết kế có
thể khơng thích hợp cho việc áp dụng giữa các nền văn hoá khác nhau. Cha mẹ người
Đài Loan coi những vật nhỏ như “viên” hoặc “hạt” là nguy hiểm và có xu hướng
khơng cho phép trẻ chơi với chúng .
Khi đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở lĩnh vực vận động tinh kết quả nghiên
cứu ở biểu đồ 3.4 cho thấy, ở thời điểm 12 tháng, tỷ lệ mức độ cao, trung bình, thấp
tương ứng 43,04%, 54,72% và 2,24%; trong đó trẻ gái có mức độ phát triển vận động
tinh tốt hơn so với trẻ trai với tỷ lệ mức độ cao và thấp tương ứng là 45,98% và 2,21%
so với 40,26% và 2,27%. Khi đánh giá lúc 24 tháng, tỷ lệ mức độ cao, trung bình, thấp
tương ứng là 56,67%, 41,87% và 1,46%. Sự phát triển vượt trội ở lĩnh vực vận động
tinh của trẻ gái so với trẻ trai với mức độ phát triển cao và thấp tương ứng là 60,04%
và 0,80% so với 53,50% và 2,08%. Trẻ gái đạt được kỹ năng cầm nắm ở tư thế chuyển
tiếp tốt hơn so với trẻ trai với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, bảng 3.8. Theo dõi sự
phát triển vận động của từng trẻ thì thấy rằng những trẻ thực hiện sớm các kỹ năng ở
lĩnh vực này phần lớn là các trẻ sống trong các gia đình thường xun có sự động viên
khuyến khích trẻ để trẻ tự làm, để trẻ phát triển các khả năng vận động của mình như:
trẻ tự cầm chén uống nước, tự cầm thìa, tự xúc ăn, tự đội mũ, đi dép và tháo dép, tự
mặc và cởi áo. Mỗi trẻ có một nhịp điệu phát triển riêng, thời gian đạt được các tiết
93
mục của từng trẻ cũng rất khác nhau, có những trẻ thực hiện được rất sớm ở kỹ năng
này, nhưng lại thực hiện được muộn ở những kỹ năng khác cho dù trẻ vẫn nằm trong
giới hạn phát triển bình thường. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến và Jing
Hua , cũng cho thấy, sự phát triển vận động của trẻ sống trong gia đình có sự quan
tâm, hỗ trợ và giáo dục sẽ tốt hơn. Những trẻ sống trong môi trường gia đình có tính
kích thích, khuyến khích như mẹ mua sắm nhiều đồ chơi, mẹ cũng như các thành viên
khác chăm sóc và chỉ bảo thì sự phát triển về vận động, đặc biệt vận động tinh là nhóm
vận động của các cơ nhỏ, đòi hỏi sự khéo léo như xếp chồng khối hình, cầm bút, vẽ
đường thẳng, vẽ vòng tròn, vẽ hình vng phát triển tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu sự phát triển ở lĩnh vực vận động cho thấy, ngồi ảnh hưởng
bởi những nét văn hóa vùng miền trong việc dạy con, khuyến khích giúp trẻ phát triển,
thực hiện các kỹ năng vận động sớm, chúng tôi đưa ra giả thuyết có mối liên quan giữa
trình độ học vấn của bà mẹ, điều kiện môi trường hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình và sự
phát triển vận động của trẻ em Thái Nguyên.
4.1.2. Sự phát triển về nhận thức
Nhận thức là một q trình, cũng chính là kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực
vào trong tư duy của con người. Quá trình này diễn ra ở trẻ nhỏ rất đặc biệt và khó
khăn, phức tạp trong việc đánh giá. Điểm phát triển nhận thức của trẻ trong nghiên cứu
tại thời điểm 12 tháng cao hơn so với chuẩn tính trên điểm thơ và điểm quy chuẩn
tương ứng là 47,84 ± 3,76 và 114,49 ± 10,23 điểm, trình bày ở bảng 3.12. Ở thời điểm
24 tháng, điểm phát triển nhận thức của trẻ đạt tương đương so với chuẩn 64,61 ± 4,82
và 100,24 ± 10,24 điểm, bảng 3.13. Khi phân tích về mức độ phát triển nhận thức của
trẻ ở thời điểm 12 và 24 tháng tuổi trình bày ở biểu đồ 3.5 cho thấy, tại thời điểm 12
tháng, tỷ lệ mức độ phát triển nhận thức cao, trung bình, thấp tương ứng là 79,45%,
20,06% và 0,49%, trong đó trẻ trai có mức độ phát triển nhận thức tốt hơn so với trẻ
gái với tỷ lệ mức độ cao và thấp tương ứng là 81,47% và 0,76% so với 77,31% và
0,20%. Khi đánh giá lúc 24 tháng, tỷ lệ mức độ cao, trung bình, thấp tương ứng là
26,87%, 66,02% và 7,11%, sự phát triển ở trẻ trai và trẻ gái là tương đương nhau.
Đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn sớm là đánh giá khả năng phản ứng,
cảm nhận và học hỏi của trẻ về thế giới xung quanh . Trẻ thể hiện sự hứng thú với những
đồ chơi, khả năng chú ý vào các vật dụng quen thuộc. Một số trẻ đánh giá ở giai đoạn 12
94
tháng có khả năng thực hiện những hành động nhằm tìm hiểu cách khám phá đồ chơi và
trải nghiệm mới. Sự phát triển nhận thức của trẻ em có một tầm quan trọng to lớn, nó
khơng chỉ giúp cho người chăm sóc hiểu đúng, chính xác về năng lực trí tuệ của trẻ,
trên cơ sở đó có những biện pháp giáo dục thích hợp có lợi cho sự phát triển của trẻ
mà còn tạo khả năng nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện khác nhau đến sự
phát triển đó. Khi đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ ở giai đoạn trước 12 tháng,
đã có những nghiên cứu nói đến tầm quan trọng của đồ chơi, khả năng trẻ được tiếp
xúc với đồ chơi, trong nhà sẵn có những đồ chơi, có vai trò thúc đẩy phát triển nhận
thức. Khả năng khám phá đồ chơi của trẻ là cần thiết để có thể hiểu sâu sắc ảnh hưởng
của nó đối với sự phát triển nhận thức. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng cha mẹ ở những gia
đình có thu nhập thấp tự làm đồ chơi an toàn cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển . Q trình quan
sát đánh giá mơi trường hộ gia đình chúng tơi thấy hiện diện của đồ chơi ở nhà chiếm tỷ lệ
thấp, bố mẹ tự làm và mua đồ chơi cho con ít, phải chăng điều này có thể làm ảnh hưởng
đến sự phát triển nhận thức của trẻ.
Đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ tại thời điểm 24 tháng, các tiết mục đánh
giá liên quan đến khám phá đồ vật như tìm đồ vật bị dấu, xoáy nắp ra khỏi lọ, lấy vật ra từ
cạnh hộp thì tỷ lệ trẻ trai thực hiện được cao hơn so với trẻ gái. Nhưng khi đánh giá các
tiết mục thể hiện sự kiên trì, sự hiểu biết về khái niệm thì tỷ lệ trẻ gái thực hiện được lại
cao hơn so với trẻ trai như: chú tâm vào câu chuyện, hiểu khái niệm một, khái niệm về
màu sắc, khái niệm kích cỡ, chơi liên hệ với bản thân, chơi liên hệ với người khác trình
bày ở bảng 3.9. Quá trình đánh giá sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực nhận thức cho thấy ở
thời điểm 24 tháng sự phát triển nhận thức tốt của trẻ liên quan nhiều đến sự giáo dục
và quan tâm của bà mẹ. Những bà mẹ có trình độ cao đẳng, đại học và những bà mẹ có
chỉ số IQ cao, họ đặc biệt quan tâm đến giáo dục sớm cho con, họ biết tìm hiểu và áp
dụng các biện pháp giáo dục, tạo mơi trường kích thích đối với sự phát triển nhận thức
của trẻ. Các bà mẹ này có sự đầu tư khác biệt cho sự phát triển của trẻ so với những bà
mẹ có trình độ văn hóa thấp. Bên cạnh đó họ ln quan tâm, theo sát sự phát triển của
con, thông qua việc hỏi trao đổi với người đánh giá về kết quả phát triển của con.
Ngược lại, những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp thường để con của họ phát triển một
cách tự nhiên, không có sự quan tâm hay giành nhiều thời gian để chơi cùng trẻ, tạo
mơi trường khuyến khích trẻ phát triển. Một nghiên cứu của Steenis L J., so sánh các
95
tiêu chuẩn của Bayley III giữa trẻ em của Hà Lan và Mỹ thấy sự khác biệt phát triển
nhận thức của trẻ trong đó có liên quan trình độ học vấn của người mẹ. Ở Mỹ, 42% bà
mẹ có trình độ học vấn thấp, 30% trung bình và 28% cao. Ở Hà Lan, 16% bà mẹ từ 25
đến 45 tuổi có mức học vấn thấp, 40% trung bình và 44% cao. Các phân tích về mối
liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ và điểm phát triển nhận thức của trẻ em
Hà Lan cho thấy sự khác biệt đáng kể về điểm số nhận thức của trẻ giữa các mẹ có
trình độ học vấn thấp, trung bình và cao. Con của các bà mẹ có trình độ học vấn cao
thường có điểm các bài kiểm tra nhận thức và tiếp nhận thông tin liên lạc cao hơn so
với trẻ con của các bà mẹ có trình độ học vấn thấp . Các bà mẹ trong nghiên cứu của
chúng tôi sống ở vùng nông thôn niềm núi, 81,79% làm nông nghiệp, 49,46% là người
dân tộc thiểu số với trình độ học vấn cấp tiểu học (9,15%), trung học cơ sở (55,7%),
trung học phổ thơng (24,73%), trình độ cao đẳng và đại học (10,42%), điều này có ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển nhận thức của trẻ, cần có những phân tích sâu hơn
về vấn đề này.
Giáo dục sớm cho trẻ đóng vai trò tích cực giúp trẻ phát triển tối ưu. Đối với trẻ
nhỏ dưới 2 tuổi, vai trò của người chăm sóc và mơi trường gia đình là những yếu tố
bảo vệ giúp trẻ phát triển. Thang đánh giá nhận thức Bayley III có các nội dung đánh
giá liên quan đến khám phá đồ vật, chơi với đồ vật, hình khối và màu sắc. Sự phát
triển nhận thức của trẻ ở giai đoạn này đã được chứng minh có liên quan đến giáo dục
sớm. Giai đoạn trước 2 tuổi là khoảng thời gian trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh bằng
cách sờ, nhìn, lắng nghe và dùng tay để chạm vào đồ vật. Sự nắm bắt về ngôn ngữ của
trẻ ngày càng phát triển, đồng thời trẻ bắt đầu hình thành những liên tưởng về sự vật,
hành động và khái niệm. Bên cạnh đó, trẻ cũng đã có thể nghĩ đến việc giải quyết một
số vấn đề. Khi trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ phát triển, trẻ bắt đầu hiểu được các
khái niệm đơn giản về không gian và thời gian. Trẻ cũng bắt đầu hiểu mối liên quan
giữa các sự vật, khi bạn cho trẻ chơi xếp hình đơn giản hoặc bảo trẻ phân loại hình
dạng của các đồ chơi, thì trẻ có thể nhận biết những hình dạng giống nhau. Trẻ có khả
năng hiểu và sử dụng đồ chơi theo đúng công dụng của nó như trẻ đẩy chiếc xe ơ tơ
chạy hoặc lăn quả bóng, dùng tay bóp con vịt để tạo tiếng kêu chút chít. Đồng thời trẻ
dần hiểu được ý nghĩa của các con số khi đếm đồ vật. Một khi sự hiểu biết về nguyên
nhân và kết quả của trẻ được nâng cao, trẻ càng có hứng thú hơn khi tham gia vào trò
96
chơi tìm đồ vật bị mất hoặc được giấu. Quá trình phát triển nhận thức giúp trẻ thành
cơng khi tham gia trò chơi với độ khó tăng dần cần có sự tập trung và tư duy phân tích.
Q trình vui chơi của trẻ ngày càng phức tạp hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các trò
chơi liên hệ với bản thân, sử dụng đồ vật theo đúng chức năng của vật và trên bản thân
trẻ như “trẻ giả vờ ăn và đưa thìa lên miệng, lấy khăn lau mặt”. Đáng chú ý nhất là trẻ
bắt đầu kết hợp nhiều hoạt động khác nhau để tạo ra một trình tự logic. Thay vì chơi từ
đồ chơi này sang đồ chơi khác một cách ngẫu nhiên, trẻ sẽ làm theo trình tự như việc
đặt búp bê lên giường trước rồi mới đắp chăn cho nó. Hoặc trẻ giả bộ cho búp bê ăn từ
con này sang con khác. Tiếp theo trẻ sẽ tạo ra một trình tự “giả bộ” dài và cơng phu
hơn, trình tự này được phản ánh ngay từ đời sống hằng ngày của bé, lúc thức dậy vào
buổi sáng tới khi tắm rồi đi ngủ vào buổi tối. Việc suy luận đối với một đứa trẻ 2 tuổi
thường rất khó. Suy cho cùng, trẻ nhìn nhận sự việc theo những khía cạnh rất đơn
giản. Việc trẻ chủ động chơi những trò chơi “giả bộ” sẽ giúp bé không nhầm lẫn giữa
ảo tưởng và thực tại. Đặc biệt, ở giai đoạn này trẻ đã có sự phát triển trí não tốt, hình
thành được thói quen quan sát và ghi nhớ. Để giúp phát triển trí não và tăng cường
nhận thức cho trẻ, vai trò của người mẹ là rất quan trọng như thường xuyên cho bé ra
ngồi, kích thích cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Mẹ cũng có thể cho trẻ chơi
các loại đồ chơi để giúp trẻ học, đồng thời giúp tăng cường trí nhớ bổ ích cho sự phát
triển của trẻ sau này. Khi đến thăm hộ gia đình kết hợp với đánh giá mơi trường hộ gia
đình chúng tơi thấy bố mẹ không tự làm đồ chơi cho con, không mua đồ chơi cho con,
cũng như gia đình có điều kiện mơi trường hộ gia đình thấp còn chiếm tỷ lệ cao. Liên
kết đến quá trình đánh giá sự phát triển nhận thức, nhiều trẻ còn chưa từng được biết
đến những khái niệm về màu sắc, hình khối, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến kết
quả sự phát triển nhận thức của trẻ. Kết quả của đánh giá phát triển nhận thức có thể
ước tính về tương lai của trẻ về khả năng trí tuệ, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ
sau này của trẻ.
4.1.3. Sự phát triển về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một thành tựu trong sự tiến bộ và phát triển của loài người. Kết quả
nghiên cứu sự phát triển kỹ năng giao tiếp cảm nhận và giao tiếp diễn đạt tại thời điểm
12 tháng đạt tương đương so với chuẩn, tính trên cả điểm thơ và điểm quy chuẩn ở cả
trẻ trai và trẻ gái tương ứng là 17,69 ± 2,82; 15,59 ± 3,05 và 105,30 ± 12,49; 94,27 ±
97
10,51 điểm, kết quả trình bày ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.1. Khi đánh giá tại thời điểm 24
tháng, sự phát triển của kỹ năng giao tiếp cảm nhận và giao tiếp diễn đạt của trẻ rất tốt ở
cả trẻ trai và trẻ gái với điểm thô đạt được tương ứng là 29,50 ± 4,34; 32,34 ± 4,52 và
điểm quy chuẩn tương ứng là 104,89 ± 11,27; 103,43 ± 10,32, kết quả trình bày ở bảng
3.13 và biểu đồ 3.2.
Khi phân tích mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp cảm nhận của trẻ ở thời điểm
12 tháng cho thấy, tỷ lệ mức độ cao, trung bình, thấp tương ứng là 48,39%, 45,18% và
6,43%; trong đó, trẻ gái có mức độ phát triển giao tiếp cảm nhận tốt hơn so với trẻ trai
với tỷ lệ mức độ cao và thấp tương ứng là 51,20% và 4,62% so với 45,75% và 8,13%,
biểu đồ 3.6.
Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp diễn đạt của trẻ cho thấy sự thay đổi tích
cực, tăng tỷ lệ mức độ cao lúc 12 tháng tương ứng là 10,13% lên 41,587% lúc 24
tháng, đồng thời giảm tỷ lệ mức độ thấp 27,07% lúc 12 tháng xuống còn 6,52% lúc 24
tháng, biểu đồ 3.7. Trong đó trẻ gái có mức độ phát triển giao tiếp diễn đạt tốt hơn so
với trẻ trai ở cả hai thời điểm đánh giá với tỷ lệ mức độ cao tương ứng là 11,04% so
với 9,26% lúc 12 tháng và 46,79% so với 36,67% lúc 24 tháng. Đặc biệt, ở các tiết
mục kết hợp 1 phụ âm – nguyên âm lúc 12 tháng; các tiết mục dùng từ để diễn đạt ý
muốn, sử dụng đúng 8 từ, gọi tên hình ảnh, kết hợp lời nói và cử chỉ, trẻ có thể chỉ vào
tranh bằng một ngón tay; lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn khám phá đồ vật và
trẻ có thể gọi đúng tên một đồ vật thơng dụng như “truyện”, “bóng”, “búp bê”, “thìa”,
“cốc”; trẻ có thể gọi đúng tên các hình ảnh khi người đánh giá chỉ vào chúng. Vốn từ
vựng của trẻ trong giai đoạn này cũng nhiều thêm đáng kể. Trẻ có thể kết hợp 2 từ với
nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con, ăn bánh, đi chơi…”. Tại thời
điểm này, trẻ đã nêu được cái mình thích và khơng thích bằng một cách đơn giản và
ngắn gọn, giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp.Trẻ gái đều làm tốt hơn trẻ
trai, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, bảng 3.11.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu về sự phát triển giao tiếp diễn đạt ở thời điểm 12
tháng còn chưa cao, chúng tơi đưa ra lý do có thể như sau: thứ nhất, trẻ trong nhóm
nghiên cứu sống chủ yếu ở vùng nơng thơn do đó trẻ ít có điều kiện để được đưa ra
ngoài tiếp xúc với người lạ, nên trong q trình đánh giá trẻ chúng tơi nhận thấy trẻ rất
nhút nhát, lạ lẫm với cán bộ điều tra nên chưa bộc lộ hết khả năng của mình. Trong
98
q trình nghiên cứu chúng tơi có một số trẻ khơng hồn thành được các phần đánh giá
về ngơn ngữ với lý do trẻ không muốn làm. Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
em Đài Loan cũng cho kết quả tương tự, trẻ sống ở vùng nông thôn ít có cơ hội tiếp
xúc với các điều kiện kích thích sự phát triển ngơn ngữ so với các khu vực khác làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ . Thứ hai, đây là lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với
các câu đố, hoặc trò chơi liên quan đến việc đánh giá BSID-III làm cho trẻ lạ lẫm và ít
hứng thú, điều này trái ngược với trẻ em Úc khi sử dụng BSID-III đánh giá sự phát
triển cho kết quả về nhận thức và ngôn ngữ diễn đạt cao hơn trẻ em Mỹ là do trẻ được
tiếp xúc thường xuyên hơn các loại câu đố và trò chơi liên quan đến quá trình đánh giá
BSID-III .
Kết quả đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ gái phát triển ngôn ngữ sớm và
tốt hơn so với trẻ trai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thị Yến, Wu Y.T , . Tại thời điểm này, trẻ có thể bắt chước ít nhất một âm kết
hợp phụ âm nguyên âm lặp lại như “măm măm”, “ma ma”, “ba ba”, “bye bye”, “đa
đa”. Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên, mặc dù,
trẻ khơng nhận thức được những gì mình nói, nhưng trẻ có thể cảm nhận được tên gọi
của mình khi có người khác gọi.
Trẻ cũng có phản ứng khi nghe thấy tiếng chng điện thoại, những âm thanh
hay trò chơi quen thuộc; biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói
"khơng”. Trong q trình đánh giá, trẻ có khả năng hướng sự chú ý của người chăm
sóc vào một vật trong khi chơi, đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu; làm theo
một mệnh lệnh đơn giản như "đặt nó xuống"; thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được
bằng cử chỉ của đầu, cơ thể; bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên. Mẹ và người
chăm sóc trở thành người hỗ trợ tinh thần cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng
những câu chuyện, thường xuyên nói chuyện và hát cho trẻ nghe. Bởi vì, đây là một
giai đoạn rất quan trọng khi trẻ cố gắng bắt chước người lớn nói chuyện, ngay cả khi
mẹ khơng biết những gì con nói.
Điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ lúc 24 tháng trong nghiên cứu của chúng tơi
trình bày trong bảng 3.13 cho thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Thái Nguyên đạt
tương đương so với chuẩn. Kết quả ghi nhận có sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ diễn đạt, tỷ lệ mức độ phát triển thấp giảm
99
từ 27,07% với thời điểm 12 tháng xuống còn 6,52% ở thời điểm 24 tháng kết quả trình
bày ở biểu đồ 3.7.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi còn cho thấy, vốn từ vựng của trẻ được mở
rộng liên tục và trẻ có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Điều ngạc nhiên là
trẻ có thể kiểm sốt các ngữ điệu trong các cuộc trò chuyện và kết nối từ để có một câu
hồn chỉnh như "Con muốn uống". Trẻ biết dùng danh từ riêng: con, mẹ, bác, cơ, dì...;
hiểu được đại từ sở hữu, bắt đầu gọi tên màu cơ bản; lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ,
các cụm từ; có trẻ còn có khả năng đọc được những bài thơ ngắn, bài hát u thích, nói
được câu phủ định.
Ngơn ngữ có vai trò vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển của
con người. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được
hiểu ngơn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt cho người khác hiểu
được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thơng qua lời nói. Việc nắm
được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là một điều vơ cùng hữu ích, giúp các
bậc cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho trẻ
ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên hiểu rằng tất cả các cột mốc đều chỉ mang
tính tương đối, khơng phải đứa trẻ nào cũng phải phát triển chính xác đúng theo những
chuẩn mực chung. Mỗi đứa trẻ có thể sẽ đạt được các kỹ năng khác nhau tại các thời
điểm khác nhau trong một phạm vi nhất định. Chính vì vậy, trong những năm đầu đời
của trẻ thì việc phát triển ngơn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm, đôi khi
sự quan tâm quá mức của một số phụ huynh khi so sánh con mình chậm nói hơn so với
những trẻ cùng tuổi thì cho rằng con đang mắc phải bệnh gì đó, hoặc quy chụp ln
cho con là chậm phát triển, mắc những bệnh bẩm sinh như câm, điếc hay mắc các hội
chứng tự kỉ, tăng động giảm chú ý. Điều này cũng thường xảy ra trong quá trình
nghiên cứu của chúng tôi, các phụ huynh khi gặp nhau thường rất quan tâm và so sánh
với những trẻ cùng tuổi về khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên thì điều
này mới chỉ dừng lại ở nhóm trẻ có sự quan tâm của bà mẹ có trình độ văn hóa và chỉ
số IQ cao. Qua nghiên cứu chúng tơi nhận thấy vai trò của người mẹ, sự hiểu biết của
người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao tiếp của con người.
Trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô