Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.04 MB, 275 trang )
Kết quả trên cho thấy, gelatin từ da cá Tra đã đáp ứng được các chỉ tiêu chất
lượng để sử dụng làm nguyên liệu cho nhân kem marshmallow trong sản xuất bánh
chocopie.
3.3.2. Ứng dụng gelatin trong sản xuất kẹo dẻo hương cam
Kẹo dẻo là sản phẩm rất phổ biến trên thị trường và được nhiều người ưa
thích. Để tạo độ dẻo, dai cho kẹo phải cần đến lượng gelatin đáng kể với độ Bloom
200÷250 gam. Trong nghiên cứu này, gelatin da cá Tra và gelatin da cá Ngừ Đại
Dương biến tính bằng transglutaminase được sử dụng làm chất tạo dẻo trong sản
xuất kẹo dẻo hương cam, đối chứng với các mẫu kẹo được sản xuất từ gelatin da cá
Ngừ Đại Dương chưa biến tính và gelatin da heo. Quy trình sản xuất như sau:
3.3.2.1. Quy trình cơng nghệ
Nước, mật tinh bột,
đường saccharose
Lựa
chọn
Hòa
tan
Để
nguội
Bao
gói
Lọc, loại
Nấu kẹo
tạp chất
Rót
khn
Phối trộn
Gelatin
Kẹo thành
phẩm
Acid
citric
Hương
cam
Hình 3.30. Quy trình công nghệ sản xuất kẹo dẻo gelatin [2]
Công thức cho mỗi mẻ kẹo được trình bày ở Bảng 3.22.
Bảng 3.22. Công thức trong sản xuất kẹo dẻo [2]
STT
Nguyên liệu
Khối lượng
STT
Nguyên liệu
Khối lượng
1
Đường
1000g
4
Acid citric
5g
2
Mật tinh bột
250g
5
Hương cam
1,2g
3
Gelatin
150g
6
Nước
118
400 ml
Trong đó, gelatin từ da cá Tra dùng cho mẻ kẹo 1 (Mẫu 1), gelatin từ da cá
Ngừ Đại Dương biến tính bằng transglutaminase cho mẻ kẹo 2 (Mẫu 2), gelatin da
heo thị trường dùng cho mẻ kẹo 3 (Mẫu 3) và gelatin từ da cá Ngừ Đại Dương chưa
biến tính dùng cho mẻ kẹo 4 (Mẫu 4). Sau khi nấu kẹo thu được 1400g kẹo/mẻ.
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Hình 3.31. Sản phẩm kẹo dẻo hương cam
3.3.2.2. Xác định một số chỉ tiêu chất lượng của kẹo
Các chỉ tiêu về trạng thái, độ ẩm, hàm lượng đường khử của kẹo được đánh
giá theo TCVN 5908:2009. Lực kéo, độ dài kéo đứt của kẹo được xác định bằng
thiết bị Instron 3345 tại nhà máy Acecook Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng (giãn đồ ở
Hình 3.32). Chất lượng cảm quan được đánh giá theo phương pháp cho điểm thị
hiếu (theo mục 2.2.6.2), kết quả có ở phụ lục 4.4. Tổng kết các kết quả thu được ở
Bảng 3.23.
119
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của kẹo dẻo
Chỉ tiêu
Trạng thái
Độ ẩm, %
Mẫu
Mẫu 1
Hàm
lượng
đường
khử, %
Lực
Điểm
Độ dài
kéo
trung
kéo đứt,
cực
bình thị
mm
đại, N
hiếu
Viên kẹo ngun
hình, khơng biến
dạng, các viên kẹo
13,51 7,50±0,83a
11,23±0,57 35,72±0,21 56,6
đồng đều, trạng
thái mềm, dẻo, hơi
dai, dễ nhai.
Mẫu 2 Viên kẹo ngun
hình, khơng biến
dạng, đồng đều,
9,03
7,53±0,72a
11,18±0,45 35,85±0,32 41,8
trạng thái mềm,
dẻo, hơi dai, dễ
nhai.
Mẫu 3 Viên kẹo ngun
hình, khơng biến
dạng, đồng đều,
12,62 7,59±0,78a
11,62±0,64 35,36±0,29 45,7
trạng thái mềm,
dẻo, hơi dai, dễ
nhai.
Mẫu 4 Viên kẹo khơng
còn ngun vẹn,
5,07
3,68±0,59b
khơng đồng đều, 11,97±0,43 35,47±0,38 19,9
trạng thái mềm
nhão, ướt.
Theo
Viên kẹo không
TCVN bị biến dạng;
5908:2009 trong cùng một
35÷45
gói kích thước 10÷12
các viên kẹo
tương đối đồng
đều.
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p<0,05)
120
Kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy:
- Các chỉ tiêu về trạng thái, độ ẩm và hàm lượng đường khử của sản phẩm
kẹo dẻo sử dụng gelatin từ da cá Tra, gelatin biến tính bằng transglutaminase và
gelatin heo thị trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 5908:2009. Riêng
mẫu kẹo làm từ gelatin cá Ngừ Đại Dương chưa biến tính (mẫu 4) không đạt về chỉ
tiêu trạng thái.
- Lực kéo cực đại và độ dài kéo đứt của các mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 tương
đương nhau, lần lượt đạt 56,6 N; 41,8 N; 45,7 N và 13,51 mm; 9,03 mm; 12,62
mm. Riêng mẫu 4 có sự khác biệt rõ rệt, chỉ đạt 19,9 N và 5,07 mm.
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Hình 3.32. Độ bền kéo đứt của kẹo
- Chỉ tiêu cảm quan: Ba mẫu kẹo gồm mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 có điểm trung
bình thị hiếu tương đương nhau, lần lượt 7,50; 7,53; 7,59 điểm tương ứng với mức
thích và rất thích. Riêng mẫu 4 có điểm thị hiếu trung bình 3,68 điểm, ứng với mức
khơng thích hoặc tương đối khơng thích.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, gelatin từ da cá Tra và cá Ngừ Đại Dương
biến tính bằng transglutaminase có thể sử dụng để sản xuất kẹo dẻo hương cam với
các chỉ tiêu chất lý hóa, cảm quan tương đương với kẹo sử dụng gelatin thị trường
và được người tiêu dùng chấp nhận, chúng có thể thay thế hoàn toàn gelatin thị
trường trong sản xuất kẹo dẻo. Tuy nhiên gelatin từ da cá Ngừ Đại Dương chưa
biến tính sử dụng trong sản xuất kẹo dẻo hương cam không đảm bảo chỉ tiêu chất
lượng theo TCVN 5908:2009 và không được người tiêu dùng chấp nhận.
121
3.3.3. Ứng dụng gelatin biến tính bằng enzyme transglutaminase trong kỹ
thuật vi bao chất màu anthocyanin
Sử dụng các chất màu tự nhiên thay thế cho chất màu tổng hợp trong các
ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm đang là xu hướng trên thế giới. Trong số
các chất màu tự nhiên phải kể đến là anthocyanin, một chất màu tự nhiên, có màu
sắc đẹp, hoạt tính sinh học cao như khả năng kháng oxy hóa, chống viêm, ức chế tế
bào ung thư. Tuy nhiên anthocyanin dễ bị thối hóa và giảm hoạt tính sinh học bởi
tác động của điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, oxy,... Do vậy, kỹ thuật
bao gói đóng vai trò rất quan trọng để kéo dài thời gian sử dụng của anthocyanin.
Kỹ thuật vi bao (microencapsulation) bằng sấy phun hiện đang được dùng để bao
gói một số sản phẩm dễ bị phân hủy bởi yếu tố môi trường như dầu cá, cacurmin,
anthocyanin,...[25]. Để quá trình vi bao đạt hiệu quả cao, vật liệu phủ (wall
material) đóng vai trò quan trọng đến hiệu suất phủ và hiệu quả bảo quản chất được
phủ. Vật liệu phủ thường dùng trong vi bao gồm: polysaccharide (tinh bột,
maltodextrin,...), protein (gelatin, casein,...). Trong đó, gelatin là sự lựa chọn tốt
nhất bởi chúng có tính nhũ hóa cao, có khả năng tạo màng tốt, có khuynh hướng tạo
thành mạng lưới dày đặc khi làm khô,... [25].
Theo một số tài liệu tham khảo [25][92], chúng tôi chọn gelatin thu nhận từ
da cá Ngừ Đại Dương được biến tính bằng enzyme transglutaminase với độ Bloom
249,5 g làm thành phần vật liệu phủ và anthocyanin thu nhận từ đài hoa bụp giấm
(theo phụ lục 2.4) làm vật liệu được phủ. Quá trình vi bao như phụ lục 2.5, sản
phẩm sau vi bao được ký hiệu MCR-A. Cùng với mẫu thí nghiệm, chúng tơi chuẩn
bị mẫu đối chứng là mẫu anthocyanin không vi bao như phần phụ lục 2.4, được ký
hiệu UMCR-A và theo dõi độ bền màu theo thời gian bảo quản.
3.3.3.1. Một số chỉ tiêu của anthocyanin sau vi bao
Kết quả xác định một số chỉ tiêu của anthocyanin có và khơng có vi bao
được trình bày ở Bảng 3.24.
122