Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )
48
các quyết định tài chính, chi phí của cơng ty được phân loại theo mục đích, cơng
dụng của chúng, bao gồm các loại sau:
(1) Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu dùng
trực tiếp cho quá trình sản xuất các sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm như lợn,
gà, vịt, ngan, các loại thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp dạng viên. Nguyên liệu
thức ăn có tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau gồm các loại từ nguồn gốc thực vật, động
vật, men vi sinh vật, enzym, các loại tổng hợp axit min, vitamin, kháng sinh đường
ruột, các chất chống oxy hoá, chống nấm mốc,.. cụ thể:
Nguyên vật liệu chính: Đây là các loại NVL cấu tạo chủ yếu trong thành
phần của sản phẩm. Trong NVL chính lại chia thành 2 loại là NVL đa lượng và
NVL vi lượng:
- Nguyên vật liệu đa lượng: là những loại NVL mà khối lượng của nó/tấn
thành phẩm chiếm phần lớn, tuy nhiên nếu xét về giá trị/ 1 tấn thành phẩm thì nhỏ
hơn nhiều so với NVL vi lượng. Với loại NVL này có khoảng hơn 500 loại bao
gồm:
+ Các loại nguyên vật liệu từ nguồn gốc thực vật như: thóc, ngơ, cám, cao lương,
kê, mỹ, khoai lang, sắn,.. ngoài ra là các loại đậu, đỗ, lạc có giá trị sinh học cao.
+ Các loại nguyên vật liệu từ nguồn gốc động vật như: bột cá; bột thịt và bột
thịt xương (bột thịt được sản xuất từ các sản phẩm được chế từ thịt bằng cách sấy
khô lên và nếu có cả xương thì được gọi là bột thịt xương); bột đầu tôm; bột lông
vũ; các loại bột thủy phân...
- Nguyên vật liệu vi lượng có hơn 200 loại bao gồm các loại phụ gia,
vitamin, khoáng chất, các loại axit amin tổng hợp sinh học như L-lyzin, Dlmethionin, các loại premix vitamin-khoáng, hương liệu thơm, chất kết dính (làm
thức ăn viên),...
Nguyên vật liệu phụ: chủ yếu là bao bì, tem, nhãn,… với các kích thước khác
nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm những khoản tiền trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm. Cụ thể, ở Công ty cổ phần ABC Việt Nam khoản mục này bao
49
gồm: tiền lương chính, tiền làm thêm, tiền phụ cấp, trợ cấp thưởng sản phẩm, thưởng
hiệu quả công việc, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí cần thiết phát sinh chung
trong quá trình sản xuất sản phẩm ở cơng ty, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên: bao gồm tồn bộ tiền lương và các khoản trích theo
lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp trả cho nhân viên quản lý các bộ phận là các quản
đốc, giám sát viên.
+ Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất: bao gồm toàn bộ các vật liệu tham gia
gián tiếp trong việc hình thành nên sản phẩm, nó có tác dụng phục vụ cho q trình
sản xuất tốt hơn.
+ Chi phí cơng cụ dụng cụ cho các bộ phận: đây là các loại chi phí về cơng cụ dụng
cụ tham gia cho quá trình sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn ni.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận: đây là khoản chi phí chiếm phần
lớn trong tổng CPSXC bao gồm toàn bộ khấu hao TSCĐ ở các bộ phận sản xuất
như máy, nhà xưởng…
+ Chi phí dịch vụ mua ngồi: bao gồm các khoản chi phí như điện, nước, tiền
thuê đất, phí bảo dưỡng cơ sở hạ tầng...
(2) Chi phí ngồi sản xuất
Chi phí ngồi sản xuất của cơng ty bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm của cơng ty như chi phí nhân viên bán hàng gồm tiền lương, các khoản trích
theo lương của nhân viên bộ phận bán hàng.
Chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng như: Chi phí NVL bao bì dùng
cho bán hàng, chi phí xăng xe chở hàng, chi phí sửa chữa xe, chi phí khấu hao TSCĐ,
chi phí tiếp khách, chi phí khác của bộ phận bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí chung của cơng ty như
chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả nhân viên bộ phận quản lý công ty, các khoản
trích theo lương của nhân viên quản lý cơng ty, chi phí cơng cụ, dụng cụ, chi phí
50
xăng xe, chi phí tiếp khách, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý cơng ty (chi phí khấu
hao tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải).
Chi phí hoạt động tài chính của cơng ty chủ yếu là chi phí lãi vay
Chi phí khác tại cơng ty là các chi phí liên quan đến các khoản nộp phạt hành
chính, truy thu thuế, chi cho nhượng bán TSCĐ. Các khoản chi phí này ít phát sinh,
nếu có thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của cơng ty.
2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí tại Cơng ty Cổ phần ABC
Việt Nam
2.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí
Định mức CP NVLTT
Qua khảo sát cho thấy, ban lãnh đạo Công ty cổ phần ABC Việt Nam đã quan
tâm đến việc xây dựng định mức chi phí, trong đó đặc biệt quan tâm đến định mức
CP NVLTT. Công ty đã xây dựng định mức về lượng và định mức về giá của từng
loại NVL cần sử dụng. Công ty sản xuất các loại sản phẩm như thức ăn siêu đậm
đặc cho lợn thịt, thức ăn hỗn hợp cho lợn,... và mỗi loại sản phẩm có các NVL đầu
vào khác nhau, vì vậy định mức CP NVLTT được cơng ty xây dựng riêng cho từng
loại sản phẩm.
Định mức về lượng NVL cần tiêu hao cho 1 kg thành phẩm mỗi loại. Cơng tác
này do bộ phận lập kế hoạch của phòng kỹ thuật đảm nhiệm, việc xây dựng định
mức chi phí có sự giám sát của Ban giám đốc.
Định mức được xây dựng và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo chất lượng
của sản phẩm cũng như tiết kiệm NVL, dựa trên kinh nghiệm sản xuất nhiều năm và
vận dụng các phương pháp phân tích – dự tốn, thử nghiệm sản xuất. Kết hợp với
kế hoạch sản xuất, Bảng định mức tiêu hao NVL sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch
về NVL giúp việc sản xuất được chủ động và không bị gián đoạn. Định mức CP
NVLTT được thể hiện trong bảng định mức nguyên liệu để sản xuất từng loại thức
ăn do phòng kỹ thuật cung cấp. Căn cứ vào định mức lượng NVL tiêu hao cho 1
kg thức ăn thành phẩm, trong năm DN cần sản xuất bao nhiêu kg thức ăn thành
phẩm thì lấy định mức lượng NVL đó nhân (x) với số lượng kg thức ăn thành
51
phẩm cần sản xuất sẽ tính ra được lượng NVL cần thiết xuất kho để sản xuất
thức ăn thành phẩm trong năm.
Định mức giá NVL được tính riêng cho từng loại NVL và do bộ phận lập kế
hoạch xác định. Định mức giá NVL được xác định bao gồm chi phí mua và tồn bộ
chi phí phát sinh trong q trình thu mua NVL.
Kế tốn lấy định mức về lượng nhân (x) với định mức về giá NVL để tính ra
định mức CP NVL TT (Phụ lục 2.5).
Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp
Theo thực tế khảo sát, khoản mục chi phí này tại Cơng ty Cổ phần ABC Việt
Nam cũng đã được quan tâm trong việc lập định mức chi phí. Định mức chi phí
nhân cơng trực tiếp bao gồm giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng
thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 kg thức ăn thành phẩm. Định mức giá một đơn vị
thời gian lao động trực tiếp được tính căn cứ vào mức lương cơ bản, các khoản phụ
cấp, các khoản trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Định mức
lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 kg thức ăn thành phẩm dựa trên lượng thời
gian hoàn thành một dây chuyền sản xuất và sản lượng của một dây chuyền sản xuất.
Công ty sử dụng quy trình cơng nghệ sản xuất thức ăn chăn ni khép kín,
mức độ tự động hóa cao, từ khâu đưa nguyên vật liệu vào dây chuyền đến khi ra
thành phẩm đóng bao. Hầu hết các quy trình sơ chế, sấy, xử lý, nghiền, trộn, ép
viên… đều được máy móc xử lý, nên chi phí nhân cơng trực tiếp trong cơng ty chủ
yếu là chi phí tiền lương của cơng nhân trực tiếp điều hành máy móc và chi phí tiền
lương của nhân cơng vận chuyển. Vì vậy, cơng ty đã chia hoạt động của công nhân
trực tiếp sản xuất thành 2 nhóm cơng việc cụ thể là:
- Hoạt động sản xuất của cơng nhân đứng máy
Định mức chi phí nhân cơng của cơng nhân đứng máy được tính = định mức
lượng thời gian đứng máy để sản xuất 1kg thành phẩm x định mức giá tiền lương
của 1 giờ cơng của cơng nhân đứng máy.
Ví dụ: Để sản xuất 1 mẻ 2000 kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt cần thời gian
là 1 giờ máy chạy, 1 mẻ sản phẩm cần 8 công nhân đứng máy, nên tổng số giờ công
52
đứng máy cho 1 mẻ sản phẩm là 8 giờ cơng, từ đó tính được định mức lượng thời gian
cần thiết để sản xuất 1kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt là 8 giờ công chia cho
2000kg bằng 0.004 giờ đứng máy/1kg. Cơng ty tính tốn và xác định chi phí một giờ
cơng đứng máy trả cho cơng nhân là 90.100đ/1 giờ, từ đó tính ra được định mức chi
phí nhân cơng đứng máy tính cho 1 kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt là 0.004*
90.100 = 360.4 đồng/1kg.
- Hoạt động sản xuất của cơng nhân vận chuyển, đóng bao
Tương tự cơng ty tính ra định mức chi phí cơng nhân vận chuyển, đóng bao
tính cho 1kg thức ăn thành phẩm. Cơng ty xác định chi phí vận chuyển, đóng bao
tính theo số lượng vận chuyển, đóng bao. Cụ thể, chi phí vận chuyển, đóng bao cho
1kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt là 541,6 đồng/1kg.
Tổng hợp chi phí nhân cơng của 2 hoạt động trên sẽ tính được định mức CP
NCTT để sản xuất 1kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt là 902 đồng/1 kg. (Phụ
lục 2.7)
Định mức chi phí sản xuất chung và các chi phí ngồi sản xuất chưa được xây
dựng tại công ty.
2.2.2.2. Lập dự tốn chi phí
Trên cơ sở kế hoạch SXKD, hệ thống dự tốn SXKD kỳ trước và các định
mức chi phí, Cơng ty xây dựng các dự tốn SXKD trong kỳ.
Việc lập dự toán CPSX và giá thành sản phẩm được các phòng ban như:
Phòng kinh doanh, Phòng kế tốn tài chính, Phòng kỹ thuật dinh dưỡng,… trong
Cơng ty phối hợp thực hiện. Căn cứ vào việc phân tích điều kinh tế, kỹ thuật, tài
chính của đơn vị như giá cả các yếu tố đầu vào, giá bán sản phẩm trong tương lai,
quy trình sản xuất, trình độ kỹ thuật của người lao động, mức độ trang thiết bị sản
xuất,… Công ty đã lập các dự toán sau:
Dự toán CP NVLTT
Dự tốn CP NVLTT cũng được tính cho từng loại ngun vật liệu cụ thể và do
kế toán NVL phụ trách. Ví dụ về xây dựng dự tốn CP NVLTT cho loại NVL Ngơ.
DN dự tính sản xuất 1.440.000 kg thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt, từ đó tính được
nhu cầu sử dụng Ngô là: 1.440.000 x 0,42283 = 608.875 kg
53
Chỉ tiêu đơn giá trong kế hoạch sử dụng NVL được đơn vị xây dựng trên mức
giá mua vào bình quân của năm trước và kinh nghiệm dự báo thị trường của nhân
viên phòng vật tư
Với đơn giá là 3.900 đồng/kg sẽ tính ra được dự tốn chi phí NVL Ngô để sản
xuất thức ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt trong năm là 2.374.613.280
Tương tự, cũng tính được dự toán CP NVLTT cho tất cả các loại NVL khác.
Tổng hợp lại sẽ tính được dự tốn chi phí NVL cho sản phẩm thức ăn siêu đậm đặc
cho lợn thịt (Phụ lục 2.6).
Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
Qua khảo sát tại đơn vị, dự tốn chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được xây
dựng dựa trên khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất, định mức thời gian sản xuất 1
kg thức ăn thành phầm và đơn giá 1 giờ công máy chạy
Định mức thời
Khối lượng thức
Dự tốn chi phí
nhân cơng trực tiếp
=
ăn chăn ni dự
kiến sản xuất
X
gian sản xuất 1
đơn vị thức ăn
x
Đơn giá 1 giờ
cơng máy chạy
trong kỳ
chăn ni (kg)
Dự tốn CP NCTT do Kế tốn trưởng cơng ty đảm nhiệm và được tính cho
từng dòng sản phẩm. Năm 2017, Cơng ty có kế hoạch sản xuất 1.440.000 kg thức
ăn siêu đậm đặc cho lợn thịt. Nhân số lượng cần sản xuất với định mức thời gian
cần sản xuất là 0.004 giờ/kg tính được tổng thời gian cần thiết để sản xuất là 5.760
giờ/kg. Nhân thời gian máy chạy với định mức về giá 1 giờ cơng máy chạy là
90.100đ/1 giờ tính được tổng dự tốn chi phí nhân cơng đứng máy là: 518.976.000.
Tương tự tính được dự tốn CP NCTT của chi phí vận chuyển, đóng bao là
779.904.000
Tổng dự tốn chi phí NCTT = Chi phí nhân cơng trực tiếp đứng máy + Chi
phí nhân cơng vận chuyển, đóng gói = 1.298.880.000 (Phụ lục 2.8)
Dự tốn chi phí sản xuất chung
Đối với chi phí sản xuất chung, Cơng ty xây dựng dự tốn dựa trên doanh thu
dự kiến của việc tiêu thụ sản phẩm trong năm. Hiện tại Tỷ lệ chi phí sản xuất chung
54
được xác định bằng 15% doanh thu dự kiến. Tỷ lệ này được giữ cố định trong năm
và có thể thay đổi qua các năm dựa trên số phát sinh thực tế của năm trước.
Dự tốn chi phí ngồi sản xuất
Dự tốn chi phí bán hàng
Căn cứ các khoản mục chi phí đã thực hiện năm trước và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của công ty để lập dự tốn. Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm
lập dự tốn chi phí bán hàng và gửi về phòng kế tốn. (Phụ lục 2.9)
Dự tốn chi phí quản lý doanh nghiệp được lập vào tháng cuối của năm trước
với sự kết hợp của các phòng trong cơng ty là phòng kỹ thuật cơ điện, phòng tài
chính kế tốn, phòng tổ chức hành chính, phòng đảm bảo chất lượng và nghiên cứu
phát triển, phòng kiểm tra chất lượng (Phụ lục 2.10).
Cơng ty khơng lập dự tốn chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
2.2.3. Kế tốn xác định chi phí tại Cơng ty Cổ phần ABC Việt Nam
2.2.3.1 Kế tốn xác định chi phí sản xuất.
Cơng ty Cổ phần ABC Việt Nam hạch tốn CPSX theo mơ hình xác định
CPSX sản phẩm theo quá trình sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm quy trình cơng
nghệ sản xuất sản phẩm thức ăn chăn ni là quy trình sản xuất liên tục, khép kín
với số lượng lớn, quá trình sản xuất giản đơn, nơi phát sinh chi phí là tồn bộ quy
trình cơng nghệ sản xuất ra sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng
loại sản phẩm
Đối tượng tính giá thành: là từng loại sản phẩm hồn thành của cơng ty
Tại công ty cổ phần ABC Việt Nam, CP NVLTT được tập hợp trực tiếp cho
từng loại sản phẩm, còn CP NCTT và CP SXC được tập hợp chung của toàn phân
xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo khối lượng hồn thành trong kỳ.
Hiện nay cơng ty sản xuất 2 nhóm thức ăn chủ yếu là:
- Nhóm thức ăn đậm đặc.
- Nhóm thức ăn hỗn hợp.
Để giảm bớt thời gian và khối lượng công việc ghi chép, kế tốn đã thực hiện
mã hóa các sản phẩm như sau:
55
- Nhóm thức ăn đậm đặc được mã hóa là TĐ và 2 chữ số, gồm:
TĐ11: Thức ăn đậm đặc cho lợn con từ tập ăn đến 2kg.
TĐ12: Thức ăn đậm đặc cho lợn thịt từ tập ăn đến xuất chuồng.
TĐ13: Thức ăn đậm đặc cho lợn thịt từ 15kg đến xuất chuồng.
….
TĐ21: Thức ăn đậm đặc cho gà hậu bị từ 1 đến 18 tuần tuổi.
TĐ22: Thức ăn đậm đặc gà đẻ.
TĐ23: Thức ăn đậm đặc gà thịt từ 1 ngày tuổi đến xuất.
…
TĐ31: Thức ăn đậm đặc cao cấp vịt đẻ trứng.
- Nhóm thức ăn hỗn hợp được mã hóa là TH và 2 chữ số, gồm:
TH11: Thức ăn hỗn hợp lợn con tập ăn từ 7 ngày tuổi đến 15kg.
TH12: Thức ăn hỗn hợp lợn choai từ 15 đến 30kg.
TH13: Thức ăn hỗn hợp lợn thịt vỗ béo từ 30kg đến xuất chuồng.
TH14: Thức ăn hỗn hợp lợn nái ngoại nuôi con.
…
TH21: Thức ăn hỗn hợp gà hậu bị dòng siêu trứng từ 7 đến 18 tuần tuổi.
TH22: Thức ăn hỗn hợp gà đẻ trứng từ 18 tuần tuổi trở lên.
TH23: Thức ăn hỗn hợp gà lông màu từ 42 ngày tuổi đến xuất.
…
TH31: Thức ăn hỗn hợp vịt, ngan thịt từ 28 ngày tuổi đến xuất.
……
Trên cơ sở bảng mã hóa kế tốn mở các tài khoản chi tiết chi phí và thành
phẩm phù hợp
(1) Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp
Trong ngành sản xuất thức ăn gia súc nói chung và tại cơng ty nói riêng do có
nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc gia cầm khác nhau nên NVL sử
dụng rất đa dạng. CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của sản phẩm
thức ăn chăn ni, vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời số CP này có tầm
56
quan trọng trong việc quản lý và đánh giá tình hình sử dụng vật liệu đối với từng
loại sản phẩm của công ty.
CPNVLTT của công ty được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm ở phân
xưởng sản xuất. Để tập hợp CP kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp”. Quy trình cơng nghệ sản xuất các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi là giống nhau,
chỉ khác ở thành phần NVL sử dụng nên cơng ty khơng hạch tốn chi tiết theo giai
đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất. Sổ chi tiết TK 621 được mở cho từng loại sản
phẩm do công ty sản xuất
TK 621 được mở chi tiết cho từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm. Trên cơ
sở quy định mã sản phẩm. Cụ thể:
TK 6211: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thức ăn đậm đặc”
TK 6212: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thức ăn hỗn hợp”
Trong đó:
TK 6211.11 Thức ăn đậm đặc cho lợn con từ tập ăn đến 2 kg
TK 6211.12 Thức ăn đậm đặc cho lợn thịt từ tập ăn đến xuất chuồng
Công ty căn cứ vào định mức lượng NVLL để xác định số lượng NVL cần
thiết để sản xuất 1 mẻ sản phẩm cụ thể. Mỗi mẻ sản phẩm sản xuất 1 loại thức ăn
thành phẩm. Công tác kế toán được thực hiện trên phần mềm kế toán tại cơng ty, tại
đó căn cứ vào nhu cầu NVL sử dụng cho sản xuất, kế toán xuất Phiếu xuất kho (Phụ
lục 2.11) và đây sẽ là cơ sở để hạch tốn chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng loại
sản phẩm. Trên Phiếu xuất kho có ghi rõ mã sản phẩm được sản xuất, căn cứ vào
mã sản phẩm để ghi sổ chi tiết TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” (Phụ lục 2.12) chi
tiết cho từng mã sản phẩm, và lên Sổ cái TK 621 chung cho toàn cơng ty. Kế tốn
thực hiện các thao tác thích hợp, chương trình sẽ tự động lên sổ Nhật ký chung theo
thứ tự phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ, phần mềm sẽ tự động kết chuyển số liệu
CPNVLTT từ tài khoản chi tiết 621 và TK tổng hợp 621 sang TK 154 chi tiết cho
từng mã sản phẩm để tính giá thành sản phẩm hồn thành.
(2) Kế tốn chi phí nhân công trực tiếp
57
Công ty Cổ phần ABC Việt Nam vận hành sản xuất trên dây chuyền máy móc
hiện đại nên số CPNCTT tác động vào NVL để tạo ra sản phẩm là khơng nhiều. Chi
phí nhân cơng chỉ tồn tại ở các khâu như điều khiển máy móc, đóng gói thành
phẩm, bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm. Thuộc CPNCTT gồm các khoản chi phí
khác nhau như tiền lương nhân viên bốc xếp kho nguyên liệu và thành phẩm, tiền
thưởng bộ phận sản xuất, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích cho cơng
nhân sản xuất. Các chi phí này khơng tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm như
CPNVLTT mà được tập hợp chung tồn cơng ty và cuối kỳ được phân bổ cho 1kg
sản phẩm theo tiêu thức tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho theo cơng
thức:
Chi phí NCTT phân bổ
cho 1kg thức ăn thành
Tổng chi phí NCTT trong kỳ
=
Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ
phẩm
Cuối tháng, nhân viên thống kê ở phân xưởng chuyển Bảng chấm cơng lên
phòng Tổ chức – Hành chính để kiểm tra. Khi đã đảm bảo tính hợp lý hợp lệ của
chứng từ, cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tính tốn lương, sau đó gửi xuống
phòng Kế toán. Kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH từ đó, kế tốn lập
Bảng thanh tốn tiền lương.
Kế tốn cơng ty sử dụng TK 622 “Chi phí nhân cơng trực tiếp” để hạch tốn
chi phí nhân cơng trực tiếp (Phụ lục 2. 13). Tài khoản này không mở chi tiết. Cuối
kỳ, số liệu trên sổ cái TK 622 được kết chuyển sang sổ cái TK 154 để tính giá
thành, đồng thời các nghiệp vụ về CPNCTT cũng được lên sổ Nhật ký chung theo
thứ tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ. Do đặc điểm của công ty nên kế tốn
khơng mở các sổ chi tiết TK 622.
(3) Kế tốn chi phí sản xuất chung
Tại Cơng ty Cổ phần ABC Việt Nam, chi phí SXC bao gồm: chi phí tiền lương
và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng; chi phí mua phiếu nhập
kho, chi phí xăng dầu sử dụng tại phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa
thiết bị, chi phí mua than…. Các chi phí này khơng tập hợp chi tiết cho từng loại
58
sản phẩm như CPNVLTT mà được tập hợp chung trên TK 627 “Chi phí sản xuất
chung” theo từng khoản mục chi phí như hướng dẫn của bảng CĐKT hiện hành và
cuối kỳ được phân bổ cho 1kg sản phẩm theo tiêu thức tổng khối lượng sản phẩm
hoàn thành nhập kho theo cơng thức:
Chi phí SXC phân bổ cho
Tổng CPSXC trong kỳ
Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ
1kg thức ăn thành phẩm
Để thuận tiện cho việc quản lý và phân bổ CP SXC, kế toán sử dụng TK 627
=
“Chi phí sản xuất chung”, TK này được mở chi tiết các tài khoản cấp 2 theo các nội
dung chi phí:
TK 6271- “Chi phí nhân viên phân xưởng”
TK 6272 – “Chi phí vật liệu chung”
TK 6273 – “Chi phí cơng cụ dụng cụ”
TK 6274 – “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6277 – “Chi phí dịch vụ mua ngồi”
TK 6278 – “Chi phí khác bằng tiền”
Chi phí sản xuất chung cũng được hạch toán tương tự như CPNCTT, khi phát
sinh chi phí được kế tốn cơng ty tập hợp vào TK 627 “chi phí sản xuất chung” cho
tồn cơng ty. Cuối kỳ, tính tốn phân bổ và kết chuyển số liệu CPSXC từ TK 627
sang TK 154 theo từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là tổng khối lượng sản
phẩm hoàn thành nhập kho. (Phụ lục 2.14 Sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Tại công ty cổ phần ABC Việt Nam, với mỗi mẻ sản phẩm hoàn thành, để đảm
bảo tiêu chuẩn xuất bán đều được bộ phận kiểm nghiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn đã
cơng bố. Chi phí kiểm nghiệm phát sinh ở mức độ mẻ sản phẩm, tức là mỗi mẻ sản
phẩm có một lần kiểm nghiệm chất lượng. Chi phí kiểm nghiệm của cơng ty được
tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo số liệu trên sổ cái TK 627 của cơng ty cổ phần ABC Việt Nam, tổng chi
phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng trong tháng 12/2016 là 1.256.675.795
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi loại sản phẩm theo khối lượng
sản phẩm hoàn thành. Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 12/2016 là
95.200 kg. Khối lượng sản phẩm thức ăn siêu đậm đặc cho lợn đã hoàn thành là