Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )
71
Mục tiêu lợi nhuận: Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân của
hoạt động SXKD thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phấn ABC Việt Nam sẽ vào
khoảng 25%/năm trong 5 năm tới.
Công ty cần phải so sánh chất lượng, giá cả sản phẩm của Công ty với các
hãng khác, thăm dò ý kiến của khách hàng để xác định hiệu quả chăn ni từ đó đưa
ra biện pháp để duy trì khách hàng cũ và tạo nhiều khách hàng mới, khi lựa chọn và
chăm sóc thị trường mục tiêu chủ yếu nhằm vào người chăn nuôi, cần phải tập trung
vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của các đại lý cấp I, cấp II để mở
rộng thị trường đó.
Mục tiêu phát triển thương hiệu của doanh nghiệp: Tiếp tục đầu tư nhập
khẩu thêm máy móc thiết bị dây truyền hiện đại, tăng về số lượng và chất lượng
phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Phát triển mở rộng thị phần, định vị
được thương hiệu của công ty trên thị trường thức ăn chăn nuôi.
Công ty Cổ phần ABC Việt Nam là một đơn vị chuyên sản xuất thức ăn chăn
nuôi, một trong những lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế. Với những khó khăn trước
mắt, đòi hỏi cơng ty phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể để tạo dựng và
nâng cao uy tín, phát triển thị trường, từ đó mới có thể cạnh tranh được với các
doanh nghiệp trong ngành. Trong những năm qua công ty đã chú trọng đến việc đầu
tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy móc theo công
nghệ hiện đại vào sản xuất, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh
trạnh trên thị trường. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả.
Tăng cường mở rộng các hoạt động nhằm tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị
trường cạnh tranh.
Phát triển lực lượng sản xuất thông qua việc thường xuyên làm tốt công tác
quy hoạch, công tác đào tạo, đào tạo nâng cao, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và
công nhân kỹ thuật.
Trong thời gian tới, công ty định hướng sẽ trở thành một trong những doanh
nghiệp có vị thế và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc trên cả nước.
72
Đồng thời, với những chiến lược trên, công ty đặt ra mục tiêu đến năm 2025,
sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ tăng gấp 1,5 lần sản lượng hiện tại, và trong tương
lai công ty sẽ phát triển thêm lĩnh vực hoạt động về mơ hình trọn gói, cung cấp con
giống, chăn ni gia súc, gia cầm và tiêu thụ trực tiếp sản phẩm thức ăn gia súc
công ty sản xuất ra.
Với các mục tiêu trên, công ty cần phải phát huy tối đa nội lực của mình, sử
dụng hợp lý các cơng cụ quản lý kinh tế trong đó có kế tốn và KTQT chi phí.
3.1.2 Quan điểm hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty cổ phần
ABC Việt Nam
Để phát huy vai trò là cơng cụ quản lý kinh tế tài chính trong DN và vai trò
cung cấp thơng tin cho việc quản trị doanh nghiệp, việc hoàn thiện KTQT chi phí
trong cơng ty là cần thiết và phải đáp ứng yêu cầu sau:
Thứ nhất: Phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, đặc điểm
tổ chức quản lý, quy mô, phạm vi kinh doanh và trình độ quản lý của cơng ty. Phù
hợp với trình độ trang thiết bị, sử dụng các phương tiện tính toán cũng như biên chế
của bộ máy kế toán và trình độ của đội ngũ nhân viên kế tốn hiện có. Hiện nay, tại
cơng ty đã áp dụng cơng nghệ thông tin cho quản lý cũng như trong công việc kế tốn.
Các kế tốn viên của cơng ty thực hiện cơng việc KTTC là chủ yếu. Vì vậy, cơng tác kế
tốn tại cơng ty cổ phần ABC Việt Nam đòi hỏi trình độ nhân viên kế tốn phải được
nâng cao, tổ chức kế tốn có kế thừa, khơng gây xáo trộn lớn trong phân cơng lao động
của kế tốn.
Thứ hai: Phải xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tiễn, đảm bảo tính thiết
thực và hiệu quả, phải trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và hồn thiện những cái đã có
một cách hiệu quả nhất. KTQT chi phí được thực hiện khơng gây ảnh hưởng xấu
đến hoạt động kinh doanh hiện có của cơng ty. Đồng thời phải đem lại hiệu quả, thể
hiện ở điểm KTQT chi phí phải cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp các thơng
tin để họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. KTQT chi phí được tổ chức thực
hiện phải thể hiện được kết quả mà nó mang lại lớn hơn chi phí phục vụ bản thân
nó.
73
Thứ ba: Phải đáp ứng mục tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Theo quan điểm này
phải đảm bảo tận dụng được thông tin của hệ thống KTTC. Theo quy định KTTC là
hệ thống bắt buộc phải có nhằm thực hiện việc cung cấp thơng tin ra bên ngồi.
Thơng tin của KTQT được cung cấp từ nhiều nguồn thơng tin trong đó từ phần lớn
có cùng nguồn gốc với thơng tin của KTTC. Do đó, khi hồn thiện KTQT chi phí
trong cơng ty cần tận dụng nguồn thông tin, số liệu và nhân lực sẵn có của KTTC.
Tổ chức hệ thống thu nhận, hệ thống xử lý thông tin vừa đảm bảo cung cấp thơng
tin cho KTTC vừa có thể cung cấp thơng tin cho KTQT nhằm đảm bảo mục tiêu
vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Ngồi ra, đối với những thơng tin mà KTTC khơng thể
cung cấp thì KTQT sẽ tổ chức thu nhận, xử lý và phân tích riêng nhưng phải cân đối
giữa lợi ích thu về và chi phí bỏ ra.
3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty
cổ phần ABC Việt Nam
3.2.1. Hồn thiện phân loại chi phí
Trong hệ thống kế tốn chi phí nói chung và KTQT chi phí nói riêng việc phân
loại chi phí có ý nghĩa quan trọng đầu tiên để thực hiện các nội dung của kế toán.
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống một số tiêu thức sử dụng để phân loại chi phí,
ví dụ như: phân loại theo cơng dụng của chi phí, phân loại theo mối quan hệ với
mức độ hoạt đông, theo thẩm quyền ra quyết định… và trong chương 2, tác giả
cũng đề cập tới thực trạng trong việc phân loại chi phí tại cơng ty hiện nay và những
điểm hạn chế của cách phân loại này. Trong phần này, tác giả kiến nghị cơng ty nên
phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức hơn để cung cấp được nhưng thông tin phong
phú hơn về chi phí cho nhà quản trị các cấp.
Cơng ty có thể phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, được
sắp xếp thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Cách thức phân
loại chi phí này đặc biệt quan trọng trong KTQT chi phí, thơng tin của cách phân
loại này được sử dụng rất nhiều trong việc lập dự toán sản xuất kinh doanh, đồng
thời cũng sử dụng để đánh giá tình hình biến động chi phí trong điều kiện mức độ
hoạt động thay đổi trên danh mục chi phí (Phụ lục 3.1)
74
Theo cách phân loại này:
Chi phí biến đổi bao gồm: CPNVLTT (NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,
bao bì, vật liệu đóng gói); CPNCTT (tiền lương, phụ cấp, làm thêm, trợ cấp, tiền
thưởng); chi phí bán hàng (chi phí đóng gói, hoa hồng bán hàng)
Chi phí cố định bao gồm: Các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) của
người lao động trực tiếp sản xuất,; chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng
phẩm, chi phí thuê kho bãi bán hàng; chi phí quảng cáo, chi phí th văn phòng, bảo
trì văn phòng, chi phí bảo hiểm
Chi phí hỗn hợp bao gồm: chi phí tiền lương, thưởng của các quản lý ở phân
xưởng, nhân viên bán hàng và người quản lý trong doanh nghiệp; chi phí vật liệu,
dụng cụ dùng chung cho sản xuất, bán hàng cũng như QLDN; chi phí kiểm nghiệm
sản phẩm; chi phí điện nước, điện thoại, dịch vụ viễn thông ở phân xưởng, bộ phận
bán hàng và QLDN; chi phí dụng cụ đồ dùng sản xuất, chi phí vận tải, chi phí tuyển
dụng, cơng tác phí, văn phòng phẩm, tiếp khách... ở bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Đối với chi phí hỗn hợp, công ty nên áp dụng phương pháp cực đại – cực tiểu
để tách chi phí biến đổi và chi phí cố định trong chi phí hỗn hợp. Đây là phương
pháp đơn giản, dễ tính tốn để tách chi phí hỗn hợp thành chi phí biến đổi và chi phí
cố định trên cơ sở thống kê chi phí phát sinh ở các mức độ hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Tác giả lựa chọn phân tích nhóm chi phí tiền điện dùng tại bộ phận sản
xuất thức ăn với mức độ hoạt động lựa chọn là số giờ máy hoạt động. Chi phí tiền điện trên Sổ
cái tài khoản 627 và số giờ máy chạy trong 6 tháng cuối năm 2016 như sau
Tháng
Số giờ máy hoạt động
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng
Tính ra được biến phí đơn vị:
(giờ)
610
530
690
585
650
630
3.685
Tổng chi phí tiền điện
(đồng)
29.002.432
26.342.510
31.025.400
28.214.300
30.861. 280
29.591.745
175.037.667