Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 98 trang )
19
mới. Từ đó mới có được kết quả có tính khả thi hay khơng.
Sau khi đã xem xét tính khả thi của sản phẩm mới, doanh nghiệp bắt đầu
tiến hành thử nghiệm sản xuất mặt hàng mới. khi đã có sản phẩm mới, doanh
nghiệp cần tiến hành bước tiếp theo là thử đưa sản phẩm mới ra thị
thường.với mục đích đưa sản phẩm mới ra thị trường xem phản ứng của
khách hàng, cũng như thị trường có chấp nhận sản phẩm mới khơng?…qua
đó, đánh giá lại sản phẩm và nếu cần, tiếp tục hoàn thiện từ ý tưởng đến sản
phẩm, đánh giá lại hiệu quả có thể đạt đến kinh doanh của sản phẩm mới.
Giai đoạn 2: Lựa chọn chính sách giá cho sản phẩm mới
Với sản phẩm mới là những sản phẩm chưa được bán trên thị trường,
việc chọn chính sách giá là cơng việc rất khó đối với các nhà quản lý, khi đưa
ra giá không phù hợp sẽ bị ảnh hưởng đến chu kỳ sống sản phẩm cũng như uy
tín của doanh nghiệp.
Khi nhà quản lý đưa ra giá đối với sản phẩm cần nghiên cứu sự nhạy
cảm của khách hàng đối với giá cả, mẫu mã tính năng, thường khách hàng rất
chú ý đến sản phẩm mua lần đầu vì họ chưa có cơ sở đé so sánh, do vậy khâu
hỗ trợ bán hàng giai đoạn này rất quan trọng, người bán hàng sẽ trực tiếp giới
thiệu sản phẩm mới.
Việc ra giá cho sản phẩm mới ngồi chi phí cơ bản, phải thêm rất nhiều
chi phí khác như chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị…từ đó mới đưa ra mức
giá hợp lý. Thơng thường có hai cách định giá cho sản phẩm mới
Đưa giá cho sản phẩm mới cao rồi thấp dần: Căn cứ vào nhu cầu, thị
hiếu, thu nhập,kinh tế. Từ đó đưa ra những sản phẩm mới, tâm lý một số
khách hàng thích khám phá, trải nghiệm sản phẩm nên có thể chấp nhận mức
giá cao, việc đưa giá cao sau đó thấp dần giúp doanh nghiệp đạt được doanh
thu cao trong một thời gian.
Đưa mức giá thấp rồi cao, các doanh nghiệp muốn sản phẩm thâm nhập
vào thị trường trước, khách hàng quen rồi mới nâng giá sau, tuy nhiên với
20
chiến lược này đôi khi doanh nghiệp quen dùng sản phẩm với giá thấp, sau
khi tăng giá có thể khách hàng sẽ phản ứng.
Việc định giá đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận, mỗi cách định giá có
một kết quả khác nhau. Vì vậy nhà quản lý phải linh hoạt để đưa giá phù hợp
Giai đoạn 3: Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại
Hiện nay hoạt động xúc tiến thương mại rất cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của công ty, xúc tiến thương mại là” hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm
cơ hội mua hàng và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại ,
quảng cáo, triển lãm, hội chợ. Hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm nhằm mở rộng
thị trường. Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp đang phát
triển nhanh chóng, góp phần khơng nhỏ vào việc tăng doanh số bán hàng, khi
tiến hành hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến
nhiều hơn. Các doanh nghiệp cần nắm rõ qui định luật pháp về hoạt động xúc
tiến thương mại để có thể giúp ích cho cơng việc kinh doanh của doanh
nghiệp.
Giai đoạn 4: Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm mới
Phát triển kênh phân phối là cách thức để đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng, người sử dụng cuối cùng thông qua phân phối trung gian.
Chiến lược phân phối hợp lý sẽ thúc đẩy nhanh quá trình
Có 3 loại kênh phân phối: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián
tiếp và kênh phân phối hỗn hợp.
Kênh phân phối trực tiếp; Với dạng kênh này người sản xuất không sử
dụng người mua trung gian để phân phối, lượng hàng hóa của doanh nghiệp
bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh phân phối gián tiếp: Là kênh mà người bán bán hàng của mình
thơng qua kênh trung gian
Kên hỗn hợp: Là phương án dùng kết hợp hai kênh trên, phối hợp đồng
21
thời cả kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.
Giai đoạn 5: Tổ chức tiêu thụ
Sau khi sản phẩm mới được ra đời, kết hợp các chiến lược marketing tổ
chức tiêu thụ sản phẩm. cơng việc này có ý nghia đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Công tác chủ yếu của nhà quản lý là đưa ra sản
phẩm ra thị trường tiêu thụ. Nếu không biết cách tổ chức, không đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng thì sản lượng bán chậm, doanh số thấp. Ngược
lại biết cách tổ chức sắp xếp cơng tác tiêu thụ thì đẩy mạnh lượng hàng hóa
bán ra trên thị trường.
Giai đoạn 6: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Sau khi công việc bán hàng hồn tất, thì việc chăm sóc khách hàng
khơng thể thiếu, doanh nghiệp nên có những hoạt động hậu mãi ví dụ như hỏi
ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, giá cả, dịch vụ nhằm mục đích
hồn thiện sản phẩm hơn.
b. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm dựa trên khách hàng mới
* Phát triển khách hàng đối với các sản phẩm hiện có
Thơng thường, khi tham gia vào kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định
khu vực địa lý cụ thể mà họ có thể tiếp cận để kinh doanh. Do đó, phát triển
thị trường chủ yếu doanh nghiệp tìm cách mở rộng phạm vi địa lý. Tùy thuộc
vào tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh
doanh từ vùng này sang vùng khác hoặc có thể mở rộng thêm các nước xuất
khẩu sản phẩm doanh nghiệp hiện đang sản xuất
*Phát triển khách hàng với các sản phẩm mới
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các doanh nghiệp luôn tìm
cách cải tiến, sản xuất ra sản phẩm mới nhằm kích thích thêm sự chú ý của
khách hàng vào sản phẩm của cơng ty, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn,
đáp ứng như cầu cao hơn của khách hàng. Với các khách hàng mãi tiêu dùng
một loại sản phẩm dễ gây sự nhàm chán, vì vậy sự thay đổi sản phẩm mới là
22
điều tất yếu trong việc kinh doanh.
1.2.2.4. Phát triển các yếu tố nguồn lực của công ty
Môi trường kinh doanh ngày càng hiện đại, thì áp lực cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày một gia tăng. Buộc doanh nghiệp phải ln tìm kiếm những
giải pháp cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới kháh hàng, nhanh hơn, rẻ hơn và tốt
hơn đối thủ. Để đạt tới mục đích này doanh nghiệp cần phải nổ lực hết mình,
hồn thiện công tác quản lý, tận dụng hết các nguồn lực để đạt được kết quả cao
nhất. Nguồn lực được hiểu là tất cả các lợi thế, tiềm năng vật chất, phi vật chất.
Các nguồn lực chính của doanh nghiệp: Tài chính, máy móc thiết bị...
a. Nguồn nhân lực
Có thể nói nhân lực là “ tài sản” quý giá nhất của doanh nghiệp. Con
người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp có thành
cơng hay thất bại phần lớn ở nguồn nhân lực. Mọi quyết định liên quan đến
chiến lược, mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp đều do con người quyết
định. Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, thì người ta
thường đánh giá yếu tố nguồn nhân lực đầu tiên. Nếu một doanh nghiệp có
đội ngũ nhân viên tốt về chun mơn, nắm bắt nhạy bén..thì hiệu quả cơng
việc sẽ cao từ đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đánh giá
nguồn lực giúp doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh, điểm yếu của
các thành viên trong đơn vị từ đó kịp thời đưa ra các phương án để đạo tạo ,
định hướng nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất.
*Nhà quản trị các cấp
Là nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định thành cơng của doanh nghiệp.
Nó chính là bộ mặt của doanh nghiệp từ hành vi, phong cách, thái độ trong
các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác.
Mục đích của việc phân tích các nhà quản lý ở tất cả các cấp là xác định
khả năng hiện tại và tiềm năng .Đánh giá điểm mạnh yếu của các nhà lãnh
đạo để bố trí phân cơng cơng việc phù hợp, phát huy tối đa năng lực quản trị