Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 107 trang )
3
nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa; (4) Khuyến khích lợi ích vật chất đối với Hội đồng
quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và tạo động lực cho người lao động; (5) Đảm
bảo và phát huy tối đa vai trò của cổ đơng. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp vĩ
mơ từ phía Nhà nước như (1) Hồn thiện chính sách liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (2) Phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh
nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa, (3) Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý vốn và quy
chế người đại diện vốn Nhà nước ở doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa ...
- Lương Nhung Hà (2014), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu
quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ.
Đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Việt Nam. Thông qua việc xem xét các
vấn đề liên quan trực tiếp đến các mảng tài chính của doanh nghiệp như hiệu suất
kinh doanh, quy mô và tài sản của doanh nghiệp, nghiên cứu đã cho thấy một số tác
động của các vấn đề này đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu tác động dương đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa là tỷ lệ nợ càng cao thì càng làm tăng lợi
nhuận (LN) của doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế,
cụ thể như sau: Do hạn chế về thông tin và số liệu nên tác giả chỉ đo lường hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán mà chưa thể đo lường
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng các biến số liên quan đến giá trị thị
trường của doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quản trị tài
chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa phân tích được đặc điểm
của từng loại hình doanh nghiệp và cơ cấu vốn đặc thù từng ngành tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá trị thị trường của doanh nghiệp.
4
- Lê Văn Minh (2013), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH Hoàng Phương”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, nghiên cứu đã chỉ
ra những cơ hội và thách thức của Cơng ty TNHH Hồng Phương trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động trước bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO. Từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại,
nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Trong
các giải pháp được đề xuất, tác giả cho rằng Cơng ty TNHH Hồng Phương cần: (1)
Tăng cường năng lực tài chính thơng qua tăng quy mơ vốn và phòng ngừa rủi ro, (2)
Nâng cao năng lực hoạt động thông qua tăng cường công tác cho vay, nâng cao chất
lượng tín dụng và huy động vốn, (3) Xây dựng chiến lược marketing và tăng cường
thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng ...
- Trần Duy Long (2013), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam.
Nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất
kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Thông qua đánh giá thực trạng hiệu quả kinh
doanh của Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải, tác giả đã đề xuất phương hướng và các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải. Trong
các giải pháp được đưa ra, tác giả chú trọng đến nhóm giải pháp tài chính trong
doanh nghiệp, cụ thể, tác giả cho rằng công ty cần chú trọng đến việc thu hút vốn và
phân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý. Tuy nhiên, các giải pháp tài chính tác giả
đưa ra nhìn chung vẫn còn khá hạn chế, tính khả thi chưa cao.
5
- Trần Minh Hải (2013),”Quản lý tài chính của Bộ văn hoá thể thao và du lịch
đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học
Thương mại.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tài chính của
Bộ văn hóa thể thao và du lịch đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc.
Trong đó, tác giả tập trung đề cập đến việc quản lý công tác thu hút nguồn vốn, và
quản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý tài chính của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc, tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị này.
- Nguyễn Diệu Hương (2015), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ”, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân
hàng trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn được hình thành trên cơ sở vận dụng lý luận chung về tác động của
tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả cho rằng các giải pháp
tài chính có tác động tích cực và tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp; điều này phụ thuộc lớn vào hoạt động triển khai các giải pháp tài
chính của doanh nghiệp đó. Trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung nghiên
cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ kết hợp
với việc sử dụng các thông tin, dữ liệu cập nhật từ các tạp chí, sách báo và các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận vè thực
tiễn, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp quan trọng công ty TNHH Phát triển
Giảng Võ cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thơng qua các
giải pháp tài chính, cụ thể: (1) Nâng cao trình độ quản trị và đội ngũ lãnh đạo, (2)
Tiết kiệm chi phí – nâng cao hiệu quả, tăng thu – giảm chi, (3) Tăng cường nguồn
lực cho đầu tư, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững, (4) Huy
động vốn từ nhiều kênh khác nhau …
Các nghiên cứu ở ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài luận văn:
6
- Clarke, G., Cull, R., Klapper, L. & Udel, G. (2015), “Corporate governance
and bank performance: A joint analysis of the static, selection, and dynamic effects
of domestic, foreign, and state ownership”, Journal of Banking and Finance 29, 8-9,
2179 - 2221.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị doanh
nghiệp và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tác giả cũng cho rằng bản chất của
quan hệ sở hữu ngân hàng có tác động lớn đến hoạt động quản trị và hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Thơng qua việc phân tích các dữ liệu thống kê và tình hình
thực tế của một số ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thuộc
sở hữu Nhà nước, tác giả đưa ra đánh giá chung của mình về mối quan hệ tác động
lẫn nhau giữa công tác quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Tác giả cho
rằng hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt, các chiến lược phù hợp trong dài hạn là
tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
- Bonin, J., Hasan, I. & Wachtel, P. (2005), “Bank performance, efficiency and
ownership in transition countries”, Journal of Banking and Finance 29, 1, 31-53.
Tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng tại các quốc gia
có nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Tác giả cho
rằng tại các nước chuyển đổi hiện nay, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng phụ
thuộc rất nhiều vào những biến đổi của nền kinh tế. Với vai trò là một trung gian tài
chính trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bị chi phối
bởi các đặc điểm của nền kinh tế. Tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, sự
phát triển kinh tế và hệ thống tài chính vẫn chưa vững chắc, vì vậy đòi hỏi các ngân
hàng phải có các chính sách kinh doanh chặt chẽ và phù hợp.
- Kankalovich Vera (2012), “The Effect Of Finance System On Export
Performance Of Firms”, A thesis for the degree of MA in Economics, Kyiv School
of Economics.
Nghiên cứu tập trung khái quát tác động của hệ thống tài chính đến hiệu quả
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu
liên quan và kinh nghiệm của bản thân, tác giả chỉ ra rằng tài chính hạn chế ảnh
7
hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Cụ thể, tài
chính hạn chế tác động xấu đến các chính sách cải tạo và phát triển sản phẩm; chính
sách khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực; chính sách nâng cấp dây chuyền
sản xuất và thương mại … Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh gia
tăng trong các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính
bên ngoài do áp lực trả nợ tác động đến các quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp.
Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ giới
hạn trong phạm vi các doanh nghiệp xuất khẩu, tính tổng quát vẫn chưa cao.
-
Saeedi M., M. Gull, A. A., et al., (2013), “Impact of Capital structure on
banking performance: A case study of Pakistan”, Interdisciplinary Journal of
Contemporary Research in Business.
Đây là một trong số ít các nghiên cứu nước ngồi tập trung xem xét mối
quan hệ giữa một trong những vấn đề liên quan đến mảng tài chính (cấu trúc vốn)
và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Theo quan điểm của tác giả, cấu trúc vốn là
thuật ngữ tài chính nhằm mơ tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn
vốn để ngân hàng có thể sử dụng để mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt
động kinh doanh. Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức ngân hàng tìm kiếm nguồn tài
chính thơng qua các phương án kết hợp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số tác
động của cấu trúc vốn đến hiệu suất sử dụng vốn trong ngân hàng, qua đó tác động
đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Thông qua nghiên cứu thực tiễn tại một số ngân
hàng ở Pakistan, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thông qua cấu trúc vốn, trong đó tác giả nhấn mạnh các
ngân hàng cần phải chú trọng xây dựng cấu trúc vốn hợp lý để tạo nền tảng vững
chắc cho hoạt động kinh doanh. Các giải pháp của tác giả nhìn chung khá cụ thể, có
tính khả thi với khơng chỉ các ngân hàng tại Pakistan mà còn với cả các ngân hàng
trên thế giới.
8
- Denis Davydov (2014), “Essays on Debt financing, Firm performance, and
Banking in Emerging Markets”, University of VAASA, Vaasan yliopisto Publisher
2014.
Đề tài này xem xét việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và tác
động của nó đến doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi. Kết quả chỉ ra rằng hoạt
động tài trợ bằng nợ cơng có thể gây ra tác động tiêu cực đến giá trị thị trường của
doanh nghiệp, các doanh nghiệp được tài trợ nợ công hoạt động tương đối kém hơn
so với các doanh nghiệp có nguồn tài trợ bằng nợ tư. Hơn nữa, kết quả cho thấy
rằng các doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nợ ngân hàng hoạt động tốt hơn
đáng kể so với các doanh nghiệp sử dụng nợ cơng. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập
trung xem xét tác động của việc sử dụng nợ đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp tại một số thị trường mới nổi. Các kết quả cho thấy, nợ ngân hàng có thể có
một tác động tích cực đến lợi nhuận kế tốn. Nhìn chung, đề tài đã chỉ ra được các
nguồn tài chính tài trợ cho doanh nghiệp sẽ có những tác động nhất định đến lợi
nhuận doanh nghiệp và định giá thị trường. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ đánh giá tác
động của tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở góc độ nguồn vốn
chứ khơng mang tính bao qt.
Đánh giá các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngồi nước:
Các cơng trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản
về hiệu quả kinh doanh và những tác động của tài chính đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Các tác giả đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng hiệu quả
kinh doanh, bên cạnh đó một số đề tài còn chú trọng vào tác động của một số vấn đề
liên quan đến tài chính như cầu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Mặc dù các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả có giá
trị, giúp các nhà quản lý, các nhà khoa học có được những bằng chứng thực nghiệm
về mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên
cứu vẫn còn một số hạn chế xuất phát từ những hạn chế về thông tin và số liệu ảnh
9
hưởng đến việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên
cứu còn mang tính chất chun biệt về nội dung, giải pháp chỉ mang tính gợi mở
chứ khơng thực sự rõ ràng hoặc các giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết chứ khơng
dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam và của các doanh nghiệp.
Thông qua việc hệ thống hóa những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước, có thể thấy rằng việc nghiên cứu tác động của tài chính đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết và ngày càng được quan tâm. Ở Việt Nam,
cho đến thời điểm này, theo hiểu biết của tác giả, chưa có cơng trình nghiên cứu nào
bàn luận một cách tập trung và có hệ thống về mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung về một hoặc một
vài khía cạnh tài chính mà chưa quan tâm một cách tồn diện về nó trong các doanh
nghiệp. Vì vậy, hệ thống các cơng trình vẫn tồn tại một vài khoảng trống nghiên
cứu, vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải quyết, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả của những cơng trình nghiên cứu trước cùng
với việc tập trung tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế
Việt Mỹ, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất một số giải pháp tài
chính cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một khách thể mới dựa trên
nền tảng thực tiễn thu thập được.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và giải pháp tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh và tác động của các giải pháp tài
chính tới nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế
Việt Mỹ.
10
- Dựa trên cơ sở những lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp tài chính
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ giai đoạn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh và các giải pháp tài
chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của các giải pháp tài
chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài tập
trung trong khoảng thời gian ba năm 2013, 2014, 2015; giải pháp đề xuất cho giai
đoạn đến năm 2020.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dầu nhờn
Quốc tế Việt Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nguồn bao gồm:
+ Tài liệu tổng hợp về Công ty liên quan đến các thông tin: sơ lược về Cơng
ty, báo cáo tài chính và các số liệu thống kê khác trong 3 năm 2013, 2014 và 2015.
Các dữ liệu này được thu thập từ phòng Kế tốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn
Quốc tế Việt Mỹ.
+ Các tài liệu liên quan từ báo chí, các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ và các tài liệu nước ngồi có liên quan.
+ Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầu
Việt Nam …
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: