Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 107 trang )
2.3.1 Những kết quả đạt được
Jaccs là một thương hiệu cơng ty tài chính nổi tiếng và khá thành cơng
trên thị trường Nhật Bản trong việc phát triển thương hiệu và nhận được sự
đánh giá cao từ cộng đồng người Nhật. Tuy nhiên khi tới Việt Nam và đặc
biệt là thị trường Hà Nội, với truyền thống của Nhật Bản, chậm mà chắc, chữ
tín được đặt lên hàng đầu. Thương hiệu Jaccs dần dần được nhiều khách hàng
biết tới và yêu thích, đánh giá cao. Đồng thời việc trở thành cơng ty tài chính
đầu tiên trong nước được phép phát hành thẻ chứng tỏ sự tin tưởng cũng như
năng lực của Jaccs được đối tác đánh giá cao. Việc mở rộng sang nhiều mảng
sản phẩm như ô tô, điện máy gia tăng thêm điểm tiếp xúc đến khách hàng
2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân
- Hệ thống điểm giao dịch/quầy tư vấn còn ít. Nhiều khách hàng ở khu
vực ngoại ơ Hà Nội như Đơng Anh, Sóc Sơn, Hà Đơng, Ba Vì… chưa tiếp
xúc được đến khách hàng. Khách hàng có nhu cầu muốn sử dụng sản phẩm
dịch vụ của Jaccs ở ngoại thành thì phải đi xa để đến được nơi có quầy tư vấn
của Jaccs. Điều này làm giảm khả năng tương tác với khách hàng.
- Chất lượng nhân viên, cơ sở vật chất có khi khơng đảm bảo. Nhân
viên không tập trung tại một điểm mà phân bố khắp khu vực khiến cho việc
quản lý trở nên khó khăn. Đồng phục, thẻ tên, hình ảnh quầy tư vấn đôi khi
không thực hiện đúng, đủ mà quản lý khơng thể kiểm sốt được. Các ấn phẩm
như tờ rơi, poster, standee,…. đôi khi không phân phối kịp từ văn phòng đại
diện đến các quầy tư vấn ngoại ơ dẫn đến tình trạng cơng ty chạy chương
trình sản phẩm mới mà tại các quầy tư vấn khơng có biển hiệu quảng cáo
chương trình đó. Ngun nhân do nhiều quầy tư vấn ở xa, nhân viên khơng
đến văn phòng đại diện lấy được ấn phẩm.
- Hệ thống CSKH của Jaccs thường xuyên quá tải, nhiều khách hàng
phàn nàn về việc không gọi được cho bộ phận này khiến khách bị nợ xấu, gây
ảnh hưởng đến hình ảnh cơng ty. Ngồi ra, nhân viên thường xuyên thay đổi,
không cố định, nên việc giải quyết các vấn đề của khách hàng được nhân viên
cũ đã từng làm cho gặp nhiều khó khăn, đối khi giải quyết lâu khiến khách
hàng khó chịu.
Nhân viên khi mới được nhận vào làm thì sẽ được đào tạo, tuy nhiên sau
đó hồn tồn khơng có khóa tập huấn đào tạo nào khi cơng ty thay đổi chính
sách, chương trình, sản phẩm. Nhân viên phải tự học dẫn đến việc nhiều nhân
viên không hiểu rõ sản phẩm, chương trình và khơng tư vấn được cho khách.
- Chưa đầu tư vào quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngồi trời,
quảng cáo trên mạng xã hội, hoạt động quan hệ công chúng mới chỉ tập trung
được 1,2 hoạt động/năm. Mức độ lan truyền còn tương đối thấp. Nguyên nhân
do các chương trình quảng cáo để thực hiện an sinh xã hội chưa hiệu quả,
chưa được đông đảo quần chúng biết đến.
- Chưa có phòng ban chun trách riêng về thương hiệu
- Chưa có phần mềm trên điện thoại và máy tính để khách hàng có thể ở
nhà vẫn thanh tốn qua phần mềm được. Đây là một xu hướng tất yếu và cần
thiết đối với các ngân hàng cũng như cơng ty tài chính để khách hàng có thể
thuận tiện trong việc thanh toán hàng tháng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CỦA CƠNG TY TÀI CHÍNH
TNHH MTV QUỐC TẾ JACCS
3.1 Dự báo thị trường tài chính ở Việt Nam
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan
trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu tiêu dùng như: nhà ở, đồ dùng gia đình,
xe cộ, giáo dục, y tế, du lịch…. Một thị trường tài chính tiêu dùng phát triển
sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đối với người tiêu dùng, họ có cơ
hội tiếp cận các hàng hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền mà với mức thu nhập tích
lũy hàng tháng, họ khó có khả năng chi trả cho các hàng hoá và dịch vụ đó
ngay tại một thời điểm. Khi đó, họ tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ tài
chính để vay vốn thỏa mãn nhu cầu mà vẫn đảm bảo tính kinh tế. Đối với tổ
chức tài chính, hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ mang lại một khoản lợi nhuận
không nhỏ. Với đặc điểm đối tượng khách hàng của loại hình tín dụng này
phân bố rộng khắp trên cả nước, ở cả thành phố lớn và các vùng nông thôn,
nên các tổ chức tài chính sẽ rất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường cho
vaycũng như phân tán rủi ro. Đối với nền kinh tế và xã hội, tín dụng tiêu dùng
giúp nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân, giúp kế hoạch tiêu
dùng diễn ra suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập, do vậy góp
phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội; làm giảm
nhu cầu đối với các dịch vụ tín dụng phi chính thức, do đó, hạn chế cho vay
nặng lãi. Cho vay tiêu dùng cũng được xem là một công cụ quan trọng làm
tăng cầu hàng hóa, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc
làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Theo số liệu của Economist Intelligence Unit, năm 2015, tổng mức tiêu
dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam đạt 127,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so
với Thái Lan (203,6 tỷ USD), Philippines (215,3 tỷ USD), Malaysia (160,3 tỷ
USD). Dù vậy, tỷ lệ tiêu dùng/GDP của Việt Nam lại ở mức khá cao, đạt 67%,
cao hơn cả các nước phát triển như: Anh (65%), Đức (54%), Nhật Bản (59%).
Điều này cho thấy thị trường tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đang khá phát
triển.
Biểu đồ 3.1: Tổng mức tiêu dùng cá nhân và tỷ lệ tiêu dùng/GDP
của một số nước
Nguồn: Economist Intelligence Unit
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015, quy mô thị trường tiêu
dùng theo giá hiện hành của Việt Nam đạt 3.243 nghìn tỷ đồng, so với năm