Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 107 trang )
tăng cầu hàng hóa, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc
làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Theo số liệu của Economist Intelligence Unit, năm 2015, tổng mức tiêu
dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam đạt 127,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so
với Thái Lan (203,6 tỷ USD), Philippines (215,3 tỷ USD), Malaysia (160,3 tỷ
USD). Dù vậy, tỷ lệ tiêu dùng/GDP của Việt Nam lại ở mức khá cao, đạt 67%,
cao hơn cả các nước phát triển như: Anh (65%), Đức (54%), Nhật Bản (59%).
Điều này cho thấy thị trường tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đang khá phát
triển.
Biểu đồ 3.1: Tổng mức tiêu dùng cá nhân và tỷ lệ tiêu dùng/GDP
của một số nước
Nguồn: Economist Intelligence Unit
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015, quy mô thị trường tiêu
dùng theo giá hiện hành của Việt Nam đạt 3.243 nghìn tỷ đồng, so với năm
2014, tiêu dùng tăng 9,5%, thấp hơn các mức tăng trưởng 13,2% của năm
2014; 10,4% của năm 2013; 13,9% của năm 2012; 24% của năm 2011. Sang 5
tháng đầu năm 2016, tăng trưởng tổng mức tiêu dùng tiếp tục chậm lại, ở mức
9,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Biểu đồ 3.2: Tổng mức tiêu dùng cả nước
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo số liệu của Stoxplus, quy mô cho vay tiêu dùng năm 2015 đạt 15,1
tỷ USD, bằng 10,2% tổng mức tiêu dùng cuối cùng, bằng 7,9% GDP (GDP
năm 2015 đạt 191 tỷ USD). So với năm 2014, thị trường tài chính tiêu dùng
năm 2015 tăng mạnh 44%, mức tăng cao nhất trong 6 năm qua, cao hơn nhiều
mức tăng trưởng bình quân 13,2%/năm của giai đoạn 2009-2015.
Đồng thời cũng theo Stoxplus, hiện 4 doanh nghiệp nắm giữ trên 80% thị
phần công ty tài chính tiêu dùng là FE Credit, Home Credit, HD Saison và
Prudential Finance. Tại nhóm này cũng đang có một cuộc chạy đua ráo riết
trong việc xây dựng hệ thống điểm bán hàng và hình thành các liên kết với
các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là với những hệ thống lớn nhưFPT Shop,
Trần Anh hay Thế Giới Di Động, Điện máy xanh, Honda, Yamaha, Piaggio,..
Các ngân hàng thương mại nước ngồi hoạt động trên quy mơ khách
hàng nhỏ với sản phẩm tập trung, thu hút khách hàng có mức xếp hạng tín
dụng cao. Một số ngân hàng lớn có thể kể đến như: HSBC, ANZ, Citibank, …
Ngược lại với các ngân hàng, các cơng ty tài chính có quy trình vay tiêu
dùng thường rất đơn giản và nhanh chóng. Mặt khác, để bù đắp những rủi ro
có thể xảy ra do và chi phí lớn, mức lãi suất các cơng ty tài chính đưa ra
thường rất cao. 4 cơng ty tài chính lớn nhất hiện nay bao gồm Home Credit,
FE Credit, HD Saison và ACS Trading. Trong đó, chỉ có FE Credit là thuộc
VPBank, còn các cơng ty còn lại đều thuộc sở hữu nước ngồi.
Cơng ty Tài chính HD Saison (HD Bank sở hữu 51%) tăng vốn điều lệ từ
550 tỉ đồng lên 800 tỉ đồng. Một nhà đầu tư khác của Nhật là Tập đoàn
Shinsei cũng mua lại 49% cổ phần của Cơng ty Tài chính Tiêu dùng Ngân
hàng Quân Đội, được đổi tên thành Mcredit với vốn điều lệ của Mcredit là
1.000 tỉ đồng, được xếp vào nhóm có vốn điều lệ cao so với nhiều cơng ty tài
chính khác.
Trong khi đó, Lotte Card, thành viên của Tập đồn Lotte (Hàn Quốc),
được truyền thơng Hàn Quốc cho rằng đã mua lại 100% vốn của Công ty
TechcomFinance thuộc Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), với
giá tương đương hơn 1.700 tỉ đồng. Trước đó, Techcombank mua lại cơng ty
tài chính thuộc Tập đồn Hóa chất, có vốn điều lệ 600 tỉ đồng.
Ngồi ra các Chính sách gần đây về hoạt động tín dụng tiêu dùng của
CTTC thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, đúng hướng: Nghị định
39/2014 về hoạt động của cơng ty tài chính và cho th tài chính. Cụ thể, theo
Nghị định, các Cơng ty tài chính có thể thực hiện các hoạt động cho vay, bao
gồm cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, thực hiện các nghiệp vụ như bảo
lãnh, bao thanh tốn, phát hành thẻ tín dụng. Ngồi ra, dự thảo Thơng tư quy
định hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC và Thông tư số 30/2015/TTNHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín
dụng phi ngân hàng tiếp tục hồn thiện khung pháp lý để hoạt động cho vay
tiêu dùng tại Việt Nam có thể phát triển, hoạt động an tồn, hiệu quả hơn.
Có thể thấy cho vay tiêu dùng liên tục tăng trưởng 20 - 30%/năm kể từ
2010 nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu vay vốn giúp thị
trường này có tiềm năng phát triển vơ cùng lớn. Ngồi ra nhóm lao động có
xu hướng chi tiêu vượt mức lương; xu hướng chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm
sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng
ngày càng tăng. Theo thống kê của Home Credit, có khoảng 20% khách hàng
khu vực miền Nam mua hàng dựa vào tín dụng, tại miền Bắc con số này là
10% và đang có xu hướng tăng lên.
Ở một khía cạnh khác, Theo BMI và Ngân hàng Thế giới, tốc độ đơ thị
hóa nhanh kéo theo sự tăng trưởng lớn của thị trường TCTD. Ước tính Việt
Nam có khoảng 18 triệu người trưởng thành sinh sống ở đơ thị. GDP bình
qn đầu người Việt Nam năm 2015 đạt 2.109 USD, tăng 81,8% so với mức
1.160 USD của năm 2010, mục tiêu đến năm 2035 đạt 7.000 USD. Xu hướng
tiêu dùng của người Việt Nam đang dần thay đổi.
Biểu đồ 3.3: Dư nợ và thị phần cho va tiêu dùng năm 2015 của 6 CTTC
Nguồn: LPB Research
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của 6 CTTC đến năm 2015 đạt khoảng
38.000 tỷ đồng (các CTTC Prudential, Toyota,JACCS có số liệu đến năm
2014; CTTC Mirae Asset khơng có số liệu). Với số liệu tín dụng tiêu dùng cả
nước năm 2015 là 328.787 tỷ đồng (15,1 tỷ USD, tỷ giá quy đổi bình qn
năm 2015 1USD = 21.774 đồng), tín dụng tiêu dùng của nhóm CTTC chiếm
khoảng12% tổng thị phần. Trong đó, nhờ có sự hậu thuẫn của VP Bank,
thương hiệu FE Creditđang dẫn đầu với dư nợ tiêu dùng đạt 20.208 tỷ đồng,
thị phần 53%, tiếp đến là HomeCredit (16%), Prudential Finance (11%).
Năm 2015, thị phần tài chính tiêu dùng của các nhóm đối thủ ước tính
được phân chia như sau: nhóm ngân hàng hiện đang chiếm thị phần 87% tổng
tín dụng tiêu dùng cả nước; cơng ty tài chính chiếm khoảng 12%; cơng ty tài
chính vi mơ ước khoảng 1%. Sự chênh lệch khá lớn về thị phần giữa ngân
hàng và 2 nhóm còn lại ( cơng ty tài chính và cơng ty Fintech - cơng ty kinh
doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng cơng nghệ) là do danh mục cho vay
của các ngân hàng chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao như cho vay mua
nhà, mua ơtơ trong khi nhóm CTTC hướng đến khoản vay giá trị thấp (mua
điện thoại, xe máy, điện gia dụng). Tuy vậy, so với năm 2013, thị phần của
nhóm ngân hàng đã bị thu hẹp về 87% từ mức 91%; của nhóm cơng ty tài
chính và nhóm khác tăng lên 13% từ mức 9%. Nguyên nhân là do các dịch vụ
bán hàng của nhóm CTTC có nhiều nổi trội, như: thời gian xét duyệt nhanh,
áp dụng phương pháp bán hàng trả góp lãi suất 0% ở lĩnh vực chủ chốt là đồ
dùng thiết bị gia đình, khai thác tất cả phân khúc khách hàng (kể cả không có
thu nhập là sinh viên, thu nhập thấp như cơng nhân), phương thức tiếp cận
khách hàng linh động (tại quầy, trực tuyến, điểm tư vấn tài chính cơ động).
Đặc biệt, ở dịch vụ sau bán hàng, việc nhóm CTTC và tài chính vi mơ sử
dụng các dịch vụ thanh tốn trung gian là Bưu điện, MoMo, Payoo,Viettel đã
tạo ra được các kênh thanh toán thuận tiện, gần gũi cho một lượng lớn khách
hàng vay.
3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của cơng ty tài chính Jaccs
3.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý sáng lập
Tại công ty mẹ ở Nhật Bản Jaccs vẫn luôn xác định mục tiêu dài hạn
hướng đến của mình là trở thành một trong các cơng ty tài chính tiêu dùng
hàng đầu tại Châu Á. Trong các kế hoạch ngắn hạn Jaccs vẫn luôn cố gắng
phát triển trở thành một cơng ty tài chính khác biệt với nguồn gốc từ Nhật
Bản.
Để thực hiện mục tiêu dài hạn, Jaccs bắt đầu mở rộng thị trường ở khu
vực ASEAN đầu tiên là nước Việt Nam (2010), Indonesia (2012), Philippines
(2016) và sắp tới là Thái Lan và Campuchia (3/2018). Như vậy Jaccs dự định
đến năm 2018 Jaccs sẽ có mặt ở một nửa khu vực ASEAN ( 5 nước). Bên cạnh
việc mở rộng thị trường Jaccs tiếp tục mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán thương mại điện tử. Triết lý sáng lập của Jaccs luôn tạo sự
tin tưởng và tin cậy cho khách hàng. Đây chính là nền tảng hoạt động của Jaccs
trong mối quan hệ của Jaccs với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.
Tại Việt Nam Jaccs tiếp tục củng cố thị trường sẵn có và đi sâu khai thác
sản phẩm hoạt động tài chính bán hàng xe máy. Đồng thời mở rộng số lượng
các cửa hàng đối tác gia tăng hợp đồng tín dụng thơng qua các sản phẩm mới,
đa dạng hơn và mở rộng số lượng chủ thẻ tín dụng Jaccs. Bên cạnh thị trường
xe máy, Jaccs sẽ mở rộng kinh doanh như hoạt động tài chính bán hàng ô tô
và đồ gia dụng, cũng như các trung tâm điện máy.
3.2.2. Chiến lược phát triển
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty mẹ tại Nhật Bản sẽ tăng
cường rót vốn về cơng ty con. Đồng thời tăng cường khả năng tiếp thị; cải
cách cơ cấu thông qua đầu tư vào công nghệ thông tin; tiếp tục theo đuổi các
hoạt động chi phí thấp; tập trung phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các
chiến lược khuyến mại; không ngừng đổi mới, sáng tạo lợi thế cạnh tranh từ
nguồn lực tập đồn; bên cạnh đó vẫn ln tuân thủ tốt các hệ thống luật pháp
tại nước bản địa; tăng cường thực hiện các hoạt động công chúng; tăng cường
hệ thống quản lý rủi ro.
Tập trung vào các mục tiêu trung hạn là thiết lập Jaccs trở thành cơng ty
tài chính có uy tín, sự tin tưởng hàng đầu tại Việt Nam cũng như các nước ở
khu vực ASEAN khác thông qua các lợi thế cạnh tranh để từ đó hướng đến