Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.13 KB, 98 trang )
80
Tập đồn viễn thơng NTT Docomo (NTT Docomo) là nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, đồng thời là một trong những nhà cung cấp
hàng đầu trên thế giới đối với dịch vụ nội dung cho mạng di động 3G và 4G. Hiện
nay, NTT Docomo đầu tư vào VMG Media để phát triển các giá trị dịch vụ gia tăng
cho mạng di động. Với bề dày kinh nghiệm của NTT Doomo, cùng với tầm nhìn
của VMG hướng tới trở thành “một trong mười công ty đứng đầu khu vực Đông
Nam Á về lĩnh vực nội dung số”, VMG có thể liên kết đào tạo đội ngũ quản lý cấp
trung và cao cấp với NTT Docomo trong mảng đào tạo bằng cách mời cán bộ
chuyên gia của NTT Docomo sang VMG thuyết giảng và đào tạo các kỹ năng lãnh
đạo. Việc đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý đồng thời tăng
cường sự liên kết hợp tác giữa hai bên khi được giao lưu văn hóa lãnh đạo và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu được công nghệ mới tiên tiến của một
nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Nhật Bản. Đồng thời, liên kết với NTT Docomo
bằng các tài liệu đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành viễn thông công nghệ mới để nắm
bắt xu hướng cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ nội dung số.
3.3.3. Kiến nghị khác
Với doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ ngành và lĩnh vực nào, quy mơ lớn
hay nhỏ thì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nhân lực ln
thực sự cần thiết. Những chính sách đó được xem như mơi trường thuận lợi cho
doanh nghiệp thực hiện chiến lược. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp
khó khăn trong việc tiếp cận sự hỗ trợ này. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm hồn
thiện chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực dành cho doanh nghiệp nói
chung, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng:
Kiến nghị đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Hoàn thiện và thực hiện các đề án,
chương trình nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo, gắn nhu cầu đào tạo với nhu cầu xã
hội. Vì giáo dục và đào tạo là cơng cụ quan trọng để nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Các phía tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo khảo sát nhu cầu đào
tạo của doanh nghiệp, dựa vào đó để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp.
Tính thực tế và có sự thực hành ln là u cầu cần thiết đối với nội dung đào tạo.
Đồng thời, các tổ chức này cũng phải nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất
81
dạy và học. Đặc biệt, các chương trình đào tạo nghề cần được thiết kế kiến thức và
thực hành các kỹ năng chuyên sâu của các ngành liên quan. Điều này giúp cho
nguồn lao động có kỹ năng nghề tốt và doanh nghiệp có nguồn nhân lực đầu vào có
kiến thức và kỹ năng mềm tốt.
Kiến nghị đối vơi Sở Lao động & Thương binh xã hội: Cần hướng đào tạo với
việc làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Với nhà trường, sự hợp
tác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế rất quan trọng, là đầu mối thông tin để
nhà trường có sự thay đổi trong phương pháp, nội dung đào tạo sao cho phù hợp với
nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Chỉ tiêu đào tạo mỗi ngành, mỗi trường, mỗi
khu vực phải được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thực tế về lao động.
Nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đầu ra ở các trường đại học, cao đẳng
nhằm tránh tình trạng học giả, bằng thật hoặc sinh viên giỏi lý thuyết, thiếu kỹ năng
thực tế. Bởi lẽ, doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi nhân viên có đầy đủ kiến thức
chun mơn mà còn có cả kỹ năng mềm phục vụ cho cơng việc.
Xây dựng chính sách đào tạo nhân lực chất lượng cao kèm theo những chính
sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Hiện tượng chảy máu chất xám đã xuất hiện ở
nước ta từ khi nền kinh tế phát triển và sự hợp tác đào tạo giữa các nước với nhau.
Hiện tượng này đã làm nước ta mất đi một phần đội ngũ nhân lực chất lượng cao
cùng với những đóng góp giá trị của họ. Đây là chiến lược tạo dựng và phát triển
lực lượng lao động chất lượng trong tương lai.
Kết nối các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực để tổ chức các buổi
hội thảo chia sẻ kinh nghiệm làm việc và học tập cho nhân viên hay tổ chức các
khóa học ngắn hạn, cuộc thi kiến thức, kỹ năng dành cho nhân viên có hỗ trợ kinh
phí từ các cơ quan, ban ngành. Thơng qua đó, nhân viên có cơ hội q báu để giao
lưu, học hỏi lẫn nhau.
82
KẾT LUẬN
Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ thì bên cạnh việc doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược kinh
doanh nhằm nâng cao vị thế so với đối thủ, duy trì và phát triển thương hiệu thì
chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực là cách thức hỗ trợ, thúc đẩy và đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Việc đào tạo nhân viên tốt sẽ là động lực cho phát triển nhân lực của tổ chức.
Muốn đạt được mục tiêu này, DN cần phải xây dựng kế hoạch và thực hiện các
bước theo trình tự nhất định, kiểm sốt liên tục quy trình đào tạo. Kế hoạch đào tạo
nên dựa trên các điểm mạnh về nguồn lực của DN cộng thêm sự hỗ trợ từ các phía
khác như cơ sở đào tạo; cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý và cả nhân viên
của DN. Sự hợp tác đồng thuận từ các phía rất quan trọng đối với DN khi xây dựng
kế hoạch đào tạo nhân lực. Các DN vẫn cần chủ động đưa ra các giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác đào tạo nhân lực giúp DN nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra
trong chiến lược phát triển bền vững.
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã
giải quyết được nội dung cơ bản đặt ra và thu được kết quả sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận
căn bản về đào tạo doanh nghiệp trong doanh nghiệp.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng cơng
tác đào tạo nhân viên tại Công ty Cổ phần Truyền thông VMG trong thời gian qua.
Thứ ba, luận văn đã nêu ra được những thành công nổi bật trong công tác đào
tạo nhân lực của Cơng ty VMG và tìm ra những tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở lý
luận và thực trạng công tác đào tạo nhân viên của Công ty, luận văn đưa ra những
đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nhân viên của Cơng ty trong
thời gian tới.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng với những khó khăn khách quan, những giới
hạn về năng lực, luận văn còn có những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cơ để đề tài Hồn thiện cơng tác đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ
phần Truyền thông VMG được hoàn thiện hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2010), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB
Đại học kinh tế quốc dân.
2. Công ty Cổ phần Truyền thơng VMG, Báo cáo tài chính các năm 2012,
2013, 2014, 2015
3. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB TP Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh
tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
5. Hoàng Văn Hải và Ths. Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực,
NXB Thống Kê
6. Lê Trọng Hùng (2009), Quản trị nhân lực, NXB Nông nghiệp
7. Hương Huy (2008), Quản trị nguồn nhân lực tập 2, NXB Giao thông vận tải
8. Trần Thị Linh Lan (2010), “Hồn thiện cơng tác đào tạo cán bộ quản lý tại
Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”,Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Quản trị doanh
nghiệp, Trường Đại học Thương Mại.
9. Đặng Thị Ngọc, “Hồn thiện cơng tác đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần
Licogi 13”, Đại học Thương Mại, năm 2015
10. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Điềm (2013), Quản trị nhân lực,
NXB Trường đại học Kinh tế quốc dân.
11. Nguyễn Hữu Thân (2005), Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê
12. Đinh Lê Anh Tuấn, “Hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực
tại công ty TNHH Yusen Logistics solutions Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh
doanh, Trường Đại học Thương Mại.
13. Nguyễn Thị Tuyền (2014), “Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại
công ty TNHH TAV”, Luận văn Thạc sỹ kinh doanh, Trường Đại học Thương Mại.
14. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh
nghiệp, số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, NXB Lao động xã hội
Tài liệu Tiếng Anh
15. Evan M.Berman, James S.Bowman, Jonathan P.West (2009), Human
resource management in public service, Sage Publications
16. Garry Desler, George T.Mikovich (2002), Human Resource Management,
Prebtice Hall
17. George Strauss (2008), The future of human resources management,
Institute for Research on Labor and Employment (IRLE), University of
California-Berkeley.
18. Ian W.Saunders (2001), Total quality management staff in the service ,
Primier Institude.
19. Peter F. Drucker (1954),The practice of Management, New York: Harper
& Brothers
20. Raymond A.Noe (2009), Employe traning and development, McGraw –
Hill/Irwin, 5th Edition
Các Website
21. https:// vneconomy.vn/
22. http://www.tapchitaichinh.vn/
23. http://cafef.vn/
24. http://doanhnhanonline.com.vn