Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.37 KB, 104 trang )
35
Hiện nay KBNN Phúc Thọcó 01 điểm thu đặt tại Chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Thọtheo đề án hiện đại hóa thu
NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu thu nộp Ngân sách của các doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp Nhà nước ngoài
quốc doanh và các đối tượng được thiết lập kê khai mã số thuế thu nhập cá
nhân; về chi ngân sách: Có 153 đơn vị là đầu mối sử dụng chi Ngân sách
thường xuyên; trong đó có 10 đơn vị dự tốn cấp trung ương, 7 đơn vị dự toán
cấp thành phố,đơn vị 105 dự toán cấp huyện đơn vị; 8 dự toán cấp huyện và
23 đơn vị dự tốn cấp xã; ngồi ra còn có rất nhiều đơn vị mở tài khoản chi
đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm hơn 215 tỷ đồng.
Tổng số cán bộ công chức hiện có tại KBNN Phúc Thọlà 15 đồngchí,
trong đó:
- Đảng viên:
9 đồng chí, chiếm 78%,
- Trình độ đại học:
10 đồng chí, chiếm 67%,
- Trình độ trung cấp:5 đồng chí, chiếm 33%.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của KBNN Phúc Thọ và bộ máy hoạt động
của KBNN Phúc Thọ
Cơ cấu tổ chức KBNN Phúc Thọ hiện nay gồm có ban giám đốc và các
bộ phận chun mơn: Tổ kế tốn, tổ tổng hợp hành chính và tổ kho quỹ.
Thẩm quyền, trách nhiệm của lãnh đạo KBNN Phúc Thọ cũng như nhiệm vụ
của từng bộ phận chuyên môn đều được xác định rõ ràng và được thực hiện
một cách nghiêm chỉnh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Phúc Thọ theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN
ngày 17/3/2013:
36
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Phúc Thọ
Giám đốc KBNN Phúc Thọ là người chịu trách nhiệm chung cao nhất về
hoạt động của toàn đơn vị, đồng thời trực tiếp phụ trách bộ phận tổng hợphành chính và cơng tác kho quỹ.
Phó Giám đốc KBNPhúc Thọ có trách nhiệm trực tiếp phụ trách bộ phận
kế toán và thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác cùng với Giám đốc, có thể
thay mặt Giám đốc khi được ủy quyền.
Tổ Kế tốn có nhiệm vụ thực hiện cơng tác kế tốn NSNN và hoạt động
nghiệp vụ KBNN theo quy định; kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu thu,
chi NSNN tại KBNN; mở tài khoản, kiểm tra tài khoản tiền gửi và thực hiện
thanh toán đối với các đơn vị sử dụng NSNN; tổ chức thanh toán, quyết toán
liên kho bạc tại KBNN; tổng hợp quyết toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN
trên địa bàn theo quy định.
Tổ Tổng hợp – Hành chính có nhiệm vụ giúp Giám đốc phối hợp với các
bộ phận có liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ về
quản lý quỹ NSNN; phát hành và thanh tốn cơng trái, trái phiếu Chính phủ;
37
thực hiện kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư, vốn chương trình mục tiêu theo sự phân công của KBNN
cấp trên; quản lý cơ sở vật chất và thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo
vệ; tổ chức cơng tác thống kê KBNN, tham gia ý kiến về các chủ trương phát
triển kinh tế xã hội và điều hành tài chính tại địa phương.
Tổ Kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt với các cơ
quan, đơn vị, cá nhân tới giao dịch tại KBNN; bảo quản an tồn tiền mặt, ấn chỉ
có giá, vàng, bạc, kim khí, đá q (nếu có) do KBNN quản lý, các tài sản tạm thu,
tạm giữ và tịch thu theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền; thống kê, tổng
hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho quỹ theo chế độ quy định.
2.1.3.Tình hình chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ
Tổng hợp tồn bộ kinh phí KSC thường xun NSNN đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bao gồm bốn nhóm: Các
khoản thanh tốn cá nhân, Chi nghiệp vụ chun mơn, chi mua sắm và chi
khác được thể hiện qua bảng tổng hơp sau:
Bảng số 2.1 Báo cáo chi của các đơn vị giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN theo MLNS của KBNN Phúc Thọ từ năm ngân
sách 2012 đến năm 2014)
Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo 4 nhóm mục chi của
38
MLNS ta thấy:
- Nhóm mục 1: Các khoản thanh toán cho cá nhân, tức là NSNN chi cho
con người, đó là đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các đơn vị hàng
năm luôn chiếm từ trên 50% tổng số chi thường xuyên NSNN. Mặc dù nhóm
chi cho con người chiếm tỷ trọng cao như thế nhưng hiện nay đời sống của
cán bộ làm cơng ăn lương vẫn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng đội ngũ cán bộ
cơng chức cũng đang có rất nhiều vấn đề như trình độ chun mơn chưa đồng
đều đòi hỏi chúng ta cần phải có cơ chế đào tạo, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng tốt với xu thế hội nhập quốc tế.
- Nhóm mục 02: Chi nghiệp vụ chun mơn. Đây là các khoản chi đảm
bảo cho hoạt động của toàn bộ bộ máy của các cơ quan nhà nước. Với cơ cấu
chi trên 30% tổng chi thường xuyên NSNN. Với cơ cấu chi này trong điều
kiện hiện nay là phù hợp. Tuy vậy chúng ta cần phải có cơ chế khốn mạnh
hơn ví dụ khốn tới các phòng, tổ chun mơn về sử dụng văn phòng phẩm,
điện, nước, điện thoại… Đây thực sự là bài tốn cần có lời giải thỏa đáng vì
chúng ta đang thiếu điện, chúng ta đang cần tiết kiệm để nâng cao đời sống
của cán bộ và nhân dân và cần tiết kiệm để có vốn đầu tư và phát triển trước
vận hội mới.
- Nhóm mục 03: Chi mua sắm, sửa chữa. Cơ cấu nhóm chi này chiếm từ
khoảng 6% hàng năm. Chúng ta cần xác định khoản chi này sao cho có hiệu
quả nhất, làm sao máy móc thiết bị mua sắm đáp ứng yêu cầu của công tác
quản lý, mua được những phần mềm ứng dụng có hiệu quả trong các đơn vị
SNCL sử dụng NSNN, có cơ chế quản lý mua sắm tài sản công hiệu quả nhất,
hạn chế tối đa khoản nợ đọng trong nền kinh tế.
- Nhóm mục 04: Chi khác. Cơ cấu chi nhóm mục này chiếm từ khoảng
7% chi thường xuyên NSNN. Tuy vậy nhiều khoản chi trong nhóm chi này
chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ nên dễ gây ra lãng phí. Chúng ta cần phải có
39
cơ chế tài chính đủ mạnh để quản lý thật chặt chẽ nhóm chi khác nhằm tăng
hiệu quả sử dụng vốn NSNN .
2.2 Thực trạng chi và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước đối với đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà
nước Phúc Thọ
Thực hiện công tác KSC NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính qua KBNN, Kho bạc Phúc Thọ đã kiểm soát chi
tiết tới từng nội dung chi theo đúng chế độ quy đinh.
Số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
giao dịch tại KBNN Phúc Thọ như sau:
Đơn vị sự nghiệp cơng lập tự đảm bảo tồn bộ kinh phí: 0 đơn vị
Đơn vị sự nghiệp cơng lập tự đảm bảo một phần kinh phí: 78 đơn vị
Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ : 01 đơn vị
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy và quy trình kiểm sốt chi thường
xun ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ
2.2.1.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ
Bộ máy kiểm sốt chi khơng đơn thuần chỉ là bộ phận trực tiếp thực hiện
cơng tác kiểm sốt chi mà bao gồm cả các bộ phận khác có liên quan trong cơ cấu
tổ chức của KBNN: Ban giám đốc, bộ phận kế toán, bộ phận kho quỹ.
40
BAN GIÁM ĐỐC
KHO QUỸ
QUẦY
CHI
QUẦY
THU
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
KT TRƯỞNG KT CHI NSTWNS
KT CHI NS HUYỆN
KT CHI NS HUYỆNKT NS XÃ KT TIỀN GỬI
TỈNH
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên.
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ)
Ban giám đốc KBNN Phúc Thọ gồm có Giám đốc và phó Giám đốc.
Giám đốc KBNN có quyền quyết định cấp phát hay từ chối các khoản chi
NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng. Phó Giám đốc
KBNN thực hiện các công việc, nhiệm vụ chuyên môn sau khi đã có sự thống
nhất trong ban giám đốc, và thực hiện cácnhiệm vụ do Giám đốc uỷ quyền.
Bộ phận kế tốn có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát
thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản giao
dịch tại KBNN. Người đứng đầu bộ phận kế toán là kế toán trưởng, chịu trách
nhiệm tổ chức cơng tác kế tốn, giúp Giám đốc KBNN quản lý và điều hành
nghiệp vụ trong đơn vị. Để giải quyết cơng việc được nhanh chóng, thuận tiện
hơn, bộ phận kế tốn còn có ủy quyền kế toán trưởng. Người được kế toán
trưởng ủy quyền sẽ thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong phạm vi công
việc được ủy quyền. Nằm trong tổ chức bộ máy kế tốn của KBNN, các kế
tốn viên chính là những người trực tiếp giao dịch với các đơn vị sử dụng
NSNN, thực hiện kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị do mình
41
quản lý. Hiện nay, nhiệm vụkiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Phúc Thọ được phân cơng giữa các kế tốn viên cụ thể như sau:
- 01 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị thuộc NSTW và Ngân
sách cấp tỉnh.
- 04 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị Ngân sách cấp huyện.
- 02 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị Ngân sách cấp xã.
- 01 kế toán viên phụ trách quản lý tài khoản tiền gửi của cơ quan Đảng
và các đơn vị thuộc khối quốc phòng, an ninh.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của bộ máy kiểm soát chi thường
xuyên NSNN của KBNN Phúc Thọ về cơ bản đáp ứng được nhu cầu công tác.
Các kế tốn viên ln phối hợp và hỗ trợ nhau để thực hiện và hồn thành tốt
các nghiệp vụ chun mơn, đảm bảo cho cơng việc chung thực hiện có hiệu
quả, góp phần quan trọng trong quản lý hiệu quả quỹ NSNN trên địa bàn.
Cùng với ban giám đốc và bộ phận kế toán, liên quan tới kiểm soát chi
thường xuyên NSNN còn có bộ phận kho quỹ. Bộ phận kho quỹ có nhiệm vụ
thực hiện giao dịch chi tiền mặt cho các đơn vị trong trường hợp cấp phát,
thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt, phối hợp với các bộ phận liên
quan kịp thời làm rõ các trường hợp thừa, thiếu, mất tiền, giấy tờ có giá, tài
sản quý trong kho quỹ và đề xuất các biện pháp xử lý.
Thực hiện theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của
KBNN ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN, Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ thực
hiện giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên đối với đơn vị sử dụng
NSNN đảm bảo các đơn vị chỉ liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu
hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cuối cùng. Thực hiện giao dịch một
cửa trong KSC thường xuyên đã mang lại nhiều thuận lợi cho công tác KSC
đối với cả KBNN Phúc Thọ và các đơn vị giao dịch. Quy trình được cải tiến
từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ và trả kết quả theo hướng nhanh gọn,
thuận tiện, giảm đầu mối giao dịch giữa khách hàng với cơ quan KBNN. Hồ
sơ được kiểm tra sơ bộ và phân loại xử lý ngay từ đầu nên chứng từ được xử
42
lý nhanh chóng, khách hàng khơng phải đi lại nhiều lần. Đơn vị thụ hưởng
kinh phí NSNN thuận lợi trong giao dịch, đảm bảo tính cơng khai minh bạch
trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN
2.2.1.2 Thực trạng quy trình kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước Phúc Thọ
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi KBNN
- Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ, chứng từ, phân
loại và xử lý
+ Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm các đề nghị tạm ứng
bằng tiền mặt; thanh tốn tiền lương, tiền cơng, học bổng, sinh hoạt phí, chi
hành chính; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi mà theo quy định; KBNN
không kiểm soát chi:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiếp
nhận và xem xét, giải quyết ngay
Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hồn chỉnh, bổ sung: cán bộ kiểm
sốt chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng theo mẫu số 02/PHS
–CTX tại Phụ lục số 01, trong đó nêu rõ những tài liệu, chứng từ đã nhận, các
yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao 1 liên phiếu giao nhận cho khách
hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.
+ Đối với những cơng việc có thời hạn giải quyết trên một ngày bao
gồm: các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hóa,
dịch vụ; thanh tốn khoản chi chun mơn, nghiệp vụ và các khoản chi khác
có tính chất phức tạp; thanh toán tạm ứng:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận
và lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn
trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hồn chỉnh, bổ sung: cán bộ kiểm
43
soát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ
những tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao
1 liên phiếu giao nhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý
hồ sơ.
+ Xử lý giao nhận đối với các trường hợp bổ sung hồ sơ, chứng từ
Khi khách hàng đến bổ sung tài liệu, chứng từ theo yêu cầu tại Phiếu
giao nhận hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi phản ánh việc bổ sung hồ sơ vào phiếu
giao nhận hồ sơ đã lưu. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận và xem
xét, giải quyết ngay đối với những công việc phải giải quyết ngay; đối với
những cơng việc có thời gian giải quyết trên 1 ngày thì ghi rõ ngày hẹn trả kết
quả, tính từ ngày KBNN nhận đủ hồ sơ trên Phiếu giao nhận hồ sơ, phô tô
một bản trả khách hàng.
Bước 2. Kiểm soát chi
* Cán bộ kiểm soát chi: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác
của hồ sơ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu
chữ ký và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi. Nếu hồ
sơ đáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định, thực hiện hạch toán kế
tốn, ký chứng từ và chuyển tồn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng
(hoặc người được ủy quyền) theo quy định. Nếu khoản chi không đủ điều
kiện chi NSNN, cán bộ KSC lập thông báo từ chối thanh tốn theo mẫu tại
Phụ lục số 02 trình lãnh đạo KBNN ký gửi khách hàng giao dịch. Đối với các
trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa có hướng dẫn cụ thể
hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ KSC phải báo cáo Kế
toán trưởng xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền,
phải lập tờ trình báo cáo Lãnh đạo KBNN Phúc Thọ có ý kiến chính thức
bằng văn bản trả lời đơn vị sử dụng ngân sách.
* Quy trình kiểm sốt chi:
44
- Đối với Lệnh chi tiền: cán bộ kiểm sốt chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, KBNN thực hiện xuất quỹ ngân
sách nhà nước và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi
trong Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
- Đối với trường hợp rút dự toán: kiểm tra số dư tài khoản dự tốn của
đơn vị; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát
nội dung chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức chế độ của cấp có thẩm quyền
quy định; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của giấy rút dự toán; kiểm soát đối
tượng và nội dung chi bằng tiền mặt (đối với đề nghị chi bằng tiền mặt).
- Đối với tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán:
+ Tiền gửi dự tốn thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Đối với các
khoản chi có độ bảo mật cao, KBNN thực hiện thanh tốn, chi trả cho đơn vị,
khơng thực hiện kiểm soát các khoản chi này; đối với các khoản chi khơng có
độ bảo mật cao, KBNN kiểm sốt, thanh toán như trường hợp chi trả từ tài
khoản dự toán.
+ Tài khoản tiền gửi dự toán khác: KBNN kiểm soát Ủy nhiệm chi
chuyển tiền phù hợp với hợp đồng kinh tế về tên đơn vị thụ hưởng, ngân hàng
nơi đơn vị thụ hưởng mở tài khoản, số tiền thanh toán, chủ tài khoản; kiểm
soát mẫu dấu, chữ ký.
- Đối với tài khoản tiền gửi khác: KBNN chỉ kiểm soát tính hợp lệ, hợp
pháp của chứng từ đề nghị thanh tốn, khơng kiểm sốt chi đối với các trường
hợp thanh toán từ tài khoản này
Như vậy, đây là bước quan trọng nhất của quy trình KSC NSNN qua
KBNN Phúc Thọ, trong bước này cán bộ KSC đã tiến hành kiểm sốt các điều
kiện của các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, định
mức của Nhà nước và quy chế chi tiêu của đơn vị, được Thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách chuẩn chi và đầy đủ hồ sơ quy định từng khoản chi. Tuy
45
nhiên, đội ngũ cán bộ KSC với số lượng và chất lượng còn hạn chế, cơng tác
KSC NSNN qua KBNN Phúc Thọ chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề
ra, việc KSC theo đúng chế độ, định mức của Nhà nước và quy chế chi tiêu
nội bộ rất khó thực hiện. Bởi vì, với số lượng chứng từ chi NSNN rất nhiều
trong ngày, mỗi đơn vị sử dụng ngân sách có quy chế chi tiêu nội bộ riêng,
các định mức chi trong các quy chế chi tiêu nội bộ đó cũng khác nhau nên cán
bộ KSC KBNN Phúc Thọ đơi khi chỉ kiểm sốt mang tính hình thức.
Bước 3. Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ.
- Cán bộ kiểm sốt chi trình Kế tốn trưởng (hoặc người được ủy quyền)
hồ sơ, chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng/thanh toán
kinh phí NSNN;
- Kế tốn trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện
tạm ứng/ thanh toán sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho
cán bộ kiểm sốt chi để trình Giám đốc (hoặc người được ủy quyền).
Bước 4. Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký.
Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký
chứng từ giấy và chuyển cho cán bộ kiểm soát chi. Trường hợp, Giám đốc
(hoặc người được ủy quyền) không đồng ý tạm ứng/thanh tốn, thì chuyển trả
hồ sơ cho cán bộ kiểm sốt chi để dự thảo văn bản thơng báo từ chối tạm
ứng/thanh toán gửi khách hàng.
Bước 5. Thực hiện thanh toán
+ Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: cán bộ kiểm soát chi thực
hiện tách tài liệu, chứng từ kiểm soát chi và chuyển chứng từ đã kiểm soát
chi cho kế toán trưởng
+ Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cán bộ kiểm sốt chi đóng dấu
kế tốn lên các liên chừng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ
theo đường nội bộ.