Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 221 trang )
20
theo tinh thần của Đại hội XII, Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 01/2017
[13]. Bài viết phân tích quan điểm, chủ trương phát triển nguồn nhân lực
trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất giải pháp qn triệt, triển khai, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội lần
thứ XII của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới.
Huỳnh Thị Như Thảo (2018), “Phát triển nguồn nhân lực, tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2018 [88].
Bài báo thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các quốc
gia khác là nguồn lao động trẻ dồi dào, là lực lượng có khả năng tiếp thu
nhanh nhất về cơng nghệ, khoa học. Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng
cơng nghiệp 4.0 bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của cơng
nghệ thơng tin, tự động hóa, năng suất lao động Việt Nam lại chưa theo kịp
các u cầu đặt ra. Một trong những ngun nhân là chất lượng nguồn nhân
lực còn thấp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
(4.0).
Qun Lưu (2019), Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong kỷ ngun
số, Cổng Thơng tin điện tử Bộ Cơng thương, ngày 19/4/2019 [60]. Bài viết cho
rằng phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy đào tạo nghề, tăng cường thơng tin về
thị trường lao động hiệu quả, tạo việc làm bền vững thực hiện các chính sách an
sinh phù hợp, nhằm đảm bảo các tầng lớp xã hội có thể tham gia tích cực vào
lực lượng lao động và hưởng lợi từ cuộc cách mạng khoa học thuật là một
trong những hướng ưu tiên của tổ chức APEC trong những năm tới hướng tới
tăng trưởng bền vững.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao
Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và
21
đào tạo nhân tài [81]. Các tác giả đã trình bày khái qt về lịch sử giáo dục
Việt Nam và những vấn đề đặt ra, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong
thế kỷ thử XXI. Các tác giả cũng đề cập nhiều nội dung quan trọng về
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.
Vũ Thị Phương Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
qua thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước ” [63]. Bài viết
phân tích những kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở một số nước Mỹ, Nhật
và một số nước cơng nghiệp hóa mới Đơng Á. Những kinh nghiệm đáng chú
ý như: Coi trọng giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội; tạo mơi trường thuận
lợi và có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng…
Nguyễn Định Luận (2005), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [59]. Bài viết
phân tích vai trò của NNLCLC đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở
Việt Nam; đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNLCLC trong
thời gian tới: Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; quy
hoạch mạng lưới các trường đại học, trường đào tạo nghề; xây dựng và
hồn thiện hệ thống chính sách phát triển NNLCLC; Tăng cường quản lý
nhà nước về lĩnh vực đào tạo NNLCLC.
Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước
[46]. Cuốn sách bàn đến lực lượng “đầu tàu” trong NNLCLC; trình bày một
số khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân
tài, quản lý nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt
Nam và ở một số nước trên thế giới về phát triển NNLCLC, phát triển
nhân tài; phân tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức và nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến
phát triển nhân tài, những nội dung cơ bản về phát triển NNLCLC, phát
triển nhân tài; đưa ra một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên, về phát
22
hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của đất nước.
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam [85]. Dưới góc
độ tiếp cận của giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mơ hình
quản lý đào tạo NNLCLC ở một số trường đại học trọng điểm của Việt
Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về mơ hình tại Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác giả trình bày những nét đặc trưng của mơ hình quản lý đào tạo
NNLCLC trong các trường đại học ở nước ta, những ưu điểm, hạn chế và
khả năng áp dụng. Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để hồn thiện
mơ hình quản lý đào tạo NNLCLC trong các trường đại học Việt Nam.
Trịnh Quang Từ (2009), "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [96]. Tiếp cận vấn đề dưới
góc độ tâm lý giáo dục, tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC:
“NNLCLC bao gồm những người lao động được đào tạo kỹ lưỡng cả về
trí lực, thể lực và kỹ năng lao động, có đạo đức và tình cảm cách mạng
trong sáng, ý thức pháp luật cao”. Từ đánh giá thực trạng đào tạo NNLCLC
hiện nay và ngun nhân, tác giả đã đưa ra một hệ thống các giải pháp về
quản lý nhà nước đối với việc thành lập các trường đại học, về quản lý
chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên của các trường đại học nhằm
cải thiện chất lượng đào tạo NNLCLC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của một số nước trên thế giới” [71]. Bài viết nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển NNLCLC của một số nước trên thế giới: Singapo, Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu. Các quốc gia này đều
coi trọng và phát triển nền giáo dục đào tạo, có chính sách thu hút sử dụng
nhân tài.
Lê Thị Hồng Điệp (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
23
để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [38]. Luận án trình bày quan
niệm về NNLCLC. Tác giả đã phân tích về nội dung, tiêu chí và những yếu
tố tác động tới q trình phát triển nguồn lực này; đề xuất một số giải pháp
phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong
tương lai.
Lê Quang Hùng (2011), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” [44]. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế,
Luận án đã trình bày tầm quan trọng của việc phát triển NNLCLC ở vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm,
ngun nhân của NNLCLC nơi đây; chỉ ra một số u cầu, giải pháp phát triển
NNLCLC ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt nhấn mạnh đến
giáo dục đào tạo.
Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế [95]. Trong luận án, tác giả đã nhấn
mạnh tới vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lượng cao trong phát
triển KT XH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong q trình
nghiên cứu vai trò, tác động to lớn của nhân lực chất lượng cao trong hội
nhập kinh tế quốc tế, thì cũng khơng thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội
nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển nhân lực của đất nước. Tác giả
coi nhân lực chất lượng cao là sự cần thiết khách quan trong q trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chu Văn Cấp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp
phần phát triển bền vững Việt Nam [11]. Bài viết bàn về những vấn đề lý
luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển NNLCLC góp phần phát triển bền
vững Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho
vấn đề này.
Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
24
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam hiện nay [63]. Dưới góc
độ tiếp cận chun ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả đã trình bày
quan niệm về NNLCLC, đồng thời chỉ ra vai trò của NNLCLC đối với sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Từ đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập
về số lượng, chất lượng và cơ cấu của NNLCLC, tác giả đã đưa ra các
giải pháp về nhận thức, về văn hố và đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ
NNLCLC.
Đỗ Văn Dạo (2013), Phát triển nguồn nhân lực qn sự chất lượng
cao đáp ứng u cầu hiện đại hóa Qn đội nhân dân Việt Nam [17]. Với
một cách tiếp cận khá mới mẻ, luận án đã đi sâu nghiên cứu về NNL trong
một lĩnh vực đặc thù NNL có chất lượng cao trong lĩnh vực qn sự quốc
phòng. Tác giả đã xây dựng được một khung lý thuyết khá sâu sắc và tồn
diện về vấn đề NNL qn sự, NNL qn sự chất lượng cao và phát triển
NNL qn sự chất lượng cao với những nội dung và tiêu chí đánh giá sự
phát triển. Tác giả cũng đã đi sâu khảo sát đánh giá thực trạng phát triển
NNL qn sự chất lượng cao để trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, giải
pháp cơ bản để phát triển lực lượng này.
Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực
nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [47]. Luận án luận giải vai trò,
tầm quan trọng của NNL nữ chất lượng cao; những điều kiện khách quan,
nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNL nữ chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra ngun
nhân và một số vấn đề đặt ra trong phát triển NNL nữ chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Duy Bắc (2013), Đặc điểm của con người Việt Nam với
việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay [2]. Đề tài
đã phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu
25
điểm và nhược điểm, từ đặc điểm đó đưa ra và luận giải một số vấn đề
phát triển đào tạo NNLCLC ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của
con người Việt Nam và u cầu của thời kỳ mới.
Lương Cơng Lý (2014), Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [61]. Trong cơng trình này,
dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả đã luận giải, làm sáng tỏ những cơ
sở lý luận cơ bản về phát triển NNLCLC và vai trò của giáo dục đào tạo
với phát triển NNLCLC ở Việt Nam hiện nay.
Phít Sa Máy Bunvilay (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở thành phố viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [74]. Luận án
đã hệ thống hố và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển NNLCLC; đưa ra
quan niệm NNLCLC; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ở
Viêng Chăn từ 2005 đến 2013. Đồng thời, tác giả đề xuất sáu nhóm giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLCLC ở Thành phố Viêng Chăn, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm
2020.
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), Một số vấn đề về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng
11/2016 [64]. Bài báo đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao,
vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tác giả đề xuất giải
pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam: Thứ nhất, phải
xác định rõ nguồn nhân lực là tài ngun q giá nhất của Việt Nam trong
cơng cuộc phát triển đất nước; Thứ hai, tiến hành điều tra, khảo sát thường
xun về nhân lực và chất lượng nhân lực; Thứ ba, nâng cao hiệu quả cơng
tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ tư,
đổi mới căn bản và tồn diện nền giáo dục đào tạo; Thứ năm, cùng với
việc coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra u cầu
phải gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học cơng nghệ;
26
Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải phù hợp với điều
kiện cụ thể của các bộ, ngành và địa phương; gắn chặt với u cầu hợp tác
và hội nhập quốc tế.
Đặng Trường Minh (2016), Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất
lượng cao về khoa học kỹ thuật trong qn đội nhân dân Việt Nam hiện nay
[65]. Tác giả đã phân tích về NNLCLC nói chung và làm rõ bản chất của đào
tạo, bồi dưỡng NNLCLC về khoa học kỹ thuật trong Qn đội nhân dân Việt
Nam. Đồng thời, tác giả đã đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào
tạo, bồi dưỡng NNLCLC về khoa học kỹ thuật trong Qn đội nhân dân Việt
Nam hiện nay.
Nguyễn Đình Bắc (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta trước tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí
Cộng sản, số tháng 5/2018 [3]. Bài báo khẳng định cuộc cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, trong đó phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những lĩnh vực chịu sự tác
động mạnh mẽ và trực tiếp nhất. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng u cầu cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư.
Đồn Mạnh Cương (2019), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất
lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Du lịch, số tháng
4/2019 [16]. Bài viết luận giải sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực du
lịch chất lượng cao và xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch
chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tác giả đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế: Tiêu chuẩn hoá nhân lực du lịch Việt Nam ; Áp
dụng tiêu chuẩn VTOS; Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch;
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động đào tạo
1.3. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
27
cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
1.3.1. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã cơng bố liên quan đến đề tài
Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước liên
quan đến đề tài luận án, tác giả luận án đã rút ra những kết quả nghiên cứu chủ
yếu của các cơng trình này mà luận án có thể kế thừa là:
Một là, các cơng trình đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nướ c có liên quan đã
đưa ra quan ni ệm v ề NNLCLC ở m ột s ố ngành, lĩnh vực kinh tế xã
hội. Mặc dù còn có những quan ni ệm khác nhau về NNLCLC, song t ừ
các quan ni ệm c ủa các tác giả cũng đã chỉ ra rằng: NNLCLC là khái
niệm để chỉ nguồn lực con ngườ i có trình độ lành nghề (về chuyên
môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại
lao động về chun mơn kỹ thuật nhất định (lao động kỹ thuật lành
nghề, trên đại học). Các tác giả cũng chỉ rõ, giữa chất lượ ng NNL và
NNLCLC có mối quan h ệ ch ặt ch ẽ với nhau. Nói đến chất lượ ng NNL
là nói đến tổng thể NNL c ủa một qu ốc gia, trong đó NNLCLC là một
bộ phận cấu thành đặc biệt quan tr ọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất
lượ ng nhất, cho nên khi nói về NNLCLC khơng thể khơng đặt nó trong
tổng thể vấn đề chất lượ ng NNL nói chung của đấ t nướ c.
Hai là, các cơng trình đã đề cập đến vai trò nguồn nhân lực, nguồn
nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều cơng trình nghiên cứu khẳng định rằng, m ột quốc gia muốn
phát triển thì cần phải có các nguồn lực như: tài ngun thiên nhiên,
vốn, khoa học cơng nghệ, con ngườ i … Trong các nguồn lực đó thì
nguồn lực con ng ười là quan trọng nh ất, có tính chất quyết đị nh trong
sự tăng trưở ng và phát triển kinh t ế của m ọi qu ốc gia t ừ tr ước đế n nay.
28
Đối với nướ c ta, vai trò NNL đượ c thể hiện: Thứ nhất, NNL là nguồn
lực chính quyết định q trình tăng trưở ng và phát triển KT XH, NNL
là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các
nguồn lực khác; Thứ hai, NNLCLC là một trong những y ếu t ố quy ết
định sự thành công của sự nghi ệp CNH, HĐH; Thứ ba, NNLCLC là
điều kiện tiên quyết để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩ y tăng
trưở ng kinh t ế và đẩy nhanh sự nghi ệp CNH, HĐH đấ t nướ c nhằm phát
triển bền vững; Th ứ t ư, NNLCLC là điều kiện hội nhập kinh t ế qu ốc
tế.
Ba là, các cơng trình đã chỉ ra nội dung, giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án, cho thấy có nhiều cơng trình đã đề cập đến nội dung phát triển
NNLCLC rất tồn diện, trong đó có các nội dung chủ yếu mà luận án có
thể kế thừa là: Thứ nhất, cải tiến cơ cấu NNL theo u cầu của chiến
lược phát triển mà quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, tổ chức, doanh
nghiệp đã xây dựng. Thứ hai, phát triển trình độ chun mơn kỹ thuật của
NNL. Thứ ba, phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Thứ tư, nâng cao trình độ
nhận thức cho người lao động.
Đồng thời, một số cơng trình đã đề cập nhiều giải pháp phát triển
NNLCLC, trong đó có nổi lên là các giải pháp: Nâng cao nhận về vị trí, vai
trò của NNL, phát triển NNL; làm tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển NNL; chú trọng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo; đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách
thu hút, sử dụng NNL hiệu quả; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong và ngồi
nước trong phát triển NNL. Những giải pháp này sẽ được kế thừa trong
đề xuất giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành
cơng thương, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
29
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài luận án, trên cơ sở tổng
quan tình hình nghiên cứu của các cơng trình khoa học trong và ngồi nước
có liên quan, có thể xác định những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung
giải quyết như sau:
Thứ nhất, luận giải làm rõ căn cứ vào cơ sở lý luận, thực tiễn nào để
phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành cơng thương, thành
phố Hà Nội? Theo đó, luận án cần phải tập trung giải quyết:
Luận giải các quan niệm cơng cụ: NNL, NNLCLC; quan niệm, đặc
điểm và vai trò NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành cơng thương.
Phân tích khái niệm trung tâm, nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành cơng
thương, thành phố Hà Nội hiện nay.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà
nước ngành cơng thương ở các thành phố trực thuộc Trung ương có tính
chất tương đồng để rút ra bài học cho phát triển NNLCLC cư quan quản lý
nhà nước ngành cơng thương thành phố Hà Nội.
Thứ hai, luận án cần phải chỉ ra được thực trạng phát triển
NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà
Nội thời gian qua như thế nào? Để trả lời câu hỏi này luận án cần phải:
Đưa ra các nhận định đánh giá và minh chứng bằng các số liệu tư
liệu thuyết phục về thành tựu, hạn chế trong phát triển NNLCLC cơ quan
quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về phát triển
NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà
Nội thời gian qua.
Xác định nguyên nhân thành tựu, hạn chế về phát triển NNLCLC ở
cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội và khái
quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng làm căn cứ để xác
định quan điểm giải pháp phát triển NNLCLC cơ quan quản lý nhà nước
ngành công thương thời gian tới.
30
Thứ ba, để phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý Nhà nước ngành
cơng thương, thành phố Hà Nội thời gian tới thì cần qn triệt những quan
điểm nào? Giải pháp đẩy mạnh phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà
nước ngành cơng thương, thành phố Hà Nội thời gian tới là gì? Trả lời câu
hỏi này luận án cần làm rõ hai vấn đề:
Đề xuất những quan điểm tồn diện, đồng bộ làm cơ sở để định
hướng đưa ra các giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà
nước ngành cơng thương, thành phố Hà Nội thời gian tới.
Đề xuất giải pháp tồn diện, đồng bộ, khả thi cả trước mắt và lâu
dài phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành cơng thương,
thành phố Hà Nội thời gian tới.