Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 222 trang )
nghiệm về việc xét xử vụ án về người chưa thành niên phạm tội gửi
kèm Cơng văn số 37 NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao...
Kể từ khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985)
và cho đến Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 1999 được
sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009), các ngun tắc này đã được pháp
điển hóa và hồn thiện nhưng cho đến nay, trong khoa học luật hình sự
Việt Nam, các sách, báo chuyên khảo hoặc cơng trình nghiên cứu mới
chỉ phân tích các ngun tắc cũng như đường lối xử lý người chưa
thành niên phạm tội chứ chưa thấy được và chỉ ra khái niệm khoa học
về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Do vậy, ở trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi
xin đưa ra khái niệm về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội nhưng trước khi đưa ra khái niệm này, theo chúng tôi cần phải
làm rõ những đặc điểm đặc trưng của các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội như sau:
Thứ nhất, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Điều này được
thể hiện xuyên suốt trong các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 69 Bộ
luật hình sự mà điển hình là ngun tắc thứ hai người chưa thành niên có
thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm
nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Đây
là nguyên tắc thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo đặc biệt miễn trách
nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nó phản ánh
chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành
vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích họ lập
cơng chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, tái
hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Ngồi ra, các
ngun tắc về mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội, về việc
áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đều
thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính cụ thể, nhân văn. Điều này
được thể hiện ở chỗ khơng phải tất cả những người chưa thành niên phạm
tội đều xử lý bằng hình sự. Theo khoa học luật hình sự, tội phạm do người
chưa thành niên gây ra khi thỏa mãn năm điều kiện sau:
Một là, phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
Hai là, do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với từng loại tội phạm và lỗi gây
ra;
Ba là, có lỗi, riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải có lỗi cố ý nếu phạm tội rất nghiêm trọng;
Bốn là, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa thành niên
thực hiện phải được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
Năm là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các
cơ quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà
khơng thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để
quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Do vậy, bên cạnh việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm
tội, pháp luật hình sự nước ta còn quy định các biện pháp xử lý khác
như miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tư pháp v.v…
Bên cạnh đó, trong q trình giải quyết vụ án có người chưa
thành niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc điều tra, xác
minh sự thật khách quan quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự
còn phải "xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội
phạm" [54], để từ đó đưa ra biện pháp xử lý mang lại hiệu quả giáo dục
tốt nhất cho người chưa thành niên phạm tội hoặc kiến nghị phòng ngừa
tội phạm. Khi áp dụng chế tài xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội, những người tiến hành tố tụng chỉ
được áp dụng hình phạt nếu thấy thực sự cần thiết và đặc biệt phải
"hạn chế hình phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho
người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án
áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng" [54, Điều
69]. Điều này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải hiểu và đồng
tình với quan niệm nhà tù là lựa chọn cuối cùng để xử lý người chưa thành
niên phạm tội. Và đương nhiên, khi không phải lựa chọn một biện pháp
nào để xử lý người chưa thành niên phạm tội mới là điều tốt lành khơng
là lý tưởng mà còn là những hành động chiến lược lâu dài và rất cụ thể
của tất cả chúng ta.
Thứ ba, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
trong pháp luật hình sự Việt Nam đều nhằm mục đích giáo dục, tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhấn mạnh
điều này, các nhà làm luật đã quy định ngay tại nguyên tắc đầu tiên trong
Điều 69 Bộ luật hình sự Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ
yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và
trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Nó cho thấy các biện pháp áp dụng
người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ thấy được
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, sự nghiêm minh của
pháp luật và giúp đỡ họ trở thành cơng dân có ích. Việc quy định án đã
tun đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi khơng
được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm cũng thể hiện đặc
điểm này, việc quy định như vậy đã tạo điều kiện để người chưa thành
niên có thể tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh về thể chất và
tinh thần, cũng như tránh mặc cảm tội lỗi của bản thân người chưa
thành niên và cái nhìn thiếu thiện cảm, dị nghị của xã hội đối với người
đó sau nay khi đã trở thành người thành niên.
Ngồi ra, các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
phản ánh tính hướng thiện của người chưa thành niên. Người chưa thành
niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tâm,
sinh lý nên họ dễ
bị lơi kéo, kích động vào hành vi phạm tội, tuy nhiên họ cũng dễ thay đổi,
cải tạo, trở thành người lương thiện và cơng dân có ích cho xã hội nếu
được quan tâm, giáo dục đúng phương pháp trong một mơi trường sinh
hoạt lành mạnh. Nhận thức được điều này, các nhà làm luật đã quy định
các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật
hình sự nhằm đề cao tính hướng thiện, tự hồn thiện bản thân của người
chưa thành niên.
Thứ tư, các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội hạn
chế sử dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với người chưa
thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được áp
dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc nếu bị áp
dụng hình phạt thì chỉ thực sự cần thiết, hạn chế hình phạt tù, khơng
áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên.
Điều này thể hiện không phải mọi trường hợp người chưa thành niên
phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm
hình sự chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết và ngay cả khi người
chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có
khả năng khơng bị áp dụng hình phạt, thay vào đó họ có thể áp dụng các
biện pháp tư pháp nếu biện pháp này đủ tác dụng cải tạo thành cơng dân
có ích cho xã hội. Mặt khác, đối với người chưa thành niên phạm tội,
hình phạt khơng phải biện pháp răn đe, phòng ngừa chung càng khơng
phải là biện pháp trừng trị mà mục đích cuối cùng chỉ là giáo dục, cải
tạo họ thành cơng dân có ích mà với lứa tuổi, tâm sinh lý đang trong q
trình hồn thiện thì việc họ cần cả gia đình, nhà trường và xã hội có
trách nhiệm nâng đỡ, giáo dục, hồn thiện nó trong mơi trường thân thiện,
tự do thay vì chỉ có Cơ quan thi hành án hình sự hay chính quyền ủy ban
nhân dân cấp xã, phường.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm
hồn chỉnh về các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:
Các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản
thể hiện chính sách hình sự và ngun tắc nhân đạo của Nhà nước đối với
người chưa thành niên phạm tội, qua đó góp phần cải tạo, giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân
có ích cho gia đình và xã hội.
Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời
chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Nhà nước ta thừa nhận người chưa thành niên (trong đó bao gồm
cả người chưa thành niên phạm tội) là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc
thù, cần phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật hình
sự nói riêng. Sự bảo trợ đặc biệt này khơng chỉ khi người chưa thành niên
là đối tượng của sự xâm hại mà ngay cả khi họ là chủ thể của hành vi
phạm tội.
Điều 65 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Trẻ em được gia đình,
Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [53].
Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều quy định về tư pháp đối với người chưa thành niên phạm
tội như Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 16/9/1993 quy định về bảo
đảm các ngun tắc cơ bản của quyền trẻ em như khơng được tra tấn
hoặc đối xử tàn tệ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; Người chưa thành
niên phạm tội không được giam giữ chung với người thành niên; Trong
thời gian bị giam giữ các em được giáo dục sửa chữa sai lầm, khuyết
điểm được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề, vui chơi giải trí, và
được tiếp xúc người thân.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật về người chưa thành niên trong thời
kỳ này vẫn còn khơng ít sơ hở, thiếu nhất qn. Một trong những thiếu sót
đó là các văn bản luật và dưới luật còn lạc hậu, chồng chéo hoặc chậm
được ban hành cho phù hợp với tình hình, dù đã có nhiều nghị quyết, văn
bản của Đảng,