Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 222 trang )
các quy định của chương này là người chưa thành niên phạm tội. Hơn nữa,
Bộ luật hình sự năm 1985 còn thể hiện thống nhất một nguyên tắc
chung là: Người chưa thành
niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của
chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật
khơng trái với những quy định của chương này. Điều này có nghĩa khi áp
dụng các ngun tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan
chức năng phải lấy quy định của chương này để ưu tiên áp dụng, đồng thời
vận dụng các quy định khác thuộc phần chung nhưng phải "khơng trái" với
quy định của chương này, nếu trái thì khơng được áp dụng.
Thứ hai, tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng được các nhà lập
pháp hình sự thời kỳ này quy định một cách cụ thể. Điều 58 Bộ luật hình
sự năm 1985 đã quy định: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố
ý, và người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm" [52]. Theo Điều 8 khoản 2 Bộ luật hình sự năm 1985 thì:
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng [52].
Như vậy, điều luật quy định phân hóa trách nhiệm hình sự đối
với người chưa thành niên. Nếu người chưa thành niên phạm tội là
người đã đủ 16 tuổi trở lên thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Nếu họ là người từ đủ 14 đến 16 tuổi
thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi tội mà họ thực hiện là tội nghiêm
trọng và được thực hiện với lỗi cố ý. Còn nếu tội đó là tội ít nghiêm
trọng, hoặc là tội nghiêm trọng nhưng người chưa thành niên lại thực
hiện với lỗi vơ ý thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định cả một hệ thống
các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều 59
Bộ luật
hình sự năm 1985 quy định các ngun tắc cơ bản để xử lý hành vi phạm
tội của người chưa thành niên. Những ngun tắc này bao gồm:
Ngun tắc thứ nhất: Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa
thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội
của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện xảy ra phạm tội.
Nguyên tắc trên thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta, đối với người chưa thành niên, mục của hình phạt khơng phải là
để trừng trị họ mà để giáo dục, cải tạo họ thành cơng dân có ích. Để đạt
được mục đích này Bộ luật hình sự năm 1985 u cầu trong mọi trường
hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên
nhân và điều kiện gây ra tội phạm để từ đó quyết định có cần áp dụng
hình phạt hay có thể áp dụng biện pháp giáo dục khác. Khi quyết định
vấn đề này cần quán triệt nguyên tắc giáo dục là chính.
Nguyên tắc thứ hai: Đối với người chưa thành niên phạm tội,
Viện kiểm sát và Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục,
phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực
vào việc thực hiện những biện pháp ấy.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã chỉ rõ Viện kiểm sát và Tòa án chủ
yếu áp dụng biện pháp giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành
niên, coi mặt cơng tác này là chính yếu trong đấu tranh, phòng chống tội
phạm người chưa thành niên. Nguyên tắc này cũng xác định trách nhiệm
của cơ quan nhà
nước tổ chức xã hội trong việc tham gia tích cực vào thực hiện những
biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm
tội. Coi việc giúp đỡ, giáo dục người chưa thành niên phạm tội là trách
nhiệm của toàn xã hội chứ khơng chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng,
bởi có sự chung sức của tồn xã hội sẽ tạo cho em một mơi trường phát
triển lành mạnh, giúp các em nhanh chóng tự hồn thiện bản thân và trở lại
cộng đồng.
Ngun tắc thứ ba: Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó
phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và nếu được gia đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo
dục.
Chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng
hình phạt đối với họ trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất
nghiêm trọng của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
u cầu của việc phòng ngừa.
Ngun tắc này cho phép Viện kiểm sát có quyền miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm
tội ít nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu
được gia đình hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo
dục. Người phạm tội nói chung cũng có thể được miễn trách nhiệm hình
sự nhưng chỉ trong những trường hợp đặc biệt. Đối với người chưa
thành niên phạm tội, điều kiện để có thể được miễn trách nhiệm hình sự
thấp hơn so với điệu kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội nói chung. Với chức năng và nhiệm vụ thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Viện
kiểm sát, việc quy định Viện kiểm sát có quyền quyết định miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự nêu trên vừa đảm bảo việc miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự đúng pháp luật, vừa đảm bảo tính kịp thời ngay cả trong
giai đoạn điều tra, tránh cho việc người chưa thành niên phải tham gia
nhiều hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến tâm lý các em.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ được đưa ra xét xử trong
những trường hợp cần thiết, đánh giá là cần thiết hay khơng cần thiết phụ
thuộc vào các yếu tố, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, những đặc điểm phụ thuộc về nhân thân của người phạm tội
và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Việc quy định này tránh cho
người chưa thành niên mặc cảm về hành vi phạm tội của mình, giúp các
em nhanh chóng hòa nhập và tự cải tạo bản thân, bởi vì một người được
coi là có tội chi khi người đó bị xét xử bằng bản án kết tội có hiệu lực của
Tòa án, do vậy đối với trường hợp khơng cần thiết và việc giáo dục, cải
tạo người chưa thành niên khơng bị ảnh hưởng thì khơng nhất thiết phải
đưa họ ra xét xử.
Ngun tắc thứ tư: Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình
người chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù có thời hạn, Tòa án cho
người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án
áp dụng đối với người chưa thành niên.
Người chưa thành niên phạm tội được giam riêng.
Không xử phạt tiền và áp dụng các hình phạt bổ sung đối với
người chưa thành niên phạm tội.
Ngun tắc này quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình và tù
chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là hai hình
phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ
luật hình sự thể hiện người phạm tội khơng còn khả năng giáo dục
buộc phải loại bỏ hoặc cách ly vĩnh viễn họ ra khỏi xã hội. Việc quy
định không áp dụng hai hình phạt này đối với người chưa thành niên
phạm tội, dù họ phạm tội nghiêm trọng thế nào chăng nữa thì mọi
trường hợp người chưa thành niên phạm tội vẫn có cơ hội để cải tạo
thành người có ích cho xã hội. Điều này thể hiện ngun tắc nhân đạo của
pháp luật hình sự hiện đại. Đây là một quy định có tính chất tiến bộ nên
trong các lần sửa đổi sau này, quy định này vẫn được tiếp tục ghi nhận.
Trong trường hợp phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án
cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án
áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Điều 64 Bộ luật
hình sự năm 1985 quy định trực tiếp mức án cao nhất của hình phạt tù
khơng được tun vượt q khi quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội là mười lăm năm hoặc mười hai năm tù, tùy từng
trường hợp phạm tội cụ thể. Để đảm bảo an toàn đối với chưa thành
niên, việc giam giữ họ tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phải có
sự phân loại, có buồng giam giữ riêng, hạn chế sự tiếp xúc giữa họ với
những đối tượng lưu manh.
Ngun tắc này cũng quy định Tòa án khơng được áp dụng hình
phạt tiền và hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên bởi vì đối
tượng này chưa nằm trong độ tuổi lao động nên việc họ tự có thu nhập là
hầu như khơng có, việc áp dụng hình phạt tiền đối với họ là khơng khả
thi và khơng có tác dụng. Hình phạt bổ sung là hình phạt bổ trợ cho hình
phạt chính, có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt chính, do vậy Tòa án khơng
nên áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên để làm xấu hơn
tình trạng họ.
Ngun tắc thứ năm: Án đã tun đối với người phạm tội chưa đủ
16 tuổi thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Tính chất giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của quy định này thể
hiện ở chỗ nếu người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực
hiện tội phạm lần thứ hai thì cũng khơng được xác định là tái phạm
hoặc tái phạm nguy hiểm để tăng nặng hình phạt đối với họ. Mặt khác,
tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thể hiện nhân thân người
phạm tội có khả năng giáo dục, cải tạo thấp nên việc quy định nguyên
tắc này cũng tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội một lần
nữa có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình, cũng như tránh cho các em mặc
cảm về nhân thân.
Tóm lại, ngun tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội là những nguyên tắc vừa có tính định hướng lại vừa cụ thể, những
nguyên tắc
này yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khi xem xét vấn đề xử lý
người chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp phạm tội cụ
thể phải có quan điểm tồn diện, trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa
là chính. Bộ luật hình sự năm 1985 buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải
xác định được hai vấn đề có tính ngun tắc đó là khả năng nhận thức của
họ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ngun nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.
Thể hiện một cách cụ thể nội dung các nguyên tắc trên, Bộ luật
hình sự năm 1985 đã quy định hệ thống các biện pháp tư pháp và hình phạt
có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều đáng chú ý
là Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định các biện pháp tư pháp lên trước
sau đó quy định đến hệ thống hình phạt chính có thể được áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội. Điều này thể hiện một cách cụ thể
ngun tắc lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, việc áp dụng hình phạt chỉ
là biện pháp cuối cùng.
CÁC NGUN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC
Các ngun tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong
pháp luật quốc tế
Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời, năm 1945, đặc biệt từ khi Bộ
luật quốc tế về quyền con người (bao gồm Tun ngơn thế giới về
quyền con người 1948; Cơng ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966;
Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966), quyền
con người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia trở thành Luật Quốc tế. Bên
cạnh đó, ở tất cả các quốc gia, từ xưa đến nay, trẻ em là đối tượng được
quan tâm, chăm sóc đặc biệt kể cả khi họ vi phạm pháp luật, thì nhân
loại ln dành cho các em sự cảm thơng chia sẻ, giúp các em trở lại với
cuộc sống bình thường, giúp đỡ các em khẳng định tư cách của mình trong
gia đình và xã hội, trong học tập và lao động, bởi vậy, Liên hợp quốc đã
ban hành nhiều văn kiện về tư pháp người chưa thành niên như: Công
ước về quyền trẻ em năm 1989 cùng với hai Nghị