Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.68 KB, 27 trang )
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH DO DI TRUYỀN
1.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Tuỳ theo gen, dạng và vị trí đột biến mà trẻ có thể khiếm thính
dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp ở nhiều mức độ xảy ra ở giai đoạn
trước ngôn ngữ hoặc tiến triển. Phần lớn các trường hợp khiếm thính do
di truyền đều nghe kém nặng hoặc sâu ở cả hai tai do vậy ảnh hưởng rất
nhiều đến sự phát triển ngơn ngữ. Ngồi ra, trẻ có thể mắc bệnh lý ở các
cơ quan khác liên quan đến gen bị đột biến.
1.2.2.2. Đột biến gen gây khiếm thính đơn thuần
Phần lớn các đột biến mang tính trội gây khiếm thính tiến triển ở
tần số cao, trong khi đó các đột biến mang tính lặn lại thường gây khiếm
thính mức độ nặng hoặc sâu xảy ra ở giai đoạn trước ngôn ngữ.
1.2.2.3. Đột biến gen gây khiếm thính có hội chứng
Khiếm thính mang tính hội chứng có thể là dẫn truyền, tiếp nhận
hay hỗn hợp tuỳ theo bất thường xảy ra ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong.
Đa số nghiên cứu đều ghi nhận các trường hợp này thường khiếm thính
tiếp nhận do có bất thường tai trong. Tuỳ theo gen đột biến, trẻ sẽ có biểu
hiện bất thường ở những cơ quan khác như sọ mặt, mắt, thần kinh, hệ cơ
xương khớp, tim, thận…
1.2.2.4. Thời điểm và lý do phát hiện khiếm thính
Hầu hết các trường hợp khiếm thính bẩm sinh đều là khiếm thính
đơn thuần và khơng có biểu hiện bất thường nào khác. Nếu khơng được
tầm sốt khiếm thính ở giai đoạn sơ sinh, trẻ thường chỉ được cha mẹ
hoặc người chăm sóc lưu ý và phát hiện khiếm thính sau 2 tuổi với lý do
chậm nói. Nếu khiếm thính ở mức độ nhẹ hay trung bình hoặc chỉ một
bên tai, trẻ sẽ được phát hiện khiếm thính muộn hơn, khi bắt đầu đi học
vì nói ngọng, nghe khó, thành tích học tập kém. Theo K. Dedhia, thời
gian phát hiện khiếm thính trung bình ở trẻ khiếm thính nhẹ là 6 tuổi,
trung bình là 5,5 tuổi và nặng hoặc sâu là 4 tuổi.
1.2.2.5.Tiền sử gia đình có người khiếm thính
Nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận yếu tố gia
đình có người khiếm thính gặp ở khoảng 10% trường hợp trẻ khiếm thính
bẩm sinh.
4
1.3. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN GEN GÂY
KHIẾM THÍNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHỊNG NGỪA, TẦM
SỐT VÀ ĐIỀU TRỊ KHIẾM
1.3.1. KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN GÂY KHIẾM THÍNH
1.3.1.1. Các phương pháp khảo sát đột biến gen
Phương pháp Sanger vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để giải
trình tự các đoạn gen có kích thước nhỏ. Tuy nhiên phương pháp này sẽ
tốn rất nhiều thời gian và chi phí khi sử dụng để giải trình tự gen có kích
thước lớn hoặc phân tích nhiều gen cùng một lúc.
Dựa trên những điểm cơ bản của phương pháp Sanger, phương
pháp giải trình tự thế hệ mới (Next Generation Sequence-NGS) cho phép
phân tích cùng lúc nhiều gen có kích thước lớn với thời gian và chi phí
thấp hơn.
1.3.1.2.Quy trình khảo sát đột biến gen gây khiếm thính
Theo phác đồ của ACMG, tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em sau khi
được xác định khiếm thính cần được đánh giá toàn diện để ghi nhận các
yếu tố nguy cơ, gia đình có người khiếm thính, đặc điểm thính học và thời
điểm xuất hiện khiếm thính, dị tật và bệnh lý khác đi kèm. Q trình này
cung cấp thơng tin cần thiết để định hướng nguyên nhân gây khiếm thính
của trẻ là di truyền, bẩm sinh hay mắc phải.
Nếu trên lâm sàng tìm thấy những biểu hiện bất thường có thể
gợi ý 1 trong 400 hội chứng đã xác định trước thì sẽ khảo sát gen liên
quan đến hội chứng đó. Để giảm chi phí, có thể khảo sát những đột biến
thường gặp nhất của gen trước khi tiến hành khảo sát tất cả các vị trí còn
lại. Chỉ tiếp tục khảo sát các gen khác khi không phát hiện được đột biến
gây bệnh trên gen này.
Nếu trẻ không có biểu hiện nào có thể gợi ý đến một trong những hội
chứng đã biết thì sẽ khảo sát gen theo từng bước:
- Nếu ghi nhận có yếu tố gia đình gợi ý đến những đột biến mang tính
trội, có thể dựa vào đặc điểm trên lâm sàng để sàng lọc đột biến gen
phù hợp. Nếu trong gia đình có những yếu tố gợi ý đột biến gen ty
thể thì có thể khảo sát đột biến A1555G và A7445G.
- Sàng lọc tìm đột biến gen GJB2 trước. Nếu xét nghiệm âm tính sẽ
5
tiếp tục tìm các đột biến gen khác.
Việc khảo sát các đột biến khác cần được thực hiện trên những gen
có đột biến thường gặp trong cộng đồng hay dân tộc của bệnh nhân
trước khi khảo sát các gen còn lại.
1.3.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘT BIẾN GEN GÂY KHIẾM
THÍNH
1.3.2.1.Nghiên cứu về đột biến gen gây khiếm thính và ứng dụng
trong lĩnh vực thính học
+ Nghiên cứu về đột biến gen gây khiếm thính trên thế giới:
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về đột biến gen gây khiếm thính đã được
thực hiện để xác định gen gây khiếm thính thường gặp ở từng chủng tộc
và từng quốc gia. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia đã đưa
ra quy trình xét nghiệm gen gây khiếm thính phù hợp với từng quốc gia
để sử dụng trong quá trình tầm sốt khiếm thính ở trẻ sơ sinh, xác định
nguyên nhân gây khiếm thính, trước khi cấy điện ốc tai, dự đốn khả năng
sinh ra trẻ khiếm thính trước khi có thai hoặc trong thai kỳ.
+ Ứng dụng của nghiên cứu đột biến gen trong lĩnh vực thính học
trên thế giới:
Xác định nguyên nhân gây khiếm thính và tư vấn di truyền:
Theo các chuyên gia di truyền, khảo sát gen để xác định chính xác nguyên
nhân gây bệnh giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc lập kế hoạch ni
dưỡng, chăm sóc và phối hợp tốt với bác sĩ trong các chương trình can
thiệp khiếm thính phù hợp với tình trạng của trẻ.
Khảo sát gen khơng chỉ thực hiện trên trẻ khiếm thính mà đơi khi còn
khuyến cáo thực hiện trên các thành viên khác trong gia đình. Một khi
nguyên nhân gây khiếm thính được xác định, vấn đề tư vấn di truyền sẽ
được đặt ra. Tư vấn di truyền dự đoán khả năng tiếp tục sinh ra những
đứa trẻ khiếm thính trong gia đình nhằm giúp phụ huynh chủ động hơn
trong việc quyết định sinh con, phát hiện và lựa chọn phương pháp hỗ trợ,
can thiệp ngay khi trẻ vừa được sinh ra.
Ứng dụng trong điều trị và tiên lượng hiệu quả điều trị:
Phẫu thuật cấy điện ốc tai là phương pháp hiệu quả trong điều trị
khiếm thính tiếp nhận từ nặng đến sâu do đột biến gen. Sự thành công của
-
6
phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào biểu hiện của từng đột biến trên mỗi cá
thể. Độ an toàn và sự phức tạp của phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ loạn
sản của cấu trúc tai trong. Kết quả phẫu thuật cũng phụ thuộc vào sự tồn
tại của các cấu trúc thần kinh có thể đáp ứng với kích thích điện sau khi
cấy điện cực. Theo các nghiên cứu của Sinathuray, Fukushima,
Abdurehim Y và Baur, hiệu quả cấy điện ốc tai, khả năng đọc hiểu và
giao tiếp phi ngơn ngữ của trẻ có đột biến gen GJB2 sẽ tốt hơn so với trẻ
khiếm thính do các nguyên nhân khác.
Đối với những trường hợp có biểu hiện khiếm thính đi kèm với những
bệnh lý khác trong hội chứng, xác định được nguyên nhân cho phép phẫu
thuật viên có thể quyết định thời điểm cấy điện ốc tai, tiên lượng nguy cơ
và khả năng thành công của phẫu thuật. Khi thực hiện cấy điện ốc tai cho
các trường hợp mắc hội chứng Jervell-Lange Neilsen (hội chứng khoảng
QT kéo dài), do khiếm khuyết dẫn truyền tim bệnh nhân có thể gặp nguy
hiểm khi gây mê, thậm chí bị rung thất không hồi phục ngay cả khi đã
được đặt máy tạo nhịp trước đó. Tương tự như hội chứng Jervell, bất
thường ở vùng sọ mặt và khiếm khuyết ở tim (tứ chứng Fallot và thông
vách liên thất) của bệnh nhân mang hội chứng Charge sẽ làm tăng nguy
cơ xảy ra trong lúc phẫu thuật cấy điện ốc tai như suy hơ hấp, suy tim…
Do đó những bệnh nhân này cần được đo điện tâm đồ và hội chẩn với bác
sĩ tim mạch trước khi phẫu thuật. Trong hội chứng Usher, khiếm thính và
giảm thị lực tiến triển ngày càng trầm trọng nên sau khi xác định được
nguyên nhân gây bệnh cần chỉ định cấy điện ốc tai sớm để bảo tồn chức
năng nghe trước khi trẻ bị mất thị lực hồn tồn. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc huấn luyện âm ngữ và trang bị cho trẻ các kỹ
năng cần thiết để hạn chế những khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp mà
trẻ sẽ gặp phải sau này.
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu đột biến gen gây khiếm thính tại Việt Nam
Năm 2015, Nguyễn Thuỳ Dương đã khảo sát đột biến gen GJB2, GJB6,
12S-rRNA trên 76 bệnh nhi khiếm thính tại Hà Nội và ghi nhận đột biến
gen GJB2 có thể là một trong những nguyên nhân gây khiếm thính thường
gặp ở người Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về số lượng gen khảo sát,
nghiên cứu này chưa xác định được những gen gây khiếm thính thường
7