Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 273 trang )
hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật. Khác với kinh
nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái qt cao. Nhờ đó, nó đem
lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các
sự vật, hiện tượng khách quan. Tri thức lý luận thể hiện tính chân lý sâu
sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc
hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn
nhiều so với tri thức kinh nghi ệm. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ:
“Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh
được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy
sự vận động bề ngồi chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên
trong thực sự” [94, tr. 343].
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang tính
trừu tượng, hệ thống, khái qt, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thơng
qua các khái niệm, phạm trù, ngun lý, quy luật... phản ánh bản chất sự
vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, được hình
thành trong mối quan hệ với thực tiễn.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lý luận là tổng kết có hệ thống
những kinh nghiệm của lồi người phát sinh từ thực tiễn để chi phối và cải
tạo thực tiễn” [143, tr.496].
Như vậy, thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ để kiểm
chứng tính đúng đắn của lý luận. Mọi lý luận đều phải trở lại thực tiễn và
được thực tiễn kiểm chứng. Tác dụng và sức sống của lý luận phụ thuộc
vào khả năng của chính nó trong việc khái qt bản chất của hiện thực
khách quan từ vơ số các hiện tượng cụ thể; phụ thuộc vào chỗ nó thúc đẩy
sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Thực tiễn là nguồn gốc của lý luận, có thực tiễn mới có lý luận. Tuy
nhiên, sau khi hình thành, phát triển, lý luận cũng có tính độc lập tương đối
và tác động trở lại đối với thực tiễn theo cả hai hướng: tích cực hoặc tiêu
cực. Nếu lý luận là lý luận khoa học sẽ góp phần thúc đẩy thực tiễn phát
triển, ngược lại nó sẽ trở thành “xiềng xích”, kìm hãm sự phát triển của
thực tiễn. Khi vận dụng trong cơng tác cần chú ý mối quan hệ giữa lý luận và
thực tiễn. Cần tránh cả hai trường hợp: tuyệt đối hóa lý luận trở thành lý luận
“sng”, tuyệt đối hóa thực tiễn trở thành thực tiễn “mù qng”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói : "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một ngun tắc
căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn mà khơng có lý luận hướng dẫn
thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng liên hệ với thực tiễn là lý luận
sng" [95, tr.496].
Như vậy, có thể hiểu: Lý luận là hệ thống các khái niệm, phạm trù,
quy luật được khái qt từ thực tiễn khách quan, phản ánh trình độ nhận
thức và cải tạo thế giới khách quan của con người. Lý luận là kết quả của
sự nhận thức chủ quan của con người về các sự kiện, hiện tượng trong thế
giới khách quan.
Lý luận chính trị.
LLCT là từ ghép giữa lý luận và chính trị. Trong đó, chính trị là một
hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp
và hình thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội. Chính trị theo tiếng Hy Lạp là “Politics” có nghĩa là những
cơng việc liên quan đến thành bang, những cơng việc quốc gia. Trong đó
việc quan trọng nhất là tổ chức ra cơ quan cai trị (chính phủ, nhà nước).
Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã ln đi tìm để sáng tạo ra một
mơ hình nhà nước hợp lý, hiệu quả nhất, đại diện và bảo vệ lợi ích giai
cấp thống trị xã hội. Do đó, chính trị theo ngun nghĩa là: cơng việc của
nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn liền với những quan hệ giai cấp, dân
tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành và
giữ chính quyền. Tuy nhiên, Lênin cũng chỉ ra rằng: “Chính trị có tính
logic khách quan của nó khơng phụ thuộc vào những dự tính cá nhân, của
đảng này hay đảng khác” [79, tr.246]. Chính trị thuộc kiến trúc thượng
tầng do cơ sở hạ tầng quyết định, nó ln tồn tại và gắn liền với điều
kiện lịch sử cụ thể, khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của của cá nhân
hay giai cấp, chính đảng nào. Nhưng, với tư cách là một thiết chế xã hội,
chính trị ln ln tìm cách dẫn dắt xã hội theo tư tưởng của giai cấp
thống trị.
Tùy theo cách tiếp cận mà có các quan niệm khác nhau về chính trị.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan
hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề
giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của
nhân dân vào cơng việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực
tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm
những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm
thỏa mãn lợi ích.
LLCT là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại,
giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp
trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.
Có nhiều khái niệm khác nhau về LLCT như:
LLCT là hệ thống lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai
cấp trong việc giành, giữ và xây dựng chính quyền. LLCT phản ánh quy
luật của các quan hệ kinh tế chính trị xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ
của giai cấp đối với quyền lực Nhà nước. [ 49, tr11].
Hay “LLCT là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái
độ là lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực Nhà nướ c trong xã hội
có giai cấp, được khái qt từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính
trị thực tiễn” [71, tr. 15].
Có thể thấy rằng, LLCT ra đời trong xã hội có giai cấp, nó phản ánh
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực
nhà nước. LLCT mang tính giai cấp.
Về nguồn gốc, LLCT là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa
học về lý luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh
giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước.
Về bản chất, LLCT phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế
chính trị văn hóa xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với
quyền lực nhà nước.
Về mục đích, LLCT nhằm trang bị thế giới quan và thúc đẩy hành vi
thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị của giai cấp.
Quan niệm v ề LLCT đượ c xem xét bởi sự hợp thành từ ba
phươ ng diện: Lý luận đượ c tổng kết từ nghiên cứ u khoa học, nghiên
cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn chính trị; LLCT là hệ thống các tri
thức khoa học v ề chính trị của chính trị học và các khoa học chính trị;
LLCT còn đượ c hiểu với tư cách là phươ ng diện chính trị của các lĩnh
vực khác trong xã hội như: kinh t ế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, có thể hiểu: LLCT là hệ thống tri thức trong lĩnh vực chính
trị, thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà
nước trong xã hội có giai cấp, được khái qt từ nghiên cứu khoa học và
hoạt động chính trị thực tiễn.
2.1.1.2. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học
Giáo dục.
Để tồn tại và phát triển, lồi người khơng ngừng tác động vào thế
giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan. Q trình lao động và phát
triển, con người có nhu cầu truyền cho nhau những kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm lao động sản xuất và chinh phục thiên nhiên. Đây chính là nguồn
gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.
Đầu tiên, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra
đơn giản theo lối quan sát để bắt chước, càng về sau giáo dục trở thành
một hoạt động có ý thức. Trong q trình nhận thức và cải tạo xã hội, để
phát triển con người dần dần biết xác định mục đích, hồn thiện nội dung
và tìm ra phương thức để tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả. Ngày
nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động đặc biệt được tổ chức vơ cùng
khoa học và đạt tới trình độ cao. Hoạt động giáo dục trong thời đại ngày
nay có mục đích rõ ràng, có chương trình theo kế hoạch, có nội dung phong
phú và có phương pháp, phương tiện tiên tiến, hiện đại. Nhờ vậy, nó đã trở
thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội
lồi người.
Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục. Giáo dục nhìn dưới góc
độ hoạt động, đó là q trình thế hệ trước truyền đạt lại kinh nghiệm lịch
sử xã hội cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao
động cần thiết để tiếp tục phát triển xã hội.
Giáo dục với tư cách là một hoạt động (q trình), có 3 cấp độ:
Một là, giáo dục theo nghĩa rộng nhất, đó là q trình hình thành con
người dưới ảnh hưởng của tất cả các tác động bên ngồi (mơi trường tự
nhiên và xã hội, các hoạt động chun biệt có mục đích của các nhà giáo
dục).
Hai là, giáo dục theo nghĩa rộng (trong giáo dục học) là sự hình thành
con người dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích của nhà giáo
dục trong q trình dạy học ; giáo dục (theo nghĩa hẹp) diễn ra trong hệ
thống các thiết chế giáo dục.
Ba là, giáo dục theo nghĩa hẹp (trong giáo dục học) là cơng tác giáo
dục chun biệt do nhà giáo dục tiến hành nhằm hình thành hệ thống các
phẩm chất nhất định: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan điểm, thẩm
m ỹ…
Giáo dục với ý nghĩa chuẩn bị cho con người tham gia vào đời sống xã hội
và tiếp tục phát triển phát triển xã hội, đã xuất hiện cùng với lồi người và tồn
tại mãi mãi với lồi người. Giáo dục khơng chỉ là phương thức chủ yếu để giữ
gìn, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hóa mà còn là phương thức tái sản xuất
sức lao động. Khơng có giáo dục, xã hội sẽ ngừng phát triển và lồi người sẽ
diệt vong.
Với nội hàm như vậy, có thể hiểu: Giáo dục là một hiện tượ ng
xã hội, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức,
kinh nghi ệm đượ c tích luỹ trong quá trình lịch sử xã hội của lồi
ngườ i. Giáo dục góp phần nâng cao trình độ nhận thức và cải tạo thế
giới của con ng ườ i. T ừ đó, xã hội lồi ngườ i khơng ngừng phát triển.
Giáo dục LLCT.
Giáo dục LLCT là hoạt động nhằm truyền bá, tiếp thu những tri thức
và kinh nghiệm chính trị được tích lũy trong q trình lịch sử xã hội.
Theo Lênin, giáo dục LLCT là: Đem lại cho quần chúng nhân dân lao
động sự hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan khoa
học, về đường lối, chính sách của chính đảng cách mạng, biến nó thành
niềm tin, lý tưởng, những ngun tắc đạo đức, giúp gạt bỏ những tàn dư
của tư tưởng cũ, lạc hậu, tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tiên tiến khoa
học.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục LLCT là: “q trình tác
động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách
khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm...
nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được
những kiến thức về chủ nghĩa Mác Lênin, về đường lối, chính
sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực
hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những
hiểu biết ấy vào cuộc sống” [141, tr.169]. Như vậy, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng
trong cơng tác tư tưởng của Đảng; là hoạt động có chủ đích của
Đảng Cộng sản nhằm xắc lập thế giới quan khoa học trên cơ
sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp cơng nhân, đó là chủ
nghĩa Mác – Lênin; nhằm làm cho đối tượng được giáo dục
nâng cao phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn, khả năng
vận dụng lý luận vào trong thực tiễn cuộc sống.
Trong hoạt động khoa học, có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về
giáo dục LLCT và đưa ra các quan niệm về giáo dục LLCT như:
Theo GS,TS. Dương Xuân Ngọc: “Giáo dục LLCT là hoạt động
nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản,
phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp
phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị xã hội của các chủ thể
chính trị trong xã hội trong hoạt động thực tiễn” [108, tr.332]. Trong khái
niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng của giáo dục LLCT. Quan
niệm này chỉ rõ vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của đối tượng và cái
đích cần đạt tới là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cả chủ thể và
đối tượng giáo dục LLCT theo hướng tích cực. Đây cũng chính là mục tiêu
hướng đến của đổi mới giáo dục LLCT cho sinh viên đại học nước ta hiện
nay.
Theo, PGS, TS. Lương Khắc Hiếu trong cu ốn Giáo trình Ngun lý
cơng tác tư tưởng đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là q trình
truyền bá và tiếp thu những ngun lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [54,
tr.99]. Ở đây tác giả đã xem giáo dục LLCT là một q trình đồng thời
diễn ra hoạt động truyền bá và tiếp thu LLCT.
Theo PGS,TS. Phạm Huy Kỳ: “Giáo dục LLCT là truyền bá những
ngun lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm hình thành thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm
việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị xã
hội của các chủ thể chính trị trong hoạt động thực tiễn” [71, tr.25].....
Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong
cơng tác tư tưởng của Đảng. Đó là hoạt động truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng
cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng
sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp
phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị xã hội của họ trong hoạt
động thực tiễn.
Sinh viên
Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "student" có
nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri
thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "student" trong tiếng
Anh, "étudiants" trong tiếng Pháp và "студент" trong tiếng Nga. "Sinh viên"
là để chỉ những người theo học ở bậc đại học, cao đẳng nhằm phân biệt
với học sinh học ở bậc phổ thơng.
Theo L.X.Kơn thì sinh viên một mặt là một bộ phận của thanh niên,
mặt khác là một bộ phận của giới trí thức.
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ
người học ở bậc đại học. Theo Quy chế cơng tác Học sinh Sinh viên trong
các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Sinh viên" là người đang
theo học hệ đại học và cao đẳng. Từ đó, ta có thể hiểu: sinh viên là một bộ
phận của thanh niên, là những người đang học tập và rèn luyện trong các
trường đại học, cao đẳng để trau rồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như tu
dưỡng bản thân để tự hồn thiện mình.
Ở Việt Nam, sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển
chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao
đẳng. Đối với sinh viên các trường đại học có những đặc điểm chính như
sau:
Thứ nhất, trình độ nhận thức, hiểu biết các vấn đề kinh tế chính trị
văn hóa xã hội của sinh viên rộng nhưng chưa sâu. Phần lớn sinh viên đại
học là bộ phận thanh niên có trình độ cao, đã được tuyển chọn qua kỳ thi
quốc gia, được đào tạo bài bản… nên họ có nhận thức và hiểu biết khoa
học. Với sự phát triển của khoa học cơng nghệ và sự bùng nổ thơng tin như
hiện nay là điều kiện tốt để sinh viên tiếp cận với cái mới, nhanh chóng
tiếp thu tri thức nhân loại. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của sinh viên
chưa sâu sắc do đặc điểm của tuổi trẻ, những nhận thức và hiểu biết của
sinh viên mới ở chiều rộng chưa có chiều sâu. Nhiệm vụ của giáo dục
LLCT cho sinh viên chính là trang bị một cách có hệ thống, khoa học các tri
thức lý luận chính trị, từ đó hình thành niềm tin và tính tích cực chính trị
xã hội cho sinh viên.
Thứ hai, thế giới quan và nhân sinh quan của sinh viên chưa ổn định.
Trong mơi trường đại học, sinh viên chủ yếu lao động trí óc, chưa gắn
nhiều với hoạt động lao động sản xuất, sinh viên thiếu kinh nghiệm và vốn
sống, tâm lý tư tưởng chưa ổn định, dễ thay đổi. Do đó, thế giới quan, nhân
sinh quan của sinh viên chưa ổn định.
Thứ ba, đa số sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Sinh viên
là bộ phận thanh niên có lý tưởng, có hồi bão lập thân lập nghiệp, họ đại
diện cho giới trí thức trẻ… Do đó, có thể thấy đại bộ phận sinh viên có
phẩm chất chính trị và đạo đức trong sáng. Rất nhiều phong trào và hoạt
động có sự tham gia của sinh viên: tình nguyện, hiến máu nhân đạo, đền ơn
đáp nghĩa… Nhưng do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế, một bộ phận sinh viên đã bị tha hóa, suy thối
về phẩm chất đạo đức lối sống. Nên, giáo dục LLCT với chiều sâu nhân
văn là khoa học làm người sẽ góp phần hình thành và hồn thiện nhân cách,
tư tưởng, đạo đức, lối sống mới, tiến bộ cho sinh viên.
Thứ tư, năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn của sinh
viên có nhiều triển vọng. Sinh viên là những người hết sức nhạy bén với
cái mới, có tư duy nhanh nhạy, ln quyết tâm phấn đấu để hồn thiện bản
thân và tự khẳng định mình… Do đó, sinh viên nếu có được thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường, họ sẽ trở thành
những người tiên phong trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giáo dục LLCT trong các trường đại học với ý nghĩa như vậy chính là góp
phần quan trọng trong việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa để
xây dựng thành cơng CNXH ở nước ta trong tương lai.
Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học.
Giáo dục LLCT cho sinh viên là một nội dung quan trọng của cơng tác
giáo dục đào tạo ở bậc đại học, là u cầu khách quan nhằm hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên. Giáo dục LLCT cho sinh viên trong các
trường đại học là hoạt động truyền bá và tiếp thu những tri thức khoa học
trong lĩnh vực chính trị, góp phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới quan
và phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Nó cùng với các mơn khoa học
khác và các hoạt động chính trị xã hội thực tiễn, bồi dưỡng tri thức, lý
tưởng, niềm tin chính trị và tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên, góp
phần quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa hiện nay.
Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục LLCT cho sinh viên là hoạt động
truyền bá, tiếp thu những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc khoa
học,biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên
trong hoạt động thực tiễn.
Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học có nội hàm rộng, do
đó, ở phạm vi của luận án sẽ tiếp cận giáo dục LLCT cho sinh viên như