Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 273 trang )
hiện đại hoặc cải tiến các phương pháp đặc thù mang đậm tính cá nhân.
Chưa sáng tạo ra được các phương pháp mới hồn tồn có tính đột phá và
có khả năng áp dụng rộng rãi trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường
đại học.
Trong hoạt động dạy học LLCT cho sinh viên, đa số các giảng viên
LLCT mới chỉ dừng lại ở việc vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học tích cực trong chuyền tải nội dung LLCT cho sinh viên, kết hợp sử dụng
các phương tiện hiện đại để đổi mới phương pháp. Kết quả khảo sát giảng
viên của các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc cho thấy,
trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT thì đổi mới phương pháp trên cơ
sở sáng tạo ra các phương pháp mới chưa nhiều, chỉ chiếm 4,17% (xem 3.3.
phụ lục 2).
Hoạt động tun truyền phối hợp để giáo dục LLCT của các chủ thể
giáo dục đã có một số sáng tạo nhất định về phương pháp, tuy nhiên còn
rất hạn chế, mới chỉ diễn ra ở quy mơ nhỏ, phạm vi ảnh hưởng hẹp, chưa
đến được với đơng đảo sinh viên. Các hoạt động nói chuyện thời sự chính
sách, học tập nghị quyết, sinh hoạt chính trị; các cuộc thi tìm hiểu lịch sử,
thi Olympic Mác Lênin – tư tưởng Hồ Chí Minh...; các hoạt động tun
truyền, cổ động, mít tinh nhân các ngày lễ lớn của đất nước và thế giới... ít
thay đổi về nội dung, hình thức, đặc biệt là sáng tạo mới trong phương
pháp nên hiệu quả thường khơng cao.
Khả năng sử dụng các phương pháp mới trong giáo dục LLCT cũng
còn hạn chế, số lượng các phương pháp mới được áp dụng chưa nhiều.
Q trình kế thừa, vận dụng các phương pháp mới trong giáo dục
LLCT cho sinh viên bộc lộ nhiều hạn chế do các chủ thể giáo dục chưa
nắm chắc được ưu nhược điểm của từng phương pháp mới và chưa có
khả năng vận dụng phù hợp.
Trong dạy học LLCT cho sinh viên, các phương pháp mới, hiện đại
dù ít nhiều đã được các chủ thể sử dụng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Các
phương pháp nêu vấn đề, dạy học cùng tham gia, xemina... là các phương
pháp mới, có khả năng phát huy tính tích cực của sinh viên song chúng chỉ
phát huy tác dụng khi giảng viên nắm chắc kiến thức chun mơn, đưa ra
được các câu hỏi có tính gợi mở, hấp dẫn, tổ chức thảo luận, tranh luận sơi
nổi... Còn ngược lại sẽ khơng đem lại hiệu quả như mong muốn mà nhiều
khi còn gây phản cảm, có tác động trái chiều. Ngồi ra, một số giảng viên,
mới chỉ dựa vào sự trợ giúp của các phương tiện dạy học mà chưa thực sự
chú trọng đổi mới phương pháp. Thực tế vẫn có giảng viên hiểu nhầm đổi
mới phương pháp dạy học là sử dụng phương tiện hiện đại như máy
chiếu, máy tính trong dạy học để trình chiếu bài giảng. Đó là quan niệm
khơng chính xác.
Đổi mới phương pháp dạy học thơng qua tích cực hóa hoạt động tự
học của sinh viên chưa được chú ý đúng mức. Thực tế, vẫn còn tâm lý giảng
viên lên lớp là nhằm truyền đạt tri thức của thầy mà chưa quan tâm đến
hoạt động nhận thức của trò. Khi giao các bài tập về nhà cho sinh viên,
giảng viên chưa quan tâm đến kết quả, cũng như hướng dẫn giúp sinh viên
hình thành phương pháp tự học. Phần lớn các câu hỏi, nội dung thảo luận,
bài tập về nhà... mà giảng viên nêu ra mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến
thức đã học hoặc có vận dụng thì cũng chỉ dừng lại ở vận dụng đơn thuần,
ít sáng tạo. Do đó, hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khơng đạt
hiệu quả như mong muốn.
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
đã có ít nhiều thay đổi theo hướng sử dụng các phương pháp mới, hiện đại
tuy nhiên chưa phổ biến. Các phương pháp mới như trắc nghiệm trên máy,
trắc nghiệm kết hợp tự luận... chưa nhiều. Khi đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên vẫn còn lúng túng ở một số khâu
như phương pháp ra đề thi, tổ chức thi, chấm điểm đánh giá kết quả học tập
của sinh viên... Một mục tiêu hết sức quan trọng, đó là thơng qua kiểm tra
đánh giá nhằm hình thành năng lực tự đánh giá ở thầy và ở trò. Tự đánh giá ở
thầy là thơng qua kết quả học tập của trò, thầy tự đánh giá được q trình
dạy học của mình, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho
phù hợp. Tự đánh giá ở trò là nhằm giúp trò nhận thức được những cái đúng
và chưa đúng trong nhận thức của mình, từ đó làm căn cứ để tự điều chỉnh
cho đúng đắn. Đây chính là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm khắc phục tình
trạng thi cho qua, học xong chữ thầy trả thầy vẫn tồn tại bấy lâu nay. Tuy
nhiên, hiện nay hoạt động tự đánh giá này chưa hình thành mà chỉ là dừng lại
ở việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua điểm số. Như vậy, mục
tiêu sau khi kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cả chủ thể và đối tượng hồn thiện
tri thức và kỹ năng chưa đạt đến.
Phương pháp tun truyền, giáo dục LLCT của các chủ thể giáo dục
thơng qua các hoạt động nói chuyện thời sự, chính sách, học tập nghị quyết,
các buổi sinh hoạt chính trị... đã có đổi mới tuy nhiên còn chậm, việc áp
dụng các phương pháp mới còn hạn chế. Các chủ thể đã đổi mới phương
pháp trong các hoạt động giáo dục LLCT theo hướng vận dụng các phương
pháp mới, tuy nhiên, một số hoạt động vẫn mang tính hình thức, chưa có tính
hướng đích. Chẳng hạn, các tổ chức Đồn TNCSHCM trong các trường đại
học đã tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo, mùa hè
xanh... Các hoạt động tổ chức ra thì nhiều nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại
ở phong trào, tính giáo dục và tính hướng đích chưa cao. Cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các tổ chức đồn thể với Ban tun giáo Đảng ủy, với bộ mơn
LLCT trong việc định hướng về nội dung, chương trình, cách thức tổ chức
nhằm gắn các hoạt động tình nguyện với giáo dục tính tích cực chính trị xã
hội cho sinh viên.
Đối với đối tượng giáo dục LLCT:
Khả năng sáng tạo ra các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT mới
dừng lại ở một bộ phận nhỏ sinh viên.
Thực tế cho thấy, chưa có nhiều sinh viên tự tìm tòi sáng tạo ra các
phương pháp mới trong q trình tiếp thu LLCT của mình. Một số ít sinh
viên thơng qua sự đổi mới phương pháp của chủ thể giáo dục, cùng với sự
năng động, sáng tạo của cá nhân, áp lực của mơi trường giáo dục thực tiễn
đã mạnh dạn tìm ra các phương pháp mới mang lại hiệu quả. Khi khảo sát
về mức độ đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT thì chỉ có 2,36% sinh viên
cho rằng mình có sáng tạo phương pháp mới trong tiếp thu LLCT (Xem 3.3.
phụ lục 2).
Phần lớn các phương pháp mang tính sáng tạo trong tiếp thu LLCT
được hình thành ở các hoạt động giáo dục chính trị xã hội thực tiễn.
Trong khi đó, việc học tập LLCT chính khóa thơng qua tiếp thu tri thức của
của thầy ở trên lớp là hoạt động chủ yếu của sinh viên lại khơng có nhiều
dấu ấn sáng tạo. Điều này cho thấy, sinh viên chưa thực sự hứng thú với
việc học tập các mơn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm
cho các mơn khoa học rất quan trọng này trở thành áp lực, mang tính ép
buộc đối với khơng ít sinh viên.
Ngồi ra, sự tìm tòi sáng tạo trong q trình đổi mới phương pháp
tiếp thu LLCT của sinh viên, thường mang tính cá nhân là chủ yếu, khơng
có khả năng áp dụng rộng rãi. Như, cùng là hoạt động tự học các mơn
LLCT, tuy nhiên mỗi sinh viên sẽ có các phương pháp tự học khác nhau, tùy
vào sở trường, năng khiếu, điều kiện cụ thể mà mỗi sinh viên áp dụng
những phương pháp khác nhau. Tùy mỗi cá nhân cụ thể, hồn cảnh cụ thể
sẽ có những phương pháp đặc thù khác nhau. Trên thực thế, chưa có
phương pháp học tập LLCT nào mang tính phổ qt, có khả năng áp dụng
cho mọi đối tượng là sinh viên ở các trường đại học khu vực trung du,
miền núi phía Bắc.
Khả năng sử dụng các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT của
sinh viên còn nhiều hạn chế, tần xuất vận dụng còn ít.
Đa phần sinh viên vẫn thụ động, ít sáng tạo, ít đổi mới phương pháp
tiếp thu LLCT của mình. Sinh viên coi nhi ệm v ụ chính khi lên lớ p là
nghe gi ảng – ghi chép, về nhà họ c thu ộc l ại vở ghi. Phương pháp tự
học, tự nghiên cứu của mỗi sinh viên chưa hình thành rõ nét và thiếu hiệu
quả. Một bộ phân lớn sinh viên sau giờ lên lớp ít chú tâm học hành, ơn lại
bài cũ, cũng khơng giành thời gian cho nghiên cứu bài mới trước khi lên lớp.
Thời gian tự học, tự nghiên cứu ít hoặc hầu như khơng có. Thậm chí, có
sinh viên lên lớp xong khi về khơng cần xem lại bài, chỉ đến kỳ thi mới bắt
đầu học để thi. Sinh viên cũng chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động
nghiên cứu khoa học, chưa mạnh dạn tìm cái mới và giải quyết cái mới
trong lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là các đề tài của sinh viên nghiên
cứu về LLCT còn ít.
Đa số sinh viên chưa biết vận dụng kiến th ức lý luận đã học vào
hoạt động thực tiễn chính trị xã hội. Các hoạt động chính trị xã hội
rất quan trọng, đây chính là mơi trườ ng để các em kiểm tra, đối chiếu, so
sánh với những kiến th ức h ọc đượ c trong sách vở trên giảng đườ ng. Tuy
nhiên, có một thực tế là khi tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội
thực tiễn, một số sinh viên chưa nhận thức đượ c giá trị và ý nghĩa của
nó, họ coi đó là một hoạt động giải trí cho nên khi tham gia hời hợt,
mang tính hình thức.... Do đó, vấn đề đặt ra là phải thay đổi nhận thức
của sinh viên, từ đó thay đổi thái độ và hành vi trong học tập LLCT thơng
qua các hoạt động chính trị xã hội thực tiễn.
Theo số liệu khảo sát, còn 24,64% sinh viên chưa có ý thức đổi mới
phương pháp tiếp thu LLCT (xem 3.2, phụ lục 2). Điều đó chứng tỏ vẫn
còn một bộ phận khơng nhỏ sinh viên vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa,
vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp học tập đối với các mơn
LLCT. Khi tìm hiểu ngun nhân tại sao tỷ lệ sinh viên chưa đổi mới
phương pháp học tập còn cao như vậy, thì 67,71% sinh viên cho rằng
ngun nhân là do tính thụ động trong học tập của sinh viên (xem 3.6, phụ
lục 2). Đối với những sinh viên đã có ý thức đổi mới phương pháp học tập
thì khi được u cầu trả lời đổi mới như thế nào thì lại khơng trả lời được,
hoặc có trả lời thì cho rằng về nhà học lại bài cũ, đi học đọc trước tài liệu,
sử dụng máy tính phục vụ cho học tập... coi đó là đổi mới phương pháp
học tập. Như vậy, có thể thấy nhiều sinh viên chưa hiểu rõ thực chất của
đổi mới phương pháp học và tự học cùng với vai trò của chúng.
Hai là, hạn chế của việc đổi mới từng phần các phương pháp giáo
dục LLCT hiện có cho sinh viên.
Đối với chủ thể giáo dục LLCT:
Đổi mới từng phần trên cơ sở kế thừa các các phương pháp giáo
dục LLCT hiện có còn gặp nhiều khó khăn.
Sự bất cập ở đây bắt nguồn từ cách thức tiến hành đổi mới là thay
đổi hồn tồn phương pháp cũ bằng việc sử dụng các phương pháp mới,
hiện đại. Vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý, giảng viên còn
suy nghĩ giản đơn về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT, coi đổi mới
phương pháp là phủ định sạch trơn các phương pháp hiện có.
Trong khi đó, đối với các trường đại học khu vực trung du, miền núi
phía Bắc còn nhiều khó khăn về điều kiện phục vụ đổi mới phương pháp,
khả năng tiếp thu của sinh viên khơng đồng đều, khả năng sử dụng phương
pháp mới của một số giảng viên và sinh viên còn hạn chế... Do vậy, thực
tế chỉ cho phép các chủ thể lựa chọn đổi mới từng phần các phương pháp
giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên. Đó là con đường phù hợp nhất.
Q trình đổi mới từng phần phương pháp giáo dục LLCT diễn ra
còn chậm và thiếu hiệu quả.
Trong dạy học LLCT cho sinh viên, một bộ phận giảng viên vẫn còn
độc thoại một chiều bằng cách sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ
yếu. Phương pháp này tuy có hiệu quả nhất định trong dạy học LLCT
nhưng sẽ làm cho sinh viên ln thụ động, khơng phát huy được tính chủ
động sáng tạo, đơi khi gây ức chế về mặt tâm lý, dẫn đến mệt mỏi và khơng
tập trung vào nội dung của bài giảng. Theo một kết quả điều tra, khi giảng
viên sử dụng phương pháp thuyết trình thì 70% sinh viên chú ý ghi chép, 10%
sinh viên chú ý nghe giảng, 20% sinh viên còn lại lơ đãng, khơng tập trung.
Như vậy, nếu sử dụng thuần túy phương pháp thuyết trình thì hiệu quả giáo
dục LLCT khơng cao. Trong khi đó, kết quả khảo sát tại các trường đại học
khu vực trung du, miền núi phía Bắc hiện có 87,5% sinh viên trả lời phương
pháp thuyết trình là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong dạy học
LLCT (Xem 2.1.2, phụ lục 5).
Các phương pháp kiểm tra, đánh giá tuy đã được đổi mới trên cơ sở
kế thừa các phương pháp hiện có song chưa hiệu quả. Việc đánh giá kết
quả học tập của sinh viên thi kết thúc học phần chủ yếu là thi tự luận
khơng sử dụng tài liệu. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay,
mơn học 2 tín chỉ quy định thời gian thi chỉ có 60 phút. Với thời gian thi
ngắn như vậy, trong khi khối lượng kiến thức lại đồ sộ thì học sinh viên
khó có thể trình bày được đầy đủ u cầu của để thi. Khơng những thế còn
làm triệt tiêu khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng liên hệ, vận dụng lý luận
trong thực tiễn của sinh viên. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên mới chỉ dừng lại ở tái hiện kiến thức, nội dung thi dàn trải,
chưa khái qt được các kiến thức trọng tâm... Q trình tổ chức thi cũng
còn bất cập ở nhiều khâu như cách bố trí mơn thi, phòng thi, cơng tác giám
sát, coi thi còn lỏng lẻo, việc chấm điểm cũng chưa thực sự chặt chẽ... Có
thể nhận định giữa dạy, học và kiểm tra, đánh giá là một q trình thống
nhất, là những khâu quan trọng của q trình sư phạm. Do đó, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá là một bước quan trọng nhằm đổi mới
phương pháp giáo dục LLCT.
Trong các hoạt động giáo dục LLCT ngoại khóa cho sinh viên vẫn
chưa được chú trọng đổi mới phương pháp nên hiệu quả còn hạn chế.
Chẳn hạn, các báo cáo viên chưa quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp
truyền đạt nghị quyết, nói chuyện thời sự, chính sách... cho sinh viên. Các
cuộc thi tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường
lối, Chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ít được tổ chức, khi tổ
chức thì chưa hiệu quả, nhiều khi còn mang nặng tính hình thức. Các hoạt
động tun truyền, cổ động thơng qua các băng zơn, khẩu hiệu, tờ rơi, pano,
áp phích... ít thay đổi, khơng cập nhật, chưa quan tâm đến nhu cầu thẩm mỹ
của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên thuộc các thành phần dân tộc thiểu số Tây
Bắc....
Các hoạt động phòng trào của các tổ chức Đồn, Hội vần còn theo lối
mòn, ít sáng tạo. Đặc biệt là các hoạt động phong trào gắn với cơng tác giáo
dục LLCT cho sinh viên còn chưa đi vào chiều sâu. Do đó, các hoạt động tình
nguyện, hoạt động chính trị xã hội thực tế tại địa phương... đã khơng tác
động nhiều đến việc thay đổi nhận thức, thái độ, tình cảm, hành động của
sinh viên.
Đối với đối tượng giáo dục LLCT
Phương pháp tiếp thu LLCT của một bộ phận sinh viên vẫn mang
tính thụ động, ỷ lại, lười tư duy nên kém hiệu quả.
Một bộ phận sinh viên vẫn còn học tập LLCT một cách thụ động
ít đổi mới phương pháp học tập. Sinh viên học tập trong mơi trườ ng đại
học, tuy nhiên vẫn tư duy như học phổ, nên vẫn sử dụng phương pháp
học tập truyền thống, ỷ lại, trơng chờ chủ yếu vào những kiến thức
giảng viên truyền đạt trên lớp. Cho nên nhiệm vụ chính của sinh viên lên
lớp là nghe giảng, ghi chép, khơng có sự đối thoại đa chiều. Theo một
khảo khảo sát, vẫn có đến 59% sinh viên ủng hộ phươ ng pháp “thầy
đọc – trò ghi” trong học tập ở bậc Đại học [49, tr.143]. Còn theo phiếu
khảo sát cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, mi ền núi
phía Bắc thì có đến 77,14% sinh viên vẫn quan niệm rằng phương pháp
học chủ yếu là phương pháp nghe giảng, ghi chép trên trườ ng lớp để thi
được điểm cao (xem 2.2.1, phụ lục 2) . Như vậy, một bộ phận sinh viên
vẫn quen với phương pháp học thụ động, lười suy nghĩ, mục đích học là
để thi cho qua mơn mà khơng chú ý đến chất lượng của việc học LLCT.
Nhiều sinh viên chậm đổi mới phương pháp học tập nên chưa hình
thành được phương pháp tự học, tự nghiên cứu hiệu quả.
Các phương pháp tự học, tự nghiên cứu có vai trò quan trọng trong
đổi mới phương pháp giáo dục LLCT đối với sinh viên hiện nay. Tuy
nhiên, nhiều sinh viên vẫn thiếu ý thức chủ động tự học, tự nghiên cứu.
Trong giáo dục LLCT để có được một tiết lên lớp có hiệu quả u cầu các
sinh viên phải có thời gian ít nhất 2 – 3 tiết ở nhà chuẩn bị bài, nghiên cứu
tài liệu. Giữa các khâu học trên lớp – tự học, tự nghiên cứu – thi, kiểm tra
đánh giá kết quả học tập có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó tự học,
tự nghiên cứu là trọng tâm, quyết định q trình học trên lớp và kết quả thi
của sinh viên. Về thực chất, q trình học của sinh viên là một chuỗi liên
tục các phương pháp có quan hệ biện chứng với nhau. Nếu sinh viên chỉ
học theo phương pháp thụ động, khơng chủ động tự học, tự nghiên cứu sẽ
khơng thể đem lại kết quả cao trong học tập LLCT. Một số sinh viên dựa
vào lợi thế cá nhân là khả năng ghi nhớ, tổng hợp, các kỹ năng làm đề
cương ơn thi, kỳ năng làm bài thi theo kiểu học thuộc lòng, học tủ... nên
vẫn trì trệ, chậm đổi mới. Qua khảo sát giảng viên về ngun nhân của
những hạn chế trong phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên thì có tới
80,83% sinh viên chưa hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu hiệu
quả, 77,5% sinh viên chưa tích cực đổi mới phương pháp học tập (Xem 2.7,
phụ lục 2).
Đa số sinh viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của học
tập LLCT thơng qua các hoạt động chính trị xã hội thực tiễn. Sinh viên chủ
yếu chỉ dừng lại ở hoạt động học tập các mơn khoa học LLCT theo khung
chương trình đào tạo của nhà trường. Do đó, nhiều sinh viên chưa có ý thức
tìm hiểu, vận dụng các phương pháp học tập hiệu quả thơng các hoạt động
chính trị xã hội thực tiễn. Từ đó, làm cho các hoạt động chính trị xã hội
thực tiễn giảm đi giá trị và ý nghĩa giáo dục.
Ba là, hạn chế của việc đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa, tích hợp các
phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên.
Đối với chủ thể giáo dục LLCT:
Việc sử dụng đa đạng hóa các phương pháp trong giáo dục LLCT
cho sinh viên còn hạn chế, đổi mới phương pháp mới dừng lại ở sử dụng
các phương pháp truyền thống kết hợp với các phương tiện giáo dục hiện
đại.
Một số chủ thể giáo dục đã cố gắng sử dụng linh hoạt các phương
pháp và đạt được những thành tựu nhất định trong q trình đa dạng hóa
các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên, tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế. Việc sử dụng đa dạng hóa các phương pháp truyền thống và
phương pháp hiện đại, nhất là sử dụng chủ yếu các phương pháp mới,
phương pháp tích cực chưa nhiều. Tốc độ đổi mới phương pháp giáo dục
LLCT ở các trường còn chậm, chưa ngang tầm với xu hướng đổi mới
phương pháp trong giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.
Sự tích hợp nhuần nhuyễn các phương pháp mới kết hợp với sử
dụng linh hoạt các phương tiện giáo dục tiên tiến, hiện đại là một trong
những nội dung quan trọng trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho
sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể giáo dục chưa thực
hiện được nhuần nhuyễn và hiệu quả. Hiện nay, trong hoạt động dạy học
LLCT cho sinh viên, giảng viên thường sử dụng bài giảng điện tử, máy
chiếu projector... kết hợp các phương pháp truyền thụ kiến thức đa dạng,
tuy nhiên sự kết hợp này còn chưa nhuần nhuyễn, hiệu quả chưa cao.
Chẳng hạn như, bài giảng điện tử còn tương đối sơ sài, chưa khai thác
được hiệu quả các tài ngun thơng tin trên mạng internet... Thậm chí, còn
xảy ra tình trạng thay vì sinh viên nghe thầy cơ giảng sau đó ghi chép thì
bây giờ sinh viên lại nhìn lên phơng chiếu để chép bài. Bởi vậy, hiệu quả
của việc đổi mới phương pháp gắn với sử dụng các phương tiện hiện đại
chưa cao.
Các hoạt động giáo dục LLCT ngoại khóa cho sinh viên thì việc đổi
mới phương pháp diễn ra chậm, chưa hiệu quả. Phần lớn các chủ thể giáo
dục vẫn sử dụng các phương pháp truyền đạt truyền thống, chưa kết hợp
nhuần nhuyễn với các phương pháp mới. Các báo cáo viên trong các hoạt
động báo cáo chun đề, nói chuyện thời sự, chính sách, dạy học nghị
quyết... vẫn chưa có sự đa dang hóa phương pháp. Chủ yếu sử dụng
phương pháp thuyết trình truyền thống, kết hợp phân tích, luận giải, chưa
có nhiều sự tương tác với đối tượng giáo dục. Các cuộc thi Olympic Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tuy đã có nhiều đổi mới về nội dung, chương
trình, tuy nhiên, chưa có sự phong phú về phương pháp nhằm tác động tích