Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian qua của Trường đã đạt được những
thành tựu rất quan trọng. Nổi bật là trình độ cơng nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao. Đã
phát triển một số ngành công nghiệp chất lượng cao (công nghệ thông tin và truyền thơng,
điện tử...). Trình độ cơng nghệ trong các ngành cơng nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc,
điển hình như các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy công cụ
như máy phay CNC, máy tiện… đa chức năng. Bảng 2.6, Bảng 2.7 và Bảng 2.8 dưới đây cho
thấy các thành tựu, các kết quả về khoa học công nghệ trong các năm gần đây.
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện cơng tác sở hữu trí tuệ
Năm
Nội dung
Số sáng chế đăng ký chưa được cấp bằng
2010
2011
2012
2013
08
7
15
22
Số sáng chế/GPHI đã được cấp bằng
02
3
1
4
Nguồn: http://www.hcmut.edu.vn/vi/welcome/view/menu-chinh/gioi-thieu/tong-quan/khoa-hoc--cong-nghe
Bảng 2.7. Tình hình cơng bố khoa học trên các tạp chí
Năm
Nội dung
Tạp chí quốc tế (bài)
2010
2011
2012
2013
2015
2016
33
52
99
116
256
457
Tạp chí trong nước (bài)
94
122
137
252
547
568
Nguồn: http://www.hcmut.edu.vn/vi/welcome/view/menu-chinh/gioi-thieu/tong-quan/khoa-hoc--cong-nghe
Bảng 2.8. Doanh thu từ chuyển giao công nghệ
Năm
2010
2011
2012
2013
Nội dung
Doanh thu từ CGCN (tỷ đồng)
67
77
85
95
Nguồn: http://www.hcmut.edu.vn/vi/welcome/view/menu-chinh/gioi-thieu/tong-quan/khoa-hoc--cong-nghe
Như vậy, hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp tồn tại ở cả ba trường, các
hình thức liên kết khá đa dạng, các trường cũng có những mơ hình liên kết khác nhau như
thành lập công ty trực thuộc trường (BK Holdings) như tại Đại học Bách khoa Hà Nội để thực
hiện nhiệm vụ kết nối, liên kết giữa các nhà khoa học của trường với doanh nghiệp bên ngồi,
các hình thức liên kết như tổ chức cho sinh viên thực tập được thực hiện ở cả ba trường, tổ
chức hội thảo hay mời chuyên gia từ doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên… Kết quả thảo luận
với một số cán bộ quản lý, giảng viên của các trường cho thấy hoạt động liên kết đang được
diễn ra và có sự cải thiện hàng năm. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi như nhà trường ngày
càng mở rộng quyền tự chủ cho các bộ phận tham gia liên kết, chủ động liên kết với doanh
nghiệp thì những hoạt động liên kết, đặc biệt là liên kết thông qua hợp tác, chuyển giao khoa
học kỹ thuật hay việc tiếp nhận các tài trợ… cũng gặp những khó khăn nhất định từ cơ chế
hay tổ chức bộ máy của đơn vị tham gia liên kết và nhà trường. Bởi vậy, tác giả xác định rằng
thực sự tồn tại mối liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp thơng qua các hình thức
hợp tác, liên kết khác nhau và cũng tồn tại những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động liên
kết của nhà trường và doanh nghiệp. Hay nói cách khác có những khía cạnh là động cơ thúc
đẩy và những khía cạnh là rào cản đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp ảnh
hưởng tới việc thực hiện các hoạt động liên kết (mức độ thực hiện của các hình thức liên kết
khác nhau).
49
2.2.2. Phát triển mơ hình nghiên cứu
Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới về liên kết đại học – doanh
nghiệp chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam các học giả chưa
xây dựng những khung phân tích (mơ hình) đánh giá giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình liên
kết đại học – doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng và kiểm chứng
mơ hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng giữa các nhân tố đến quá trình liên kết đại học – doanh
nghiệp. Dưới góc độ xem xét quá trình liên kết đại học – doanh nghiệp, tác giả xem xét các mối
quan hệ cụ thể (1) rào cản liên kết – động cơ liên kết; (2) rào cản liên kết và động cơ liên kết – hình
thức liên kết; (3) động cơ liên kết, rào cản liên kết và hình thức liên kết – định hướng giải pháp ở
khía cạnh khảo sát giảng viên các trường đại học kỹ thuật tham gia vào các quá trình liên kết giữa
đại học – doanh nghiệp. Các mối quan hệ được đề xuất này tham khảo dựa trên các lý thuyết về liên
kết đại học – doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên gia bằng các câu hỏi phi cấu trúc (Suanders &
cộng sự, 2007; Cresswell, 2009).
Các chuyên gia lựa chọn phỏng vấn là những cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều kinh
nghiệm tham gia vào các dự án liên kết đại học – doanh nghiệp như chuyển giao công nghệ,
liên kết thực hiện các giải pháp kỹ thuật cho doanh nghiệp tại Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Phương
pháp phỏng vấn tay đơi được sử dụng để khai thác tốt nhất những kiến thức và kinh nghiệm
của các chuyên gia liên quan đến vấn đề liên kết đại học – doanh nghiệp thuộc khối các
trường đại học kỹ thuật. Nội dung thảo luận xoay quanh chủ đề về động cơ liên kết, các hình
thức liên kết, những rào cản trong quá trình liên kết và giải pháp định hướng các chuyên gia
đề cập đến để cải thiện hiệu quả liên kết đại học – doanh nghiệp đang gặp phải tại trường đại
học. Các chuyên gia được phỏng vấn khá nhất quán về ý kiến bản chất mối quan hệ giữa rào
cản liên kết, động cơ liên kết và hình thức liên kết. Theo đó, khi đối mặt với những rào cản
gặp phải trong hoạt động liên kết, tức là trường đại học gặp những khó khăn ở bên trong và
bên ngồi trường đến hoạt động liên kết với doanh nghiệp có thể xuất hiện những mong
muốn, nỗ lực để thúc đẩy hoạt động liên kết hoặc xuất hiện ý định về việc từ bỏ tham gia hoạt
động liên kết. Hay nói cách khác rào cản liên kết ảnh hưởng đến những hình thức liên kết của
nhà trường. Trong quan hệ giữa rào cản với việc lựa chọn các giải pháp thúc đẩy liên kết, các
chuyên gia cho rằng khi xuất hiện những rào cản ngăn trở các hoạt động liên kết của trường
đại học cũng đồng thời đòi hỏi trường đại học suy nghĩ về những giải pháp cho việc thúc đẩy
liên kết. Việc lựa chọn hay nhận định mức độ quan trọng khi thực hiện các giải pháp có thể
xuất phát từ những khó khăn cụ thể (rào cản) của trường đại học. Hay nói cách khác những
rào cản gặp phải có ảnh hưởng tới nhận định về tính hiệu quả, khả thi với những giải pháp đề
xuất đối với trường đại học. Trong quan hệ giữa động cơ liên kết với hình thức liên kết và lựa
chọn giải pháp thúc đẩy liên kết, các chuyên gia cho rằng động cơ liên kết thường xuất phát từ
những lợi ích có thể mang lại của quá trình liên kết, động cơ thúc đẩy liên kết có thể có nguồn
gốc lợi ích tài chính và những lợi ích phi tài chính (cải thiện giảng dạy, phát triển hợp tác).
Động cơ liên kết có thể ảnh hưởng đến cách thức trường đại học lựa chọn hoặc ưu tiên những
hoạt động liên kết cụ thể. Hay nói cách khác, động cơ liên kết có thể ảnh đến mức độ lựa chọn
và thực hiện các hình thức liên kết của trường đại học với doanh nghiệp. Những động cơ khác
nhau cũng có thể có ảnh hưởng tới việc lựa chọn những giải pháp khác nhau để thúc đẩy hoạt
động liên kết, hay nói cách khác có mối quan hệ giữa động cơ liên kết và nhận định mức độ
quan trọng của những giải pháp lựa chọn cho việc thúc đẩy liên kết. Đối với quan hệ giữa
hình thức liên kết và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết, các chuyên gia cũng cho rằng việc
lựa chọn những giải pháp thúc đẩy nào hay đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp
50
được đề xuất có thể xuất phát từ việc các trường đang thực hiện các hình thức liên kết hiện tại
và những khó khăn hay thuận lợi của việc thực hiện các hình thức liên kết hiện tại, nói cách
khác có mối quan hệ giữa việc thực hiện các hình thức liên kết hiện tại với đánh giá lựa chọn
giải pháp thúc đẩy liên kết của trường đại học với doanh nghiệp. Các thảo luận về bản chất
các mối quan hệ này cũng khá nhất quán với một số lý thuyết về động cơ thúc đẩy (Porter &
Lawer, 1977); động cơ hành động trong kinh tế học hành vi (Levitt & Dupner, 2001). Các lý
thuyết này giải thích rằng các hành vi thực hiện (đối với trường đại học là việc lựa chọn các
hình thức liên kết và giải pháp thúc đẩy liên kết) chịu ảnh hưởng bởi các động cơ thúc đẩy
hành vi và động cơ chịu ảnh hưởng từ những điều kiện bối cảnh (Levitt & Dupner, 2001).
Như vậy, có thể thấy những yếu tố động cơ và rào cản liên kết có thể có tác động rõ ràng tới
việc thực hiện các hình thức liên kết cụ thể trong thực tế. Ngoài ra, dựa trên ý kiến phỏng vấn
chuyên gia tác giả cũng nhận thấy có thể có mối liên quan giữa động cơ liên kết, rào cản liên
kết, hình thức liên kết và việc lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết. Bởi vậy, luận án đề xuất
một khung phân tích về mối quan hệ nhân quả giữa rào cản liên kết, động cơ liên kết với mức
độ thực hiện các hình thức liên kết (Hình 2.3). Bên cạnh đó luận án cũng sử dụng phân tích
tương quan dựa trên dữ liệu thực nghiệm để kiểm chứng mối quan hệ giữa các rào cản liên kết
– động cơ liên kết – hình thức liên kết và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết để kiểm chứng
thông tin thu được từ phỏng vấn chuyên gia về bản chất các mối quan hệ này.
Động cơ liên kết
(+)
Các hình thức và mức độ thực
hiện các hình thức liên kết
Rào cản liên kết
(-)
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Các giả thuyết nghiên cứu:
Rào cản liên kết là những yếu tố cản trở quá trình liên kết của trường đại học với các doanh
nghiệp trong q trình chuyển giao cơng nghệ hay hợp tác khác. Rào cản có thể xuất phát từ những
yếu tố nội bộ của trường đại học, những rào cản do khoảng cách đáp ứng yêu cầu của chương trình
liên kết đại học – doanh nghiệp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Rào cản cũng có thể xuất phát từ
bản thân nhận thức của nhà trường đối với việc liên kết đại học – doanh nghiệp. Trường đại học có
những rào cản lớn có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động liên kết trong thực tế với
doanh nghiệp. Do đó, trong luận án này tác giả đề xuất giả thuyết về mối quan hệ giữa rào cản liên
kết tới mức độ thực hiện các hình thức liên kết như sau:
H1: Rào cản liên kết có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến mức độ thực hiện các hình thức liên
kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Động cơ liên kết là những yếu tố bên trong trường đại học thúc đẩy ý định thực hiện các
hoạt động liên kết từ trường đại học với doanh nghiệp. Động cơ liên kết giữa trường đại học
và doanh nghiệp phản ánh mong muốn và mức độ sẵn sàng của trường đại học thực hiện các
51
hoạt động liên kết với doanh nghiệp. Động cơ liên kết của trường đại học cũng có thể được
biểu hiện thơng qua những biện pháp nhà trường hướng tới để thúc đẩy cải thiện hoạt động
liên kết với doanh nghiệp. Hay nói cách khác, các động cơ liên kết quả trường đại học có ảnh
hưởng tới khả năng nhà trường lựa chọn các hình thức liên kết khác nhau. Xuất phát từ những
động cơ bên trong khác nhau nhà trường có thể lựa chọn ưu tiên các hình thức liên kết khác
nhau với doanh nghiệp. Hay nói cách khác, động cơ liên kết của trường đại học có ảnh hưởng
tới việc lựa chọn các hình thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Bởi vậy, luận án
này đề xuất giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa động cơ liên kết tới mức độ thực hiện các
hình thức liên kết như sau:
H2: Động cơ liên kết có ảnh hưởng tích cực (+) đến mức độ thực hiện các hình thức
liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
2.2.3 Thiết lập các công cụ đo lường
2.2.3.1 Thiết lập bộ công cụ ban đầu
Để thiết kế những chỉ tiêu đánh giá cho mô hình nghiên cứu và sử dụng cho việc xây
dựng các giải pháp gợi ý cho việc thúc đẩy hoạt động liên kết đại học và doanh nghiệp từ phía
trường đại học và từ phía doanh nghiệp. Trong luận án này, để thiết lập bộ công cụ ban đầu,
tác giả tổng hợp những khía cạnh liên quan từ các nghiên cứu trước đây và sử dụng phương
pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn sâu bằng những câu hỏi mở và các câu hỏi bán cấu trúc
với các chuyên gia để gợi mở và bổ sung xác định thêm những khía cạnh mới có thể thích hợp
cho bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.
Đối với thiết lập những chỉ tiêu đánh giá cho nhóm các yếu tố về hình thức liên kết. Đầu
tiên, tác giả tổng hợp những hình thức liên kết được đề cập trong các nghiên cứu trước đây
của các học giả về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp (Howells (1986); Vedovello
(1998); Aslan (2006); Eham (2008) Geisler & Robenstein (1989); Temsirripoj (2003). Kết
quả là tác giả xác định được 24 các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp phổ biến được
đề cập trong các nghiên cứu về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp trước đây. Tiếp
theo tác giả sử dụng phương pháp thảo luận với các chuyên gia là những nhà quản lý, giảng
viên có kinh nghiệm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại
học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh để hỏi ý kiến về nhận định của họ đối với hoạt động
liên kết đại học – doanh nghiệp đang diễn ra trong thực tế tại Việt Nam; những hình thức liên
kết phổ biến nào đang tồn tại và những hình thức nào không tồn tại trong hoạt động hợp tác,
liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Kết quả sau khi tham khảo ý kiến từ 20 chuyên
gia khác nhau (phụ lục 04) cho thấy, phần lớn các hình thức liên kết đại học trên thế giới đã
thực hiện đang tồn tại trong hoạt động liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt
Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng còn một số hình thức liên kết chưa rõ ràng
hoặc chưa tồn tại trong hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp đang diễn ra tại các trường
đại học Việt Nam. Kết quả chính của thảo luận được trình bày trong bảng 2.9. Các chỉ tiêu
này tiếp tục được đánh giá lại một lần nữa thông qua phương pháp cho điểm để xây dựng các
chỉ tiêu chính thức sử dụng cho khảo sát mở rộng trong nghiên cứu của luận án.
52
Bảng 2.9. Kết quả thảo luận chuyên gia xác nhận
các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam
STT
Hình thức liên kết
Tham khảo
1
Các hoạt động nghiên cứu được ký
hợp đồng với doanh nghiệp
2
Nghiên cứu hợp tác giữa trường –
doanh nghiệp trong một chương
trình được hỗ trợ từ Nhà nước
3
Chuyển giao, thương mại hoá công
nghệ và kết quả nghiên cứu
Howells (1986); Vedovello (1998); Aslan
(2006); Eham (2008) Geisler &
Robenstein (1989); Temsirripoj (2003)
Vedovello (1998); Aslan (2006); Eham
(2008) Geisler & Robenstein (1989);
Temsirripoj (2003)
Howells (1986);Vedovello (1998); Aslan
(2006);
Eham
(2008);Geisler
&
Robenstein (1989);Temsirripoj (2003)
Howells (1986);Vedovello (1998) Aslan
(2006); Eham (2008); Geisler &
Robenstein (1989);Temsirripoj (2003)
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Dịch vụ kiểm nghiệm, hỗ trợ kỹ
thuật, tiếp cận với trang thiết bị
chuyên dụng
Xây dựng hồ sơ danh mục tài sản
SHTT
Cấp giấy phép và chuyển giao các
tài sản trí tuệ
Đầu tư chủ sở hữu bằng các ứng
dụng tài sản SHTT
Hình thành các công ty spin-off từ
các kết quả nghiên cứu của trường
Cung cấp cơ sở vật chất cho các
công viên khoa học (có địa điểm
gần khn viên trường)
Hình thành các vườn ươm (khơng
gian văn phòng, các dịch vụ cho các
cơng ty khởi nghiệp có trụ sở trong
khn viên trường)
Phòng thí nghiệm nghiên cứu của
doanh nghiệp trong khn viên
trường
Các phòng thí nghiệm của trường
với các trang thiết bị hiện đại tại
doanh nghiệp
Các hợp tác khơng chính tắc giữa
cán bộ của trường với các nghiên
cứu viên của doanh nghiệp
Đánh giá chuyên
gia
Có thực hiện
Có thực hiện
Có thực hiện
Có thức hiện
nhưng mức độ thấp
Howells (1986)
Khơng
Howells (1986); Eham (2008))
Không
Howells (1986)
Không
Aslan (2006); Eham (2008); Geisler &
Robenstein (1989); Temsirripoj (2003)
Khơng
Aslan (2006); Eham (2008); Temsirripoj
(2003)
Có thực hiện
Eham (2008); Geisler & Robenstein
(1989); Temsirripoj (2003)
Có thực hiện
Eham (2008); Geisler & Robenstein
(1989); Temsirripoj (2003)
Không
Geisler & Robenstein (1989); Temsirripoj
(2003)
Không
Aslan (2006); Eham (2008); Geisler &
Robenstein (1989)
Có thực hiện
14
Các khố đào tạo nghề nghiệp ngắn
hạn/đào tạo liên tục
Aslan (2006); Eham (2008); Geisler &
Robenstein (1989);Temsirripoj (2003)
Có thực hiện
15
Các khố đào tạo nghề nghiệp/đào
tạo liên tục có cấp bằng
Aslan (2006); Eham (2008);Geisler &
Robenstein (1989); Temsirripoj (2003)
Có thực hiện
16
Tài trợ/hỗ trợ tài chính cho sinh
viên, học viên sau đại học và
nghiên cứu sinh
Aslan (2006); Eham (2008);Geisler &
Robenstein (1989); Temsirripoj (2003)
Có thực hiện
17
Cán bộ của trường đảm nhiệm một
vị trí tại doanh nghiệp
Howells (1986) Aslan (2006); Eham
(2008); Temsirripoj (2003)
Khơng chính thức
18
Cán bộ nghiên cứu của doanh
nghiệp đảm nhiệm một vị trí tại
trường
Howells (1986) Aslan (2006); Eham
(2008); Geisler & Robenstein (1989)
Khơng chính thức
19
Học viên cao học và nghiên cứu
sinh làm việc tại doanh nghiệp
Aslan (2006); Eham (2008); Geisler &
Robenstein (1989); Temsirripoj (2003)
Khơng chính thức
53
STT
Hình thức liên kết
Tham khảo
20
Các phòng thí nghiệm liên kết giữa
doanh nghiệp và trường
21
Sinh viên và cán bộ tham quan,
thực tập tại doanh nghiệp
22
Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp
23
Tiếp cận tài liệu học thuật, báo cáo
chuyên ngành
24
Xây dựng chương trình đào tạo
Geisler & Robenstein (1989);Temsirripoj
(2003)
Vedovello (1998; Aslan (2006); Eham
(2008); Geisler & Robenstein (1989)
Temsirripoj (2003)
Vedovello (1998; Aslan (2006); Eham
(2008)
Vedovello (1998;
Eham (2008);
Temsirripoj (2003)
Aslan (2006); Eham (2008); Temsirripoj
(2003)
Đánh giá chuyên
gia
Có thực hiện
Có thực hiện
Có thực hiện
Có thực hiện
Có thực hiện
Đối với các yếu tố về động cơ liên kết tác giả cũng sử dụng những chỉ tiêu được đề cập
trong các nghiên cứu trước đây (Gesler & Robenstein, 1989; Peters & Fusfeld, 1982; Polt &
cộng sự, 2001) và thực hiện thảo luận với các chuyên gia tại trường đại học. Các thảo luận tập
trung vào những khía cạnh về lý do hay động cơ nào thúc đẩy nhà trường, các đơn vị và các
cá nhân trong trường đại học mong muốn thực hiện các hoạt động liên kết với doanh nghiệp.
Các chuyên gia được hỏi được đánh giá về những lý do liên kết đã được đề cập trước đấy từ
các nghiên cứu trước đây và đưa ra những ý kiến bổ sung về những lý do (động cơ) khác có
thể thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động liên kết. Kết quả sau khi thảo luận với 20 chuyên
gia từ hai trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa thành phố Hồ
Chí Minh, các chuyên gia cho rằng cả 15 chỉ tiêu được đề cập là những lý do hay động cơ
thúc đẩy thực hiện các hoạt động liên kết đầu là những lý do thỏa đáng và các chuyên gia
cũng bổ sung thêm bốn khía cạnh khác có thể là những động cơ thúc đẩy hoạt động liên kết
đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả tác giả xác định có 19 khía cạnh (chỉ tiêu) đánh
giá cho động cơ liên kết đại học doanh nghiệp như tại bảng 2.10.
Bảng 2.10. Kết quả thảo luận chuyên gia xác nhận
các động cơ liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7
Đánh giá của
chuyên gia
Nội dung
Tham khảo
Nâng cao hình ảnh nhà trường đối với chính phủ và
cộng đồng.
Nhận thức và cam kết của lãnh đạo trường đại học và
doanh nghiệp đối với việc hợp tác trường đại học doanh nghiệp.
Mức độ quan hệ hợp tác trường đại học - doanh
nghiệp trong quá khứ.
Tăng nguồn thu nhập cho cán bộ, giảng viên trường
đại học từ các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn, tiền bản
quyền, bằng phát minh sáng chế.
Bổ sung ngân quỹ cho nghiên cứu nhờ kinh phí hỗ trợ
từ doanh nghiệp.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt
động nghiên cứu tại trường đại học từ các nguồn tài
trợ của doanh nghiệp.
Tăng thêm các nguồn lực hỗ trợ công tác giảng dạy,
nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên thông qua các khoản tài
trợ, học bổng từ doanh nghiệp.
Geisler & Robenstein
(1989);
Có ý nghĩa
Geisler & Robenstein
(1989);
Có ý nghĩa
Bổ sung mới
Có ý nghĩa
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
54
STT
8
9
10
11
Nội dung
Tham khảo
Hợp đồng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy từ doanh
nghiệp có sức hấp dẫn đối với cán bộ, giảng viên nhờ
thù lao xứng đáng và thủ tục thanh toán nhanh, gọn.
Nâng cao khả năng thương mại hóa kết quả nghiên
cứu.
Tạo động lực để nhà trường đưa lý thuyết vào thực tế,
nâng cao kiến thức cán bộ giảng dạy.
Có thêm thơng tin từ doanh nghiệp cho các đề tài
nghiên cứu ứng dụng thực tế, rút ngắn khoảng cách
giữa nghiên cứu cơ bản tại phòng thí nghiệm trường
đại học và nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp.
Đánh giá của
chuyên gia
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
Geisler & Robenstein
(1989);
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa nhưng
khó thực hiện
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa nhưng
khó thực hiện
Có ý nghĩa
12
Tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận với thực tiễn
nghề nghiệp thông qua các chương trình thực tập,
nghiên cứu tại doanh nghiệp.
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
13
Hỗ trợ thơng tin đảm bảo chương trình giảng dạy của
nhà trường phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của
doanh nghiệp.
Bổ sung mới
Có ý nghĩa
14
Cơ hội cho giảng viên của trường tích lũy kinh nghiệm
thực tế và thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả hơn.
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
15
Mở rộng các chương trình đào tạo của nhà trường (cho
đối tượng đang đi làm hoặc đã tốt nghiệp).
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
16
Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ tạo sự cạnh
tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần phát
triển đất nước.
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
17
Thực hiện các hoạt động liên kết với doanh nghiệp
theo các chương trình của chính phủ.
Peters & Fusfeld (1982);
Polt & cộng sự (2001)
Có ý nghĩa
18
Vị trí địa lý của trường đại học và doanh nghiệp.
Bổ sung mới
Có ý nghĩa
19
Các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Bổ sung mới
Có ý nghĩa
Có ý nghĩa
Đối với các khía cạnh đánh giá các rào cản liên kết, tác giả sử dụng những khía cạnh
được đề cập trước đây trong nghiên cứu của Howells & cộng sự (1998) để phỏng vấn các
chuyên gia tại các trường đại học. Cũng giống như thảo luận để xác nhận những khía cạnh
đánh giá trong các nhân tố khác, các chuyên gia cũng được hỏi đánh giá về sự tồn tại của
những rào cản được gợi ý và bổ sung những khía cạnh rào cản mới theo họ tồn tại trong thực
tế. Kết quả thảo luận với 20 chuyên gia khác nhau tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học
Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh xác nhận những khía cạnh
về cản trở quá trình liên kết trong nghiên cứu của Howells & cộng sự (1998) thực sự tồn tại
trong quá trình liên kết với doanh nghiệp tại các đại học Việt Nam. Kết quả sau khi thảo luận
và sàng lọc tác giả thu được một danh sách 18 chỉ tiêu có thể sử dụng cho đánh giá các khía
cạnh về rào cản liên kết như tại bảng 2.11. Những chỉ tiêu này sẽ được tiếp tục đánh giá lại ở
vòng thứ hai bằng cách cho điểm đánh giá về mức độ cần thiết/quan trọng để sử dụng cho
điều tra chính thức.
55